intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phương pháp thí nghiệm (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phương pháp thí nghiệm (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Một sổ khái niệm chung về thống kê; Các tham số và đặc trưng thống kê; Nguyên tắc thí nghiệm; Bố trí thí nghiệm; Cách viết báo cáo và điều tra bảng hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phương pháp thí nghiệm (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk

  1. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẮK LẮK TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM NGHỀ: CHĂN NUÔI – THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:140 /QĐ-TCTS ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Trường Sơn Đắk Lắk, năm 2022
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. ii
  3. LỜI GIỚI THIỆU “Đừng hỏi tôi đã học những kiến thức cụ thể gì, hãy hỏi tôi phương pháp tiếp cận nào mà tôi đã học được” (Le, 2006). Điều này hàm ý rằng phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Có được phương pháp nghiên cứu hợp lý sẽ giúp cho nhà nghiên cứu trả lời được câu hỏi nghiên cứu một cách chính xác và hiệu quả nhất. Phương pháp nghiên cứu chính là công cụ biến câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu thành kết luận. Sau một thời gian học tập và giảng dạy về lĩnh vực phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi và thú y, tôi đã mạnh dạn biên soạn giáo trình này để giúp cho các nhà nghiên cứu, các học viên cao học và sinh viên đại học chuyên ngành chăn nuôi và thú y có thể tham khảo. Để có thể tiếp thu nội dung của giáo trình này, người đọc cần có một số kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê. Cuốn giáo trình này được biên soạn dựa trên nguyên tắc cốt lõi là giúp cho người đọc hiểu bản chất của vấn đề hơn là các bước cụ thể để tính toán các tham số thống kê hay diễn dịch thống kê. Giáo trình này gồm có 5 chương. Chương 1. Một sổ khái niệm chung về thống kê Chương 2: Các tham số và đặc trưng thống kê Chương 3: Nguyên tắc thí nghiệm Chương 4: Bố trí thí nghiệm Chương 5: Cách viết báo cáo và điều tra bảng hỏi Đắk Lắk, ngày 02 tháng 8 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Phạm Thị Thu Hà - Chủ biên iii
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv Tên mô đun: PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............................................................1 Chương 1: Một số khái niệm chung về thống kê ............................................................3 1. Một số khái niệm .........................................................................................................3 1.1. Biến ...........................................................................................................................3 1.2. Tham số ....................................................................................................................3 1.3. Thống kê mô tả và thống kê suy diễn .......................................................................3 1.4. Quần thể và mẫu .......................................................................................................4 1.5. Vật liệu thí nghiệm và đơn vị thí nghiệm .................................................................4 1.6. Nhân tố thí nghiệm và nghiệm thức .........................................................................4 1.7. Lặp lại và nhắc lại .....................................................................................................4 1.8. Đối chứng .................................................................................................................5 1.9. Quy tắc 3R trong thiết kế thí nghiệm .......................................................................5 1.10. Khối và tạo khối .....................................................................................................5 1.11. Sai số thí nghiệm ....................................................................................................5 1.12. Phân loại nghiên cứu ..............................................................................................5 2. Bảng phân bố tần số ....................................................................................................5 2.1 Định nghĩa tần số là gì? .............................................................................................5 2.2 Ưu điểm sử dụng tần số và tần suất ...........................................................................6 2.3 Tìm hiểu bảng phân bố tần số và tần suất .................................................................6 2.4 Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp .................................................................6 2.4 Biểu đồ phân bổ tần số ..............................................................................................7 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................9 Chương 2: Các tham số đặc trưng thống kê ..................................................................11 1. Các giá trị trung tâm và số trung bình .......................................................................11 1.1. Trung bình cộng .....................................................................................................11 1.2. Trung bình nhân .....................................................................................................11 1.4. Yếu số .....................................................................................................................12 2. Độ lệch chuẩn và các giá trị phân tán khác ...............................................................13 2.3. Phương sai ..............................................................................................................14 2.4. Độ lệch chuẩn .........................................................................................................14 2.5. Hệ số biến dị ...........................................................................................................15 2.6. Sai số của số trung bình ..........................................................................................15 iv
  5. Chương 3: Nguyên tắc thí nghiệm ................................................................................18 1. Một số khái niệm .......................................................................................................18 2. Các bước tiến hành một số thí nghiệm ......................................................................18 3. Bố trí động vật vào các nghiệm thức .........................................................................19 3.1. Sự cần thiết của bố trí ngẫu nhiên ..........................................................................19 3.2. Các phương pháp phân chia ngẫu nhiên .................................................................20 4. Dung lượng mẫu cần thiết .........................................................................................21 4.1. Đối với trường hợp ước tính một giá trị trung bình ...............................................22 4.2. Đối với trường hợp ước tính một tỷ lệ: ..................................................................23 Chương 4: Bố trí thí nghiệm..........................................................................................24 1. Thí nghiệm 1 yếu tố ...................................................................................................24 1.1 Thiết kế thí nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn ..............................................................24 1.2. Thiết kế thí nghiệm ngẫu nhiên theo khối đầy đủ ..................................................29 1.3 Bố trí thí nghiệm theo hình vuông La tinh ..............................................................34 2. Thí nghiệm nhiều yếu tố ............................................................................................36 2.1 Cơ sở của phân tích phương sai hai nhân tố ............................................................36 Chương 5: Cách viết báo cáo và điều tra bảng hỏi .......................................................40 1. Bố cục của một cuốn báo cáo tốt nghiệp ...................................................................40 2. Điều tra bằng bản hỏi ................................................................................................42 2.1. Khái niệm ...............................................................................................................42 2.2. Vị trí của nghiên cứu điều tra bằng bản hỏi trong hệ thống các nghiên cứu ..........42 2.3. Các bước trong tiến hành nghiên cứu điều tra bằng bản hỏi ..................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49 v
  6. Tên mô đun: PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Mã mô đun: MH21 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài lập: 0 giờ; Kiềm tra 2 giờ) I. Vị trí, tính chất môn học: - Vị trí: Phương pháp thí nghiệm lả môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, được bổ trí giảng dạy ở học kỳ 4. sau khi học xong các môn học cơ sở và môn học chuyên môn nghề trong chương trinh dào tạo. - Tính chất: Môn học giới thiệu những nội dung cơ bản về thống kê. cách bổ trí thí nghiệm và viết báo cáo tốt nghiệp. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: trình bày được cách bố trí một thí nghiệm, thu thập, xử lý số liệu và biết cách viết một báo cáo khoa học. - Về kỹ năng : Bố trí được một thí nghiệm và viết được báo cáo tốt nghiệp. - Về năng lực tự chủ vả trách nhiệm: Rèn luyện đức tính cẩn cù cấn thận, chính xác. khoa học, thực tiễn. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tồng quát và phân bổ thời gian: Thơi gian (giờ) Số TT Tên các chương, mục Tổng Lý Thực hành, thí Kiềm nghiệm, thảo Số thuyết luận, bài tập tra 1 Chương 1. Một sổ khái niệm chung về 4 4 thống kê 1. Một số khái niệm 2. Bảng phân bố tần số 3. Biểu đồ phân bổ tần số 2 Chương 2: Các tham số và đặc trưng 5 5 thống kê 1. Các giá trị trung tâm và số trung bình 2. Độ lệch chuẩn và các giá trị phân tán khác
  7. Thơi gian (giờ) Số TT Tên các chương, mục Tổng Lý Thực hành, thí Kiềm nghiệm, thảo Số thuyết luận, bài tập tra 3 Chương 3: Nguyên tắc thí nghiệm 3 3 1. Một số khái niệm 2. Các bước tiến hành một số thí nghiệm 4 Chương 4: Bố trí thí nghiệm 17 15 2 1. Thí nghiệm 1 số yếu tố 2. Thí nghiệm nhiều yếu tố 5 Chương 5: Cách viết báo cáo và điều tra 2 2 bảng hỏi 1. Điều tra cơ bản 2. Báo cáo chuyên đề 3. Các phần phụ 4. Cách viết đề cương 5. Một số quy định Cộng 30 28 2 2. Nội dung chi tiết 2
  8. Chương 1: Một số khái niệm chung về thống kê Giới thiệu: Chương 1 giới thiệu cho người học những khái niệm cơ bản và chung nhất về thống kê, từ đó người học có thể nắm bắt được các khái niệm để phục vụ cho việc tiếp cận các chương sau này Mục tiêu: - Trình bày được mốt số khái niệm về thống kê. - Biễu diễn được số liệu bằng bảng phân phố tần số và biểu đồ. Nội dung: 1. Một số khái niệm 1.1. Biến Biến (variable) là đặc tính của các cá thể, đối tượng nghiên cứu hoặc các sự kiện mà chúng có thể nhận các giá trị khác nhau. Ví dụ các biến có thể là chiều dài thân chéo của bò (cm), vòng ngực của bò (cm), tăng trọng hàng ngày của lợn (g/ngày), giới tính của gia cầm (trống/mái). Giá trị của biến có thể thay đổi từ cá thể (có thể khái quát hóa là đơn vị thí nghiệm) này sang cá thể khác. 1.2. Tham số Tham số còn được gọi là tham biến hay thông số. Tham số đo lường các giá trị của quần thể một cách định lượng (cân, đo) Thống kê được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật và tiến trình phân tích các số liệu, diễn dịch số liệu, biểu diễn số liệu và đưa ra các quyết định về các kết quả phân tích số liệu. Theo nghĩa này thuật ngữ thống kê có nghĩa là môn học thống kê. Thuật ngữ thống kê còn được hiểu theo một nghĩa khác đó là các giá trị đo lường bằng các con số mà các giá trị này được tính từ mẫu. Theo nghĩa này, thống kê được dùng để ước tính các tham số. 1.3. Thống kê mô tả và thống kê suy diễn -Thống kê mô tả (descriptive statistics) được sử dụng để tóm tắt một tập hợp số liệu theo một cách rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ một nghiên cứu tiến hành theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái Landrace trên 3000 lứa đẻ, để cung cấp thông tin về khả năng sinh sản của lợn nái Landrace không thể trình bày kết quả của cả 3000 lứa đẻ một cách riêng lẻ mà chỉ trình bày các thống kê đại diện cho các lứa đẻ nghiên cứu. Có hai hướng tiếp cận cơ bản trong thống kê mô tả: (i) tính các giá trị thống kê như trung bình, trung vị, yếu số, phương sai, độ lệch chuẩn...; (ii) xây dựng các biểu đồ như biểu đồ cành và lá hay biểu đồ hộp - Thống kê suy diễn (Inferential statistics) được sử dụng để suy diễn kết quả ở quần thể từ các kết quả ở mẫu. 3
  9. Ví dụ: một nhóm nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung hoặc không bổ sung β - glucan vào khẩu phần ăn của lợn con sau cai sữa cho thấy tăng trọng của lợn ở nghiệm thức có bổ sung là 400 g/ngày và đối chứng là 350g/ngày. Câu hỏi đặt ra là liệu sự khác nhau đó là thực sự do ảnh hưởng của bổ sung β - glucan hay là do ngẫu nhiên 1.4. Quần thể và mẫu Quần thể là tập hợp toàn bộ các đối tượng, quan trắc quan tâm có đặc điểm chung nào đó, ví dụ cùng giống, cùng giới tính, cùng vùng địa lý Ví dụ quần thể lợn nái Móng Cái ở Thừa Thiên Huế. Phân bố của quần thể có thể được mô tả thông qua các tham số như trung bình và độ lệch chuẩn. Các tham số đó được ước tính từ các thống kê mẫu. Mẫu là một phần của quần thể mà chúng ta quan tâm. 1.5. Vật liệu thí nghiệm và đơn vị thí nghiệm Vật liệu thí nghiệm là nguyên liệu để tiến hành thí nghiệm. Đơn vị thí nghiệm là (i) tập hợp nhỏ nhất của vật liệu thí nghiệm, (ii) chịu tác động của yếu tố thí nghiệm và (iii) có thể độc lập với các đơn vị thí nghiệm khác Đơn vị thí nghiệm phải mang tính đại diện cho quần thể mà ta cần nghiên cứu. Đơn vị thí nghiệm càng đồng nhất thì sai sót thí nghiệm sẽ càng nhỏ và độ chính xác của thí nghiệm càng lớn 1.6. Nhân tố thí nghiệm và nghiệm thức Nhân tố thí nghiệm còn gọi là yếu tố thí nghiệm, là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các giá trị quan trắc. Nhân tố thí nghiệm là do người nghiên cứu quyết định. Có thể xem nhân tố thí nghiệm như là biến độc lập. Trong một thí nghiệm có thể có một hoặc nhiều hơn một nhân tố. Nhân tố nghiên cứu gồm có các mức của nhân tố. Các mức của nhân tố do người nghiên cứu quyết định và được đặt ra trước khi tiến hành nghiên cứu. Mỗi mức của nhân tố còn gọi là mỗi nghiệm thức - Nhân tố giống bò có thể có các nghiệm thức: bò Vàng, bò Red Sindhi, bò Brahman. - Nhân tố mức thức ăn tinh bổ sung vào khẩu phần bò có thể có các nghiệm thức: 0,5; 1; 1,5; 2% tính theo vật chất khô khối lượng cơ thể của bò. 1.7. Lặp lại và nhắc lại Số lần lặp lại chính là số đơn vị thí nghiệm nhận cùng tác động của một nghiệm thức. Trong thí nghiệm số lần lặp lại có thể giống nhau hoặc khác nhau giữa các nghiệm thức Nhắc lại là làm lại thí nghiệm trong điều kiện tương tự để kết luận có được độ chính xác cao. Lặp lại thí nghiệm thường được ứng dụng đối với các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như nghiên cứu trên đồng ruộng 4
  10. 1.8. Đối chứng Nhóm đối chứng được tạo ra trong quá trình thiết kế thí nghiệm. Nhóm đối chứng và nhóm thí nghiệm được tác động hoàn toàn giống nhau ngoại trừ mức của nhân tố nghiên cứu mà đang được nghiên cứu. Một ví dụ đơn giản nhất của một thí nghiệm có đối chứng là kiểm tra tác dụng của thuốc trong lĩnh vực thú y. Thí nghiệm chia các đơn vị thí nghiệm ra làm 02 nhóm: nhóm thí nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm được sử dụng thuốc gọi là nhóm thí nghiệm, nhóm không dùng thuốc gọi là nhóm đối chứng. 1.9. Quy tắc 3R trong thiết kế thí nghiệm Một thí nghiệm yêu cầu phải đảm bảo ít nhất hai đặc tính: tính ngẫu nhiên (randomization) và tính lặp lại (replication). Trong một số trường hợp ví dụ khi các đơn vị thí nghiệm không đồng đều thì đòi hỏi cần có khống chế sự sai khác ban đầu (restriction). 1.10. Khối và tạo khối Trong thiết kế thí nghiệm, khối là một tập hợp các đơn vị thí nghiệm tương đồng. Các đơn vị thí nghiệm trong một khối tương đồng với nhau nhiều hơn so với các đơn vị thí nghiệm giữa các khối. Tạo khối là sắp xếp các đơn vị thí nghiệm tương đồng vào trong cùng một khối. Các yếu tố tạo khối có thể là giới tính, khối lượng, tuổi.... 1.11. Sai số thí nghiệm Sai số thí nghiệm đo lường sự biến động giữa các đơn vị thí nghiệm mà các đơn vị đó được nhận cùng một nghiệm thức. Khi tiến hành một thí nghiệm chúng ta có thể có ba loại sai số sau: (i) sai số do con người gây nên, (ii) sai số hệ thống và (iii) sai số ngẫu nhiên. 1.12. Phân loại nghiên cứu Nghiên cứu định tính là nghiên cứu mô tả chất lượng, mô tả bản chất của sự vật hiện tượng. Các thông tin nghiên cứu được quy nạp để rút ra các quy luật chung. Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu mà thông tin thu thập được là các con số định lượng hoặc các thông tin có thể chuyển tải về các con số. Các thông tin nghiên cứu được diễn dịch thống kê để rút ra kết luận ở cấp độ quần thể trên cơ sở các số liệu từ mẫu. 2. Bảng phân bố tần số 2.1 Định nghĩa tần số là gì? Tần số của một giá trị x là số lần xuất hiện của giá trị x trong bảng số liệu thống kê. 5
  11. Định nghĩa tần suất là gì? Tần suất được định nghĩa chính là tỉ số (f) giữa tần số và kích thước của tập hợp các đơn vị điều tra (N): fi=niN 2.2 Ưu điểm sử dụng tần số và tần suất So với tần số thì tần suất được sử dụng nhiều hơn trong mảng thống kê và trong đó bảng tần số cũng thể hiện rõ các dữ liệu cần thống kê. Bên cạnh đó, sử dụng tần suất cũng có thể tiết kiệm thời gian, công sức và mang lại hiệu quả hơn. 2.3 Tìm hiểu bảng phân bố tần số và tần suất Các bước lập bảng phân bố tần số và tần suất Giả sử dãy n số liệu thống kê đã cho có k giá trị khác nhau là x1,x2,x3,…xk(k≤n) Bước 1: Đầu tiên, ta cần xác định các giá trị x1,x2,x3,…xk và xác định các tần số n1,n2,n3,…nk. Tiếp theo, ta tính tỉ số giữa tần số và kích thước của tập hợp các đơn vị điều tra fi=niN.100%. Bước 2: Tập hợp các kết quả tìm được ở bước trên (các giá trị xk tần số nivà tần suất fi) thành một bảng. Trong bảng, các giá trị xk thường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Ý nghĩa của bảng phân bố tần số và tần suất Bảng phân bố tần số và tần suất có tác dụng giúp ta thấy được tần số và tần suất của các số liệu được thống kê, qua đó đưa ra những phân tích, đánh giá đồng thời các nhận xét về vấn đề mà người điều tra quan tâm. Tuy nhiên, bảng này thường chỉ thể hiện được những vấn đề điều tra có kích thước mẫu nhỏ. 2.4 Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp Tần số và tần suất của lớp là gì? Giả sử dãy n số liệu thống kê đã cho được phân vào lớp k không giao nhau (k≤n) Tần số của lớp thứ i là số ni các số liệu thống kê thuộc vào lớp đó Tần suất của lớp thứ i là tỉ số fi=niN.100% Cách lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp 6
  12. Đầu tiên, ta cần phân số liệu thống kê thành các lớp. Tiếp theo cần xác định tần số và tần suất của các lớp. Sau đó thành lập bảng gồm: Các lớp, tần số và tần suất của các lớp. Ví dụ: Cho bảng số liệu dưới đây là thời gian hoàn thành một sản phẩm ở một nhóm công nhân (đơn vị: phút).Hãy lập bảng phân bố tần số cũng như tần suất ghép lớp với các lớp sau: [42;44);[44;46);[48;50);[50;54] Cách giải: Thời gian hoàn thành một sản phẩm ở một nhóm công nhân: Ý nghĩa bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp sẽ giúp phản ánh tình hình phân bố của các số liệu thống kê, bên cạnh đó ta có thể sử dụng được với các số liệu lớn. Phân các số liệu thống kê vào các lớp đại diện nếu như chúng có cùng tính chất với nhau. 2.4 Biểu đồ phân bổ tần số Biểu đồ histogram là phương pháp thường được sử dụng để đánh giá sai lệch so với giá trị trung bình Hình dạng của biểu đồ sẽ giúp chúng ta nắm bắt được vấn đề cần giải quyết. • Dạng chung: Tần số sẽ lớn dần khi tiến gần về phía trung tâm và nhỏ dần khi dịch chuyển về 2 phía. Khi công đoạn trong trạng thái ổn định thì dữ liệu sẽ có dạng này. • Dạng có đảo nhỏ tách riêng: Ở dạng này sẽ xuất hiện dữ liệu nằm tách riêng về một phía so với các dữ liệu còn lại. Dạng này thường gặp khi có một phần dữ liệu bất thường được trộn lẫn vào. Nếu đây là dữ liệu do sai sót khi đo đạc thì chúng ta có thể bỏ đi. Nhưng nếu đây không phải dữ liệu do sai sót thì nên xem lại quá trình đo dữ liệu này để tìm vấn đề. • Dạng 2 ngọn núi hay cao nguyên: Với dạng 2 ngọn núi thì càng gần trung tâm tần số sẽ càng giảm và hình thành 2 ngọn núi ở hai bên. Dạng này được hình thành có thể do sự trộn lẫn của 2 loại dữ liệu có phân bố khác nhau. Với dạng cao nguyên, tần 7
  13. số giữa các khoảng hầu như không thay đổi nhiều. Đây có thể thì phân bố đã bị lẫn nhiều loại dữ liệu khác nhau. Trong trường hợp này, hãy thử phân tầng thành 2 hay nhiều phân bố có giá trị trung bình khác nhau rồi vẽ riêng thành từng biểu đồ. Sau đó, xem xét vấn đề. • Dạng lệch về một phía hay lệch hoàn toàn về một phía: Dạng lệch về một phía, giá trị trung bình sẽ không nằm ở giữa mà thiên về một trong 2 phía, biểu đồ có dạng bất đối xứng. Với dạng biểu đồ này chúng ta có thể phán đoán rằng dữ liệu đã bị giới hạn một phía (phía không bình thường) bởi một tiêu chuẩn nào đó. Còn dạng lệch hoàn toàn thì dữ liệu sẽ dồn hoàn toàn về một phía giống như một bức tường. Dạng này thường xuất hiện khi các dữ liệu nằm ngoài tiêu chuẩn đã bị loại bỏ. Đối với cả 2 trường hợp trên, chúng ta nên đưa cả những dữ liệu bị giới hạn hay bị loại bỏ bởi tiêu chuẩn vào để xem xét và tìm vấn đề. 8
  14. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Thí nghiệm là một phần của sự nghiệp sản xuất trong xã hội loài người, nhằm khám phá ra các quy luật khách quan của thế giới vật chất với mục đích nắm vững và bắt các điều bí mật của thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người. Nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học nông nghiệp nói riêng hay cụ thể hơn là nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông học phụ thuộc rất mật thiết với điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội nên việc vận dụng các phương pháp và kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới có tính kế thừa chọn lọc cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam là rất cần thiết. Các bước cơ bản trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp khi xây dựng được một đề tài nghiên cứu khoa học nông nghiệp nói chung và cụ thể hơn nữa là xây dựng được một thí nghiệm về một biện pháp kỹ thuật nào đó như: Giống, phân bón, tưới nước, thời vụ hay bảo vệ thực vật... cho một vùng đòi hỏi nhà khoa học (người làm công tác nghiên cứu) cần phải tiến hành theo các bước sau: Thu thập thông tin là giúp cho nhà khoa học hiểu rõ được vấn đề sẽ được nghiên cứu đã có ai, nơi nào nghiên cứu chưa và nếu có thì vấn đề được nghiên cứu đến đâu. Xem xét tính khả thi để từ đó hình thành hướng nghiên cứu thích hợp. Xây dựng giả thiết khoa học là những giả định mà theo nhà khoa học là có nhiều khả năng đúng nhất về một sự vật hay một hiện tượng nào đó. Nó giúp cho ta có thể phát hiện và giải thích những cái mới mà những giả thiết khác trước đây chưa giải thích được. Chứng minh giả thiết khoa học là quá trình quan sát, quá trình làm thí nghiệm. Trên cơ sở các số liệu (các chỉ tiêu nghiên cứu thể hiện qua kết quả theo dõi hay quan sát) có được và suy luận nhằm gạt bỏ cái không đúng, sàng lọc lấy cái đúng có tính quy luật và những cái có thể coi là chân lý. Kiểm chứng giả thiết khoa học có hai cách, đó là: Quan sát hay điều tra và làm thí nghiệm thực nghiệm. Thông qua các kết quả của quan sát, điều tra cũng như thí nghiệm, người làm nghiên cứu thực hiện việc kiểm chứng giả thiết khoa học để rút ra những kết luận và đánh giá vấn đề mà mình quan tâm, không thể chỉ nghiên cứu mà bỏ qua công tác biện luận và rút ra kết luận. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp: Thí nghiệm là một quá trình tìm hiểu, kiểm chứng được hoạch định để thu thập dữ liệu mới nhằm giúp khẳng định hoặc phủ định kết quả của một thí nghiệm trước đó, hoặc một kết luận, một nhận định còn chưa thuyết phục, hoặc để chứng minh một giả thiết chưa có bằng chứng chắc chắn; Thể thức thí nghiệm là một phương pháp thí nghiệm chuẩn trong đó các nghiệm thức được bố trí theo một cách xác định; Nghiệm thức hay còn gọi là công thức thí nghiệm là các đối tượng nghiên cứu được đưa vào thí nghiệm như những yếu tố thí nghiệm cần quan sát; Ô thí nghiệm là đơn vị thành phần của một thí nghiệm chứa đựng một lần lặp lại của một nghiệm thức và được dùng để thu thập số liệu cho một lần quan trắc; Yếu tố thí nghiệm hay còn gọi là nhân tố thí nghiệm, là đối tượng nghiên cứu của một thí nghiệm được bố trí với các mức độ khác nhau; Đối chứng là nghiệm thức dùng làm chuẩn để so sánh hiệu quả của các nghiệm thức khác tham gia vào cùng một thí nghiệm; Chỉ tiêu theo dõi là những đặc tính đem lại những thông tin cụ thể về một đối tượng cây trồng hay đối tượng nghiên cứu. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Phân tích vị trí công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp ở nước ta? 9
  15. 2. Lập sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa các bước cơ bản trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp? 3. Những chú ý khi thu thập thông tin là gì? Xây dựng tình huống khi thu thập thông tin của một thí nghiệm khảo nghiệm giống? 4. Những phương pháp chứng minh giả thiết khoa học? Các phương pháp kiểm chứng giả thiết khoa học? 5. Sự khác nhau giữa thí nghiệm và thể thức thí nghiệm? Lấy ví dụ minh họa? 6. Sự khác nhau giữa yếu tố thí nghiệm và yếu tố phi thí nghiệm? Lấy ví dụ minh họa? 7. Sự khác nhau giữa đạc tính và chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm? Lấy ví dụ minh họa? a. Bảng phân bố tần số b. Biểu đồ phân bố tần số 10
  16. Chương 2: Các tham số đặc trưng thống kê Giới thiệu: Khi ta xác định được phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên thì ta đã nắm được toàn bộ thông tin về đại lượng ngẫu nhiên đó. Tuy nhiên trong thực tế rất khó và cũng không cần thiết phải nắm được toàn bộ những thông tin này, mà chỉ cần quan tâm đến những thông tin quan trọng nhất, phản ánh các đặc trưng cơ bản của đại lượng ngẫu nhiên đang nghiên cứu. Phần này chúng ta nêu ra một vài tham số dặc trưng quan trọng nhất, phản ánh từng mặt của một đại lượng ngẫu nhiên. Mục tiêu: - Trình bày được cách tính các tham số thống kê. - Tính được số trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số biến động. Nội dung: 1. Các giá trị trung tâm và số trung bình 1.1. Trung bình cộng Trung bình cộng là tỷ số giữa tổng các giá trị quan trắc và số lượng các cá thể được quan trắc. Trong đó X là trung bình của mẫu có n quan trắc. Ở một số tài liệu khác, trung bình còn được ký hiệu là M. Trung bình quần thể được ký hiệu là µ. Trung bình là một thống kê tốt để đo lường mức độ tập trung mẫu khi sự phân phối của mẫu là đối xứng. Khi sự phân phối của mẫu là lệch thì trung bình không phải là thống kê tốt cho việc xác định mức độ tập trung, bởi vì giá trị trung bình bị ảnh hưởng lớn bởi các giá trị ngoại lệ. Ví dụ: các tính trạng sản xuất như tăng trọng (g/ngày), chiều cao vây (cm)... thường phân phối đối xứng; nhưng các tính trạng liên quan đến hàm lượng các chất, như hàm lượng phenol, hay methyl mercaptan trong chất thải từ chăn nuôi lợn thường có phân phối lệch. Trong trường hợp phân phối của tính trạng nghiên cứu là phân phối lệch, chúng ta nên dùng các loại tham số khác để đặc trưng cho mức độ tập trung, ví dụ như trung vị. 1.2. Trung bình nhân Trung bình nhân còn gọi là trung bình hình học. Trung bình nhân chính là giá trị căn bậc n của tích n quan trắc. 1.3. Trung vị Trung vị là giá trị ở giữa của phân phối, một nửa các quan trắc trong phân phối có giá trị cao hơn trung vị và một nửa còn lại thấp hơn trung vị. Trung vị ít nhạy cảm 11
  17. với các giá trị ngoại lệ hơn so với tham số trung bình. Khi phân phối lệch tồn tại, để đặc trưng cho mức độ tập trung chúng ta nên sử dụng trung vị. 1.4. Yếu số Yếu số là giá trị quan trắc có tần suất phân phối cao nhất. Sử dụng yếu số để đặc trưng cho mức độ tập trung. Yếu số có ưu điểm là không bị phụ thuộc vào các giá trị ngoại lệ do nó chỉ sử dụng một giá trị quan trắc có tần suất phân phối cao nhất. Yếu số còn có thể được sử dụng đối với các số liệu của biến định danh. Nhược điểm của yếu số là có thể có nhiều yếu số trong một phân phối. Ví dụ: số lợn con cai sữa của 42 lợn nái ông bà dòng 1230 được thể hiện ở bảng 2.1. Hãy xác định yếu số. 12
  18. Từ số liệu ở bảng 2.1, chúng ta có thể tính yếu số bằng cách tính tần suất phân phối (f). Bảng 2.2. Tần suất phân phối của tính trạng số con cai sữa (con/lứa) của lợn ông bà dòng C1230 2. Độ lệch chuẩn và các giá trị phân tán khác 2.1. Khoảng biến thiên Khoảng biến thiên là tham số đơn giản nhất đo lường sự phân tán của phân phối. Khoảng biến thiên chính là chênh lệch giữa giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất của phân phối. Trong ví dụ về về số con cai sữa/lứa ở bảng 2.1, khoảng biến thiên = 14 - 6 = 8. 13
  19. Khoảng biến thiên ít được sử dụng để xác định mức độ phân tán do nó chỉ sử dụng hai giá trị quan trắc, do vậy bị ảnh hưởng lớn bởi các quan trắc ngoại lệ 2.3. Phương sai Phương sai là thống kê phổ biến để đánh giá sự phân tán của phân phối. Nói cách khác, phương sai dùng để đánh giá mức độ biến thiên. Phương sai là cơ sở của một loạt thống kê suy diễn khác như phân tích phương sai. Phương sai mẫu được ký hiệu S2 và σ 2 là phương sai quần thể. Công thức tính phương sai mẫu có dạng: Ví dụ: Hãy tính phương sai của tính trạng thời gian phối giống lại có kết quả sau cai sữa lợn con (ngày) của lợn nái ông bà dòng 1050, số liệu được thế hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Thời gian phối giống lại có kết quả (ngày) của lợn nái sau cai sữa lợn con của lợn nái ông bà dòng C1050 2.4. Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai. Độ lệch chuẩn là tham số phổ biến nhất đo lường mức độ biến thiên và độ lệch chuẩn là cơ sở của một loạt các thống kê 14
  20. suy diễn. Độ lệch chuẩn của quần thể được ký hiệu là σ và độ lệch chuẩn của mẫu là s. Độ lệch chuẩn của tính trạng thời gian phối lại có kết quả sau cai sữa lợn con trong ví dụ ở bảng 2.3 là 29,8326. Chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao phải sử dụng độ lệch chuẩn, trong khi đó độ lệch chuẩn chẳng qua là căn bậc hai của phương sai. Sử dụng độ lệch chuẩn có tác dụng đưa đơn vị của tham số đo lường mức độ biến thiên của các quan trắc về cùng với đơn vị tính của tính trạng. Ví dụ ở bảng 2.3, phương sai = 889,9842, đơn vị của phương sai này không phải là ngày; trong khi đó độ lệch chuẩn của tính trạng này là 29,8326 có đơn vị là ngày 2.5. Hệ số biến dị Hệ số biến dị (CV%) dùng để đo lường sự biến thiên của các tính trạng và so sánh sự biến thiên của các tính trạng có đơn vị đo lường khác nhau. Chúng ta không thể so sánh sự biến thiên của các tính trạng có đơn vị đo lường khác nhau thông qua tham số phương sai hay độ lệch chuẩn. Chúng ta có thể so sánh thông qua tham số tỷ lệ (không có đơn vị đo lường của tính trạng), ví dụ hệ số biến dị. Hệ số biến dị được tính qua công thức [2.10]. Trong ví dụ ở bảng 2.3, hệ số biến dị là 122,09%. 2.6. Sai số của số trung bình Sai số của số trung bình còn gọi là sai số chuẩn, ký hiệu là SE (Standard error of the mean) hay SEM. Sai số chuẩn được tính theo công thức [2.11] Trong đó: n là số lần lặp lại. Sai số chuẩn phản ánh mức độ đại diện của thống kê mẫu với tham số quần thể. Bài tập chương 2: 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2