intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản (Nghề: Dịch vụ pháp lý - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản (Nghề: Dịch vụ pháp lý - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được những quy định pháp lý cơ bản pháp luật quản lý, thanh lý tài sản; Trình bày được các nội dung pháp lý về quản tài viên, pháp luật về hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, và các quy định liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản (Nghề: Dịch vụ pháp lý - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

  1. 1470/QĐ-CĐCĐ 13/10/2022 09:31:15 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN NGÀNH, NGHỀ: DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày 13/10/2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2022
  2. i MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ...................................................................................... i LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... ii CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN VÀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN .............................................. 1 1. Khái quát chung .................................................................................................. 1 1.1. Khái niệm quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ...................... 1 1.2. Nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản................................................. 2 1.3. Các hành vi nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ......................................................................................................................... 2 2. Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên .................................................................. 3 2.1. Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên ............................................................ 6 2.2. Cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên ....................................................... 7 2.3. Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên ...................................................... 9 3. Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề ............................... 10 4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề ......................................................................................................................... 10 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN ......................................................................................................................... 12 1. Hình thức hành nghề của Quản tài viên ......................................................... 12 2. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ................................................. 13 2.1. Cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản .................................................... 13 2.2. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản......................................................................................................... 13 2.3. Các thủ tục có liên quan đến hoạt động đăng ký hành nghề ............................ 15 3. Một số quy định của pháp luật trong hành nghề quản lý, thanh lý tài sản . 21 3.1. Thông báo tham gia vụ việc phá sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản......................................................................................................... 22 3.2. Quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản ................................................................... 22 3.3. Báo cáo Chấp hành viên; thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và các trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản ..................................... 23 3.4. Tạm đình chỉ hành nghề đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ....................................................................................................................... 26 3.5. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ........................ 28 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................... 32
  3. ii CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN TÀI VIÊN, DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN ..................................................... 33 1. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ............................ 33 1.1. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp ........................................................................... 33 1.2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ .................................................... 34 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .................................................. 34 2.1. Vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .............................................................. 34 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh....................................... 34 2.4. Cơ chế giám sát của cơ quan Thi hành án dân sự ............................................ 36 3. Xử lý vi phạm ..................................................................................................... 38 3.1. Xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ............................................ 38 3.2. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề quản lý, thanh lý tài sản bất hợp pháp .................................................................................................................. 38 4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo .............................................................................. 39 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................... 40 ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  5. ii LỜI GIỚI THIỆU Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản là một trong các môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo ngành, nghề Dịch vụ pháp lý, trình độ cao đẳng. Giáo trình Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản được biên soạn dựa trên kiến thức lý luận pháp luật Việt Nam và các quy định pháp luật thực định trong Luật phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Giáo trình Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản giúp cho người học ngành, nghề Dịch vụ pháp lý, trình độ cao đẳng có kiến thức toàn diện về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Từ đó có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết được các tình huống pháp lý thực tế phát sinh trong hoạt động nghề nghiệp, có thể phối hợp vận dụng kiến thức của môn Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản với các môn học khác trong hoạt động nghề nghiệp. Giáo trình gồm 3 chương, được xây dựng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Cuối mỗi chương, tác giả sàn lọc kiến thức đưa ra các câu hỏi trọng tâm căn bản nhằm gợi ý và định hướng nghiên cứu cho người học. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng tham khảo và sử dụng nhiều văn bản, tài liệu có liên quan, song giáo trình khó tránh khỏi các sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Kon Tum, ngày tháng 7 năm 2022 Biên soạn: ThS Hồ Trịnh Nhất Gia
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC Mã môn học: 61172026 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: Là môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý. Có thể bố trí dạy sau các môn Luật Dân sự và Luật Thương mại. - Tính chất: Là môn học chuyên môn ngành, nghề Dịch vụ pháp lý, trình độ cao đẳng. Môn học Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản là môn học thuộc khoa học xã hội, kết hợp giữa lý thuyết với tính thực hành, gắn liền với các hoạt động thảo luận, giải quyết vấn đề, kiểm tra nhận thức. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc cung cấp một phần kiến thức, kỹ năng của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý, trình độ cao đẳng. Môn học này giúp cho người học có kiến thức toàn diện trong chuyên ngành được đào tạo, để khi tốt nghiệp có thể phối hợp vận dụng kiến thức của môn Pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản với các môn học khác trong hoạt động nghề nghiệp. Mục tiêu của môn học 1. Về kiến thức: - Trình bày được những quy định pháp lý cơ bản pháp luật quản lý, thanh lý tài sản. - Trình bày được các nội dung pháp lý về quản tài viên, pháp luật về hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, và các quy định liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. 2. Về kỹ năng: - Phân tích, đánh giá đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của quản lý, thanh lý tài sản. - Vận dụng các quy phạm pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản để giải quyết các tình huống thực tế. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
  7. 2 - Có thái độ nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản; - Có khả năng hoàn thành các hoạt động học tập được giao; - Có năng lực làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. - Có năng lực dẫn dắt, có khả năng chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Dịch vụ pháp lý. - Có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
  8. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN TÀI VIÊN VÀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN Mã chương: 61172026-01 GIỚI THIỆU Bài học này cung cấp cho người học những kiến thức pháp luật cơ bản về quản tài viên, về việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Luật phá sản. MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. - Liệt kê được các nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, hành vi nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. - Trình bày được những quy định cơ bản về chứng chỉ hành nghề Quản tài viên, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động nghề. - Phân tích, giải quyết các tình huống pháp lý về chứng chỉ Quản tài viên. NỘI DUNG 1. Khái quát chung 1.1. Khái niệm quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (1) Chế định Quản tài viên và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đã hình thành và phát triển lâu đời trên thế giới, nhưng ở Việt Nam đến năm 2014 chế định này lần đầu tiên chính thức xuất hiện và được công nhận thông qua các quy định trong Luật phá sản năm 2014. Luật phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong việc giải quyết phá sản ở Việt Nam, thể hiện sự hội nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật thế giới. Theo Luật phá sản năm 2014, Quản tài viên được định nghĩa là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản (khoản 7 Điều 4). Quản tài viên là
  9. 2 người được Tòa án chỉ định để quản lý tài sản, giám sát và quản lý hoạt động kinh doanh trong trường hợp phục hồi, tái cơ cấu doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu, quản tài viên là chủ thể thực hiện các hoạt động quản lý, thanh lý tài sản đối với chủ thể kinh doanh bị mất khả năng thanh toán đang trong quá trình giải quyết phá sản. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản (khoản 8 Điều 4 Luật phá sản năm 2014). Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản chỉ được đăng kí hoạt động dưới hai loại hình là công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân, và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản phải là Quản tài viên. 1.2. Nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (2) Với vai trò quan trọng, hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản góp phần tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ việc phá sản được nhanh chóng, chính xác và mang lại hiệu quả cao. Cũng vì thế, để đảm bảo thực hiện tốt vai trò của mình, khi hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải nghiêm túc thực hiện đúng đắn và đầy đủ các nguyên tắc sau: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. - Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên. - Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, minh bạch, khách quan. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề. 1.3. Các hành vi nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (2) 1.3.1. Các hành vi nghiêm cấm đối với Quản tài viên Theo Điều 3 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (sau đây gọi là Nghị định số 22/2015/NĐ- CP), Quản tài viên không được thực hiện các hành vi sau: - Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ
  10. 3 hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. - Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật. - Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi. - Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. - Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên. 1.3.2. Các hành vi nghiêm cấm đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản - Thông đồng, móc nối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để làm sai lệch các nội dung liên quan đến hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. - Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được nhận theo quy định của pháp luật. - Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng tên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. - Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. - Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật. 2. Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên (2) Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được cấp bởi Bộ Tư pháp, là sự công nhận một cá nhân có đủ điều kiện để trở thành Quản tài viên. Hình thức và các nội dung chính trong Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được quy định trong Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
  11. 4 Hình 1.1. Biểu mẫu chứng chỉ hành nghề Quản tài viên Mặt trước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nguyên tắc hành nghề quản lý, Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ thanh lý tài sản nghĩa Việt Nam 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên. 3. Bảo đảm tính độc lập về chuyên CHỨNG CHỈ môn, nghiệp vụ, tính trung thực, minh HÀNH NGHỀ QUẢN TÀI VIÊN bạch, khách quan. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề. Mặt sau
  12. 5 BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biểu tượng Bộ Tư pháp CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ QUẢN TÀI VIÊN Số: /TP/QTV-CCHN Ảnh Cấp cho ông (bà): 3x4 …………………………………………………. Năm sinh: …………………………………… Nơi thường trú: ……………………………. Được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Chữ ký Hà Nội, ngày tháng năm KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Ký, họ tên, đóng dấu)
  13. 6 2.1. Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên 2.1.1. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật phá sản năm 2014 muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Cụ thể là các luật sư, kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm: - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu. - Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng. - Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc. - 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp. Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về luật sư, kiểm toán viên là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về kiểm toán muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu. - Bản chụp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài do Bộ Tư pháp cấp; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên là người nước ngoài do Bộ Tài chính cấp. - Bản tóm tắt lý lịch (tự khai). - 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp hồ
  14. 7 sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị trong trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Những trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên - Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật phá sản năm 2014, đó là: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan. - Các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật phá sản năm 2014, bao gồm: + Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân. + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2.2. Cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên 2.2.1. Trường họp cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu bị mất chứng chỉ hoặc chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét, cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. 2.2.2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên - Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu Hình 1.2. Biễu mẫu đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ Quản tài viên
  15. 8 Mẫu TP-QTV-03 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Ảnh ĐƠN ĐỀ NGHỊ 3x4 CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ QUẢN TÀI VIÊN Kính gửi: …………………………………………… Tên tôi là: ………………………………………………. Nam/Nữ .................... Ngày sinh: ………/……./…….. Nơi sinh: ......................................................... Quốc tịch: ............................................................................................................ Chỗ ở hiện nay: ................................................................................................... Điện thoại: ……………………………… Email: .............................................. Chứng minh nhân dân số/hộ chiếu số: ………………. Ngày cấp: ……/…./…. Nơi cấp: ............................................................................................................... Đã được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên số: ...................... Ngày cấp: …..../……./…….. Lý do xin cấp lại: ................................................................................................. Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung ghi trong đơn này. Tỉnh (thành phố), ngày... tháng... năm... Người đề nghị (Ký và ghi rõ họ tên) - 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm. Người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gửi 01 bộ hồ sơ
  16. 9 theo đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí cấp lại theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên cho người đề nghị. 2.3. Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên 2.3.1. Trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nếu người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật phá sản năm 2014, đó là: - Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân. - Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật. - Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên. - Bị thay đổi theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 46 của Luật phá sản năm 2014 trong hai vụ việc phá sản trở lên (Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật phá sản; Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ). 2.3.2. Trình tự, thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật phá sản năm 2014 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người đó. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được gửi cho người bị thu hồi chứng chỉ, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề có trụ sở và được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì bị xóa tên
  17. 10 khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. 3. Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề (1,2) Theo Điều 17 của Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, Quản tài viên trong hoạt động hành nghề có các nghĩa vụ sau: Thứ nhất, Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Thứ hai, Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản. Thứ ba, Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản. Thứ tư, Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân. Thứ năm, Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật phá sản và pháp luật có liên quan. 4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề (1,2) Trong hoạt động hành nghề, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 13 của Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Quản lý Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do Quản tài viên mà doanh nghiệp cử đại diện cho doanh nghiệp tham gia vụ việc phá sản (theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 của Nghị định). - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét, ký các văn bản do Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện. - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. - Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
  18. 11 - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 - Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. - Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản. - Khi hành nghề, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề và không được thực hiện các hành vi nghiêm cấm do pháp luật quy định. - Chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được cấp, cấp lại, thu hồi bởi Bộ Tư pháp theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 22/2015/NĐ-CP. - Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 7 và Điều 13 của Nghị định số 22/2015/NĐ-CP. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản? 2. Trình bày các hành vi nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản? 3. Khi nào một cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên? 4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có những nghĩa vụ gì?
  19. 12 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN Mã chương: 61172026-02 GIỚI THIỆU Để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Quản tài viên phải tuân thủ hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện bắt buộc cụ thể được liệt kê trong Luật phá sản năm 2014 và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP. Tương tự, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cũng thành lập và hoạt động theo hai hình thức: Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân; đồng thời phải đảm bảo điều kiện để hành nghề. Trong quá trình hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Quản tài viên phải thực hiện một số trách nhiệm, nghĩa vụ như: thông báo cho Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản; quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; báo cáo chấp hành viên; có thể bị thay đổi; phải từ chối chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản; bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; được nhận thù lao, chi phí khác khi thực hiện nhiệm vụ. Các quy định pháp luật về hành nghề quản lý, thanh lý tài sản sẽ được phân tích ở chương này. MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày được các hình thức hành nghề của Quản tài viên. - Liệt kê thủ tục, quy trình đăng ký hành nghề Quản tài viên. - Phân tích được các quy định pháp luật liên quan đến quá trình hoạt động, hành nghề của Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. - Vận dụng được các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống trong hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. - Có thái độ nghiêm túc tuân thủ pháp luật về quản lý, thanh lý tài sản. NỘI DUNG 1. Hình thức hành nghề của Quản tài viên (1,2) Một Quản tài viên có thể hành nghề dưới một trong hai hình thức sau: Một là, hành nghề với tư cách cá nhân. Hai là, hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh
  20. 13 nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 22/2015/NĐ- CP). Để trở thành một Quản tài viên và hành nghề ở Việt Nam thì phải là một trong các đối tượng đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 12 Luật phá sản năm 2014, không thuộc các trường hợp không được phép hành nghề quy định tại Điều 14 Luật phá sản năm 2014 và phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 22/2015/NĐ-CP. Lưu ý rằng, tại cùng một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân. Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. 2. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (2,3) 2.1. Cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản 2.1.1. Điều kiện để cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản Cá nhân muốn được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì phải có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên, đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú (Điều 9 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP). Người đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải có địa chỉ giao dịch. Luật sư, kiểm toán viên được đồng thời hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản. 2.1.2. Các trường hợp không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân - Không đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật phá sản năm 2014. - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật phá sản năm 2014. - Người đang bị cấm hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực. 2.2. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản 2.2.1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thành lập và hoạt động theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1