Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Phương pháp nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về phương pháp luận và cách tiến hành các nghiên cứu khoa học Điều dưỡng, hiểu và tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khác nhau hiện đang được sử dụng để thực hành nghiên cứu điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, biết cách nhận xét và đánh giá có hệ thống các báo cáo nghiên cứu và các tài liệu khoa học; học tập khả năng trình bày một nội dung nghiên cứu điều dưỡng một cách khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19 / QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục dích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học bắt buộc, đối với sinh viên hệ Cao đẳng trước thách làm thế nào để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Trên thực tế công việc đòi hỏi sự liên quan mật thiết giữa kiến thức cơ bản, môi trường làm việc cùng với tiến độ mới của y học. Những thay đổi về môi trường xã hội, những tiến bộ mới về sinh học và miễn dịch khiến cho Điều dưỡng phải luôn luôn cập nhật kiến thức mới trong chăm sóc người bệnh. Thực tế lâm sàng phong phú và đa dạng nhưng có thể thực sự rút ra kinh nghiệm từ thực tế, cần có nhứng nghiên cứu nghiêm chỉnh để giải quyết các nghiên cứu xuất phát từ chính công việc hằng ngày của Điều dưỡng. Mục tiêu của cuốn sách này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, xây dựng kỹ năng xử lý thông tin, các Điều dưỡng đã cảm nhận được niềm vui khi thực hiện nghiên cứu lâm sàng. Cuốn sách là thành quả quan trọng của các thành viên biên soạn, tập hợp các bài giảng trong chương trình học cùng với một số dữ liệu về đạo đức nghiên cứu Việt Nam. Nội dung môn học gồm các bài: Chương1. Đại cương về nghiên cứu khoa học Chương 2. Cách xác định vấn đề nghiên cứu điều dưỡng Chương 3. Mục tiêu nghiên cứu Chương 4. Biến số trong nghiên cứu Chương 5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 6. Cỡ mẫu, kỹ thuật chọn mẫu, thu thập dữ kiện Chương 7. Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học Chương 8. Xử lý dữ kiện, phân tích dữ kiện Chương 9. Kế hoạch thực hiện và kế hoạch 3N Chương 10. Cách viết báo cáo khoa học Chương 11. Cách tổng hợp và trình bày báo cáo thuyết trình Chương 12. Cách tìm tài liệu tham khảo và một số phần mềm hỗ trợ nghiên cứu khoa học Chúng tôi hy vọng giáo trình này sẽ là một tài liệu dạy học hữu ích có thể cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên trong ngành Điều dưỡng. Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên. Nguyễn Thị Lan 2. Nguyễn Thể Tần 3. Lê Chí Tựu 4. Vũ Văn Hưởng 2
- 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................2 MỤC LỤC........................................................................................................... 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ......................................................................................................................6 5. Chương trình chi tiết môn học...................................................................... 7 CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.....................11 CHƯƠNG 2. CÁCH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG ....................................................................................................................17 CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................28 1. Định nghĩa mục tiêu nghiên cứu ?...............................................................31 CHƯƠNG 4. BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU..........................................32 CHƯƠNG 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............37 CHƯƠNG 6. CỠ MẪU, KỸ THUẬT CHỌN MẪU, THU THẬP DỮ KIỆN ....................................................................................................................54 Có hai loại kỹ thuật chọn mẫu, chọn mẫu xác suất và chọn mẫu không xác suất. Với ....................................................................................................64 những kỹ thuật chọn mẫu xác suất, chúng ta biết được xác suất của mỗi một đối tượng trong dân số khi được chọn vào mẫu nghiên cứu là bao nhiêu. Do biết được xác suất được chọn của mỗi đối tượng nghiên cứu, độ tin cậy của những kết quả nghiên cứu có thể được đánh giá một cách khách quan dựa vào những lý thuyết xác suất. Với những kỹ thuật chọn mẫu không xác suất, mẫu được chọn thường dễ phạm vào những sai lệch, không có tính đại diện, và chúng ta không có cơ sở toán học để xác định độ tin cậy của kết quá nghiên cứu. Những kỹ thuật chọn mẫu xác suất sẽ được trình bày dưới đây........................... 64 CHƯƠNG 7. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC......78 CHƯƠNG 8. XỬ LÝ DỮ KIỆN, PHÂN TÍCH DỮ KIỆN........................... 84 CHƯƠNG 9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH 3N....................92 CHƯƠNG 10. CÁCH VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC..................................97 4
- CHƯƠNG 11. CÁCH TỔNG HỢP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH.....................................................................................................104 CHƯƠNG 12. CÁCH TÌM TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.....................................108 Nội dung chương 12 giới thiệu về cách tìm tài liệu tham khảo và một số phần mềm hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Nội dung bài cung cấp kiến thức nền tảng giúp người học tiếp tục các bài học tiếp theo...............108 2.2. Phần mềm SPSS.......................................................................................116 5
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2. Mã môn học: MH11 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất:Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về phương pháp luận và cách tiến hành các nghiên cứu khoa học Điều dưỡng, hiểu và tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khác nhau hiện đang được sử dụng để thực hành nghiên cứu điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, biết cách nhận xét và đánh giá có hệ thống các báo cáo nghiên cứu và các tài liệu khoa học; học tập khả năng trình bày một nội dung nghiên cứu điều dưỡng một cách khoa học. 3.3. Ý nghĩa và vai trò: Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu. Thông qua bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người được chủ động hơn và hình thành được những phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Một công trình nghiên cứu khoa học thành công sẽ cung cấp kết quả kết cứu nhằm mục đích ứng dụng vào lĩnh vực y tế, cải thiện tư duy chăm sóc, phát triển hệ thống y tế. 4. Mục tiêu môn học: 4.1 Về kiến thức A1. Trình bày được khái niệm cơ bản liên quan đến biến số, cỡ mẫu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp thống kê, kiểm định. A2. Phân biệt được các biến số, phương pháp thu thập, thống kê, kiểm định A3. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến kết quản nghiên cứu A4. Mô tả được các bước lập kế hoạch nghiên cứu, tiến hành thu thập số liệu, xử lý và viết báo cáo nghiên cứu khoa học. 4.2. Về kỹ năng B1. Chọn được một vấn đề nghiên cứu B2. Lập được kế hoạch cho vấn nghiên cứu đã chọn B3. Lập được kế hoạch thu thập và xử lý phân tích số liệu. B4. Viết được một báo cáo nghiên cứu đã chọn. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm C1. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc phát triển chuyên môn, nghề nghiệp. C2. Thể hiện được sự nghiêm túc, tính khoa học, chính xác khi tham gia học tập và thực hành nghiên cứu. C3. Tuân thủ nội quy, quy định nơi làm việc. 6
- 5. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) STT TÊN BÀI GIẢNG Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Đại cương về nghiên cứu khoa học 3 1 2 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1 1 3 Biến số trong nghiên cứu 3 2 1 4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2 1 1 Cách xác định vấn đề nghiên cứu Điều 5 2 1 1 dưỡng 6 Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học 3 2 1 7 Kế hoạch thực hiện và kế hoạch 3N 2 1 1 Cỡ Mẫu, kỹ thuật chọn mẫu, thu thập dữ 8 3 2 1 kiện 9 Cách viết báo cáo khoa học 3 1 2 10 Xử lý dữ kiện, phân tích dữ kiện 2 1 1 Cách tổng hợp và trình bày báo cáo thuyết 11 2 1 1 trình Cỡ Mẫu, kỹ thuật chọn mẫu, thu thập dữ 12 3 2 1 kiện 13 Cách viết báo cáo khoa học 3 1 2 TỔNG 30 15 15 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác chăm sóc trẻ tại cơ sở thực tập lâm sàng.. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. 7
- - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Thời điểm Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu Số đánh giá tổ chức kiểm tra ra đánh giá cột kiểm tra kiểm tra trắc nghiệm hoặc Viết/ tự luận , A1, A2, A3 Thường xuyên 1 Sau 14 giờ. Thuyết trình kiểm tra vấn C1 đáp trong giờ học kiểm tra trắc Viết/ nghiệm hoặc tự A2, A3, A4, Định kỳ luận , kiểm tra B1,B2,C2, 1 Sau 27 giờ Thuyết trình vấn đáp trong C3, C4 giờ học Trắc nghiệm trên máy tính (phần A1, A2, A3, A4 Kết thúc môn Viết mềm LMS B1, B2, B3, B4 1 Sau 30 giờ học học và thi C1 trực tuyến của trường) 8
- 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi áp dụng môn học: Cao đẳng Điều dưỡng chính quy 8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: 8.2.1. Đối với người dạy: thuyết trình phương pháp dạy học tích cưc, làm mẫu 8.2.2. Đối với người học: lắng nghe, ghi chép và phát biểu 9. Tài liệu tham khảo 1. Anoninyons. Health research methodology. A guide for training in research methods. Manila: WHO Regional office for the Western Pacific. 1992. 2. Anyuthya RSN. Research methodology. Bangkok: Faculty of Public Health, Mahidol University, 1991. 3. Daniel W.W. Biostastices: A foundation for analysis in the health sciences. Singapore: John Wiley and Són, 1987. 4. Hennekens, H.c. buring E.J. Epidemiology in Medicine. Little, Brown and Company. Boston. 1987. 5. Lemeshow S., Hosmer Jr.W.D., Klar J., et al. Adequacy of sample size in health student. John Wiley and Sons: 1993. 6. Nguyễn đỗ Nguyên. Thực hiên ăn kiên và kiểm soát cân nậng ở bệnh nhân người lớn cao huyết áp tại bệnh viện Nguyễ Tri Phương. Công trình nghiên cứu khoa học 1994-1995. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh:89-93. 7. Nguyễn Đỗ Nguyên. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyến dengue của các bà mẹ ở nội thành TP. Hồ Chí Minh. Y học TP. Hồ Chí Minh. 1999. 3(2): 119-124. 8. Nguyễn Thoàn, Nguyễn Đỗ Nguyên. Tình hình bệnh bú giáp đơn thuần của công nhân Công ty Cao su đồng phú năm 2011. Y học TP. Hồ Chí Minh. 2011. Phụ bản số 1. Tập 5:69-72. 9. Polgar S., Thomas A.S. Introdution to Research in the Health Sciences. Edinburgh: Churchill Livingstone, 1988:105-111. 9
- 10.Sanchez Jr E.S., Morelos S.I., Baltazar J.c. Research methods in Health and Medicine. Manila: PCHRD, 1989:1-158. 11. Wright E.P Short course on preparation of a research propisal. Hanoi and Hochiminh city, 1989:98 10
- CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 giới thiệu về đại cương nghiên cứu khoa học. Nội dung bài cung cấp kiến thức nền tảng giúp người học tiếp tục các bài học tiếp theo. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày được định nghĩa nghiên cứu khoa học - Liệt kê được các phương pháp nghiên cứu - Liệt kê được các phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu - Liệt kê được các bước của đề cương nghiên cứu khoa học. Về kỹ năng - Viết lại được bố cục của đề cương nghiên cứu khoa học Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu đối việc ứng dụng vào công tác phát triển kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh. - Thể hiện được nghiêm túc, chính xác Tuân thủ quy định về y đức trong nghiên cứu. - PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 11
- - Nội dung Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 01 cột (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận) NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Nghiên cứu là gì Nghiên cứu là một sự khảo sát, học lập có tính cách khoa học để khám phá kiến thức mới và trắc nghiệm kiến thức. Đó là một hệ thống gồm những bước có trình tự để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu khoa học là một công cụ cho sự phát triển của khoa học, bất kỳ là khoa học thuần túy hoặc ứng dụng. 2. Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa Nghiên cứu khoa học trong y khoa nhằm phát triển những kiến thức và kỹ thuật mới. Những kiến thức và kỹ thuật này sẽ được biến thành những kỹ năng, công cụ để cải thiện tay nghề, và sự cung cấp dịch vụ hầu đạt được sức khỏe tốt hơn cho người dân (Hình 1.1). Kiến thức Kỹ năng Cải thiện mới tay nghề NGHIÊN Sức khỏe CỨU KHOA Kỹ thuật Công cụ Cung cấp tốt hơn HỌC mới dịch vụ Hình 1.1. Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa [9] 12
- 3. Các loại nghiên cứu trong y khoa Có thể chia những nghiên cứu khoa học ra làm hai loại chính là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản tìm hiểu về vũ trụ, khảo sát sâu hơn về những luật cơ bản của tự nhiên. Nghiên cứu ứng dụng (hoặc định hướng) khám phá, ứng dụng những kiến thức cơ bản để giải quyết vấn đề. Những nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa có thể xếp vào ba loại chính sau đây. Nghiên cứu cơ bản dùng người khỏe hoặc vật thí nghiệm để tìm những hiểu biết tốt hơn về tự nhiên, về những hiện tượng bình thường trong cơ thể người. Đây là cơ sở cho những hoạt động hoặc ứng dụng trong tương lai. Nghiên cứu dịch tễ dùng những dân số, những nhóm người khỏe mạnh hoặc có bệnh để xác định những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của bệnh. Kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở để phát triển những biện pháp phòng chống. Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên người bệnh. Mục đích của những nghiên cứu này là tìm hiểu quá trình bệnh và tác đụng của những biện pháp điều trị kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở để phát triển những kỹ thuật, những phương pháp chẩn đoán và điều trị. Dù thuộc loại nào thì những chủ đề của các nghiên cứu y khoa cũng nằm trong ba lĩnh vực y sinh học, dịch vụ sức khỏe, và hành vi. Những nguyên tắc và phương pháp cơ bản của dịch tễ học được sử dụng chủ yếu trong những nghiên cứu dịch tễ và nghiên cứu lâm sàng. Trong khi đó, sự phân tích những dữ kiện của một nghiên cứu cần phải sử dụng những nguyên tắc và phương pháp sinh thống kê. Do đó, những kiến thức cơ bản về dịch tễ học và sinh thống kê là thật sự cần thiết cho tất cả những nhà nghiên cứu y khoa, với bất kỳ loại nghiên cứu nào. 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học Nghiên cứu cơ bản thuần túy thường khó thực hiện, vì nỏ nhằm tìm những cái chưa được biết. Khi đã có kiến thức sơ bộ về chủ đề thì quá trình thực hiện nghiên cứu sẽ dễ hơn. Mỗi một bước trong nghiên cứu khoa học cơ bản dựa vào những thành quả đi trước, và khi kiên thức tăng lên, người nghiên cứu có thể nhắm vào một hướng xác định để thực hiện những nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu ứng dụng dễ thực hiện hơn. Với loại nghiên cứu này, người nghiên cứu có thể hình thành trước những giải đáp tạm thôi cho vấn đề mình đang nghiên cứu, hoặc đoán trước được xác suất thành công. Phương pháp nghiên cứu khoa học thay đổi tùy theo loại nghiên cứu, tuy nhiên, chiến lược cơ bản và các bước tiến hành có những nguyên tắc chung. Tùy theo mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ có những chiến lược và những thiết kế nghiên cứu tương ứng. Do đó, điều quan trọng tiên quyết là khi muôn thực hiện một nghiên cứu, người nghiên cứu phải xác định thật cụ thể mục tiêu nghiên cứu, và căn cứ vào mục tiêu đó để biết được chiến lược và thiết kế nghiên cứu mà mình sẽ phải sử dụng. Những mục đích, chiến lược, và thiết kế nghiên cứu được trình bày dưới đây tập trung vào những nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe. 4.1. Ba mục đích nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe Hầu hết những nghiên cứu trong y khoa lập trung vào những bệnh tật (thí dụ thương hàn, sốt xuất huyết, bệnh mạch vành, ung thư. phổi, chấn thương tai nạn, v.v.), 13
- hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe (thí dụ, hút thuốc lá, mại dâm, ma túy, v.v.), hoặc sử dụng một dịch vụ sức khỏe (thí dụ, chăm sóc tiền sản, chủng ngừa, v.v.). Chúng ta gọi chung tất cả những lĩnh vực đó là những hiện tượng sức khỏe. Khi quan tam đến một hiện tượng sức khỏe, những nhân viên y tế phải trả lời theo thứ tự ba câu hỏi: 1) Hiện tượng sức khỏe đó phổ biến như thế nào, xảy ra đối với ai ở đâu và khi nào; 2) Những yếu tố nào góp phần xác định sự xuất hiện của một hiện tượng sức khỏe, hay nói đơn giản hơn, những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng sức khỏe đó; 3) Nếu can thiệp vào những nguyên nhân đó. Sức khỏe của người dân và cộng đồng có được cải thiện hay không, và mức độ cải thiện là bao nhiêu. Bản chất của câu hỏi thứ ba là câu hỏi thứ nhì. Ba câu hỏi nói trên thể hiện 3 mục đích chính của những nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, đó là: 1) Mô tả một hiện tượng sức khỏe; 2) Xác định những nguyên nhân (hay còn gọi là những yếu tố xác định) của một hiện tượng sức khỏe; 3) Đánh giá hiệu lực hoặc tác động của một biện pháp can thiệp sức khỏe. Bản chất của mục đích thứ ba là mục đích thứ nhì. Để trả lời những câu hỏi nói trên, hay nói một cách khác để đạt được mục đích nghiên cứu, cụ thể là nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, chúng ta có ba chiến lược cơ bản, mỗi chuyến lược tương ứng với một mục đích cụ thể kể trên. 4.2. Ba chiến lược cơ bản trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe Dưới đây là ba chiến lược cơ bản trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, tương ứng theo thứ tự của ba mục đích nghiên cứu. Để trả lời câu hỏi thứ nhất, người nghiên cứu sẽ sử dụng chiến lược mô tả những đặc tính của một hiện tượng sức khỏe, bằng cách quan sát cả dân số, hoặc một mẫu đại diện được chọn ra từ dân số. Nội dung chi tiết của sự mô tả này được gọi là sự phân bố. Sự phân bố của một hiện tượng sức khỏe không phải là một sự mô tả chung chung, mà là sự mô tả sự xuất hiện của hiện tượng đó theo những đặc tính cụ thể của đối tượng nghiên cứu, theo không gian và thời gian mà hiện tượng đó đã xảy ra. Một chiến lược phụ, hoặc có thể được xem là kết quả của một dân số xác định. Thí dụ, khi mô tả sự phân bố bệnh của một dân số, gồm hai nhóm người A và B, nếu tỉ suất hiện mắc ở A là cao hơn B và nếu A mang những thuộc tính khác với B, thì những thuộc tính chỉ có (hoặc có nhiều hơn) ở A mà không có (hoặc ít hơn) ở B có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh cho những người trong nhóm A. Một giả thuyết sẽ được hình thành về mối liên quan giữa những thuộc tính (được xem là nguyên nhân) chỉ có (hoặc có nhiều hơn) ở A và bệnh. Với câu hỏi thứ nhì, người nghiên cứu sẽ kiểm tra một giả thuyết bằng cách so sánh tần số của những yếu tố hoặc điều kiện trong các nhóm khác nhau, thí dụ so sánh tỉ lệ mắc bệnh trong hai nhóm có hoặc không có nguyên nhân, hoặc tỉ lệ nguyên nhân trong hai nhóm có hoặc không có bệnh. Để đánh giá một biện pháp can thiệp, thí dụ một phác đồ điều trị hoặc một chương trình giáo dục sức khỏe, người nghiên cứu cũng phải kiểm định một giả thuyết về sự khác biệt của hiệu lực can thiệp bằng cách so sánh tần số hiệu lực của phác đồ trong nhóm được can thiệp, và nhóm chứng (không được can thiệp). Đây là chiến lược nghiên cứu để trả lời câu hỏi thứ ba, và bản chất của chiến lược thứ ba là chiến lược thứ nhì. 14
- Những câu hỏi nghiên cứu về mọt hiện tượng sức khỏe, mục đích, chiến lược, và những loại thiết kế nghiên cứu tương ứng được tóm tắt trong bảng 1.1. Những thiết kế nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong chương 4. Bảng 1.1. Câu hỏi nghiên cứu, mục đích, chiến lược, và những thiết kế nghiên cứu tương ứng được sử dụng trong nghiên cứu tương ứng được sử dụng trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe. Câu hỏi nghiên Mục đích nghiên Chiến lược nghiên Thiết kế cứu cứu cứu nghiên cứu Hiện tượng sức Mô tả một hiện Mô tả sự phân bố Nghiên khỏe xảy ra đối tượng sức khỏe của một hiện tượng cứu mô tả với ai, ở đâu, khi Xác định mối liên sức khỏe nào? quan nhân quả So sánh tỉ suất hiện mắc giữa các nhóm để hình thành giả thuyết Những nguyên Xác định nguyên So sánh tần số của Nghiên nhân của hiện nhân của một hiện những yếu tố hoặc cứu phân tượng sức khỏe là tượng sức khỏe điều kiện trong các tích gì? nhóm khác nhau để kiểm định giả thuyết Can thiệp vào Đánh giá hiệu lực, So sánh tần số của Nghiên nguyên nhân cải tác động của một hiệu quả trong nhóm cứu can thiện được sức biên pháp can thiệp can thiệp và nhóm thiệp khỏe hay không? chứng để kiểm định giả thuyết TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nội dung bài gồm - Khái niệm - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Đề cương nghiên cứu khoa học. CÂU HỎI BÀI TẬP CHƯƠNG 1 1. Trình bày định nghĩa nghiên cứu Khoa học? 2. Nêu mục đích nghiên cứu khoa học? 3. Liệt kê các loại nghiên cứu khoa học? 15
- 16
- CHƯƠNG 2. CÁCH XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Nội dung chương 2 giới thiệu về cách xác định vấn đề nghiên cứu. Nội dung bài cung cấp kiến thức nền tảng giúp người học tiếp tục các bài học tiếp theo. MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày được các yếu tố giúp xác định vấn đề nghiên cứu - Liệt kê được các lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu điều dưỡng - Mô tả được các đặc điểm của vấn đè nghiên cứu điều dưỡng. Về kỹ năng - Xác định được vấn đề nghiên cứu đẳm bảo các tính cần thiết Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu đối việc ứng dụng vào công tác phát triển kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh. - Thể hiện được nghiêm túc, chính xác - Tuân thủ quy định về y đức trong nghiên cứu. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có 17
- KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 01 cột (hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận) NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Vấn đề nghiên cứu là gì Vấn đề nghiên cứu là câu hỏi phải trả lời, phải giải quyết. Nghiên cứu là một quá trình giải quyết vấn đề, do đó, tất cả mọi nghiên cứu đều bắt đầu với sự xác định một vấn đề nghiên cứu. Tong y học, những nghiên cứu khoa học thường nhắm vào những lĩnh vực sau đây. 1.1. Đặc tính của một sự kiện, một hiện tượng - Cấu tạo giải phẫu học - Nguyên tắc sinh lý học - Tiến trình sinh hóa - Hoạt động dược lý - Quá trình bệnh lý - Diễn biến lâm sàng - Tính chất bệnh trong cộng đồng 1.2. Mối liên quan giữa hai hoặc nhiều biến số hoặc sự kiện - Tiền chất và sản phẩm - Phơi nhiễm ( hoặc nguyên nhân ) và hậu quả - Sự can thiệp và hiệu quả Hiểu một cách cụ thể hơn thì một hiện tượng sức khỏe sẽ trở thành một vấn đề nghiên cứu khi còn tồn tại một khoảng cách giữa cái lý thuyết mà chúng ta mong đợi và cái thực tế mà chúng ta quan sát thấy. Thí dụ, chăm sóc tiền sản có tác động rất tốt đối với sức khỏe của người phụ nữ, và đặc biệt đối với thai nhi trong thời gian mang 18
- thai, thời kỳ xhu sinh, và những năm đầu sau sinh. Vì những lợi ích của nó, hiện nay chăm sóc tiền sản đã được đưa vào chương trình y tế quốc gia của Việt Nam, do đó, chúng ta nghĩ rằng tất cả những phụ nữ mang thai sẽ đi khám thai đầy đủ. Giả sử tại một huyện X, tỉ lệ chăm sóc tiền sản đầy đủ được báo cáo trong nhiều năm chỉ đạt trong khoảng 70 % - 75 %, thì chăm sóc tiền sản không đầy đủ có thể là một vấn đề cần nghiên cứu tại huyện X. 2. Vấn đề nghiên cứu đến từ đâu 2.1. Sự tình cờ: Những vấn đề nghiên cứu đến một cách tình cờ thường thấy trong thời kỳ phương pháp nghiên cứu còn kém phát tiển. Một sự kiện xảy ra đúng lúc, đúng chỗ, và đúng người sẽ trở thành một vấn đề nghiên cứu, thí dụ sự khám phá Penicillinc 2.2. Sự hiếu tri: Tình huống này thường xảy ra ở những người nghiên cứu không chuyên. Trong quá trình làm việc, sẽ có những vấn đề họ không giải quyết được, và đó sẽ là nguồn gốc của vấn đề nghiên cứu. 2.3. Sự phân tích nhu cầu và thực hành: Bằng sự phân tích cặn kẽ những vấn đề mà mình quan tâm, những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp sẽ thấy được những lổ hổng trong kiến thức, kỹ năng, v.v. và từ đó xác định được những vấn đề nghiên cứu 2.4. Xác định nhu cầu nghiên cứu có hệ thống và tổ chức: Được tiến hành bởi hội đồng chuyên viên trong những cơ quan hoặc viện nghiên cứu. Đây là mức độ cao nhất, thiết thực nhất để xác định vấn đề nghiên cứu, và những vấn đề nghiên cứu đó phải được xuất phát từ những thực tế của cơ quan, hoặc của những cộng đồng mà cơ quan phục vụ. Đó có thể là những bệnh có tỉ lệ nhập viện, chết hàng đầu; những kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị kiên quan; tổ chức và quản lý cung cấp các dịch vụ chăm sóc, v.v. Thí dụ dưới đây minh họa việc xét chọn ưu tiên một cách có hệ thống những chủ đề nghiên cứu, căn cứ vào số mắc và số chết. Theo những dữ kiện thống kê đã được báo cáo, những bệnh tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2002 là như sau. Bảng 3.1. Xu hướng bệnh tật và tử vong trên toàn quốc ( Đơn vị tính % ) Chương bệnh 1976 1986 1995 1998 1999 2002 Mắc/chết Mắc/chết Mắc/chết Mắc/chết Mắc/chết Mắc/chết Bệnh lây 5,50/53,06 59,20/52,10 46,40/46,93 46,70/35,40 37,02/34,01 27,16/18,20 Bệnh không lây 42,65/44,71 39,00/41,80 41,91/33,89 39,45/43,96 53,71/52,22 63,65/63,28 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - ĐH Y Huế
89 p | 2564 | 408
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sức khỏe công cộng (giáo trình sau đại học): Phần 1
104 p | 625 | 77
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sức khỏe công cộng (giáo trình sau đại học): Phần 2
128 p | 166 | 36
-
Giáo trình Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe
90 p | 75 | 9
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học - CĐ Y tế Hà Nội
73 p | 14 | 6
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
101 p | 14 | 5
-
Giáo trình Dịch tễ học (Chương trình: Trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
133 p | 18 | 4
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 2
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 3 | 1
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 4 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 1
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 3 | 1
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
108 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn