Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Phương pháp nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được được định nghĩa nghiên cứu khoa học; nắm được các phương pháp nghiên cứu khoa học; biết được mục đích nghiên cứu khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Phương pháp nghiên cứu khoa học gồm 30 tiết (15 lý thuyết; 15 thực hành): Là môn học bắt buộc, đối với sinh viên hệ Cao đẳng trước thách làm thế nào để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Trên thực tế công việc đòi hỏi sự liên quan mật thiết giữa kiến thức cơ bản, môi trường làm việc cùng với tiến độ mới của y học. Những thay đổi về môi trường xã hội, những tiến bộ mới về sinh học và miễn dịch khiến cho Điều dưỡng phải luôn luôn cập nhật kiến thức mới trong chăm sóc người bệnh. Thực tế lâm sàng phong phú và đa dạng nhưng có thể thực sự rút ra kinh nghiệm từ thực tế, cần có nhứng nghiên cứu nghiêm chỉnh để giải quyết các nghiên cứu xuất phát từ chính công việc hằng ngày của Điều dưỡng. Mục tiêu của cuốn sách này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, xây dựng kỹ năng xử lý thông tin, các Điều dưỡng đã cảm nhận được niềm vui khi thực hiện nghiên cứu lâm sàng. Cuốn sách là thành quả quan trọng của các thành viên biên soạn, tập hợp các bài giảng trong chương trình học cùng với một số dữ liệu về đạo đức nghiên cứu Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong nhà trường bộ môn sản phụ khoa biên soạn lại bài giảng xác với các mục tiêu và câu hỏi trắc nghiệm theo đúng tinh thần của chương trình Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1. Đại cương về nghiên cứu khoa học Chương 2: Mục tiêu nghiên cứu Chương 3: Biến số trong nghiên cứu Chương 4: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 5: Cách xác định vấn đề nghiên cứu Điều dưỡng Chương 6: Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học Chương 7: Kế hoạch thực hiện và kế hoạch 3N Chương 8: Cách tìm tài liệu tham khảo và một số Chương 9: Cỡ Mẫu, kỹ thuật chọn mẫu, thu thập dữ kiện Chương 10: Cách viết báo cáo khoa học Chương 11: Xử lý dữ kiện, phân tích dữ kiện Chương 12: Cách tổng hợp và trình bày báo cáo thuyết trình Chúng tôi hy vọng giáo trình này sẽ là một tài liệu dạy học hữu ích có thể cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên trong ngành Cà Mau, ngày 01 tháng 7 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thị Lan MỤC LỤC Trang 1. Bài 1. Đại cương về nghiên cứu khoa học 14 2. Bài 2. Mục tiêu nghiên cứu 20 3
- 3. Bài 3. Biến số trong nghiên cứu 24 4. Bài 4: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29 5. Bài 5. Cách xác định vấn đề nghiên cứu 45 6. Bài 6. Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học 56 7. Bài 7. Kế hoạch thực hiện và kế hoạch 3n 63 8. Bài 8: Cách tìm tài liệu tham khảo và một số phần mềm hỗ trợ nghiên cứu khoa học 67 9. Bài 9: Cỡ mẫu, kỹ thuật chọn mẫu, thu thập dữ kiện 79 10. Bài 10: Cách viết báo cáo khoa học 107 11. Bài 11: Xử lý dữ kiện, phân tích dữ kiện 114 12. Bài 12: Cách tổng hợp và trình bày báo cáo thuyết trình 122 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2. Mã môn học: MH11 3. Vị trí, tính chất của môn học 3.1. Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề Cao đẳng Hộ sinh vừa làm vừa học, được bố trí giảng dạy ở học kỳ 1 của năm học thứ ba theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Là môn học chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên kiến thức về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, trên cơ sở đó học sinh được trang bị kiến thức và kỹ năng giáo dục, truyền thông, tư vấn, cung cấp các phương tiện tránh thai cho khách hàng an toàn, hiệu quả nhằm nâng cao sức khoẻ sinh sản cho tất cả các lứa tuổi trong cộng đồng 3.3. Ý nghĩa và vai trò: Đào tạo người hộ sinh trình độ cao đẳng hệ liên thông có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức và kỹ năng nghề hộ sinh chuyên ngành để thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, thận trọng trong nghề nghiệp, tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ nữ. 4. Mục tiêu của môn học 4.1. Kiến thức A1. Trình bày được được định nghĩa nghiên cứu khoa học. A2. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu khoa học A3. Trình bày được mục đích nghiên cứu khoa học. 4.2. Kỹ năng B.1. Thực hiện được các loại nghiên Cứu khoa học PB2. Nhận biết được các loại nghiên Cứu khoa học B3. Biết được vì sao cần nghiên Cứu khoa học 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm C1. Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ bà mẹ và trẻ em. C2. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. C3. Học tập với tinh thần chủ động, tích cực, tạo lòng tin cho người bệnh 5. Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học TÊN BÀI SỐ GIỜ TT HỌC TS LT TH Kiểm tra Đại cương 2 2 0 về nghiên 1 0 cứu khoa học 5
- Mục tiêu 3 3 0 2 0 nghiên cứu Biến số 2 2 0 3 trong nghiên 1 cứu Đối tượng 3 3 0 và phương 4 0 pháp nghiên cứu Cách xác 3 3 0 định vấn đề 5 0 nghiên cứu Điều dưỡng Xây dựng đề 3 3 0 cương 6 0 nghiên cứu khoa học Kế hoạch 3 3 0 0 7 thực hiện và kế hoạch 3N Cách tìm tài 2 2 0 0 liệu tham 8 khảo và một số Cỡ Mẫu, kỹ 3 3 0 0 thuật chọn 9 mẫu, thu thập dữ kiện Cách viết 2 2 0 1 10 báo cáo khoa học Xử lý dữ 2 2 0 11 kiện, phân tích dữ kiện Cách tổng 2 2 0 hợp và trình 12 bày báo cáo thuyết trình Tổng số 30 30 15 02 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6
- 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Thời Phương Phương Hìnhthức Chuẩn đầu ra điểm pháp pháp tổ Số cột kiểm tra đánh giá kiểm tra đánh giá chức Thường Viết/ Tự luận/ Trắc A1, A2, A3 1 Sau 12 xuyên Thuyết nghiệm/ Báo cáo B1, B2, B3 giờ. trình C1, C2, C3 Định kỳ Viết/ Tựluận/ Trắc A3, B3, C3 2 Sau 24 giờ Thuyết nghiệm/ Báo cáo trình Kết thúc môn Viết Tự luận và trắc A1, A2, A3, 1 Sau 30giờ học nghiệm B1, B2, B3, 7
- C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo 1. Anoninyons. Health research methodology. A guide for training in research methods. Manila: WHO Regional office for the Western Pacific. 1992. 2. Anyuthya RSN. Research methodology. Bangkok: Faculty of Public Health, Mahidol University, 1991. 8
- 3. Daniel W.W. Biostastices: A foundation for analysis in the health sciences. Singapore: John Wiley and Són, 1987. 4. Hennekens, H.c. buring E.J. Epidemiology in Medicine. Little, Brown and Company. Boston. 1987. 5. Lemeshow S., Hosmer Jr.W.D., Klar J., et al. Adequacy of sample size in health student. John Wiley and Sons: 1993. 9. Polgar S., Thomas A.S. Introdution to Research in the Health Sciences. Edinburgh: Churchill Livingstone, 1988:105-111. 10.Sanchez Jr E.S., Morelos S.I., Baltazar J.c. Research methods in Health and Medicine. Manila: PCHRD, 1989:1-158. 11. Wright E.P Short course on preparation of a research propisal. Hanoi and Hochiminh city, 1989:98 CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Khoa học là một hệ thống tri thức về các qui luật của vật chất và sự vậnđộng của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.Có 2 loại trithức:Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiêntrong đời sống hàng ngày.Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy mộtcách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, nó được khái quát hóathành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày được được định nghĩa nghiên cứu khoa học. - Trình bày được mục đích nghiên cứu khoa học. Về kỹ năng - Nhận biết được các loại nghiên Cứu khoa học - Biết được vì sao cần nghiên Cứu khoa học Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 9
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. Phương pháp Điểm kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Nghiên cứu là gì Nghiên cứu là một sự khảo sát, học lập có tính cách khoa học để khám phá kiến thức mới và trắc nghiệm kiến thức. Đó là một hệ thống gồm những bước có trình tự để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu khoa học là một công cụ cho sự phát triển của khoa học, bất kỳ là khoa học thuần túy hoặc ứng dụng. 2. Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa Nghiên cứu khoa học trong y khoa nhằm phát triển những kiến thức và kỹ thuật mới. Những kiến thức và kỹ thuật này sẽ được biến thành những kỹ năng, công cụ để cải thiện tay nghề, và sự cung cấp dịch vụ hầu đạt được sức khỏe tốt hơn cho người dân (Hình 1.1). Kiến thức Kỹ năng Cải thiện mới tay nghề NGHIÊN Sức khỏe CỨU 10
- KHOA Kỹ thuật Công cụ Cung cấp tốt hơn HỌC mới dịch vụ Hình 1.1. Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa [9] 3. Các loại nghiên cứu trong y khoa Có thể chia những nghiên cứu khoa học ra làm hai loại chính là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản tìm hiểu về vũ trụ, khảo sát sâu hơn về những luật cơ bản của tự nhiên. Nghiên cứu ứng dụng (hoặc định hướng) khám phá, ứng dụng những kiến thức cơ bản để giải quyết vấn đề. Những nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa có thể xếp vào ba loại chính sau đây. Nghiên cứu cơ bản dùng người khỏe hoặc vật thí nghiệm để tìm những hiểu biết tốt hơn về tự nhiên, về những hiện tượng bình thường trong cơ thể người. Đây là cơ sở cho những hoạt động hoặc ứng dụng trong tương lai. Nghiên cứu dịch tễ dùng những dân số, những nhóm người khỏe mạnh hoặc có bệnh để xác định những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của bệnh. Kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở để phát triển những biện pháp phòng chống. Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên người bệnh. Mục đích của những nghiên cứu này là tìm hiểu quá trình bệnh và tác đụng của những biện pháp điều trị kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở để phát triển những kỹ thuật, những phương pháp chẩn đoán và điều trị. Dù thuộc loại nào thì những chủ đề của các nghiên cứu y khoa cũng nằm trong ba lĩnh vực y sinh học, dịch vụ sức khỏe, và hành vi. Những nguyên tắc và phương pháp cơ bản của dịch tễ học được sử dụng chủ yếu trong những nghiên cứu dịch tễ và nghiên cứu lâm sàng. Trong khi đó, sự phân tích những dữ kiện của một nghiên cứu cần phải sử dụng những nguyên tắc và phương pháp sinh thống kê. Do đó, những kiến thức cơ bản về dịch tễ học và sinh thống kê là thật sự cần thiết cho tất cả những nhà nghiên cứu y khoa, với bất kỳ loại nghiên cứu nào. 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học Nghiên cứu cơ bản thuần túy thường khó thực hiện, vì nỏ nhằm tìm những cái chưa được biết. Khi đã có kiến thức sơ bộ về chủ đề thì quá trình thực hiện nghiên cứu sẽ dễ hơn. Mỗi một bước trong nghiên cứu khoa học cơ bản dựa vào những thành quả đi trước, và khi kiên thức tăng lên, người nghiên cứu có thể nhắm vào một hướng xác định để thực hiện những nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu ứng dụng dễ thực hiện hơn. Với loại nghiên cứu này, người nghiên cứu có thể hình thành trước những giải đáp tạm thôi cho vấn đề mình đang nghiên cứu, hoặc đoán trước được xác suất thành công. Phương pháp nghiên cứu khoa học thay đổi tùy theo loại nghiên cứu, tuy nhiên, chiến lược cơ bản và các bước tiến hành có những nguyên tắc chung. Tùy theo mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ có những chiến lược và những thiết kế nghiên cứu tương ứng. Do đó, điều quan trọng tiên quyết là khi muôn thực hiện một nghiên cứu, người nghiên cứu phải xác định thật cụ thể mục tiêu nghiên cứu, và căn cứ vào mục tiêu đó để biết được chiến lược và thiết kế nghiên cứu mà mình sẽ phải sử dụng. Những mục đích, chiến lược, và thiết kế nghiên cứu được trình bày dưới đây tập trung vào những nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe. 4.1. Ba mục đích nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe Hầu hết những nghiên cứu trong y khoa lập trung vào những bệnh tật (thí dụ thương hàn, sốt xuất huyết, bệnh mạch vành, ung thư. phổi, chấn thương tai nạn, v.v.), hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe (thí dụ, hút thuốc lá, mại dâm, ma túy, v.v.), 11
- hoặc sử dụng một dịch vụ sức khỏe (thí dụ, chăm sóc tiền sản, chủng ngừa, v.v.). Chúng ta gọi chung tất cả những lĩnh vực đó là những hiện tượng sức khỏe. Khi quan tam đến một hiện tượng sức khỏe, những nhân viên y tế phải trả lời theo thứ tự ba câu hỏi: 1) Hiện tượng sức khỏe đó phổ biến như thế nào, xảy ra đối với ai ở đâu và khi nào; 2) Những yếu tố nào góp phần xác định sự xuất hiện của một hiện tượng sức khỏe, hay nói đơn giản hơn, những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng sức khỏe đó; 3) Nếu can thiệp vào những nguyên nhân đó. sức khỏe của người dân và cộng đồng có được cải thiện hay không, và mức độ cải thiện là bao nhiêu. Bản chất của câu hỏi thứ ba là câu hỏi thứ nhì. Ba câu hỏi nói trên thể hiện 3 mục đích chính của những nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, đó là: 1) Mô tả một hiện tượng sức khỏe; 2) Xác định những nguyên nhân (hay còn gọi là những yếu tố xác định) của một hiện tượng sức khỏe; 3) Đánh giá hiệu lực hoặc tác động của một biện pháp can thiệp sức khỏe. Bản chất của mục đích thứ ba là mục đích thứ nhì. Đê trả lời những câu hỏi nói trên, hay nói một cách khác để đạt được mục đích nghiên cứu, cụ thể là nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, chúng ta có ba chiến lược cơ bản, mỗi chuyến lược tương ứng với một mục đích cụ thể kể trên. 4.2. Ba chiến lược cơ bản trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe Dưới đây là ba chiến lược cơ bản trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe, tương ứng theo thứ tự của ba mục đích nghiên cứu. Để trả lời câu hỏi thứ nhất, người nghiên cứu sẽ sử dụng chiến lược mô tả những đặc tính của một hiện tượng sức khỏe, bằng cách quan sát cả dân số, hoặc một mẫu đại diện được chọn ra từ dân số. Nội dung chi tiết của sự mô tả này được gọi là sự phân bố. Sự phân bố của một hiện tượng sức khỏe không phải là một sự mô tả chung chung, mà là sự mô tả sự xuất hiện của hiện tượng đó theo những đặc tính cụ thể của đối tượng nghiên cứu, theo không gian và thời gian mà hiện tượng đó đã xảy ra. Một chiến lược phụ, hoặc có thể được xem là kết quả của một dân số xác định. Thí dụ, khi mô tả sự phân bố bệnh của một dân số, gồm hai nhóm người A và B, nếu tỉ suất hiện mắc ở A là cao hơn B và nếu A mang những thuộc tính khác với B, thì những thuộc tính chỉ có (hoặc có nhiều hơn) ở A mà không có (hoặc ít hơn) ở B có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh cho những người trong nhóm A. Một giả thuyết sẽ được hình thành về mối liên quan giữa những thuộc tính (được xem là nguyên nhân) chỉ có (hoặc có nhiều hơn) ở A và bệnh. Với câu hỏi thứ nhì, người nghiên cứu sẽ kiểm tra một giả thuyết bằng cách so sánh tần số của những yếu tố hoặc điều kiện trong các nhóm khác nhau, thí dụ so sánh tỉ lệ mắc bệnh trong hai nhóm có hoặc không có nguyên nhân, hoặc tỉ lệ nguyên nhân trong hai nhóm có hoặc không có bệnh. Để đánh giá một biện pháp can thiệp, thí dụ một phác đồ điều trị hoặc một chương trình giáo dục sức khỏe, người nghiên cứu cũng phải kiểm định một giả thuyết về sự khác biệt của hiệu lực can thiệp bằng cách so sánh tần số hiệu lực của phác đồ trong nhóm được can thiệp, và nhóm chứng (không được can thiệp). Đây là chiến lược nghiên cứu để trả lời câu hỏi thứ ba, và bản chất của chiến lược thứ ba là chiến lược thứ nhì. Những câu hỏi nghiên cứu về mọt hiện tượng sức khỏe, mục đích, chiến lược, và những loại thiết kế nghiên cứu tương ứng được tóm tắt trong bảng 1.1. Những thiết kế nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong chương 4. 12
- Bảng 1.1. Câu hỏi nghiên cứu, mục đích, chiến lược, và những thiết kế nghiên cứu tương ứng được sử dụng trong nghiên cứu tương ứng được sử dụng trong nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe. Câu hỏi nghiên Mục đích nghiên cứu Chiến lược nghiên cứu Thiết kế cứu nghiên cứu Hiện tượng sức Mô tả một hiện tượng Mô tả sự phân bố của một Nghiên khỏe xảy ra đối sức khỏe hiện tượng sức khỏe cứu mô với ai, ở đâu, khi Xác định mối liên quan So sánh tỉ suất hiện mắc giữa tả nào ? nhân quả các nhóm để hình thành giả thuyết Những nguyên Xác định nguyên nhân So sánh tần số của những yếu Nghiên nhân của hiện của một hiện tượng sức tố hoặc điều kiện trong các cứu phân tượng sức khỏe là khỏe nhóm khác nhau để kiểm định tích gì? giả thuyết Can thiệp vào Đánh giá hiệu lực, tác So sánh tần số của hiệu quả Nghiên nguyên nhân cải động của một biên pháp trong nhóm can thiệp và nhóm cứu can thiện được sức can thiệp chứng để kiểm định giả thuyết thiệp khỏe hay không? TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Nghiên cứu là gì? - Mục đích của nghiên cứu khoa học trong y khoa - Các loại nghiên cứu trong y khoa - Phương pháp nghiên cứu khoa học - Dàn bài của một đề cương nghiên cứu khoa học trong y khoa CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày định nghĩa nghiên cứu Khoa học? 2. Nêu mục đích nghiên cứu khoa học? 3. Liệt kê các loại nghiên cứu khoa học? 13
- CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới. MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày định nghĩa vấn đề nghiên cứu - Trình bày được mục đích và những nguyên tắc của hồi cứu y văn. Về kỹ năng Nêu rõ cần làm gì sau khi đã xác định vấn đề nghiên cứu. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Chủ động tích cực học tập, vận dụng kiến thức kỹ năng áp dụng thực tiển trên mô hình - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 Nội dung Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 14
- + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. Phương pháp Điểm kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Mục tiêu nghiên cứu là gì Mục tiêu là đích nhắm vào của một hành động. Trong nghiên cứu, mục tiêu là kết quả, là điều mà người nghiên cứu mong đạt được. Một cách ngắn gọn, mục tiêu là lời giải của vấn đề nghiên cứu, cái mà nó đạt được sẽ khẳng định hoặc không khẳng định một giả thuyết mà chúng ta đã đặt ra khi tiến hành nghiên cứu. 2. Sự quan trọng của mục tiêu trong nghiên cứu khoa học Trong một đề cương nghiên cứu khoa học, mục tiêu nghiên cứu là quan trọng hàng đầu. Vì mục tiêu định ra những điều mong đợi của một nghiên cứu, do đó, nó định hướng nghiên cứu, có nghĩa là quyết định những phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng. Mỗi một mục tiêu nghiên cứu định ra một chỉ tố cho những biến số được khảo sát trong nghiên cứu, và chính chỉ tố đó giúp người nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, những dữ kiện cần thu thập, và kế hoạch phân tích dữ kiện. 3. Cách viết mục tiêu 3.1. Mục tiêu tổng quát Đây là mục tiêu chung của nghiên cứu, và xác định những kết quả tổng hợp cuối cùng mà người nghiên cứu mong đợi. Mục tiêu tổng quát xuất phát từ vấn đề lớn, chung nhất của một nghiên cứu. Mục tiêu tỏng quát được viết như sau: Chuyển câu hỏi nghiên cứu chung sang một câu khẳng định bắt đầu bằng động từ “ xác định ” hoặc một động từ tương đương. Trở lại với đề tài nghiên cứu ‘ Thực hành sử dụng kháng sinh ở những bà mẹ có con dưới năm tuổi tại quận X., thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 ’, với câu hỏi nghiên cứu ‘ tại quận X., thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004, tỉ lệ các bà mẹ sử dụng kháng sinh cho con dưới năm tuổi khi chúng có bệnh là bao nhiêu, và có mỗi liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh với loại dịch vụ y tế lựa chọn đầu tiên theo những triệu chứng bệnh của con, cảm nhận của bà mẹ về mức độ trầm trọng của triệu chứng, và kiến thức về kháng sinh của bà mẹ hay không?’, mục tiêu tổng quát sẽ được viết như sau: Xác định tỉ lệ các bà mẹ sử dụng kháng sinh cho con dưới năm tuổi khi chúng có bệnh, và mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh với loại dịch vụ y tế lựa chọn đầu tiên theo những triệu chứng bệnh của con, cảm nhận của bà mẹ về mức độ trầm trọng của triệu chứng, và kiến thức về kháng sinh của bà mẹ. Hai chỉ tố được xác định cụ thể trong mục tiêu tổng quát này là tỉ lệ và mối liên quan. Những biến số chính của nghiên cứu này là sử dụng kháng sinh ( hay là bà mẹ sử dụng kháng sinh ), loại dịch vụ y tế chọn lựa đầu tiên, triệu chứng bệnh của con, cảm nhận của bà mẹ về mức độ trầm trọng cảu triệu chứng, và kiến thức về kháng sinh của bà mẹ. Chúng ta hay đọc lại quá trình phân tích vấn đề ở mục 2.4, và đối chiếu với mục tiêu tổng quát vừa viết để xem mục tiêu tổng quát có thể hiện được những kết quả tổng hợp cuối cùng mà người nghiên cứu mong đợi. 15
- 3.2. Mục tiêu cụ thể Những mục tiêu cụ thể nói lên từng kết quả cụ thể mà nghiên cứu mong đợi. Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, chúng ta đã phân tích vấn đề chung thành nhiều vấn đề nhỏ, và những vấn đề nhỏ là cơ sở để hình thành những mục tiêu cụ thể. Cách viết mục tiêu cụ thể giống như cách viết mục tiêu tổng quát, tức là chuyển những câu hỏi nghiên cứu của những vấn đề nhỏ sang câu khẳng định, bắt đầu bằng động từ hành động thí dụ ‘xác định’ hoặc một động từ tương đương. Với những câu hỏi của những vấn đề nhỏ trong đề tài thí dụ, những mục tiêu cụ thể được viết như sau: 1. Xác định tỉ lệ các bà mẹ sử dụng kháng sinh cho con dưới năm tuổi khi chúng mắc bệnh. 2. Xác định tỉ lệ những tình huống mà bà mẹ sử dụng kháng sinh khi con có bệnh 3. Xác định mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh của các bà mẹ và dịch vụ y tế chọn lựa đầu tiên; theo những triệu chứng bệnh của con, cảm nhận của bà mẹ về mức độ trầm trọng của triệu chứng, và kiến thức của bà mẹ về kháng sinh. Những tiêu chí cần thiết cho mục tiêu cụ thể là: : 1. Cụ thể: Mỗi một mục tiêu cụ thể phải xác định rõ những biển số hoặc những chỉ tố của những sự kiện được quan sát, đo lường, hoặc kiểm soát. 2. Đo lường được: Những biển số, chỉ tố trong mục tiêu cụ thể phải được diễn tả bằng những từ đo lường được, và kết quả của mục tiêu cụ thể là những dạng định lượng. 3. Đủ: Sự đạt được những mục tiêu cụ thể, gồm chung lại, sẽ giúp người nghiên cứu đạt được mục tiêu tổng quát. 4. Lô-gíc: Những mục tiêu cụ thể nên được liệt kê theo một trình tự để giúp giải quyết từng phần của vấn đề nghiên cứu. Chúng ta hãy đọc lại những vấn đề nhỏ đã được xác định trong quá trình phân tích vấn đề ở mục 2.4., và đối chiếu với những mục tiêu cụ thể vừa viết để xem chúng có thỏa được bốn tiêu chí nêu trên hay không, TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Mục tiêu nghiên cứu là gì? - Sự quan trọng của mục tiêu trong nghiên cứu khoa học - Cách viết mục tiêu CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Định nghĩa mục tiêu nghiên cứu ? 2. Trình bày cách viết mục tiêu ? 3. Hãy nêu sự quan trọng của mục tiêu trong nghiên cứu khoa học ? CHƯƠNG 3. BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3 Biến số là những hiện tượng, hoặc đặc tính, thay đổi từ người này sang người khác, hoặc thay đổi trên một người ở những thời điểm khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân loại biến số. 16
- MỤC TIÊU CHƯƠNG 3 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng Về kiến thức - Trình bày được Định nghĩa mục tiêu nghiên cứu. - Trình bày được sự quan trọng của mục tiêu trong nghiên cứu khoa học Về kỹ năng Biết được cách viết mục tiêu. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 3 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 3 Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 3 Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. Phương pháp 17
- Điểm kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 3 1. Biến số Như đã nói trên, mục tiêu nghiên cứu là quan trọng vì nó xác định được những biến số cần phải khảo sát trong nghiên cứu. Do đó, khi viết mục tiêu, cần xác định rõ biến số và khi nhìn vào một mục tiêu nghiên cứu, cần xác định rõ bản chất của biến số. Chính bản chất của một biến số cho chúng ta biết được nó sẽ được thể hiện với một chỉ tố nào, để từ đó lựa chọn được những phương pháp nghiên cứu phù hợp. Biến số là những hiện tượng, hoặc đặc tính, thay đổi từ người này sang người khác, hoặc thay đổi trên một người ở những thời điểm khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân loại biến số. 1.1. Biến số cố định tính – Biến số định lượng Biến số định tính là một số biến số mà những giá trị của nó không thể diễn tả được bằng biến số định tính là một biến số mà những giá trị của nó không thể diễn tả được bằng số, mà chỉ bằng cách phân loại. Thí dụ, giới tính là một số định tính có 2 giá trị là nam và nữ. Biến số định lượng là một biến số có những giá trị diễn tả được bằng số. Thí dụ, chiều cao là một biến số định lượng, có thể có những giá trị như 1m, 1,50m, 1,55m, v.v. Một biến số định lượng có thể là một biến số liên tục hoặc không liên tục. 1.2. Biến số liên tục – Biến số không liên tục Tính chất liên tục của một biến số và chỉ tố tương ứng với biến số đó là rất quan trọng để xác định những phương pháp phù hợp cho một vấn đề nghiên cứu. Biến số liên tục là để xác định những giá trị của nó có thể là số nguyên hoặc phân số. Giữa hai giá trị của một biến số liên tục, có mọi giá trị đi liền nhau. Thí dụ, chiều cao là một biến số liên tục, với những giá trị 1m, 2m, 3m, v.v. Giữa hai giá trị 1m và 2m, có mọi giá trị đi liền nhau, thí dụ như 1,1m, 1,2m,….1,9m, v.v. Một chỉ tố để thể hiện những biến số liên tục là số trung bình. Biến số không liên tục là một biến số chỉ có giá trị là những số nguyên. Số trẻ con trong gia đình là một biến số liên tục có những giá trị là 1, 2, 3, v.v.; nhưng không thể có giá trị 1,3;2,5. Một chỉ tố để thể hiện những biến số không liên tục là tỉ lệ. Trong những chương tiếp theo, người đọc có thể thấy rằng những phương pháp nghiên cứu có thể được chia làm hai nhóm chính, một nhóm dành cho những kết quả đầu ra là số trung bình (biến số nghiên cứu là biến số liên tục), và nhóm còn lại dành cho những kết quả đầu ra là tỉ lệ (biến số nghiên cứu là biến số không liên tụ) 1.3. Biến số độc lập – Biến số phụ thuộc Biến số độc lập là một giá trị của nó sẽ quyết định một giá trị của một biến số khác, và biến số mà giá trị của nó chịu ảnh hưởng của biến số độc lập được gọi là biến số phụ thuộc. Tong đề tài nghiên cứu thí dụ của chúng ta, dịch vụ y tế lựa chọn đầu tiên là một số biến độc lập, với hai giá trị phòng khám có bác sĩ, và điểm bán thuốc lẽ. Biến số sử dụng kháng sinh là một biến số phụ thuộc, với hai giá trị là phòng khám có bác sĩ và điểm bán thuốc lẻ. Tùy theo biến số dịch vụ y tế lựa chọn đầu tiên là phòng khám có bác sĩ hoặc một điểm bán thuốc lẻ mà biến số sử dụng kháng sinh sẽ có giá trị tương ứng là không (lạm dụng) hoặc có (lạm dụng). Hai biến số độc lập và phụ thuộc được kết hợp với nhau trong một mối liên quan nhân quả được giả định trước, và trong mối liên quan đó, biến số độc lập là 18
- nguyên nhân, và biến số phụ thuộc là hậu quả. Cần nhớ là hai biến số chỉ có thể được gọi là độc lập và phụ thuộc trong mối liên quan cụ thể, một biến số độc lập trong một mối liên quan này có thể là phụ thuộc trong một mối liên quan với một biến số khác. 1.4. Biến số gây nhiễu Có những biến số không thuộc trọng tâm nghiên cứu, nhưng vì chúng ảnh hưởng trên cả hai biến số độc lập và phụ thuộc trong một mối liên quan nên có thể làm sai lệch mức độ liên quan. Những biến số này cần phải đưa vào nghiên cứu, và tạo thành một nhóm được gọi là những biến số bên ngoài. Trong quá trình phân tích dữ kiện, người nghiên cứu sẽ kiểm soát những biến số này để loại tác động của chúng trong một mối liên quan. Một trong những tác động của biến số bên ngoài là hiện tượng gây nhiễu, và biến số gây ra tác động này được gọi là biến số gây nhiễu. Thí dụ, trong mối liên quan giữa ‘hoạt động thể lực’ và ‘nhồi máu cơ tim', một biến số có thể ảnh hưởng đến mối liên quan nay là tuổi. Người hoạt đông thể lực nhiều thường là người trẻ tuổi hơn những người ít hoạt động thể lực. Hơn nữa, không kể đến vấn đề hoạt động thể lực nguời trẻ có nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp hơn người già. Do đó, nhóm những người hoạt động thể lực có nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp, không hẳn do tác dụng của hoạt động thể lực mà do nhóm có nhiều người trẻ tuổi hơn nhóm những người ít hoạt động thể lực. Tuổi là một yếu tố gây nhiễu, và có tác dụng tăng mức độ liên quan giữa ‘hoạt động thể lực’và ‘nhồi máu cơ tim’[ 4 ]. Độc giả có thể tìm đọc những khái niệm về hiện tượng gây nhiều trong nhưng sách giáo khoa về dịch tễ học. Trong nghiên cứu thí dụ của chúng ta, ba biến số được xếp vào nhóm biến số bên ngoài và có khả năng gây nhiễu là những triệu chứng bệnh của con, cảm nhân của bà mẹ về mức độ trầm trọng của triệu chứng, và kiến thức về kháng sinh của bà mẹ. Biến sô phải được định nghĩa dưới dạng những từ hành động, đo lường được ,không định nghĩa theo tự điển, hoặc theo những cảm nghĩ thông thường. Định nghĩa biến số sẽ được trình bày chi tiết trong chương 6. 1.5. Dàn ý Dàn ý là một mạng lưới liên hệ giữa những biến số trong một nghiên cứu. Đây là một hình ảnh minh họa tóm tắt nhưng rất cụ thể của một đề cương nghiên cứu. Khi nhìn vào dàn ý chúng ta thấy được: 1. Những mục tiêu và giả thuyết của nghiên cứu 2. Những biến số và mối liên quan giữa chúng 3. Kế hoạch phân tích dữ kiện. Dàn ý của đề tài nghiên cứu thí dụ được trình bày trong hình 5.1. Độc giả có thể nhìn vào dàn ý này để liệt kê và xếp nhóm những biến số được khảo sát, xác định những mục tiêu nghiên cứu và hình thành giả thuyết nghiên cứu. Khi đọc đến chương 8, độc giả có thể đối chiếu lại với dàn ý để thấy kế hoạch phân tích dữ kiện được thể hiện trong dàn ý. 19
- TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: Biến số cố định tính – Biến số định lượng Biến số liên tục – Biến số không liên tục Biến số độc lập – Biến số phụ thuộc Biến số gây nhiễu CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày được các loại biến số trong nghiên cứu ? 2. Nhận biết được các biến số trong nghiên cứu ? 3. Trình bày biến số phụ thuộc và biến số độc lập ? CHƯƠNG 4: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU CHƯƠNG 4 Thiết kế nghiên cứu là một kế hoạch bao gồm những hoạt động theo một trình tự để giải quyết vấn đề. Nó là một kế hoạch mô tả chi tiết nhũng bước cơ bản để xác định đối tượng nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ kiện, phân tích dữ kiện, và lý giải những kết quả nhằm mô tả về bệnh trạng, hoặc suy diễn về nguyên nhân của bệnh, hoặc kết luận về hiệu lực của một biện pháp can thiệp sức khỏe. Thiết kế nghiên cứu không chỉ đơn giản là một phương pháp thu thập dữ kiện, mà đúng hơn là một chiến lược, qua đó câu hỏi nghiên cứu sẽ được giải đáp. MỤC TIÊU CHƯƠNG 4 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày được các loại biến số trong nghiên cứu. - Trình bày đúng các bước trong một thiết kế nghiên cứu Về kỹ năng Nhận biết được các biến số trong nghiên cứu. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - ĐH Y Huế
89 p | 2564 | 408
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sức khỏe công cộng (giáo trình sau đại học): Phần 1
104 p | 625 | 77
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sức khỏe công cộng (giáo trình sau đại học): Phần 2
128 p | 166 | 36
-
Giáo trình Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe
90 p | 75 | 9
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học - CĐ Y tế Hà Nội
73 p | 14 | 6
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
101 p | 14 | 5
-
Giáo trình Dịch tễ học (Chương trình: Trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
133 p | 18 | 4
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 2
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 3 | 1
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 4 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 1
-
Giáo trình Nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 3 | 1
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
121 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn