intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phòng trị bệnh nội khoa thú y (Nghề: Thú y) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Phòng trị bệnh nội khoa thú y cung cấp cho người học những kiến thức như: Công tác khám bệnh và chẩn đoán; Bệnh án và bệnh lịch; Một số khái niệm trong chẩn đoán; Các phương pháp khám bệnh cho con vật; Khám hệ tim mạch;..Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phòng trị bệnh nội khoa thú y (Nghề: Thú y) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHÒNG, TRỊ BỆNH NỘI KHOA THÚ Y NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐLC ngày…….tháng….năm ........ của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai) 1
  2. Lào Cai, năm 2020 Chương I: ĐIỀU TRỊ HỌC Tóm tắt chương Nội dung của chương tập trung nói về tầm quan trọng của công tác điều trị bệnh cả về mặt chuyên môn, khoa học và chính trị; các nguyên tắc trong điều trị bệnh đối với ngành thú y phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam chúng ta. Ngoài ra nội dung của bài cũng dành một phần giới thiệu sơ qua nội dung các phương pháp điều trị bệnh cho vật nuôi. Mục tiêu của chương Sau khi học xong bài này, sinh viên chuyên ngành thú y và chăn nuôi thú y sẽ được cung cấp những kiến thức về tầm quan trọng của công tác điều trị bệnh cho vật nuôi. Ngoài ra, nội dung của bài cũng nhằm giáo dục sinh viên những tác phong và đức tính cần phải rèn luyện trong suốt quá trình học để sau này trở thành một thầy thuốc thú y có trình độ tay nghề cao và có lương tâm nghề nghiệp. 1. Bệnh và nguyên nhân gây bệnh 1.1. Khái niệm về bệnh nội khoa: Bệnh nội khoa còn gọi là bệnh thông thường, bệnh không truyền nhiễm, là những bệnh không có khả năng lan truyền từ cơ thể bệnh sang cơ thể khác. Môn học “ Bệnh nội khoa gia súc” là môn học chuyên nghiên cứu những bệnh không lây lan của gia súc và chuyên sử dụng những phương pháp nội khoa để can thiệp vào con bệnh, nhưng đôi khi cũng sử dụng những phương pháp ngoại khoa để can thiệp. Ví dụ: Trong bệnh bội thực dạ cỏ có khi dùng phương pháp nội khoa không được ( Uống MgSO4, tiêm pilocacpin) ta phải dùng phương pháp ngoại khoa ( Mổ dạ cỏ lấy bớt thức ăn ra) 1.2. Các nguyên nhân gây nên bệnh nội khoa 1.2.1. Nguyên nhân bên trong: Là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân con vật như: Thể chất yếu, khả năng chống chịu bệnh kém, mẫn cảm với bệnh cao… 1.2.2. Các nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân dó các nhân tố vật lý, hóa học: Như điện, ánh sáng, nhiệt độ, dộ ẩm… các yếu tố khí hậu bất lợi khác 2
  3. Các chất độc hóa học như khí độc, thuốc trừ sâu, thuốc chuột… tác động trực tiếp hay gián tiếp vào cơ thể vật nuôi gây tổn thương cơ thể, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan hoặc gây độc cho cơ thể. Nguyên nhân do các nhân tố sinh vật như các loại độc tố, nọc độc gây tổn thương từng cơ quan hoặc toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân do chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý kém, khai thác vật nuôi không đúng quy trình kỹ thuật, điều kiện vệ sinh, nuôi dưỡng kém, thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh… Các nguyên nhân bên trong và bên ngoài có mối liên hệ với nhau. Các nguyên nhân bên trong không có tính chất quyết định đến sự xuất hiện của bệnh mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các nguyên nhân bên ngoài quyết định trực tiếp đến tính chất của bệnh. Tuy vậy bệnh thường xảy ra với những cơ thể đã suy yếu. 2. Các thời kỳ tiến triển của một bệnh 3. Điều trị bệnh 3.1. Khái niệm về điều trị học Khái niệm về điều trị học có liên quan mật thiết với sự hiểu biết của con người về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh. Chính vì vậy, cũng như các khái niệm khác, khái niệm về điều trị luôn luôn thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người - Ở thời kỳ mông muội: Với khả năng tư duy và hiểu biết của co người với thế giới tự nhiên còn hết sức hạn chế, người ta cho rằng vạn vật đều do đấng thầng linh, siêu nhiên tạo ra. Do đó, bệnh tật là sự trừng phạt của đấng thần linh, là sự quấy phá, ám ảnh của ma tà, quỷ quái. Chính vì vậy quan niệm về điều trị ở thời kỳ này là tế lễ, cúng khấn và cầu xin các đấng thần linh hoặc nhờ các đấng thần linh xua đuổi tà ma để ban cho được khỏi bệnh. Đât là những quan điểm duy tâm hết sức sai lầm về các vật và hiện tượng trong tự nhiên cũng như về bệnh. Quan niệm này hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số các thôn, bản ở các vùng miền núi, hoặc một bộ phận dân cư trong xã hội văn minh - Đến thời kỳ văn minh cổ đại: Con người đã biết sản xuất và sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại, từ đó với trực quan của mình, người Trung quốc cổ đại đã cho rằng: vạn vật trong tự nhiên đều được cấu thành bởi 5 nguyên tố; Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Các mối quan hệ này nằm trong mối tương sinh hoặc tương khắc ràng buộc lẫn nhau và cùng nhau tồn tại. Bệnh tật là sự mất cân bằng giữa các mối quan hệ này. Từ đó, người ta cho rằng điều trị là lập lại mối cân bằng giữa các yếu tố này bằng cách kích thích mặt yếu (bổ) và áp chế mặt mạnh (tả) - Ở thời kỳ hiện đại: Khi trình độ khoa học đã có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, con người đã có những hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về bệnh nguyên học và sinh bệnh học thì quan niệm vể điều trị cũng chuẩn xác và khoa học hơn, từ đó người ta đưa ra những khái niệm về điều trị học có tính khoa học 3
  4. Điều trị học là môn học nhằm áp dụng những phương pháp chữa bệnh tốt nhất, an toàn nhất tác động đối với cơ thể bệnh để làm cho cơ thể đang mắc bệnh nhanh chóng hồi phục trở lại bình thường và mang lại sức khỏe và khả năng làm việc, như: - Dùng thuốc (như dùng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn, bổ sung Ca, phốt pho và vitamin D trong bệnh mềm xương, còi xương…) - Dùng hóa chất (như dùng xanh methylen trong điều trị trúng độc HCN, dùng Na2SO4 hoặc MgSO4 trong tẩy rửa ruột ở bệnh viêm ruột hay trong bệnh chướng hơi dạ cỏ, tắc nghẽn dạ lá sách) - Dùng lý liệu pháp (như dùng ánh sáng, dùng nhiệt, dùng nước, dùng dòng điện…) - Điều tiết sự ăn uống và hộ lý tốt (như trong bệnh xeton huyết phải giảm thức ăn chứa nhiều protein, lipit và tăng thức ăn thô xanh, trong bệnh viêm ruột ỉa chảy phải giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước và thức ăn tanh…) 3.2. Những nguyên tắc cơ bản của điều trị học Điều trị học hiện đại là kế thừa sự nghiệp của các nhà y học lỗi lạc dựa trên quan điểm cơ bản là “Cơ thể là một khối thống nhất, hoàn chỉnh, luôn luôn liên hệ chặt chẽ với ngoại cảnh và chịu sự chỉ đạo của thần kinh trung ương”. Với sự tiến bộ không ngừng của sinh học, y học, dược học…điều trị học luôn luôn thay đổi về phương pháp và kỹ thuật. Tuy vậy, vẫn có những nguyên tắc không thay đổi và luôn luôn đúng mà người thầy thuốc phải nắm vững. Những nguyên tắc chính gồm: 3.2.1. Nguyên tắc sinh lý Chúng ta thấy rằng mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh với mục đích là để thích nghi với ngoại cảnh luôn luôn thay đổi, nâng cao được sức chống đỡ với bệnh nguyê mà ta gọi chung là phản xạ bảo hộ của cơ thể (đó là hiện tượng thực bào, quá trình sinh tế bào, mô bào mới, hình thành miễn dịch, giải độc…). Do vậy, theo nguyên tắc này tức là chúng ta phải tạo cho cơ thể bệnh thích nghi trong hoàn cảnh thuận lợi để nâng cao sức chống đỡ bệnh nguyên, cụ thể: - Điều chỉnh khẩu phần thức ăn (ví dụ: Trong chứng xeton huyết phải tăng lượng gluxit và giảm lượng protein, lipit trong khẩu phần thức ăn; trong bệnh viêm ruột ỉa chảy phải giảm khẩu phần thức ăn xanh nhiều nước và thức ăn tanh…) - Tạo điều kiện tiểu khí hậu thích hợp (ví dụ: Trong bệnh cảm nóng, cảm nắng phải để gia súc nơi thoáng và mát) - Giảm bớt kích thích ngoại cảnh (ví dụ: trong bệnh uốn ván, chó dại thì phải tránh ánh sáng, nước, các kích thích tác động mạnh) - Tìm mọi biện pháp để tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sự bảo vệ của da và niêm mạc (bằng cách dùng vitamin A, vitamin C), tăng cường thực bào của bạch cầu, tăng sự hình thành kháng thể, tăng sự giải độc của gan và thận… 3.2.2. Nguyên tắc chủ động tích cực 4
  5. Theo nguyên tắc này đòi hỏi người thầy thuốc phải thấm nhuần phương châm “chữa bệnh như cứu hỏa”. Tức là phải: - Khám bệnh sớm - Chân đoán bệnh nhanh - Điều trị kịp thời - Điều trị liên tục và đủ liệu trình Chủ động ngăn ngừa những diễn biến của bệnh theo các chiều hướng khác nhau (ví dụ: trong bệnh chướng hơi dạ cỏ sẽ dẫn tới tăng áp lực xoang bụng và chèn ép phổi làm cho gia súc ngạt thở mà chết. Do vậy trong quá trình điều trị cần theo dõi sự tiến triển của quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ. Kết hợp các biện pháp điều trị để thu được hiệu quả cao. Ví dụ: trong bệnh viêm phổi ở bê, nghé có thể dùng một trong các biện pháp điều trị sau: - Dùng kháng sinh tiêm bắp kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực và các thuốc điều trị triệu chứng - Dùng kháng sinh kết hợp với Novocain ở nồng độ 0,25 – 0,5% phong bế hạch sao. Trong 2 phương pháp này thì phương pháp phong bế có hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy ta nên chọn phương pháp điều trị thứ hai 3.2.3. Nguyên tắc tổng hợp Cơ thể là một khối thống nhất và chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh. Do vậy, khi một khí quan trong cơ thể bị bệnh đều có ảnh hưởng đến toàn thân. Cho nên trong công tác điều trị muốn thu được hiệu quả cao chúng ta không chỉ dùng một loại thuốc, một biện pháp điều trị cục bộ đối với cơ thể bệnh mà phải dùng nhiều loại thuốc, nhiều biện pháp, điều trị toàn thân (ví dụ: trong bệnh viêm ruột ỉa chảy do nhiễm khuẩn ở gia súc. Ngoài việc dùng thuốc diệt vi khuẩn còn phải dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, trợ sức, trợ lực, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể kết hợp với chăm sóc, hộ lý tốt. Trong bệnh bội thực dạ cỏ, ngoài biện pháp dùng thuốc làm tăng nhu động dạ cỏ còn phải dùng thuốc làm nhão thức ăn trong dạ cỏ, trợ sức, trợ lực và tăng cường giải độc cho cơ thể còn phải làm tốt khâu hộ lý, chăm sóc (cụ thể: để gia súc ở tư thế đầu cao đuôi thấp, xoa bóp vùng dạ cỏ thường xuyên) 3.2.4. Nguyên tắc điều trị theo từng cơ thể (điều trị phải an toàn và hợp lý) Cùng một loại kích thích bệnh nguyên nhưng đối với từng cơ thể thì sự biểu hiện về bệnh lý có khác nhau (sự khác nhau đó là do phản ứng của cơ thể và do cơ năng bảo vệ, loại hình thần kinh của mỗi con vật có khác nhau). Do vậy trong điều trị cần phải chú ý tới trạng thái của từng con bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tránh trường hợp dùng một loại thuốc cho một loại bệnh, một loại thuốc cho tất cả các co bệnh khác nhau mà không qua khám bệnh, tránh trường hợp nghe bệnh rồi kê đơn. Sử dụng thuốc nào hoặc một phương pháp điều trị nào trước hết phải chú ý đến vấn đề an toàn (trước hết phải không có hại). Từ lâu đời nay đó vẫn là phương châm hàng 5
  6. đầu mỗi khi tiến hành điều trị. Tất nhiên trong quá trình điều trị đôi khi cũng có thể xảy ra những biến chứng hoặc những tác dụng phụ không mong muốn, nhưng phải lường trước và phải hết sức hạn chế sự xuất hiện của chúng ở mức tối đa cho phép và phải có sự chuẩn bị đối phó khi chúng xuất hiện. Mỗi khi tiến hành điều trị cho bất cứ con bệnh nào phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Cho thuốc gì phải dựa trên cơ sở chẩn đoán bệnh chính xác và toàn diện, phân biệt bệnh chính và bệnh phụ, nguyên nhân và triệu chứng, thể bệnh và biến chứng, cơ địa và hoàn cảnh của con bệnh. Điều này làm được tốt hay không là tùy thuộc vào trình độ chuyên môn của người thầy thuốc, kiến thức và bệnh học, kinh nghiệm hành nghề của từng người. Chất lượng điều trị phụ thuộc phần lớn vào độ chính xác của chẩn đoán, sự theo dõi sát sao của người thực hiện y lệnh và khả năng đánh giá tiên lượng bệnh của thầy thuốc. Ví dụ: Trong bệnh bội thực dạ cỏ thuốc có tác dụng làm tăng nhu động dạ cỏ mạnh nhất là Pilocarpin, nhưng ở gia súc có chửa thì không dùng được (vì nó gây sảy thai). Cho nên để không gây sảy thai mà con vật vẫn khỏi bệnh thì người bác sỹ phải trực tiếp khám bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Tóm lại, theo nguyên tắc này người ta đã đưa ra những chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc, liều lượng thuốc cho từng loại, từng cá thể, tuổi của gai súc…nhằm mục đích là tạo điều kiện cho con bệnh nhanh chóng trở lại khỏe mạnh bình thường và không gây tác hại gì cho cơ thể. 3.2.5. Điều trị phải có kế hoạch Đánh trận phải có kế hoạch tác chiến, chiến đấu với bệnh tật cũng phải có kế hoạch cụ thể, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, cấp hay mãn tính. Muốn làm kế hoạch điều trị phải dựa trên cơ sở biết bệnh, biết con bệnh, biết thuốc - Biết bệnh: Là có chẩn đoán rõ ràng, có trường hợp nguyên nhân biết được ngay, dễ dàng đo đó có thể điều trị ngay nguyên nhân, đó là trường hợp lý tưởng. Nhưng cũng có những trường hợp khi chưa biết ngay nguyên nhân, lúc này phải có hướng tìm bệnh ngay từ lúc đầu và sau sẽ điều chỉnh lại để chẩn đoán - Biết con bệnh: Biết bệnh cũng chưa đủ để điều trị mà còn cần phải biết con bệnh. Trong việc điều trị bệnh thì người thầy thuốc có một vai trò quan trọng. Họ phải có kiến thức y học rộng, phải nắm được những điều cần biết tối thiểu về các chuyên khoa khác có như vậy mới tránh được thiếu sót trong công tác hằng ngày nhất là đối với những trường hợp cấp cứu. - Biết thuốc: Thầy thuốc phải nắm vững những thuốc mình dự định dùng trong điều trị. Do vậy, biết bệnh, biết con bệnh cũng chưa đủ mà cần biết rõ thuốc và phương pháp điều trị để áp dụng cho đúng chỉ định, đạt hiệu quả tối ưu. Cụ thể là phải biết dược tính, liều lượng, khả năng tác dụng của thuốc, nắm chắc cách sử dụng thuốc như uống, tiêm, truyền, thuốc dán, thuốc nhỏ… 3.2.6. Điều trị phải được theo dõi chặt chẽ 6
  7. - Theo dõi tác dụng của thuốc: Phải theo dõi chặt chẽ để xem thuốc có tác dụng hay không, phải chú ý khi cho thuốc đúng quy cách nhưng bệnh không thuyên giảm, không khỏi. Trong trường hợp này nên kiểm tra xem chủ con bệnh có thực hiện đúng như trong đơn thuốc hay không, thuốc còn thời hạn sử dụng hay đã quá hạn, đã bị hư hỏng, thuốc pha chế có đúng tiêu chuẩn hay không. Cũng nên kiểm tra lại chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, trường hợp cần thiết cần chẩn đoán xem có biến chứng mới xuất hiện hay không. - Trường hợp dùng nhiều thuốc cùng một lúc Khi dùng nhiều thuốc cùng một lúc phair lưu ý đến khả năng tương kỹ thuốc. Tương kỵ thuốc là ảnh hưởng tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều vị thuốc với nhau dẫn tới sự biến đổi một phần haowcj toàn bộ các tính chất lý hóa của thuốc trong đơn thuốc hoặc tác dụng chữa bệnh của những vị thuốc chính trong đơn thuốc đó. Trước khi pha chế thuốc, cần nghiên cứu kỹ xem có tương kỵ giữa các chất không. Muốn vậy phải vận dụng những kiến thức đã nắm được cũng như kinh nghiệm trong thực tế pha chế để có thể kết luận đơn thuốc có tương kỵ hay không và từ đó đưa ra cách khắc phục nếu có thể được. - Việc theo dõi các tai biến có thể xảy ra Công tác điều trị phải là một việc tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc giữa nguy hiểm do bệnh và nguy hiểm do thuốc gây ra. Có những nguy hiểm bất ngờ không lường trước được, cũng có những nguy hiểm có thể biết trước được nhưng thầy thuốc và con bệnh có thể chấp nhận được vì không thể có giải pháp nào hơn được. Có những tai biến do thuốc quá liều, đáng chú ý là những trường hợp không phải là quá liều tối đa quy định trong dược lý, dược điển mà là quá liều so với tình trạng con bệnh. Do vậy, khi đã tiến hành điều trị phải theo dõi sát sao. 3.3. Các phương pháp điều trị 3.3.1. Điều trị theo nguyên nhân bệnh Loại điều trị này thu được hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao nhất. Bởi vì đã xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó dùng thuốc điều trị đặc hiệu đối với nguyên nhân bệnh đó Ví dụ: Khi xác định gia súc bị trúng độc sắn (HCN) dúng xanh methylen 0,1% tiêm để giải độc Ví dụ: Khi xác định vật nuôi bị mắc bệnh tụ huyết trùng, dùng Streptomycin hoặc Kanamycin để điều trị 3.3.2. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh Đây là loại điều trị nhằm cắt đứt một hay nhiều giai đoạn gây bệnh của bệnh để đối phó với sự tiến triển của bệnh theo các hướng khác nhau. Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi (quá trình viêm làm cho phổi bị sung huyết và tiết nhiều dịch viêm đọng lại trong lóng phế quản gây trở ngại cho quá trình hô hấp 7
  8. dẫn đến gia súc khó thở, chảy nước mũi nhiều, ho). Do vậy, khi điều trị ngoài việc dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn còn dùng thuốc giảm ho và giảm dịch thẩm xuất để tránh hiện tượng viêm lan rộng. Trong bệnh chướng hơi dạ cỏ: Vi khuẩn làm thức ăn lên men – sinh hơi và hơi được thải ra ngoài theo 3 con đường (thấm vào máu, ợ hơi, theo phân ra ngoài). Nếu một trong 3 con đường thoát hơi bị cản trở, đồng thời vi khuẩn trong dạ cỏ hoạt động mạnh làm cho quá trình sinh hơi nhanh dẫn đến dạ cỏ chướng hơi, làm tăng áp lực xoang bụng hậu quả là làm cho con vật thở khó hoặc ngạt thở. Do vậy, trong quá trình điều trị phải hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn trong dạ cỏ, loại bỏ thức ăn đã lên men sinh hơi trong dạ cỏ, phục hồi lại con đường thoát hơi 3.3.3. Điều trị theo triệu chứng Loại điều trị này hay được sử dụng, nhất là trong thú y. Vì đối tượng bệnh là gia súc, hơn nữa chủ của bệnh súc không quan tâm và theo dõi sát sao gia súc cho nên việc chẩn đoán đúng bệnh ngay từ ban đầu là rất khó. Do vậy, để hạn chế sự tiến triển của bệnh và nâng cao sức đề kháng của con vật bệnh trong thời gian tìm ra nguyên nhân gây bệnh người ta phải điều trị theo triệu chứng lâm sàng thể hiện trên con vật bệnh Ví dụ: Khi gia súc có triệu chứng phù, triệu chứng này do rất nhiều nguyên nhân: Do bệnh viêm thận, do bệnh tim, do bệnh ký sinh trùng đường máu, do bệnh sán lá gan, do suy dinh dưỡng. do vậy, trong thời gian xác định nguyên nhân chính người ta vẫn phải dùng thuốc lợi tiểu, giảm phù và thuốc trợ sức, thuốc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Khi đã xác định được rõ nguyên nhân thì dùng thuốc điều trị đặc hiệu đối với nguyên nhân đó. 3.3.4. Điều trị mang tính chât bổ sung Loại điều trị này dùng để điều trị những bệnh mà nguyên nhân là do cơ thể thiếu hoặc mất một số chất gây nên. Ví dụ: Bổ sung Vitamin (trong các bệnh thiếu vitamin); bổ sung máu, chất Fe (trong bệnh thiếu máu và mất máu); bổ sung các nguyên tố vi lượng (trong các bệnh thiếu các nguyên tố vi lượng); bổ sung Ca, P trong các bệnh còi xương, mềm xương, bổ sung nước và các chất điện giải trong bệnh viêm ruột ỉa chảy 3.3.6. Điều trị bằng Novocain a) Sơ lược tính chất dược lý và các đường dùng thuốc Novocain - Tính chất dược lý: Novocain gồm 250 chất gần giống nhau, chất chúng ta thường dùng là procain. Novocain vào cơ thể sẽ thủy phân ra làm 2 chất: + Axit para – amino – benzoic (PABA có tác dụng giúp cho quá trình tổng hợp axit folic) + Dietyl – amino – ethanol (phần này không có tác dụng gì nên loại ra ngoài) 8
  9. - Các đường dùng thuốc: Người ta dùng Novocain bằng cách cho uống, tiêm nội bì, tiêm dưới da, bắp thịt, tĩnh mạch, động mạch, phong bế, gây tê, tiêm vào màng bụng, khí quản… Các đường đưa thuốc khác nhau thì thuốc cũng có tác dụng khác nhau. - Ứng dụng: Novocain thường được dùng trong điều trị ngoại khoa (Chẩn đoán què, gây tê thấp) Trong sản khoa dùng kết hợp với kháng sinh trong điều trị (viêm vú, viêm tử cung, âm đạo) trong nội khoa dùng kết hợp với kháng sinh để điều trị (tiêm tĩnh mạch, phong bế các hạch) b) Trong nội khoa dùng dể phong bế Novocain trên các hạch thần kinh và các dây thần kinh * Cơ sở lý luận: Phong bế nghĩa là ngăn chặn các xung động bệnh lý truyền về thần kinh trung ương, do đó các hệ thần kinh trung ương được hồi phục lại, khả năng dinh dươcngx, khả năng đề kháng của cơ thể được hồi phục, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trở lại bình thường. - Novocain khi kết hợp với kháng sinh nó sẽ kéo dài thời gian tác dụng của kháng sinh * Ứng dụng trong điều trị nội khoa +) Phong bế dây thần kinh phó giao cảm (mê tẩu) - Vị trí: Chia đoạn cổ ra làm 3 phần, điểm phong bế thứ 1 ở phần dưới của 1/3 đoạn cổ trên, cách tĩnh mạch cổ về phía trên 2cm. Điểm thứ 2 cách điểm 1 từ 6 – 7cm - Kim đâm vuông góc và sâu 2 – 4cm - Nồng độ Novocain 0,25 – 0,5% - Liều lượng: 50ml/lần - Liệu trình: Cách nhau 1 tuần (cách 1 tuần điều trị 1 lần) và phong bế ở điểm 2. nếu bệnh chưa khỏi tiếp tục phong bế ở cổ bên kia. - Ứng dụng: Điều trị các bệnh trong xoang ngực (Viêm phổi, viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi, xung huyết phổi…). +) Phong bế hạch sao - Vị trí: Trâu bò vị trí giống nhau, phong bế hạch sao đồng thời cũng là phong bế hạch cổ dưới (vì hạch cổ dưới nằm sát hạch sao). Nó nằm trước cửa lồng ngực và phía trên xương sườn 1. Đâm kim trước xương bả vai dưới đốt cổ 7. - Phương pháp: Kéo chân trước gia súc về phía sau hết cỡ, dùng kim dài 8 – 12cm, hướng kim từ trước ra sau và chếch từ dưới lên, sau đó xoay ngang mũi kim theo dọc thân con vật. Đối với gia súc nhỏ thì để nằm độ sâu của kim 5 – 6cm. - Nồng độ và liều lượng: 0,25 – 0,5%; 150 – 200ml +) Phong bế dây giao cảm trên màng phổi: Để ngăn chặn một số kích thích bệnh lý tới một số cơ quan đường hô hấp và tiêu hóa (dạ dày, ruột, phổi…) đây là phương pháp chủ yếu đối với dây thần kinh giao cảm, đồng thời cũng là sự phong bế đám thần kinh tụy tạng trong xoang bụng 9
  10. - Vị trí: + Ngựa: Phong bế cả 2 bên (trái và phải) điểm đâm kim là giao điểm của 2 đường - Gian sườn cuối cùng - Mép dưới cổ dài lưng + Trâu bò: Phong bế 1 bên (bên phải) điểm đâm kim là gian sườn (12 - 13) và mép dưới cơ dài lưng - Tiến hành: Dùng kim dài 10 – 12cm, đường kính 1,5mm đâm kim chếch 1 góc so với mặt phẳng nằm ngang 30 – 350 hướng về dưới cột sống. Khi kim chạm tới mặt bên cột sống ta rút kim ra 1cm và đưa kim lên một góc 5 – 10 0 nữa, với hướng đó ta đâm sâu tiếp 1 – 1,5cm. - Liều lượng: 0,5ml/kg P - Nồng độ: 0,5% - Ứng dụng: Điều trị các bệnh trong xoang ngực và bụng (viêm phổi, màng phổi, chươgs hơi dạ cỏ, viêm màng bụng, đau bụng ngựa…) +) Phong bế bao thận: Tức là phong bế đám rối thận, đám rối treo tràng, đám rối mặt trời (tác dụng làm giảm kích thích bệnh lý đến các khí quan trong xoang bụng sinh dục, tiết niệu). - Vị trí: + Trâu bò: Chủ yếu phong bế thận phải, vị trí là giao điểm của 2 đường - Mỏm ngang đốt hông 1 - Sau xương sườn cuối cùng (giao điểm của 2 đường và cách cột sống từ 8 – 10cm) - Hướng kim: Đâm thẳng góc với mặt da, sâu từ 8 – 11cm + Ngựa: Phong bế cả 2 bên nhưng vị trí khác nhau Thận phải: Là giao điểm của 2 đường - Khe sườn cuối cùng - Cách sống lưng 10 – 12cm (Hướng kim: Đâm hơi chếch về phía trước, sâu 8 – 10cm) Thận trái: Là giao điểm của 2 đường - Mỏm ngang đốt hông 1 - Sau sườn cuối cùng cách cột sống 8 – 10cm (Hướng kim: đâm thẳng góc với mặt da, sâu 6 – 8cm với kim dài 10 – 12cm, đường kính 1,5mm) - Liều lượng: 0,5ml/kgP - Nồng độ: 0,5% 10
  11. - Ứng dụng: Điều trị các bệnh (chướng hơi dạ cỏ, ruột, dạ dày, bội thực dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách, viêm thận, bàng quang, sinh dục…) 3.3.7. Điều trị bằng yếu tố vật lý Người ta sử dụng các yếu tố vật lý sau: ánh sáng, dòng điện, nhiệt độ, nước…. Trong quá trình điều trị những yếu tố này thông qua phản xạ thần kinh làm tăng cường trao đổi chất cục bộ, tăng cường tuần hoàn cục bộ, giảm đau cục bộ, làm tiêu viêm, tăng quá trình lành vết thương. a) Điều trị bằng ánh sáng * Ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời) - Cơ chế: Trong ánh sáng mặt trời có tia hồng ngoại và tử ngoại có tác dụng giúp cho quá trình hấp thu Ca++ và quá trình tạo xương. Ngoài ra nó còn gây xung huyết mạch quản ngoại biên làm tăng cường tuần hoàn máu dẫn đên tăng cường trao đổi chất do vậy chúng diệt được vi khuẩn và ký sinh trùng ngoài da và môi trường - Ứng dụng: Được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cho gia súc như (còi xương, mềm xương, phòng bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ, lợn con phân trắng…) - Thời gian tắm nắng: Tùy theo mức độ phân bố ánh sáng mặt trời của từng vùng, từng mùa, cụ thể ở nước ta - Mùa hè: Buổi sáng từ 6h – 10h Buổi chiều từ 3h – 6h - Mùa đông Buổi sáng từ 8h – 12h Buổi chiều 1h – 3h * Ánh sáng nhân tạo: - Thường dùng ánh sáng điện trường, đèn hồng ngoại, tử ngoại +) Đèn soluse: - Thời gian và khoảng cách chiếu: Mỗi lần chiếu từ 25 – 40 ’, mỗi ngày chiếu từ 1- 2 lần, đèn để cách da từ 0,5 – 0,7m - Công dụng: Tập trung ánh sáng vào cục bộ làm cho nơi bị chiếu có hiện tượng sung huyết do vậy có tác dụng tiêu viêm, giảm đau đối với gia súc - Ứng dụng: Dùng trong các bệnh ngoại khoa (viêm cơ, viêm tấy, viêm khớp, chấn thương…); bệnh nội khoa (viêm phổi, viêm màng phổi, phòng bệnh lợn con phân trắng) +) Đèn hồng ngoại: Phát ra do đốt nóng dây mai so của các lò sưởi điện khi dây mai so nóng đỏ thì nhiệt độ là từ 300 – 7000C - Tác dụng: Như ánh sáng điện thường nhưng có độ chiếu rất sâu do vậy có thể ứng dụng để điều trị được các vết thương ở sâu trong cơ thể. - Khoảng cách: Cách mặt da khoảng 50 – 70cm, mỗi lần chiếu 20 – 40’ +) Đèn tử ngoại: Phát ra từ bóng đèn bằng thạch anh, trong bóng đèn có chứa khí Ar (Acgong) và thủy ngân. Nơi thủy ngân có áp suất là 1/1000 atmotphe 11
  12. - Cơ chế: khi có dòng điện chạy qua thì khí Ar sinh ra hiện tượng điện ly và phóng điện bắn vào các phân tử của hơi thủy ngân làm cho một phần phân tử của thủy ngân ion hóa còn một phần phát ra ánh sáng và ánh sáng này gọi là tia tử ngoại - Cách chiếu: + Đại gia súc: Xác định hàm lượng ánh sáng bằng cách dùng tấm bìa dài 20cm, rộng 7cm có đục 5 lỗ, mỗi lỗ diện tích là 1cm 2 sau đó đặt một tấm bìa lên thân gia súc, tiếp theo lấy tấm bìa khác che lên lần lượt cho hở 1 lỗ rồi chiếu 3 giờ liền dến thời gian mà mặt da đỏ lên thì thôi + Tiểu gia súc và gia cầm: Chiếu toàn thân, thời gian 10 – 15’ cách xa 1m và ngày chiếu 3 lần. - Những chú ý khi chiếu: + Đề phòng điều trị thoáng khí sau khi chiếu xong (vì đèn chiếu thường xuyên sinh ra khí ozon (03) mà khí này kích thích niêm mạc cơ thể rất lớn (chủ yếu niêm mạc đường hô hấp) + Nó kích thích thần kinh thị giác và tế bào gậy của mắt do vậy trong khi sử dụng phải đeo kính chống tia sáng. b) Điều trị bằng dòng điện Vì cơ thể con người cũng như gia súc cũng là môi trường dẫn điện. Do vậy trong điều trị người ta cũng dùng được dòng điện * Sử dụng dòng điện 1 chiều: Qua hệ thống nắn dòng mà dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều với điện thế 60V và cường độ dòng điện là 6A. - Cách tiến hành: Dùng 2 miếng vải gạc nhúng ướt bằng nước sinh lý, diện tích miếng vải tùy thuộc vào dòng điện sử dụng, mắc một cực ở nơi bị viêm và một cực ở chân gia súc. Thời gian để cho dòng điện chạy qua là 15 – 20’; cách 1 – 2 h/ lần - Tác dụng: + Cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm hồi phục chức năng tế bào, dây thần kinh. Do vậy thường được ứng dụng trong các trường hợp kích thích tê liệt dây thần kinh + Gây sung huyết ở nơi đặt điện cực làm tiêu viêm, giảm đau ở nơi cục bộ + Làm hồi phục chức năng của dây thần kinh ngoại biên, do vậy ứng dụng điều trị các chấn thương, viêm xoang, viêm màng phổi, màng bụng, màng ngực + Chú ý: Không dùng trong các trường hợp gia súc bị viêm mãn tính, viêm hóa mủ, viêm da * Điều trị bằng điện thấu nhiệt: Dùng dòng điện có tần số và nhiệt độ cao so với các bòng đèn khác (50 vạn – 2 triệu chu kỳ/giây) cường độ dàng điện chạy qua máy là 3A - Tác dụng: + Tăng nhiệt độ ở các mô bào khi dòng điện chạy qua. 12
  13. + Xúc tiến quá trình tuần hoàn cục bộ dẫn đến tiêu viêm, giảm đau cục bộ. + Xúc tiến quá trình trao đổi chất cơ thể, kích thích tiết dịch hoocmon, do vậy có tác dụng diệt trùng và làm tan vết sẹo trong các vết thương ngoại khoa. - Thời gian chạy: 20 – 30’, ngày chạy 1 lần. - Ứng dụng: Điều trị các bệnh nội khoa (viêm phế quản, viêm màng phổi, phổi) điều trị các vết thương ngoại khoa, làm giảm đau trong trường hợp đau bụng. 3.3.8. Những điều cần biết khi dùng kháng sinh trong điều trị a) Choáng phản vệ do kháng sinh - Những năm gần đây, khi sử dụng kháng sinh tiêm, uống hoặc tiếp xúc với kháng sinh (penicillin, streptomycin…) chúng ta thường gặp hiện tượng choáng phản vệ do kháng sinh gây ra. Tuy nhiên ta có thể gặp hiện tượng này ở chó nhất là chó Nhật và chó lai, còn các gia súc khác ít gặp hơn. - Triệu chứng choáng phản vệ: Sau khi tiêm hay uống kháng sinh ít phút con vật choáng váng, loạng choạng, khó thở, mạch nhanh, không đều, huyết áp tụt thấp, có con có biểu hiện co giật, nổi ban khắp cơ thể, tiểu tiện bừa bãi sau đó hôn mê và chết. Nhẹ hơn là xuất hiện những phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như: trên da, hô hấp, tim mạch, gan, thận, thần kinh với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, cũng có khi dẫn đến chết. b) Dị ứng do kháng sinh +) Bệnh huyết thanh: Sau khi dùng kháng sinh (penicillin, streptomycin, sulfamide…) vào ngày thứ 2 đến thứ 14. Con vật bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã, có triệu chứng buồn nôn, chân đi loạng choạng, siêu vẹo do đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao, mẩn đỏ toàn thân. Nếu chẩn đoán chính xác thì ngừng ngay kháng sinh con vật sẽ mất dần các triệu chứng đó. Trái lại, nếu cứ tiếp tục dùng kháng sinh và tăng liều lượng sẽ làm bệnh ngày càng nặng và dẫn đến trụy tim mạch và chết +) Biểu hiện ở da: Nổi mề đay, mẩn ngứa, phù mặt, phù mí mắt, phù môi, phù thanh quản, viêm da, có các chấm xuất huyết ngoài da +) Biểu hiện ở hệ máu: Khi dùng kháng sinh liều cao gây thiếu máu tán huyết cấp tính. - Triệu chứng: Con vật sốt cao, run rẩy do rét, buồn nôn và nôn, kêu rên do đau đầu, chảy máu mũi, vàng da, đau bụng, gan và tứ chi. - Xét nghiệm máu: Lúc này hồng cầu giảm, bạch cầu trung tính giảm, số lượng bạch cầu khác lại tăng lên +) Biểu hiện ở nhiều thể bệnh khác: Con vật khò khè, khó thở, thở rít, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim dị ứng c) Hiểu biết tối thiểu khi dùng kháng sinh * Phải dùng kháng sinh đúng chỉ định 13
  14. - Hầu hết các kháng sinh có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn, chỉ có một số rất ít có tác dụng điều trị các bệnh do nấm, ký sinh trùng và siêu vị trùng. Do vậy, nếu chưa thật cấp bách, khi chưa xác định đúng bệnh chưa nên dùng kháng sinh - Phải chọn kháng sinh đúng với bệnh vì mỗi loại kháng sinh có tác dụng đặc hiệu với một loại vi khuẩn nhất định (ví dụ: Ampicillin có tác dụng tốt với bệnh đóng dấu lợn, nhiệt thán, phó thương hàn, bệnh đường hô hấp và sinh dục. Erythromycin: Có tác dụng tốt với nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm màng phổi; bệnh đường sinh dục – tiết niệu như bệnh viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm niệu đạo…) * Không sử dụng kháng sinh trong các trường hợp sau - Penicillin: Không dùng cho những gia súc có tiền sử choáng, dị ứng - Penicillin chậm, Chloramphenicol, tetracyclin, streptomycin, gentamycin, kanamycin, sulfamide: Không dùng cho gia súc sơ sinh. - Sulfamide, tetracyclin, colistin, streptomycin, kanamycin: Không dùng cho gia súc mắc bệnh thận * Sớm dùng kháng sinh khi đã có chỉ định - Ngay từ đầu dùng kháng sinh với liều cao, không dùng liều nhỏ tăng dần để tránh hiện tượng vị khuân nhờn thuốc, sau đó mới giảm liều dần khi bệnh đã đỡ. - Dùng thuốc đủ liều cho cả đợt. (ví dụ: Sulfamide, tetracyclin dùng liên tục từ 6 – 8 ngày, chloramphenicol dùng liên tục từ 4 – 6 ngày. - Dùng kháng sinh liên tục cho đến khi hết các biểu hiện nhiễm khuẩn (sốt, sưng khớp, sưng hạch, ho, ỉa chảy…) Sau đó dùng tiếp tục thêm 2 – 3 ngày rồi mới ngừng thuốc với liều thấp hơn chút ít. - Nếu sau 5 – 6 ngày điều trị ít có hiệu quả nên thay thuốc kháng sinh hoặc phối hợp với các kháng sinh khác. * Dùng kháng sinh với thời điểm thích hợp trong ngày - Căn cứ vào dặc điểm của thuốc mà uống trước hay sau bữa ăn, tiêm một lần hay chia thành nhiều lần. Ví dụ: Căn cứ vào đặc điểm của thuốc - Có phân hủy trong dịch vị không? - Tốc độ hấp thu nhanh hay chậm? - Đào thải nhanh hay chậm? - Bài tiết qua cơ quan nào? * Cần phối hợp kháng sinh thích hợp với từng loại vị khuẩn Ví dụ: 14
  15. - Ỉa chảy do Samonella: Nên phối hợp Chloramphenicol và Tetracyclin. - Sảy thai truyền nhiễm do Bruccella nên phối hợp Tetracyclin và streptomycin - Viêm phổi do phế cầu nên phối hợp Penicillin G hoặc Ampicillin với sulfamid. * Cần chọn kháng sinh thích hợp để tránh các hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc * Xác định đùng liều lượng với từng loại gia súc (Xem lại) 4. Truyền dịch Đây là một trong các phương pháp điều trị bổ sung nhằm bổ sung nước và các chất điện giải mà cơ thể bị mất trong các trường hợp bệnh lý. Trong điều trị bệnh cho gia súc ốm, việc truyền máu thường rất hiếm (chỉ sử dụng với các gia súc quý hiếm). Nhưng việc sử dụng các dung dịch để truyền cho con vật ốm là rất cần thiết và thường dùng, vì nó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị 4.1. Các dung dịch thường dùng trong điều trị bệnh cho gia súc - Dung dịch muối đẳng trương (nướ muối sinh lý 0,9%): Dùng trong các trường hợp khi cơ thể bị mất máu cấp tính, viêm ruột ỉa chảy cấp, nôn mửa nhiều). Tiêm dưới da hoặc truyền vào tĩnh mạch. Liều lượng tùy thuộc vào mục đích điều trị - Dung dịch muối ưu trương (NaCl 10%): Có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn cục bộ và phá vỡ tiểu cầu. Do vậy, dung dịch này thường được dùng trong các trường hợp (liệt dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách, chảy máu mũi, tích thức ăn trong dạ cỏ). Tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch - Dung dịch Glucoza ưu trương (10 – 40%): Dùng trong trường hợp khi gia súc quá yếu, tăng cường giải độc cho cơ thể (khi cơ thể bị trúng độc), tăng cường tiết niệu và giảm phù. Tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng tùy mục đích điều trị - Dung dịch Glucoza đẳng trương (5%): Dùng trong trường hợp khi cơ thể bị suy nhược và mất nước nhiều. Tiêm dưới da hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch - Dung dịch Oresol: Dùng trong trường hợp bệnh làm cho cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Cho uống. 4.2. Phương pháp truyền dịch - Dụng cụ truyền dịch: Bộ dây truyền và chai dịch truyền - Phương pháp truyền dịch: Trước tiên cắm bộ dây truyền vào chai dịch truyền, sau đó lấy máu ở tĩnh mạch rồi đưa dịch truyền vào cơ thể. 4.3. Một số chú ý trong khi truyền dịch 15
  16. - Dung dịch truyền phải được tuyệt đối vô trùng - Không có bọt khí ở dây truyền dịch - Nhiệt độ của dịch truyền phải bằng nhiệt độ cơ thể - Tốc độ của dịch truyền tùy thuộc vào trạng thái cơ thể (Nếu trạng thái cơ thể yếu thì truyền dịch với tốc độ chậm) Chuẩn bị các thuốc cấp cứu: Có thể dùng một trong các loại thuốc (Cafein natri benzoat 20%, lang não nước 10%, Adrenalin 0,1%, Canxi clorua 10%). - Theo dõi con vật trong khi truyền dịch và sau khi truyền dịch 30 phút - Khi con vật có hiện tượng sốc, choáng thì ngừng truyền dịch và tiêm thuốc cấp cứu. Câu hỏi ôn tập - - Trình bày những nguyên tắc cơ bản của điều trị học? - Trong thú y có các phương pháp điều trị bệnh như thế nào? Phương pháp điều trị bệnh nào có hiệu quả nhất? Tại sao? BÀI 2: BỆNH Ở HỆ HÔ HẤP 1. Bệnh viêm phế quản Cata cấp tính 1.1. Đặc điểm - Quá trình viêm có thể xảy ra trên bề mắt của niêm mạc hay dưới niêm mạc của phế quản 16
  17. - Quá trình viêm làm cho niêm mạc bị sung huyết, tiếtư dịch do vậy trên lam sàng ta thấy gia súc hay bị ho - Dịch viêm đọng lại ở lòng phế quản làm cho lòng phế quản hẹp. Do vậy trên lâm sàng ta thấy gia súc có hiện tượng khó thở. Tùy theo vị trí của bệnh mà người ta chia bệnh làm 2 thể: + Viêm phế quản lớn + Viêm phế quản nhỏ - Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, gia súc non và gia súc già hay mắc bệnh nhất 1.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân nguyên phát: - Do gia súc bị nhiễm lạnh - Do chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém - Do gia súc hít phải một số chất độc - Do niêm mạc phế quản bị tổn thương như uống thuốc để cho thuốc chảy vào phế quản Tất cả các nguyên nhân trên làm gảim sức đề kháng của cơ thể và kích thích niêm mạc phế quản từ đó làm cho vi khuẩn ở ngoài không khí, vi khuẩn đang cư trú sẵn ở trong hầu, họng của gia súc trỗi dậy và gây viêm. * Nguyên nhân kế phát: - Do ký sinh trùng sống ký sinh ở phổi ( như giun phổi), hoặc do ấu trùng giun đũa di hành gây tổn thương niêm mạc phế quản dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm. - Do kế phát từ một số bệnh như: Cúm, viêm hạch truyền nhiễm, lao, tụ huyết trùng… - Do viêm lan từ một số khí quan bên cạnh như viêm thanh quản, viêm họng 1.3. Cơ chế sinh bệnh - Những kích thích bệnh lý thông qua hệ thống thần kinh TW tác động vào hệ thống thụ cảm của đường hô hấp làm rối loạn tuần hoàn dẫn đến sung huyết niêm mạc và gây viêm. Niêm mạc phế quản có thể bị viêm cục bộ hoặc viêm tràn lan, dịch rỉ viêm tiết ra và đọng lại ở vách phế quản kết hợp với phản ứng viêm thường xuyên sẽ kích thích niêm mạc phế quản và gây nên phản xạ ho. Do vậy trên lâm sàng ta thấy gia súc ho nhiều. - Những chất độc sinh ra trong quá trình viêm kết hợp với một số độc tố của vi khuẩn sẽ thấm vào máu làm cho con vật bị sốt. - Một số dịch rỉ viêm đọng lại ở vách phế quản gây nên hiện tượng xẹp phế nang hoặc gây nên viêm phổi làm cho tình trạng bệnh của con vật càng trở nên trầm trọng hơn 1.4. Triệu chứng 17
  18. * Đối với trường hợp bị viêm phế quản lớn: - Con vật không sốt hoặc sốt nhẹ - Tần số hô hấp không tăng - Ho là triệu chứng chính của bệnh + Thời kỳ đầu của bệnh gia súc ho khan, tiếng ho ngắn, gia súc có cảm giác đau + Sau 3 – 4 ngày mắc bệnh thì tiếng ho ướt và kéo dài, gia súc ho kéo dài từng cơn - Nước mũi chảy nhiều: Lúc đầu nước mũi trong, về sau đặc dần và có màu vàng, thường dính vào 2 bên mũi - Nghe phổi: Thời kỳ đầu âm phế nang tăng, sau 2 – 3 ngày mắc bệnh sẽ xuất hiện âm ran, lúc đầu ran khô sau đó ran ướt - Kiểm tra đờm thấy có tế bào thượng bì, hồng cầu và bạch cầu * Đối với trường hợp bị viêm phế quản nhỏ: - Con vật sốt ( nhiệt độ cao hơn bình thường từ 1- 20C - Tần số hô hấp thay đổi: Con vật thở nhanh và khó, có nhiều con phải hóp bụng, há mồm ra để thở. - Nếu có hiện tượng khí phế thì trở ngại về hô hấp càng lớn, kiểm tra niêm mạc mắt thấy có hiện tượng niêm mạc tím bầm, mạch nhanh và yếu - Ho khan, tiếng ho yếu và ngắn, sau khi ho con vật thở rất khó và mệt - Nước mũi không có hoặc có nhưng rất ít - Nghe phổi thấy có âm ran ướt. Nếu hiện tượng viêm lan sang phổi sẽ làm cho gia súc có triệu chứng của bệnh phế quản phế viêm 1.5. Tiên lượng - Đối với phiêm phế quản lớn thì tiên lượng tốt, nếu chữa kịp thời và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt thì sau 3 – 4 ngày điều trị thì gia súc có thể khỏi bệnh - Đối với viêm phế quản nhỏ thì mức độ bệnh nặng hơn, nếu điều trị không kịp thời gia súc có thể chết hoặc chuyển sang viêm mãn tính. 1.6. Chẩn đoán - Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh như: Gia súc ho nhiều, ho có cảm giác đau, chảy nước mũi nhiều, nước mũi có màu vàng hay xanh, nghe phổi thấy có âm ran. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều bệnh có triệu chứng như vậy do vậy cần chẩn đoán chính xác phân biệt với một số bệnh đường hô hấp khác của gia súc như: * Bệnh phế quản phế viêm: - Con vật sốt cao và sốt có quy luật ( Sốt lên xuống theo hình sin), gia súc bỏ ăn hoặc kém ăn, nghe phổi có âm ran * Bệnh phổi xuất huyết: 18
  19. - Bệnh phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có màu đỏ, ho ít, nghe phổi có âm ran * Bệnh phù phổi: - Bệnh cũng phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có lẫn bọt trắng, nghe phổi có âm ran 1.7. Điều trị * Hộ lý: - Giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ và thoáng khí, kín gió - Không cho gia súc ăn những thức ăn bột khô - Nên cho gia súc ăn những thức ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu hóa - Dùng dầu nóng xoa 2 bên ngực - Dùng dầu nóng xông mũi cho gia súc( Cho 4ml dầu nóng vào 1 lít nước sôi, sau đó cho vào chậu, để chậu cách mũi 1 mét, thời gian từ 30 – 50 phút) * Dùng thuốc điều trị: +) Dùng thuốc giảm ho và long đờm: C1: Chorua amon: - Đại gia súc: 8 – 10 g - Tiểu gia súc: 5 – 8 g - Lợn: 1 – 2g - Chó: 0,2 – 1g ( Hòa với nước sạch, cho uống ngày 1 lần) C2: - Chlorua amon: 80g - Natrichlorua: 60g - Bột rễ cây cam thảo: 100g ( Trộn đều, cho đại gia súc uống ngày 3 lần, mỗi lần từ 15 – 20g) C3: - Chloralhydrat: 8- 10g - Nước sạch: 100ml ( Cho đại gia súc uống ngày 1 lần) +) Nếu gia súc sốt cao ta dùng kháng sinh +) Trên thực tế lâm sàng người ta có thể dùng đơn thuốc sau: - Ichthyol 2%: 5ml - Cafein natribenzoat 20%: 10ml ( Trộn đều tiêm chậm vào tĩnh mạch cho đại gia súc ngày 1 lần. Tiêm 2 – 3 lần) +) Dùng thuốc trợ tim, trợ sức để nâng cao sức đề kháng như: Cafein natribenzoat, Vit B1, B – Complex, Vit C) 19
  20. 2.1.2. BỆNH XUNG HUYẾT VÀ PHÙ PHỔI: 2. a) Đặc điểm: - Bệnh có đặc điểm là ứ máu phổi dẫn đến sung huyết phổi làm cho mạch máu trong phổi giãn trong chứa nhiều tương dịch làm trở ngại quá trình trao đổi khí ở phổi. Có 2 thể sung huyết: - Sung huyết chủ động ( Sung huyết động mạch) - Sung huyết bị động ( Sung huyết tĩnh mạch) - Gia súc bị bệnh sung huyết phổi sinh ra hiện tượng phù phổi làm cản trở quá trình hô hấp của gia súc và gia súc thường bị chết do ngạt thở b) Nguyên nhân: * Sung huyết bị động: - Do thiểu năng tim ( hở, hẹp van tim, suy tim) - Do viêm thận gây thủy thũng toàn thân - Do bị các bệnh gây liệt cho gia súc làm cho gia súc nằm quá lâu - Do bội thực dạ cỏ hay chướng hơi dạ cỏ * Sung huyết chủ động: - Thường mắc bệnh khi gia súc làm việc quá sức - Do gia súc bị say nắng, cảm nóng - Do trúng độc một số hơi độc - Do một số vi trùng tác động vào * Phù phổi: - Trên cơ sở sung huyết phổi gây nên c) Cơ chế sinh bệnh: * Sung huyết bị động: - Tất cả các nguyên nhân bệnh đều làm cho tuần hoàn phổi bị ứ trệ, dịch tiết ra tràn vào các phế nang và các tổ chức liên kết của phế nang làm cho phế nang thường bị viêm nhẹ * Sung huyết chủ động: - Cũng tương tự như sung huyết bị động, nhưng nếu trong trường hợp do vi trùng tác động thì những huyết quản ở những chỗ bị đau to lên rất nhiều và tràn vào phế nang nên thường làm cho phổi bị xơ hóa. * Phù phổi: - Chủ yếu là tăng huyết áp tiểu tuần hoàn làm cho vách mạc quản bị phá vỡ làm cho phổi bị thủy thũng ( phù). Vì vậy trên thực tế ta thường thấy gia súc bị bệnh thở khó thậm chí chết do ngạt thở. d) Triệu chứng: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2