intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quấn dây máy điện nâng cao - Trường Trung cấp nghề Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Quấn dây máy điện nâng cao được biên soạn gồm các nội dung chính sau: quấn dây động cơ không đồng bộ 3 pha kiểu xếp đơn; quấn dây động cơ không đồng bộ 3 pha kiểu xếp kép; quấn dây stato động cơ không đồng bộ 3 pha hai cấp tốc độ;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quấn dây máy điện nâng cao - Trường Trung cấp nghề Kon Tum

  1. TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KON TUM KHOA: ĐIỆN – TIN HỌC            (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ DÙNG CHO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ)
  2. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Giáo viên biên soạn: LÊ VĂN BÌNH                                                                        Kon Tum 9/2014 LỜI NÓI ĐẦU Mô đun quấn dây máy điện nâng cao nghiên cứu những nội dung thực hành  quấn dây động cơ điện không đồng bộ 3 pha, máy khoan, máy mài, sửa chữa máy  phát  điện  xoay  chiều  3  pha. Nó được  sử  dụng rộng rãi trong dân dụng, nông  nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.v.v..  Nhờ  điện năng có thể  tự  động hóa mọi quá trình sản xuất, nâng cao năng   suất lao động. Điện năng tuy được phát hiện chậm hơn các năng lượng khác,  nhưng với việc phát hiện và sử  dụng điện năng đã thúc đẩy cuộc cách mạng  khoa học công nghệ  phát triển như  vũ bão. Giáo trình quấn dây máy điện nâng  cao là một tài liệu có nội dung phong phú, trình bày toàn bộ những kiến thức cơ  bản chuyên sâu về dây quấn cũng như các phương pháp tính toán các loại động  cơ  điện xoay chiều 3 pha, máy mài, máy khoan. Nội dung giáo trình quấn dây  máy điện nâng cao gồm năm bài :  Bài 1:  Quấn dây động cơ KĐB 3 pha kiểu xếp đơn Bài 2:  Quấn dây động cơ KĐB 3 pha kiểu xếp kép  Bài 3:  Quấn dây stato động cơ KĐB 3 pha hai cấp tốc độ  //YY  Bài 4:  Quấn dây máy khoan, máy mài cầm tay Bài 5:  Sửa chữa máy phát điện xoay chiều 3 pha Giáo trình quấn dây máy điện nâng cao được biên soạn dựa trên kinh nghiệm   giảng dạy nhiều năm  ở  Khoa Điện ­ Tin Học ­ Trường Trung cấp nghề  Kon   Tum và tham khảo giáo trình của các Trường bạn. Đây là giáo trình lưu hành nội   bộ nhằm giúp cho học sinh, sinh viên chuyên ngành điện làm tài liệu tham khảo   và học tập. KS: Lê Văn Bình Trang 2
  3. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Do trình độ có hạn, giáo trình quấn dây máy điện nâng cao không tránh khỏi   những thiếu sót, xin hoan nghênh mọi sự  góp ý của bạn đọc, các ý kiến đóng  góp của đồng nghiệp để  cho giáo trình này hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin   gởi về   bobinhtcnkt@gmail.com a   . Xin chân thành cảm ơn! BÀI 1 :  QUẤN DÂY ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA KIỂU XẾP ĐƠN Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: ­ Tính toán chính xác số liệu dây quấn động cơ không đồng bộ xoay chiều 3pha, ­ Vẽ đúng sơ đồ dây quấn động cơ không đồng bộ xoay chiều 3pha, ­ Quấn lại động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha kiểu đồng khuôn 1 lớp theo  số liệu tính toán, đảm bảo động cơ hoạt động tốt với các thông số kỹ thuật, theo tiêu  chuẩn kỹ thuật điện. ­ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy khoa học và sáng tạo.  1.1. Khảo sát và vẽ lại sơ đồ dây quấn: ­ Chuẩn bị: ­ Stato động cơ 3 pha có bộ dây quấn kiểu xếp đơn. ­ Các thiết bị dụng cụ phục vụ khảo sát ● Phương pháp khảo sát: a. Xác định các thông số động cơ:  ­ Đếm số rãnh của stator Z ­ Xác định số cực từ 2p hoặc tốc độ quay của động cơ.  ­ Xác định số pha m  ­ Xác định dạng dây quấn (đồng khuôn xếp đơn....). KS: Lê Văn Bình Trang 3
  4. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao       ● Phương pháp tính toán:  Bước 1 :  Xác định tổng số rãnh của lõi thép stato (kí hiệu: Z), số cực từ động  cơ; kí hiệu: 2P (tốc độ động cơ). Bước 2 :  Tính bước cực và dựa vào đó để phân ra các cực từ trên stato. Z      (rãnh/bước cực từ) 2p Bước 3 :  Tính số rãnh phân bố cho mỗi pha trên mỗi bước cực từ.  q  =    (rãnh/1pha/bước cực từ) m Trong đó: m: số pha. Ta thấy trong tất cả các sơ  đồ  dây quấn đồng khuôn xếp   đơn  có bước bối dây là bước đủ thì y =  .  Bước 4 : Tính góc lệch pha giữa hai pha kế tiếp nhau tính theo số rãnh. Z (rãnh) 3. p      ● Phương pháp vẽ sơ đồ trải:        ­ Xây dựng sơ  đồ  khai triển cho mỗi pha dây quấn, ta thực hiện các công  đoạn sau: ­ Kẻ  các đoạn thẳng song song cách đều nhau tương ứng với số rãnh stato,  sau đó đánh số thứ tự từ 1 đến Z. ­ Dựa vào bước cực τ để phân ra các cực từ trên Stator. ­ Trong mỗi vùng cực từ, căn cứ  vào giá trị  q để  xác định số  rãnh của mỗi   pha dưới 01 cực từ. Chia rãnh cho các pha theo thứ tự A, C, B. ­ Xác định rãnh khởi điểm pha A, từ đó các nhóm bối dây được hình thành,  bằng cách liên kết các cạnh của các bối dây của một pha ở hai bước cực kế tiếp   nhau theo các kiểu đồng khuôn, đồng tâm, tập trung hay phân tán v.v... KS: Lê Văn Bình Trang 4
  5. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao ­ Đấu nối tiếp các nhóm bối dây thuộc một pha, sao cho khi dòng điện chạy  trong nhóm bối dây của các từ cực đúng bằng số cực từ của động cơ, ta định  đầu và cuối cho pha này là (A­X).       ­ Căn cứ vào góc lệch pha α để xác định rãnh khởi điểm của pha B, và pha C,  từ đó ta vẽ cho pha B, pha C còn lại cũng tương tự như pha A, đầu và cuối hai  pha là: (B­Y); (C­Z). +Ví dụ: Vẽ sơ đồ trải của động cơ điện không đồng bộ 3 pha có:  Z = 24 rãnh;  2p = 4; m = 3; Dây quấn đồng khuôn xếp đơn 1 lớp Bước 1 :  Xác định tổng số rãnh của lõi thép stato (kí hiệu: Z), số cực từ     Z1 = 24;  2p = 4 Z 24 Bước 2 :  Tính bước cực;           τ = = = 6  (rãnh/bước cực)                           2p 4 Bước 3 :  Tính số rãnh phân bố cho mỗi pha trên mỗi bước cực từ.  τ 6   q= = = 2  (rãnh/1pha/1bước cực) m 3 Bước 4 : Tính góc lệch pha giữa hai pha kế tiếp nhau tính theo số rãnh. Z 24 α = = = 4  (rãnh) 3p 6 Bước 5: Xây dựng sơ đồ khai triển cho mỗi pha dây quấn * Vẽ sơ đồ:                                                                                                                           2 1 1 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 KS: Lê Văn Bình Trang 5 A Z B C X Y
  6. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao 1.2. Tháo dây cũ, vệ sinh lõi thép: ­ Chuẩn bị: ­ Stato động cơ 3 pha có bộ dây quấn . ­ Các thiết bị dụng cụ phục vụ tháo và vệ sinh như: Cọ quét, mũi đục, búa....... a. Trước khi tháo dây quấn cũ ra khỏi Stato ta cần phải xem xét kỹ tất cả các số liệu: ­ Số đầu dây ra hộp cực; ­ Dạng dây quấn, cách đấu dây; ­ Vị trí ra dây, phương pháp đấu nối. b. Cách tháo dây: ­ Trường hợp nếu dây quấn lớn, rời (lớp vecni cách điện mỏng) thì ta tháo   rời từng sợi dây điện từ ra khỏi rãnh. ­ Trường hợp dây quấn nhỏ, sự hư hỏng lớn dẫn đến chạm, liên kết giữa cá  dây thì ta phải sử  dụng các dụng cụ  đặc biệt để  tháo dây ra (đục, chạm định  hình)..: ­ Đầu tiên, ta sử dụng đục hoặc chạm để chặt đứt phần 2 đầu bbối dây (sát   với rãnh Stato), sau đó dùng các thanh bằng đồng có chiều dài hơn chiều dài   rãnh, chiều rộng nhỏ  hơn tử  1 đến 2mm so với tiết diện rãnh dùng búa tay để  đóng phần dây quán trong rãnh đã được chặt bằng. KS: Lê Văn Bình Trang 6
  7. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao ­ Đếm cụ thể số vòng dây của các bối dây, đo kích thước đường kính dây để  làm cơ sở cho việc sửa chữa cuộn dây Stato. ­ Vệ sinh sạch sẽ rãnh của Stato. 1.3. Tính toán số liệu dây quấn động cơ: Việc tính toán dây quấn của động cơ 3 pha rất dễ dàng hơn so với cách tính  toán dây quấn của động cơ  1 pha vì  ở  đây ta chỉ  tính cho một pha còn các pha  còn lại thì lấy như pha đã được tính, các số liệu được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định số cực từ  D t                       2 p (0,4 ÷ 0,5). b g Sau khi tính toán xong ta lấy tròn mà chọn phải lớn hơn số liệu đã tính nhưng  số từ cực luôn là số chẳn. Bước 2: Xác định tốc độ quay của động cơ. 60. f                       n =           (vòng/phút). p Trong đó: f – tần số (Hz).                       P – số đôi cực động cơ. Bước 3: Tính bước từ cực: π .Dt                      τ =     (cm). 2p Bước 4: Từ thông ở mỗi cực:                      Φ = 0, 64.τ .L.Bδ .10−4    (Wb) Bước 5: Tính số vòng dây của 1 pha: K E .U dm Np =    (vòng/pha). 4, 44. f .Φ.K dq Trong đó: Kdq – hệ số dây quấn. KS: Lê Văn Bình Trang 7
  8. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao                                 Udm – Điện áp định mức của 1 pha.       KE – Hệ số điện áp ta chọn 0,75 Bước 6:  Số vòng dây của mỗi bối của một pha. Tính vòng dây mỗi cuộn và số dây dẫn trong rãnh. Biết tổng số vòng/pha thì  dễ dàng xác định số vòng dây phân bố cho mỗi bối (bối/pha) tuỳ theo dạng dây  quấn và cách đấu dây tạo từ cực, số dây dẫn trong mỗi rãnh được xác định. Np  Đối với dây quấn 1 lớp:  N p =   (vòng/bối) QA Bước 7: Tiết diện rãnh Sr ­ Đối với rãnh hình thang tiết diện rãnh được tính như sau: 1 Sr .h.(d1 d 2 )              (mm2). 2 Trong đó:  h ­ Chiều cao của rãnh.                                  d1 ­ Đáy bé hình thang.                   d2  ­  Đáy lớn hình thang. ­ Đối với rãnh quả lê (hay oval) tiết diện được tính như sau: d1 + d 2 d 2 π .d 2 2 Sr = ( )(h − ) +              (mm2) 2 2 8 Bước 8: Tiết diện dây dẫn Sd f r .S r Sd =    (mm2). Nb Trong đó:  fr – là hệ số lợi dụng rãnh được chọn 0,45.  Từ đây sẽ tính ra đường kính dây: d d = 1,13. Sd      (mm). Bước 9 Kiểm tra hệ số lắp đầy Kld: KS: Lê Văn Bình Trang 8
  9. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao N b .d d2 K ld = 0, 75 S r .0,8 Nếu tính ra nhỏ hơn 0,75  thoả mãn điều kiện thì tính tiếp theo các bước sau,   còn không thì phải tính lại. Bước 10: Xác định dòng điện Ip cho phép trong cuộn pha. Tuỳ theo dạy động  cơ  kiểu kín hoặc hở và cách thông gió giải nhiệt mà ta chọn mật độ  dòng J để  xác định dòng điện cho phép trong mỗi cuộn pha như sau: Ip=J.Sd    (A) Bước 11 Tính công suất định mức động cơ, áp dụng công thức. Pdm = 3.U P .I P .η .Cosϕ Chọn  Cosϕ  với 2p=2 ­ Cosϕ  0,75                                          2p=2 ­ Cosϕ  0,75 1.4. Lót rãnh: ­ Chuẩn bị: ­ Stato động cơ 3 pha không có bộ dây quấn . ­ Các thiết bị dụng cụ phục vụ ­  Các loại giấy cách điện dùng trong máy điện như: Giấy PRESSPAHN, giấy   LAERTHOID, giấy AMIĂNG, giấy MICA, giấy SILICON, VERNI. a. Phương pháp lót rãnh của động cơ. Cách điện rãnh nhằm mục đích cách điện giữa cuộn dây với stato để  tránh   chạm masse. Giấy cách điện phải có dạng của rãnh để ôm sát vào rãnh, tăng hệ  số lắp đầy dây (Kid) KS: Lê Văn Bình Trang 9
  10. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Khi lót cách điện rãnh cho các động cơ  có công suất nhỏ  dưới 1HP, có thể  chọn giấy dày 0,2 mm, nếu động cơ  lớn hơn cấp cách điện A (liệt kê  ở  phần  sau), thì chọn bề dày giấy từ (0,35mm ­ 0,4mm). Đối với động cơ  có công suất  lớn, nên tăng cường thêm 1 lớp giấy phim hoặc mica,… Tuỳ theo cấp cách điện,  để  tăng cường độ  bền về  cơ, nên gấp mí  ở  đầu miệng rãnh, tránh giấy cách   điện bị rách trong lúc uốn nắn dây. ­ Đô  ướm giấy theo kích thước của rãnh và định hình cắt giấy lót theo số  rãnh. ­ Gấp giấy cách điện theo hình vẽ của rãnh, gấp hàng loạt đủ số rãnh đã quy   định. ­ Phần đầu gấp phải luôn luôn nằm ngoài lõi thép. ­ Độ cao phải ngang miệng rãnh. l/2 Đường gấp l l L’ L Chiều dài rãnh stato (2,5 – 5) mm Hình 1.4: Giấy cách điện rãnh KS: Lê Văn Bình Trang 10 U
  11. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao 1.5. Làm khuôn: Trong công việc quấn dây máy điện thì kích thước của khuôn quấn dây giữ  phần quyết định đến công việc lồng dây vào stato. Khuôn làm đúng, lồng vào  rãnh dễ, nhanh đảm bảo chất lượng. Khuôn làm dài hoặc rộng hơn tiêu chuẩn,   vừa tốn dây, dễ  bị chạm vỏ, nắp, dây chạm masse. Nếu khuôn ngắn hoặc hẹp   quá thì khó khăn lồng giữa các bối dây lớp sau vào rãnh, bộ dây cũng dễ bị chạm  masse và không đút roto vào stato được. Do đó để chuẩn bị cho công tác làm khuôn ta nên dùng các công cụ  cầm tay   như: Cưa, đục, khoan tay,…Thông thường ta sử  dụng khuôn làm bằng gỗ, làm  khuôn gồm hai phần: ­ Phần khuôn. ­ Phần kẹp để kẹp khuôn. Sau đây là hình dáng của một loại khuôn kẹp thông dụng được sử  dụng   được sử dụng trong việc thực hiện quấn dây máy điện. KS: Lê Văn Bình Trang 11
  12. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Chiều dày của khuôn         Kẹp để  khuôn kẹp khuôn Hìn h  1 . 5 : S ơ đồ khuôn và kẹp khuôn a/. Phương pháp tính chu vi khuôn. Muốn xác định chu vi khuôn, đầu tiên ta xác định hệ số K1, bề dài phần đầu  của mối dây, tính toán khoảng cách giữa hai rãnh liên tiếp. Đầu nối Cạnh tác dụng KL y L ’ L Hình 5.1a: Tính chu vi khuôn quấn KS: Lê Văn Bình Trang 12
  13. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Hệ số KLđược xác định như sau: π .γ .( Dt + hr ) KL = 2p γ Z Trong đó: KL: Chiều dài phần đầu nối giữa 02 rãnh kế  nhau  2 1,3 (mm). 4 1,35 γ : Là hệ số giản dài của phần đầu nối (thay đổi theo 2p). 6 1,5 hr : Là chiều cao của rãnh tính đến đỉnh răng (mm) 8 1,7 Dt : Đường kính trong của stato (mm) Z : Tổng số rãnh stato. Vậy, ta có chu vi khuôn quấn dây được tính theo công thức sau: CV = 2.( KL.y + L’ )  Với: L’ = (L + 10) mm Trong đó: L: Là chiều dài của lõi thép kể cả rãnh thông gió hướng kín. L’: Chiều dài cạnh tác dụng lồng vào rãnh, có tính thêm phần cách điện lót  dư ở hai phía. y: Bước bối dây. Ví dụ:  Cho một động cơ  3 pha loại nội địa việt nam có lý lịch như  sau:  Đường kính trong Dt = 80 mm, bề dày lõi thép L = 65 mm, chiều cao của rãnh 14  mm, số từ cực 2p = 4; tổng số rãnh Z = 36. Tính chu vi khuôn khi y = 8, y = 7. Giải: Tính bề dài đầu nối giữa hai rãnh liên tiếp Trong đó:  γ = 1,35 ứng với 2p = 4 KS: Lê Văn Bình Trang 13
  14. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao π .γ . ( Dt + ht ) π .1,35.(80 + 14) KL =  = = 11, 07  (mm) Z 36 Xác định chu vi khuôn như sau: Ta có: L=(L+10)mm = 65+10 = 75 (mm) * Ứng với y = 8; CV8 = 2.(KL.y +) = 325,12 (mm) Chọn CV8 = 32 (cm). * Ứng với y = 7; CV7 = 2.(11,07+75) = 303,91 (mm) Chọn CV7 = 30 (cm). b/. Kỹ thuật làm khuôn đơn giản: Cách làm khuôn đơn giản nhất là lấy một đoạn dây đồng cỡ từ (0,5 mm đến   1 mm đặt gá vào lòng trong của stato, theo đường kính của bối dây để  làm  chuẩn và theo đó mà đo kích thước. ­ Chiều dài khuôn L. ­ Chiều rộng khuôn N. ­ Chiều dày khuôn D thường lấy thấp hơn chiều cao của rãnh khoảng 3 mm. Nếu động cơ  không còn sô bối dây mẫu cũ thì đo kích thước stato để  làm   khuôn theo kinh nghiệm sau. ­ Chiều dài khuôn: L= (1+15) mm ­ Chiều dài ngang khuôn: N = (n+3) mm ­ Chiều dài khuôn: D = (d­3)mm. Trong đó: L: Chiều dài lõi thép. N: Là khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 rãnh hạ dây. D: Chiều sâu của rãnh. KS: Lê Văn Bình Trang 14
  15. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Khi đã chọn quy cách khuôn hợp lý thì lấy một miếng gỗ thông bằng chiều  dày D, cưa chiều dài L và chiều ngang N đúng kích thước, ở giữa khoan một lỗ  để bắt trục (khoan đúng tâm) của máy quấn dây. Đi đôi với khuôn phải có phần kẹp để kẹp khuôn để giữ khi quấn dây. Phần   kẹp có chiều ngang lớn hơn 2cm; kích thước chiều dài rộng hơn khuôn khoảng  20mm; 4 cạnh cưa 4 rãnh để đặt dây buộc bối dây khi quấn xong, cùng một lúc   có thể làm nhiều khuôn như các bước trên. 1.6. Ra dây: a/. Kỹ thuật quấn và làm khuôn quấn cho các bối dây. Dây quấn máy điện xoay chiều có trách nhiệm cảm ứng được sức điện động   nhất định, đồng thời cũng tham gia vào việc tạo nên từ trường cần thiết cho sự  biến đổi năng lượng cơ điện trong máy. Bối dây còn gọi là phần tử  dây quấn,   gồm nhiều vòng dây có hình dạng và kích thước giống nhau, được quấn nối tiếp  và đặt cùng một vị trí trên stato; bối dây có nhiều hình dạng khác nhau và nhiều   sơ đồ dây quấn khác nhau, bối dây được biểu diễn như sau: 2 1 1 a/ b/ Hình 1.6: Kỹ thuật quấn dây với các bối dây khác nhau  1. Cạnh tác dụng a. Bôi dây có 5 vòng dây 2. Phần đầu nối b. Ký hiệu bối dây KS: Lê Văn Bình Trang 15
  16. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Trong thực tế, quấn dây là công việc phức tạp, vì kích thước tạo ra phải phù   hợp với khoảng cách cho phép của thân stato, thông qua đó ta có thể quấn từng   bối dây hoặc các bối liên tiếp trong cùng một nhóm bối. Do đó vị trí của khuôn  và kẹp khuôn được đặt như vẽ  bên. Sau khi làm khuôn xong, ta tiến hành quấn các bối dây của nhóm bối dây  quấn cho các pha và chuyển sang các bước sau. b/. Chọn dây điện từ để quấn động cơ điện. Khi sửa chữa bất cứ một máy điện nào, tốt nhất là lấy mẫu thật đầy đủ  các   số liệu: Quy cách dây quấn, trọng lượng, số vòng, tính chất cách điện, cách đấu  dây…Quấn lại đúng như  cũ, máy sẽ  vận hành an toàn đảm bảo các tiêu chuẩn  kỹ thuật của nhà chế tạo. Thực tế thị trường hiện nay có ba loại dây: Dây tròn, dây dẹt… Dây tròn thường được bọc cách điện bằng sợi bông, lụa, tơ  thuỷ  tinh hoặc   men cách điện (tráng êmay) được gọi là dây điện tử. Dây dẹt và dây cáp chủ  yếu được bọc bằng hai lần sợi, một lần giấy hay   một lần sợi hoặc bọc tơ  thuỷ  tinh, cũng có thể  có loại để  trần, khi quấn vào  máy điện: Rôto động cơ, cuộn dây hạ  áp của máy biến thế, máy hạn điện có   công suất lới…Mới lót bìa cách điện. c. Ký hiệu dây quấn cho động cơ điện. Dây quấn máy điện thường dùng là đồng điện phân, mềm, điện trở  nhỏ  (có  thể dùng dây điện từ lõi nhóm) dây quấn có 3 yêu cầu sau: ­ Ký hiệu và quy cách quấn dây. ­ Kích thước dây. ­ Trọng lượng dây cần có để quấn vào máy. KS: Lê Văn Bình Trang 16
  17. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Tuỳ  theo từng kiểu động cơ, nhiệt độ  làm việc, cấp cách điện mà chọn ký  hiệu dây cho phù hợp. Dây quấn do Liên Xô cũ sản xuất có nhiều cấp cách điện khác nhau được  phân loại theo độ  bền nhiệt để  quấn vào máy, có nhiệt độ  làm việc từ  90 0C  (cấp Y) tới 1800C (cấp H). Sữa chữa máy điện ở ta hiện nay phổ biến dùng dây quấn cho động cơ điện   cấp A, nhiệt độ làm việc tối đa 1050C. ­ Những động cơ  điện cấp B rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở  nước ta,   nhiệt độ tối đa (1100C  ÷ 1250C). d. Kích thước dây quấn. Dây đồng tròn là loại thông dụng nhất để quấn các loại động cơ điện nhỏ và  trung bình, có các cỡ từ (0,02mm ÷ 5,2mm). Dây quấn cho stato động cơ  thường chỉ  dùng dây điện từ  dưới 2mm, máy   cần cỡ dây lớn hơn thường lấy nhiều dây nhỏ quấn song song để dễ làm, cuộn   dây tản nhiệt nhanh, máy chạy mát và tốt hơn quấn bằng một sợi dây to cùng   tiết diện. Người ta thường quấn song song từ (2 sợi ÷ 4 sợi) là nhiều, trên cỡ  này thì   dùng dây vuông, dây dẹt, thanh đồng hoặc dây cáp tạo thành cuôn dây cứng. Trong sửa chữa thường không có đủ các cỡ dây đường kích khác nhau từ nhỏ  đến lớn để  lựa chọn. Vậy, phải giải quyết như thế  nào? Quấn dây to hơn hay   nhỏ hơn một tí có được không? Nhìn chung, nếu động cơ  phải làm việc  ở  công suất định mức không được  quấn dây nhỏ  hơn cũ. Vì như  vậy, mật độ  dòng điện qua dây sẽ  cao hơn thiết  kế. Động cơ đã quấn lại sẽ không đủ khả năng để làm việc với công suất định  mức nên khi kéo tải nó sẽ nóng quá mức, độ bền giảm dễ cháy. Thực tế sai số  chỉ cho phép giảm từ (2% đến 3%) so với tiết diện dây cũ. KS: Lê Văn Bình Trang 17
  18. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Động cơ, máy hàn, quạt điện khi sửa chữa không có dây đúng cỡ  thì dùng  dây to hơn một cấp sẽ tốt hơn nhưng cần lưu ý khi thay dây to hay nhỏ hơn một  cấp đều không được tăng hoặc giảm số vòng dây đã quấn cũ, vì tăng vòng dây   thì đầy khó quấn làm dây dễ  bị  tốn hao trong lõi theo tăng, máy bị  nóng và dễ  cháy. e. Thay thế cỡ dây để quấn động cơ điện. Khi không có dây đúng cỡ thì cách giải quyết tốt nhất là dùng (2 dây ÷ 3 dây)   nhỏ  để  quấn song song với nhau hoặc phải quấn bằng dây đơn nhưng stato  được nối song song thành 2 đến 3 nhánh (stato phải có các bối ở các nhánh bằng   nhau). Trong trường hợp máy đã quấn song song (hoặc có hai nhánh song song)  thì dùng dây to hơn nhưng đấu nối tiếp (tất nhiên dây to này phải lọt được qua  khe xuống rãnh). Vấn đề cơ bản là tiết diện của dây sau khi thay đổi phải bằng với tiết diện   cũ. Khi quấn song song các sợi phải quấn cùng một lúc lên khuôn để  chúng có  chiều dài bằng nhau. * Quấn hai dây song song, tính nhanh theo công thức: dm=0,7.dc (mm) dm: Đường kính dây mới tính bằng (mm). dc: Đường kính dây cũ tính bằng (mm). * Quấn ba dây song song thì tính nhanh theo công thức: dm=0,7.dc (mm) f. Tính trọng lượng dây quấn. (chưa kể cách điện). Khi đã chọn được cỡ  dây, cò cần phải biết khối lượng dây quấn bao nhiêu  để mua cho vừa đủ. Có thể tính toán để tìm ra đáp số nhưng cách làm thực tế để đơn giản là căn   cứ  vào khuôn quấn dây. Đô khuôn để  biết được chiều dài trung bình một vòng  dây rồi từ đó nhân với tổng số vòng dây quấn của các bối dây stato để tìm chiều   dài cần phải mua. KS: Lê Văn Bình Trang 18
  19. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Có thể áp dụng công thức sau đây để tính trọng lượng dây, áp dụng cho đồng  tròn: G (g/m) = 7.d2 Trong đó: G: Trọng lượng 1 mét dây tính bằng gam. d: Đường kính đây tính bằng (mm). 1.7. Lồng dây: Việc lồng dây vào rãnh được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xem lại sơ đồ khai triển dây quấn. Bước 2: Đếm lại số bối dây theo sơ đồ. Bước 3: Lấy ra một bối dây sắp lắp vào rãnh rồi tháo bỏ dây cột. Bước 4: Vuốt thẳng 2 cạnh tác dụng của bối dây. Bước 5: Bóp cong phần hai đầu bối dây rồi lồng dây vào rãnh nếu có mối  nối ta để về phía để sau cùng nối dây dễ dàng. Bước 6: Xem chiều dây quấn trong các bối dây rồi chọn khe rãnh đúng sơ  đồ để lắp các cạnh tác dụng. Bước 7: Bóp dẹp cạnh tác dụng bằng tay theo phương thẳng đứng với rãnh  rồi đưa lần lượt từng sợi dây dẫn qua khe rãnh vào gọn trong lớp giấu cách điện  đã lót. Bước 8: Giữ các cạnh tác dụng thẳng và song song rồi dùng đũa tre đã chuốt  dẹp bằng tay phải trải dọc theo khe rãnh để  đẩy từ  từ  từng dây dẫn vào rãnh   chú ý không nên phủ lên cạnh tác dụng được theo khe rãnh. Bước 9: Vuốt lại hai đầu dây của bối dây và cạnh tác dụng còn lại rồi đưa  cạnh tác dụng còn lại vào đúng vị trí rãnh cần lắp theo sơ đồ. Bước 10: Tiếp tục thao tác lắp dây theo các bước trên. KS: Lê Văn Bình Trang 19
  20. Khoa Điện ­ Tin Học                                   Giáo trình quấn dây máy điện nâng   cao Bước 11:  Sửa lại đầu bối dây vừa lắp xong cho gọn và không gây  ảnh  hưởng đến việc lắp các bối dây cọn lại. Bước 12:  Lắp tiếp theo lần lược các bối dây còn lại theo thứ  tự   ở  sơ  đồ  khai triển. Bước 13: Lót giấy cách điện phần đầu nối bối dây ngoài rãnh để phân cách   lớp các bối dây hoặc nhóm bối dây. Bước 14: Sửa lại các nhóm bối dây cho gọn và thẩm mỹ, chú ý không để  phần đầu các nhóm bối dây cản đường lắp roto vào và không chạm nắp hay   thân động cơ. Bước 15: Vuốt thẳng các đầu dây ra của nhóm bối dây rồi làm dấu theo thứ  tự như sơ đồ trải Bước 16: Nối dây ra cho các nhóm theo sơ đồ, rồi đai gọn các đầu dây bằng  dây cotton. Chú ý:  Trong quá trình quấn các bối dây trong một nhóm bối dây, không cắt  rời các bối dây với nhau, do đó cần chú ý đến chiều quấn trong các nhóm bối   dây để việc lắp các bối dây vào stato theo một chiều nhất định. 1.8. Đai đấu dây: Trong phần này ta cần thực hiện theo các bước sau: Quan sát sự phù hợp các số đánh dấu và đầu dây ra so với sơ đồ trải, sơ đồ đấu   dây. Đặt thang đo VOM về vị trí Rx1 rồi chỉnh kim chỉ thị về 0. Đặt 2 que đo VOM vào từng cặp đấu cuộn dây quấn mỗi pha để kiểm tra sự  liền mạch của pha. Nếu giá trị  R vào khoảng vài ôm đến vài chục ôm là cuộn  dây liền mạch. Ướm thử các đầu dây nối theo sơ đồ  đấu dây để  định các vị  trí nối dây với   dây dẫn ra cho phù hợp. KS: Lê Văn Bình Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1