Giáo trình Phương tiện bảo vệ cá nhân (Nghề: Bảo hộ lao động - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
lượt xem 5
download
(NB) Giáo trình Phương tiện bảo vệ cá nhân (Nghề: Bảo hộ lao động - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được những mối nguy hiểm trong hoạt động sản xuất; trình bày được những yêu cầu cơ bản về biện pháp phòng ngừa bằng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phương tiện bảo vệ cá nhân (Nghề: Bảo hộ lao động - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
- TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN NGHỀ : BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 752/QĐ-CĐDK ngày 07 tháng 06 năm 2021 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh trong Trung tâm Đào tạo An toàn môi trường, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước biên soạn nên giáo trình “Phương tiện bảo vệ cá nhân”. Giáo trình được dùng cho các giáo viên trong Trung tâm làm tài liệu chính thức giảng dạy cho học sinh nghề Bảo hộ lao động. Nội dung giáo trình đề cập một cách hệ thống các kiến thức cơ bản nhất về Phương tiện bảo vệ cá nhân trong thực tiễn sản xuất cũng như cuộc sống. Cụ thể bao gồm các bài sau: • Bài 1: Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân • Bài 2: Nhận dạng yếu tố nguy hiểm và lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân • Bài 3: Yêu cầu kỹ thuật của phương tiện bảo vệ cá nhân • Bài 4 : Đánh giá và kiểm soát chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân • Bài 5: Quy trình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân • Bài 6: Quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân ở cơ sở • Bài 7: Sử dụng một số phương tiện bảo vệ cá nhân đặc biệt Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn và người đọc. Trân trọng cảm ơn./. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Th.S Nguyễn Ngọc Linh 2. Th.S Phạm Lê Ngọc Tú 3. Trần Thị Liễn
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................................. 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................................... 8 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... 9 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN .................................................................................................. 10 1. Tên mô đun ..................................................................................................................... 10 2. Mã mô đun...................................................................................................................... 10 3. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................................ 10 4. Mục tiêu mô đun............................................................................................................. 10 5. Nội dung môn học .......................................................................................................... 10 5.1 Chương trình khung ................................................................................................. 10 5.2 Chương trình chi tiết ................................................................................................ 11 6. Điều kiện thực hiện môn học: ........................................................................................ 12 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành ............................................................................. 12 6.2. Trang thiết bị dạy học .............................................................................................. 12 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện. ............................................................... 12 6.4. Các điều kiện khác ................................................................................................... 12 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: .............................................................................. 12 7.1. Nội dung: ................................................................................................................. 12 7.2. Phương pháp: ........................................................................................................... 13 8. Hướng dẫn thực hiện môn học ....................................................................................... 14 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng ..................................................................................... 14 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học............................................................... 14 9. Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 15 BÀI 1: PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN ................................................ 16 1.1. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ ĐẦU. ............................................................................... 17 1.2. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT VÀ MẶT. .............................................................. 18 1.3. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ THÍNH GIÁC.................................................................. 19 1.4. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP. ...................................................... 19 1.5. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TAY, CHÂN. .................................................................. 20 4
- 1.6. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ THÂN THỂ. .................................................................... 23 1.7. PHƯƠNG TIỆN CHỐNG NGÃ CAO. ...................................................................... 24 1.8. PHƯƠNG TIỆN CHỐNG ĐIỆN GIẬT, ĐIỆN TỪ TRƯỜNG. ................................ 24 1.9. PHƯƠNG TIỆN CHỐNG CHẾT ĐUỐI. ................................................................... 25 1.10. Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác. .............................. 25 BÀI 2: NHẬN DẠNG YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN ................................................................................................................................ 27 2.1. NHỮNG YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC. .......................... 28 2.1.1. Yếu tố nguy hiểm ................................................................................................. 28 2.1.2. Yếu tố có hại ........................................................................................................ 31 2.2. LỰA CHỌN PTBVCN PHÙ HỢP. ............................................................................ 33 BÀI 3: YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN ..................... 35 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN. ............................................................................................................................ 36 3.2. PHÂN CẤP MỨC ĐỘ BẢO VỆ CỦA PTBVCN. ..................................................... 36 3.2.1. Loại bỏ rủi ro ........................................................................................................ 37 3.2.2. Thay thế ................................................................................................................ 37 3.2.3. Kiểm soát kỹ thuật ............................................................................................... 38 3.2.4. Kiểm soát hành chính ........................................................................................... 38 3.2.5. Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) .............................................................................. 38 3.3. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA PTBVCN. .................................................................. 38 BÀI 4: ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 42 4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHỈ TIÊU CỦA PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN. ... 43 4.1.1. Quần áo lao động phổ thông: ............................................................................... 43 4.1.2. Mũ vải .................................................................................................................. 43 4.1.3. Khẩu trang lọc bụi ................................................................................................ 43 4.1.4. Bán mặt nạ phòng độc: ......................................................................................... 43 4.1.5. Găng tay vải bạt: .................................................................................................. 44 4.1.6. Giày vải bạt thấp cổ.............................................................................................. 44 4.1.7. Ủng cao su ............................................................................................................ 44 5
- 4.1.8. Yếm chống hóa chất ............................................................................................. 44 4.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA PTBVCN. ........................................ 45 4.3. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG PTBVCN. ........................................... 45 4.3.1. Phương tiện bảo vệ đầu ........................................................................................ 45 4.3.2. Phương tiện bảo vệ mắt, mặt ................................................................................ 47 4.3.4. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp ..................................................................... 52 4.3.5. Phương tiện bảo vệ tay, chân ............................................................................... 53 4.3.6. Phương tiện bảo vệ thân thể ................................................................................. 55 4.3.7. Phương tiện chống ngã cao .................................................................................. 56 4.3.8. Phương tiện chống chết đuối ................................................................................ 56 4.3.9. Phương tiện chống điện giật, điện từ trường ........................................................ 59 BÀI 5: QUY TRÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN ............................. 60 5.1. YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN ................. 61 5.2. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÁC PTBVCN CÓ CÔNG DỤNG ĐẶC BIỆT ............... 62 BÀI 6: QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN Ở CƠ SỞ ................................... 63 6.1. QUẢN LÝ PTBVCN .................................................................................................. 64 6.2. QUY TRÌNH SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG PTBVCN ........................................... 64 6.2.1. Phương tiện bảo vệ đầu ........................................................................................ 64 6.2.2. Phương tiện bảo vệ mắt, mặt ................................................................................ 65 6.2.3. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp ..................................................................... 67 6.2.4. Phương tiện bảo vệ thân thể ................................................................................. 67 6.2.5. Phương tiện chống ngã cao .................................................................................. 68 6.3. LẬP SỔ CẤP PHÁT PTBVCN .................................................................................. 69 BÀI 7: SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN ĐẶC BIỆT ................ 74 7.1. CẤU TẠO VÀ ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ PTBVCN ĐẶC THÙ......................... 75 7.2. QUY TRÌNH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PTBVCN ĐẶC THÙ ........................... 77 6
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân PTBV : Phương tiện bảo vệ 7
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Phương tiện bảo vệ đầu ............................................................................................ 18 Hình 1.2: Phương tiện bảo vệ mắt và mặt. ............................................................................... 18 Hình 1.3: Phương tiện bảo vệ thính giác .................................................................................. 19 Hình 1.4: Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp ......................................................................... 19 Hình 1.5: Phương tiện bảo vệ tay ............................................................................................. 20 Hình 1.6: Phương tiện bảo vệ chân .......................................................................................... 21 Hình 1.7: Phương tiện bảo vệ thân thể ..................................................................................... 23 Hình 1.8: Phương tiện chống ngã cao ...................................................................................... 24 Hình 1.9: Phương tiện chống điện giật ..................................................................................... 24 Hình 1.10: Phương tiện chống chết đuối .................................................................................. 25 Hình 2.1: Lựa chọn PTBVCN phù hợp .................................................................................... 33 Hình 3.1: Hệ thống phân cấp kiểm soát rủi ro .......................................................................... 37 Hình 4.1: Cấu tạo phương tiện bảo vệ đầu ............................................................................... 45 Hình 4.2: Phân loại và cấu tạo PTBV chân .............................................................................. 53 Hình 7.1: Bán mặt nạ phòng độc .............................................................................................. 75 Hình 7.2: Cấu tạo thiết bị thở SCBA ........................................................................................ 76 Hình 7.3: Cấu tạo thiết bị thở SCUBA dành cho thợ lặn ......................................................... 76 8
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Phân loại phương tiện bảo vệ mắt, mặt .................................................................... 48 Bảng 4.2: Yếu tố truyền quang ................................................................................................. 50 Bảng 4.3: Đánh số cái lọc sáng ................................................................................................ 51 Bảng 4.4: Phân loại PTBV tay ................................................................................................. 54 Bảng 6.1: Chọn mắt kính lọc tia cực tím .................................................................................. 66 Bảng 6.2: Chọn mắt kính cho công việc hàn ............................................................................ 66 9
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên mô đun: PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 2. Mã mô đun: SAEN52108 3. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Đây là mô đun chuyên ngành, được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung. - Tính chất: Mô đun trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN), hướng dẫn sử dụng và quy trình chung làm việc an toàn với PTBVCN trong công nghiệp và sản xuất. - Ý nghĩa: Mô đun có ý nghĩa trong việc lựa chọn và sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp trong công việc. 4. Mục tiêu mô đun - Về kiến thức: A1: Trình bày được những mối nguy hiểm trong hoạt động sản xuất. A2: Trình bày được những yêu cầu cơ bản về biện pháp phòng ngừa bằng sử dụng PTBVCN. A3: Liệt kê được các loại PTBVCN. - Về kỹ năng: B1: Lựa chọn được và sử dụng đúng PTBVCN. B2: Tổ chức thực hiện được quản lý, bảo quản và sử dụng PTBVCN. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1: Tuân thủ nội quy, quy định về an toàn lao động tại nơi làm việc. 5. Nội dung môn học 5.1 Chương trình khung Thời gian học tập (giờ) Số Trong đó Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun tín Tổng chỉ số Thực hành/ Lý Kiểm tra thực tập/ 10
- thuyết thí nghiệm/ bài tập/ LT TH thảo luận Các môn học chung/đại I 12 255 94 148 8 5 cương COMP52001 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2 0 COMP51003 Pháp luật 1 15 9 5 1 0 COMP52005 Tin học 2 45 15 29 0 1 COMP51007 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 0 2 Giáo dục quốc phòng và COMP52009 2 45 21 21 1 2 An ninh FORL54002 Tiếng Anh 4 90 30 56 4 0 Các môn học, mô đun II chuyên môn ngành, 24 615 144 447 11 13 nghề Tín hiệu, biển báo an SAEN52005 2 30 18 10 2 0 toàn SAEN52106 Sơ cấp cứu 2 45 14 29 1 1 SAEN52107 Vệ sinh công nghiệp 2 45 14 29 1 1 Phương tiện bảo vệ cá SAEN52108 2 45 14 29 1 1 nhân SAEN52109 Kỹ thuật an toàn điện 2 45 14 29 1 1 An toàn phòng chống SAEN52110 2 45 14 29 1 1 cháy nổ SAEN52113 An toàn hóa chất 2 45 14 29 1 1 SAEN52116 An toàn thiết bị áp lực 2 45 14 29 1 1 SAEN52117 An toàn thiết bị nâng 2 45 14 29 1 1 An toàn làm việc không SAEN52119 2 45 14 29 1 1 gian hạn chế SAEN54225 Thực tập sản xuất 4 180 0 176 0 4 Tổng cộng 36 870 238 595 19 18 5.2 Chương trình chi tiết STT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) 11
- Thực hành, Kiểm tra Tổng Lý thí nghiệm, số thuyết thảo luận, LT TH bài tập 1. Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân 2 2 0 2. Nhận dạng yếu tố nguy hiểm và lựa 12 4 8 chọn phương tiện bảo vệ cá nhân 3. Yêu cầu kỹ thuật của phương tiện bảo 6 2 4 vệ cá nhân 4. Đánh giá và kiểm soát chất lượng 6 2 4 phương tiện bảo vệ cá nhân 5. Quy trình sử dụng phương tiện bảo vệ 1 6 1 4 cá nhân 6. Quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân ở 6 2 4 cơ sở 7. Sử dụng một số phương tiện bảo vệ cá 7 1 5 1 nhân đặc biệt CỘNG 45 14 29 1 1 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, trang thiết bị bảo hộ cá nhân. 6.4. Các điều kiện khác 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 12
- + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng dầu khí như sau: Điểm đánh giá Trọng số Điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1) 40% Điểm kiểm tra định kỳ (hệ số 2) Điểm thi kết thúc môn 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Trắc nghiệm Trắc nghiệm A1, A2 1 Sau 15 giờ. trên giấy Định kỳ Trắc nghiệm Trắc nghiệm A1, A2, A3, B1, 1 Sau 32 giờ trên giấy B2, C1 và sau 45 giờ 13
- Kết thúc môn Trắc nghiệm trắc nghiệm A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 45 giờ học Máy tính C1 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng dầu khí 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1 Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. 14
- - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo [1]. Thái Võ Trang. (2002). Kỹ Thuật An Toàn và Vệ Sinh Lao Động – Ngành Địa Chất Dầu Khí. NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. [2]. Đỗ Thị Ngọc Khánh. Huỳnh Phan Tùng & Lê Quý Đức. (2006). Kỹ Thuật An Toàn Vệ Sinh Lao Động. NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM [3]. Nguyễn Văn Ân & Trần Văn Phúc Ân. (2007). Kỹ Thuật An Toàn & Bảo Hộ Lao Động, NXB Đại Học Công Nghiệp. [4]. Trần Ngọc Lân. (2014). Sổ Tay Bảo Hộ Lao Động. NXB Thông Tin Truyền Thông. [5]. QHVN. (2015). Luật ATVSLĐ 84/2015/QH13. 15
- BÀI 1: PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN Giới thiệu bài 1 Phương tiện bảo vệ cá nhân (theo Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH) là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: a. Phương tiện bảo vệ đầu; b. Phương tiện bảo vệ mắt, mặt; c. Phương tiện bảo vệ thính giác; d. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp; e. Phương tiện bảo vệ tay, chân; f. Phương tiện bảo vệ thân thể; g. Phương tiện chống ngã cao; h. Phương tiện chống điện giật, điện từ trường; i. Phương tiện chống chết đuối; j. Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước. Mục tiêu của bài này là: − Liệt kê được các loại PTBVCN. − Trình bày được công dụng của các loại PTBVCN. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn Bài 2: Nhận dạng yếu tố nguy hiểm và lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân Trang 16
- đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: không có ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có ❖ NỘI DUNG BÀI 1 1.1. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ ĐẦU. Phương tiện bảo vệ đầu là trang bị nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người lao động tránh khỏi những tác động bên ngòai lên não bộ khi va đập hoặc những yếu tố nguy hiểm, nguy hại khác trong lúc đang làm việc. Phương tiện bảo vệ đầu được phân loại như sau (theo TCVN 7547:2005): Bài 2: Nhận dạng yếu tố nguy hiểm và lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân Trang 17
- - Mũ chống chấn thương sọ não cho công nhân (mũ thợ xây dựng và một số ngành nghề khác); - Mũ chống cháy; - Mũ chống nóng; - Mũ chống lạnh; Hình 1.1: Phương tiện bảo vệ đầu - Mũ chống bụi và mũ vải lao động phổ thông; - Mũ vải bao tóc; - Mũ vải vệ sinh; - Mũ, nón lá chống mưa nắng; 1.2. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT VÀ MẶT. Phương tiện bảo vệ mắt, mặt có tác dụng ngăn ngừa chấn thương do bụi, các vật rắn và lỏng văng bắn vào mắt, mặt, riêng Hình 1.2: Phương tiện bảo vệ mắt và mặt. phương tiện bảo vệ mắt còn có tác dụng chống tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia UV... Phương tiện bảo vệ mặt và mắt bao gồm: - Kính chống các vật văng, bắn; - Kính chống bức xạ hồng ngoại; - Kính chống bức xạ tử ngoại; - Kính hàn điện; - Kính hàn hơi; - Kính nhìn lò; - Kính chống tia Rơnghen, phóng xạ; - Kính chống tia laze; - Kính chống trường điện từ; Bài 2: Nhận dạng yếu tố nguy hiểm và lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân Trang 18
- - Tấm chắn chống các vật văng, bắn; - Mặt nạ hàn; - Tấm chắn chống axít, kiềm; - Khăn choàng. 1.3. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ THÍNH GIÁC. Phương tiện bảo vệ thính giác có tác dụng làm giảm hoặc cách ly với âm thanh vượt mức cho phép tại nơi làm việc bao gồm: - Nút tai chống ồn; - Bịt tai chống ồn; Hình 1.3: Phương tiện bảo vệ thính giác - Tổ hợp mũ và bịt tai chống ồn. Tại nơi làm việc nếu âm thanh vượt mức 85dBA thì người sử dụng lao động phải trang bị cho người lao động phương tiện bảo vệ thính giác. 1.4. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP. Dùng để ngăn ngừa tác hại của các loại bụi và hơi, khí độc xâm nhập vào cơ quan hô hấp bao gồm: - Khẩu trang lọc bụi; - Khẩu trang lọc hơi, khí độc; - Bán mặt nạ lọc bụi; Hình 1.4: Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Bán mặt nạ lọc hơi, khí axít và hóa chất vô cơ [axít xianic (HCN), oxít nitơ (NO), lưu huỳnh đioxít (SO2), clo (Cl2)......]; Bài 2: Nhận dạng yếu tố nguy hiểm và lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân Trang 19
- - Bán mặt nạ lọc hơi khí hóa chất hữu cơ (benzen, toluen....); - Bán mặt nạ lọc khí amoniac (NH3); - Bán mặt nạ lọc khí cacbon oxít (CO); - Bán mặt nạ lọc hơi thủy ngân (Hg); - Bán mặt nạ lọc bụi và hơi khí kim loại nặng và hợp chất của chúng [asen (As), asin (AsH3)....]; - Bán mặt nạ lọc bụi và hơi khí độc; - Bán mặt nạ chống bụi phóng xạ; - Mặt nạ lọc hơi khí axít và các hóa chất vô cơ [axít xianic (HCN), oxít nitơ (NO).....]; - Mặt nạ lọc hơi khí hóa chất hữu cơ ( benzen, toluen....); - Mặt nạ lọc khí Amoniac (NH3); - Mặt nạ lọc khí cacbon oxít (CO); - Mặt nạ lọc hơi thủy ngân (Hg); - Mặt nạ lọc bụi và hơi khí kim loại nặng và hợp chất của chúng [asen (As), asin (AsH3).......]; - Mặt nạ lọc bụi và hơi khí độc; - Mặt nạ lọc bụi phóng xạ; - Mặt nạ chống hơi, khí, bụi độc và chống thiếu oxy; - Mặt trùm chống hơi, khí, bụi độc và chống thiếu oxy. 1.5. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TAY, CHÂN. Phương tiện bảo vệ tay dùng để bảo vệ tay không bị rách trầy da, bỏng…khi thực hiện những công việc tiếp xúc với bề mặt thô, sắc hoặc lởm chởm, tiếp xúc với hóa chất độc, ăn mòn, bề mặt nóng, bề mặt lạnh, khi sử dụng các Hình 1.5: Phương tiện bảo vệ tay công cụ dụng cụ như máy khoan, máy đầm bê tông gồm có: Bài 2: Nhận dạng yếu tố nguy hiểm và lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa & Bảo dưỡng hệ thống truyền động – Lê Hồng Bích
115 p | 466 | 172
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn điện (dùng cho các trường đào tạo hệ cử nhân cao đẳng kỹ thuật): Phần 2
89 p | 236 | 89
-
Kỹ thuật cao áp : Bảo vệ chống sét trạm biến áp part 1
9 p | 198 | 85
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Điện tử công nghiệp - CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
32 p | 29 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn điện (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2019)
77 p | 11 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn môi trường công nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
77 p | 10 | 6
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
68 p | 18 | 5
-
Giáo Trình An toàn lao động (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
34 p | 42 | 5
-
Giáo trình Phương tiện bảo vệ cá nhân (Nghề: Bảo hộ lao động - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
81 p | 15 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn điện (Nghề: Bảo hộ lao động - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
77 p | 23 | 4
-
Giáo trình Bảo vệ môi trường - An toàn lao động (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ
71 p | 9 | 4
-
Giáo trình An toàn điện (Nghề: Thí nghiệm điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)
67 p | 15 | 4
-
Giáo trình Phương tiện bảo vệ cá nhân (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2019)
82 p | 14 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn điện (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2019)
76 p | 15 | 4
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn - Môi trường công nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp & Cao đẳng nghề) – CĐN Kỹ thuật Công nghệ (2021)
83 p | 19 | 3
-
Giáo trình Phương tiện bảo vệ cá nhân (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2019)
82 p | 10 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn - Môi trường công nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
30 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn