Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường (Tái bản): Phần 2
lượt xem 1
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường gồm những nội dung chính sau: Chương 6 - Đánh giá tác động môi trường, công cụ quản lý chất lượng môi trường; Chương 7 - Quan trắc môi trường; Chương 8 - Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Chương 9 - Phương hướng và chương trình hành động cho chiến lược quản lý môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 2001-2010;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường (Tái bản): Phần 2
- Chương 6 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - CÔNG c ụ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường là các công cụ pháp lý trong quản lý môi trường được quy định rõ ở chương 3 của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (Luật: 5 2/2005/Q H 11) thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Với mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về Đánh giá tác động môi trường cũng như các đánh giá khác có liên quan, chương này sẽ giới thiệu các phương pháp và nội dung của công tác ĐTM (ĐTM), đánh giá rủi ro môi trường (ĐRM ) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Bên cạnh đó, công tác ĐTM luôn gắn liền với đánh giá tác động kinh tế - xã hội. Vì vậy, để tăng thêm phần quan trọng của các nội dung đánh giá kinh tế xã hội trong ĐTM, khái niệm đánh giá môi trường xã hội (ĐMX) cũng được đưa vào triển khai áp dụng. 6.1. GIỚI THIỆU CHUNG 6.1.1. Đánh giá tác động môi trường là gì? Đánh giá tác động môi trường gọi tắt là ĐTM (EIA-environmental impact assessment) là việc xem xét các ảnh hưởng qua lại giữa mỏi trường với các hoạt động phát triển kinh tê trong các chính sách, các chương trình và các dự án phát triển. Một số khái niệm khác: - IEE (initial environment examination): kiểm tra môi trường sơ bộ — hình thức » ĐTM đơn giản nhất. - EISs (environmental impact statements): tuyên bố, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường - EI (environment inveníory): liệt kê môi trường - ESA (environmentaỉ social assessment)/ĐMX: khái niệm chính sách an toàn môi trường xã hội của NHTG đề ra vào năm 1999 nhằm tăng cường đánh giá các ảnh hưởng đến xã hội của các dự án đầu tư phát triển. - SEA (strategic environmental assessment)/ĐMC: đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một công cụ cơ bản đảm bảo rằng các tác động m ôi trường của chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển được cân nhắc đầy đủ và tương xứng góp phần phát triển bền vững của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. 190
- 6.1.2. Tại sao phải thực hiện ĐTM ? Nhằm đáp ứng các vấn đề: - Làm thế nào để phát triển kinh tế - xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người? - Làm thế nào để đạt tới sự hài hòa lâu dài, bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ thiên nhiên và môi trường? 6.2. Đ Á N H GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRUỒNG D ự Á N Đ A U tư Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một quá trình nghiên cứu nhằm nhận dạng, dự báo và phàn tích những tác động môi trường có ý nghĩa quan trọng của dự án và cung cấp thông tin cần thiết để nâng cao chất lượng của việc ra quyết định. Đánh giá tác động mỏi trường được sử dụng để phòng ngừa và làm giảm thiểu những tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực, đồng thời hỗ trợ cho việc sử dụng hợp lý tiềm năng tài nguyên và qua đó làm tăng tối đa lợi ích của các dự án phát triển kinh tế - xã hội góp phần vào phát triển bền vững của một quốc gia. Mục đích của việc ĐTM là đánh giá tác động của các hoạt động phát triển đến môi trường và xã hội (bao gồm tác động tích cực và tiêu cực). Đánh giá tác động môi trường được tiến hành trước khi ra quyết định về dự án (tại nhiều nước trên thế giới đây là điều bất buộc). Việc đánh giá có liên quan đến các mục tiêu kinh tế của dự án nhằm đưa ra những quvết định (túng đắn. 6.2.1. Sự lồng ghép của Ỉ)TM vào tro n g d ự án mới Đánh giá chi tiết các tác động có ý nghĩa, Đé ra các biện pháp giảm thiểu tác động, Phân tích chi phí vé lợi nhuện Khải nièm dư án Thiết kế thi công Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động và chiến lược môi trường Quan trắc và đánh giá Tnển khai thực hiên Quan trắc vả kiểm toán, rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo Hình 6.1: Sự lồng ghép của ĐTM vào trong dự án mới 191
- v ề cơ bản quá trình ĐTM có các bước chính sau đây: - Sàng lọc môi trường của dự án - Xác định phạm vi hoặc chuẩn bị một báo cáo kiểm tra môi trường sơ bộ - Chuẩn bị báo cáo ĐTM - Xem xét báo cáo ĐTM - Thẩm định báo cáo ĐTM bằng các tiêu chí và điều kiện đã định - Quản lý môi trường Ở một số nước quá trình ĐTM có bổ sung thêm bước "Kiểm toán và đánh giá dụ án" Bước này thường được thực hiện sau khi dự án đã đi vào hoạt động (hình 6.2). - Q u yế t đ ịn h vế q u y m ô v à m ức đ ộ Đ T M - X â y dự ng kế h o ạ ch Đ T M chi tiết - Chính thức hóa việc kiểm tra môi trường sơ bộ - Phân tích đá n h g iá c tác đ ộ n g - C á c biện p h á p g iảm thiể u - Kế hoạch giám sát - Kế h o ạ ch quản lý m ôi trường - Đ á nh g iá báo cáo - T h a m kh ả o ý kiến cộ n g đồ n g - Loại bỏ h a y th ô n g qu a d ự án - T iêu chí và điéu kiện - B ảo v ệ m ôi trường - G iám sá t tác độ n g - T hự c h iệ n kế h o ạ ch qu ả n lý m ôi trường - C á c b iệ n ph áp g iảm thiể u - Các chương trình giám sát - Kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch quản lý đá cam kê: - Đ á nh giá sự th à n h cô n g củ a c á c biện ph á p giảm thiểu H ình 6.2: Quy trình đánh giá tác động môi trường ở một sô nước Châu Á 6.2.2. Nội d u n g thự c hiện báo cáo Đ T M Để lập được một báo cáo ĐTM cho một dự án đòi hỏi phải tiến hành một quá trình với nhiều bước như sau: 1. Mô tả dự án (lượt duyệt và phạm vi giới hạn dự án) 2. Khảo sát/điều tra khu vực dự án 3. Xác định các tác động môi trường có thể gây ra do hoạt động của dự án 4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động 5. Phân tích tổng hợp - đề nghị phương án tối ưu, phương thức giám sát, đ á m giá, quản lý và quan trắc dùng trong giai đoạn thực thi dự án. 6. Lập báo cáo TM tổng hợp 192
- A ôi d u n g báo cáo đánh giá tác đ ộ n g m ô i trường Đánh giá tác động môi trường chi tiết được triển khai sau khi đề cương nghiên cứu đã được các cơ quan quản lý thông qua. Các nội dung chủ yếu của một báo cáo ĐTM chi tiết là nhận dạng, phán tích đánh giá, dự báo các tác động, lựa chọn phương án, các biện pháp giảm thiểu, các đề xuất về quan trắc, giám sát tác động và quản lý sau khi dự án đã thực hiện. Cụ thê nội dung của một báo cáo ĐTM bao gồm các phần như sau: 1. Trình bày các mục tiêu của dự án, bao gồm các ý tưởng, các dự định và các mục tiêu cụ thể. 2. Trình bàv dự án và các phương án thay thế. Trong phần này cần thiết phải mô tả một cách kỹ càng về dự án và các phương án, kể cả các phương án không tiến hành nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Tập trung sự chú ý vào việc so sánh các phương án khác nhau. Sau đâv là những nội dung cẩn thiết của phần "Trình bày về dự án và các phương án thay thế" - Dự án đang thực hiện ớ giai doạn nào trong chu trình dự án (tiền khả thi, khả thi hay thiết kế) - Trình bày khái quát kế hoạch thực hiện việc dự báo các tác động và các biện pháp giảm thiểu - Nguvên vật liêu, năng lượng, nước và thiết bị cúa các phương án và phương án thay thế - Các thông số vận hành như công suất, sán phẩm - Các biểu bảng, ảnh, sơ đồ, bản đồ minh họa - So sánh đặc trưng của các phưcmg án (quy mô, vị trí, công nghệ, sản phẩm, các nhu cầu về nãng lượng và nguyên vật liệu) tronsĩ bối cảnh kinh tế - xã hội, kỹ thuật và môi trường hiện tại. 3. Tổng kết các đặc trưng kỹ thuật, kinh tế và mồi trường của dự án trong một bản tóm tắt. 4. Tháo luận về dự án môi trường tương quan với các chính sách phát triển (ngành, vùng, chương trình và chính sách). Trong phần này phải chứng tỏ sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 5. Trình bày hiện trạng môi trường. Trong phần này nên trình bày ở mức độ cần thiết về môi trường vùng dự án. Các vấn đề sau cần được trình bày: - Môi trường nền (tự nhiên và kinh tế xã hội) - Tính nhạy cám. giá trị (văn hóa, thẩm mỹ, khoa học) cúa môi trường vùng dự án 6. Đánh giá tác động của các phương án. Trone phần này yêu cầu trình bày đầy đủ, phạm vi lãnh thổ và thời gian của các tác động, đặc điểm của các tác động khác nhau (tiêu cực, tích cực, trực tiếp, gián tiếp, cường độ, phạm vi, ý nghĩa) không những cho dự án, mà còn cho các phương án. Thông thườne các nội dung sau được trình bày: 193
- - Đánh giá tất cả các tác động đến dân cư vùng có dự án - Cơ sở số liệu môi trường, phương pháp nshiên cứu và các giả thiết - Sự hạn chế và mức độ tin cậy của nguồn tài liệu và kết quả nghiên cứu - Sự tuân thủ những tiêu chuẩn môi trường và các thu tục cấp giấy phép - Ý nghĩa của các tác động, các chỉ tiêu và tiêu chuẩn dùng để đánh giá ý nghĩa tác động - Các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác động 7. Đánh giá so sánh các phương án và chọn các phương án phù hợp với môi trường. Nội dung chính của phần này là so sánh các tác động tiêu cực và tích cực chính, các biện pháp giảm thiểu và giám sát tác động của các phương án. Phương án phù hợp với môi trường được xác định bằng những khía cạnh sau: - Nhũng tác động có hậu quả lớn nhất, các biện pháp tránh, giảm thiểu và quản lý chúng - Các tác động được chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa, và các tác động không thể tránh và giảm thiểu được. - Phân bổ chi phí và lợi ích giữa các cấp, các bèn đối tác và dân cư vùng dự án - Thông báo các biện pháp bảo vệ hoặc tái định cư, tiếp thu ý kiến đ ó ng góp của quần chúng. - Các cơ hội cải thiện môi trường 8. K ế hoạch quản lv và giám sát tác động: phần này trình bày các nhiệm vụ có lính chai địnlì hướng đổ đảm bảo thực hiện các biện pháp uiảĩiì thicu và các lác dộng dược giám sát. Đây là k ế hoạch ẹiám sát và quản lv các tác động trone thời gian thực hiện và vận hành công trình, phân hiệt rõ trách nhiệm thực iện giữa nhà nước và chu đầu tư. Kố hoạch đó bao gồm những nội dung sau: - Mô tả những biện pháp giảm thiểu - Lịch trình thực hiện - Phân nhiệm thực hiện - Giám sát việc thực hiện - Mẫu báo cáo và đánh giá sự thực hiện kê hoạch trên 9. Phụ lục thông thường trình bày những vấn đề sau đây: - Biểu bảng, hình vẽ, bản đồ - Tài liệu tham kiiảo 6.2.3. Lợi ích của việc thự c hiện Đ T M ? Các dự án phát triển ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế xã hội còn aâv ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nước trone. quá trình phát triển thường quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế tron" quá trình lập kế hoạch phát triển, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm một cách đúng mức. Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra các tác động tiêu cực cho chính hoạt động này của các nước. Việc đầu tiên của công tác báo vệ môi Irưòne trone quá 194
- trình lập kế hoạch ihực hiện dự án là triển khai ĐTM để ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huv các kết quả tích cực về mỏi trường và xã hội của các dự án phát triển. ĐTM có những lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Triển khai quá trình ĐTM càng sớm vào chu trình dự án, lợi ích của chúng mang lại càng nhiều. Nhìn chung, những lợi ích của ĐTM bao gồm: - Hoàn thiện thiết kế và lựa chọn vị trí dự án - Đặt dự án vào dún« bối cảnh môi trường và xã hội của chúng - Là một kế hoạch về mòi trường, xây dựng cơ sớ khoa học cho việc ra quyết định cuối cùng hay thám định dự án - Là một côns cụ để ngăn ngừa các tác động và kiểm soát tác động - Có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho công tác môi trường trong các giai đoạn xây dựng dự án. vận hành và giám sát - Tiết kiệm chi phí đối với công tác khắc phục hậu quả của dự án - Làm cho dự án hiệu quả hon về kinh tế và xã hội - Tăng cường trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình phát triển - Đóng góp tích cực cho sự phát triển bén vững. 6.2.4. Ai là người có liên q u a n đ ến công tác Đ T M ? - Cơ quan quản lý ĐTM - Chú dự án - Các chuyên gia mỏi trường - Các cơ quan quản lý nhà nước khác - Cộng đồng xung quanh khu vực dự án - Các tổ chức tài trợ quốc tế - Các trường đại học và viện nghiên cứu 6.2.5. Các nguyên tác chính khi thực hiện ĐTM 5 nguyên tắc chính cần lưu ý - Tập trung vào các vấn đề chính (tránh quá nhiều vấn đề chi tiết) - Chỉ kết hợp với những người/nhóm có trách nhiệm liên quan phù hợp - Kết nối thông tin kết quả của ĐTM theo hướng ra quyết định đối với dự án - Trình bàv rõ ràna các phương án giám thiểu tác động và quản lý môi trường hiệu quả - Cuns cấp thông Ún theo hình thức có ích và hiệu quả đối với người ra quyết định. 7 ng u yên tắc c h ỉ đạo trong đánh giá tác động m ôi trư ờ ng của U N D P - Sự tham gia - Sự tham gia hợp lý và đúng lúc của các bên hữu quan vào quá trình ĐTM 195
- - Tính công khai - Đánh giá và cơ sở đánh giá các tác độnẹ cần được c ô n s khai và kết quả đánh giá có thể được tham khảo một cách dễ dàng - Tính chắc chắn - quá trình và thời gian biểu của công tác đánh giá được thông qua trước và được các bên tham gia thực hiện một cách đầy đủ. - Tính trách nhiệm - Những người ra quyết định phải có trách nhiệm với các bên hữu quan về quyết định của mình tuân theo kết quả của quá trình đánh giá. - Sự tín nhiệm - Sự đánh giá được đảm bảo về chuyên môn và tính khách quan - Chi phí/ hiệu quả - Quá trình đánh giá và kết quả của nó phải đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường với chi phí xã hội nhỏ nhất. - Tính linh hoạt - Quy trình đánh giá phải phù hợp để tạo ra hiệu quả và có hiệu lực cho mọi dự án và trong mọi hoàn cảnh. 19 điểm lưu ỷ k h i thực hiện Đ á n h giá tác động m ô i trường * Đ ánh giá tác động môi trường được áp dụng: - Cho tất cả các hoạt động của dự án phát triển gây ra tác động tiêu cực đáng kể cho môi trường và xã hội, hoặc có những tác động tích dồn. - Như là một công cụ quản lý môi trường cơ bản nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án và tạo điều kiện để môi trường tự phục hổi - Sao cho công tác thẩm định đánh giác tác dộng mỏi trường đánh giá đúng bản chất tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra. - Để làm cơ sở cho việc xác định đúng đắn vai trò và trách nhiệm của các bẽn tham gia. * Đánh giá tác động m ôi trườníỊ được tiến hành - Trong suốt chu trình dự án, bắt đầu càng sớm càng tốt, có thể ngay từ khi dự án mới được hình thành. - Theo nhũng yêu cầu rõ ràng để chủ dự án thực hiện kể cả công việc quản lý tác động. - Phù hợp với trình độ khoa học và công nghệ giảm thiểu tác độno môi trường hiện tại - Tương xứng với thủ tục hiện tại và k ế hoạch thực hiện ĐTM. - Để tư vấn cho cộng đồng, các nhóm, các bên bị ảnh hướng trực tiếp, hoặc các bên được hưởng lợi từ dự án nhằm giải quyết các mâu thuẫn một cách ổn thóa. * Đánh ÍỊÌÚ tác động môi trường cần thiết và p hủi phù liợp với: - Tất cả các vấn đề về mỏi trường, bao gồm cả các tác động về xã hội và rủi ro về sức khóe. - Tác động tích dồn, xảy ra lâu dài và trên diện rộng. - Việc lựa chọn các phương án thiết kế, vị trí triển khai và công nghệ của dự án - Sự quan tâm về tính bền vững, bao gồm năng suất tài nguyên, khả năng đổng hóa của môi trường và đa dạng sinh học. 196
- * Đánh giá rác dộng môi trường phải hướng tới; - Thông tin chính xác về bản chất của các tác động như cường độ, ý nghĩa của chúng, những rủi ro và hậu quả môi trường do dự án gây ra. - Sự rõ ràng trong các báo cáo ĐTM, dễ hiểu và phù hợp với việc ra quyết định, trong đó có các luận cứ về chất lượng, độ tin cậy và giới hạn của các dự báo tác động mõi trường. - Giải quyết các vân để môi trường diễn ra trong quá trình thực hiện dự án. * Đ TM tạo cơ sở đê: - Ra quyết định có luận cứ về môi trường. - Thiết kế, lập kế hoạch và thực hiện các dự án phát triển sao cho thỏa mãn các tiêu chuẩn môi trường và mục đích quản lý tài nguyên. - Phù hợp với những vêu cầu về giám sát, quàn lý, kiểm toán và đánh giá các tác động môi trường: việc hoàn thiện về thiết kế và thực hiện những thiếu sót trong dự báo và giam thiểu của các dự án trong tương lai. 6.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐTM 6.3.1. Phương pháp nhân dang tác động 6.3 .1 .ỉ . P hương p háp danh m ụ c kiểm tra (check list) Phương pháp danh mục kiểm tra thường được sử dụng để xác định các tác động mỡi trường. Bảng kiếm tra (check list) là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số mồi trường có khả năng bị tác động do dự án. Đây là một trong các phương pháp cơ bán của ĐTM dự án. Danh mực kiểm tra là một bảng, trong đó các yếu tố, các đặc trưng và các quá trình môi trường được liệt kê, m u ốn nhận dạng các tác động môi trường của một dự án người thực hiện đánh dấu ghi nhận và đánh giá sự hiện diện của các tác động hoặc trả lời các câu hỏi ghi sẵn dưới dạng có/không/nghi ngờ. Danh mục kiểm tra có thể rất đơn giản và cũng có thể rất phức tạp. Thường gồm các loại bảng danh mục kiểm tra như: bảng danh mục liệt kê đơn giản, liệt kê có mò tà. liệt kê có ghi mức tác động và liệt kê có trọng số. Bảng 6.1, 6.2, 6.3 là các ví dụ minh hoa cho các bảng danh mục kiêm tra. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ hao quát được tất cá các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác độns và định hướng các tác động cơ bán nhất. Báng 6.1 là dề xuất bảng danh mục kiếm tra các tác động môi trường áp dụng cho dự án quy hoạch đô thị (QHĐT) (loại liệt kê đơn giản). 197
- B ả n g 6.1: Bảng danh m ục kiểm tra các tác động m ôi trường cho dự án quv hoạch đô thị 1. QHĐT có thể làm thay đổi chế độ nhiệt ẩm và khí hậu địa phương? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 2. QHĐT có ảnh hưởng đến quá trinh xói mòn, bổi tụ dòng chảy? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 3. Đô thị được quy hoạch chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như bão, 10 lụt, trượt lớ, động đất? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 4. QHĐT có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 5. QHĐT có ảnh hưởng dến các di tích lịch sử, văn hoá đã dược xếp hạng? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 6. QHĐT sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng đất cổ xưa, đặc thù của địa phương, các phong cánh có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 7. QHĐT có ảnh hưởng đến việc di dân và tái định cư trong dỏ thị? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 8. QHĐT làm thay đổi cơ cấu, thành phần dân số trong dỏ thị? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 9. QHĐT có ảnh hưởng đến phong tục tập quán của dân cư trong và các vùng lan cận đô thị V Có □ Không □ Nghi ngừ □ 10. QHĐT làm ihay đối cơ cấu ngành nghề và việc làm? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 11. QHĐT có ảnh hưởng đến mức sống và dân trí đô thị? Có □ Khồng □ Nghi ngờ □ 13. QHĐT có ảnh hường đến sức khoẻ cộng đồng? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 14. QHĐT có làm ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản tự nhiên trong khu vực? Có □ Không □ Nghi ngờ □ I 15. QHĐT làm ảnh hưởng đến tài nguyên động thực vật trong khu vực? Có □ Không □ Nghi ngờ n 16. QHĐT làm ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong dô thị? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 198
- 17. ỌHĐT làm thay đổi các hệ sinh thái trong vùng? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 18. QHĐT nằm trong vùng cần được bảo vệ tài nguyên đã được quy định? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 19. VỊ trí QHĐT nằm trong vùng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 20. QHĐT làm thay dổi cơ cấu sử dụng đất đó thị? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 21. QHĐT sẽ làm ảnh hưởng tới diện tích lớn đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 22. QIỈĐT sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường giao thông đô thị? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 23. Qỉ IĐT sẽ gày ra sự biến dổi nhiệt độ trong khu vực, thải ra các chất thải độc hại vào nguồn nước: sông, hồ, ao..., làm thav đổi tính chất và thành phần các nguồn nước mặt? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 24. QIIĐT gáy ánh hưởng đến chất lượng, thành phán và trữ lượng nước ngầm? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 25. QHĐT gây ảnh hưởng đến thoát nước của các vùng xung quanh? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 26. QHĐT sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thành phán, chất lượng không khí khu vực? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 27. QHĐT làm tăng cường độ ồn, rung trong khu vực? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 28. Phản ứng của cộng đồng đối với quy hoạch? Có □ Không □ Nghi ngờ □ 29. Các ánh hương khác? Miận xét Chữ kỷ: Đại (Iiợ/1__________________ Cơ quan_______________________ NíỊUồn: Cài tiến ỉừ "Conỉents o f the Environmental Assessment F o n n fo r the Commimity of Cazenoviii"’!y 199
- Bảng 6.2: Bảng liệt kê có m ô tả tác đ ộng cho hoạt động du lịch Vấn đề Dư liệu Liệt kê các câu hỏi cho hoạt động Có Khôn? ĐGTĐMT cần thêm 1. Có yêu cầu lấy đất hoặc chuyển đối đất cho xây dựng cơ sở hoặc cho cơ sở hạ tầng, như cấp nước, xử lý và loại □ □ □ trừ chất thải; cung cấp năng lượng (>50 ha ở nông thôn, >5 ha ở đô thị, >1000 ha dọc bờ biển ở nông thôn). 2. Trong thời gian xây dựng các cơ sở, có hậu quả đáng kể Nguồn các về nước và xói mòn đất không (phụ thuộc một cách □ □ □ tác động đáng kể vào các dạng chất thải, mùa mưa lớn)? 3. Có yêu cầu nhiều lực lượng công nhân cho quá trình xây □ □ □ dựng các cơ sở không (>100 công nhân trong năm). 4. Khi hoạt động có sản sinh một lượng đáng kể các chất □ □ □ thải sinh hoạt không? 5. Các cơ sở hạ tầng, đường giao thòng có giúp cho việc bảo vệ hệ thống bảo tồn thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật không? (rừng, đất ướt, và các khu bảo tổn, rừng □ □ □ ngập mặn, đầm phá, các nơi sống bị de dọa) hoặc các Nơi chiu khu vực có tầm quan trọng về lịch sử, văn hóa. tác động 6. Có mâu thuẫn với những sử dụng đất hiện tại không, có mâu thuẫn trong khai thác nước, trong những người sử dụng nước ở hạ lưu về nguồn nước có thấm □ □ □ nước thải không, có mâu thuẫn trong trả công lao dộng địa phương không? 7. Có dẫn tới nguy hại cho các hệ sinh thái quv ở cạn hoặc 1 ở nước, hệ thực vạt, động vạt, khi các hoạt động du lịch □ □ n xảy ra, hoặc lượng khách clu lịch quá mức không? 8. Khi có các phế liệu sinh hoạt hoặc rác thải, có những rủi ro ồ nhiễm cho nguồn nước sạch cung cấp, hoặc cho các thế nước nội địa cũng như mrớc biển không. □ □ □ Có ảnh hưởng đến việc bảo vệ các hệ sinh thái quý hiếm và nguồn cá không? 9. Các nguyên nhân làm cho dân địa phương thay đổi Tác động sâu sắc cách sống bền vững của họ không (phụ thuộc mồi trường mạnh vào quy mô và kiểu của các tác dộng kinh tế, xã □ □ □ hội, nghĩa là không có tác dụng biến đổi hoặc các lợi ích không đồng đều). 10. Có dẫn đến phát triển du lịch quá mức làm đe dọa đến môi trường của địa phương và nguy hại do suy giảm □ □ □ cơ hội thu nhập. 11. Có những yêu cầu về biện pháp giảm thiểu hoạt dộng phải thực thi không những khồng được chấp nhận về □ □ □ mặt tài chính về mặt xã hội. Nhận định Tôi đề nghị chương trình được chí định cho hạng mục □ Chữ ký: Đai d iê n .......................................Cơ quan....................... ( N íịiioiì : European Commission (199ỉ) ) 200
- 6.3.1.2. Phư ơng phưp m a trán m ói trường Ma trận (matrix) mòi tnròìm là sự phát triến ứng dung của các bảng kiểm tra. Một ha nu ma trận cùng là sự đối chiếu từng hoạt động cùa dự án với từng thông sô hoặc thành phẩn môi trường đế đánh giá mối quan hệ nguvên nhân - hậu quá.Trong bảng này các cột đứng thế hiện các hoạt động của dự án, các hàng thể hiện các đặc điếm (các thỏnu sô) mòi trường có khá năn 2 bị tác độne. Đê định lưựnszJioá các tác dộne mói ĩ r ườn S cua ma trân, phương pháp cho điếm được I su clụiìi’ đê hiếu thị cừòne độ và ý nghĩa của tác dộng. Mức độ chi tiết của thang điểm phụ thuộc vào các lài liệu hiện có dùng đế nhận dang và phân tích tác động. Thang điểm có thế từ I - 3, 1 - 5. hoặc 1 - 10 (cùa Leopolcl). hoặc 1 - 100. Tác động càng mạnh điểm sỏ CÙI1Ỉ2 cao. Tổim số điếm cho thấy thành phán hoác thông s ố môi trường nào bị tác độnu nũn
- Trong mỗi ô của ma trận, tứ số chỉ mức độ tác độna của hoạt động đến nhân tô môi trường tương ứng; mẫu số chỉ ánh hường ngược lai của nhân tỏ môi trường đến từng hoạt động. Mức độ tác động chỉ cho biết phạm vi tác động và mức độ ánh hướng cùa tác động. Tổng số trên cột cuối chỉ mức tác động tổng hợp giữa hoạt động phát triển và từng nhân tố mỏi trường. Tổng số trên hàng chỉ tác động giữa từng hoạt động và chất lượns chunỉí cua mói trường. Cách đánh giá theo Leopold là cho thấy mức độ tác động riêng lẻ, hoặc cúa hoạt động dư án đến môi trường, hoặc của môi trường đến dự án; theo cách thức (ma Irận tổng) như sau: XX, L, = ^ — (theo cột) (6.1) i Ị xi L, = ” — (theo hàng) (6.2) j J Cách đánh giá theo Lohani cho thấy tống hợp mức độ tác động qua lại giữa hoạt dóng dự án với mỏi trường. Iheo cách thức (ma trận tích) như sau: I, = Z X ,Y, (theo cột) (6.3) I Ij = Z X jYj (theo hàng) (6.4) Thực tế cho thấv ma trận tích rất ít áp dụng do sự phức tạp cúa chúng. Ví dụ: Trong ĐTM cho đồ án QHĐT, việc lựa chọn cách thức cho điểm trong ma trận cần tính đến các vếu tô sau: + Loại đồ án quy hoạch (Quv hoạch chung, quv hoạch chi tiết, ngăn hạn hay dài h ạ n ...) + Quy mô đõ thị (Đô thị loại I . loại 2 ...) + Tính chất đô thị (Đó thị vệ tinh, đô thị công nghiệp, dô thị du lịch. ) + Hiện trạng môi trường (Mức độ ó nhiễm, nguyên nhân ó n h iễ m ...) + Khá năng dự báo những tác động trong tưưng lai Tuy nhiên phương pháp ma trận thường mang tính định tính và còn có những chú quan của nụười đánh giá, do vậv việc sứ dụng plurơng pháp này cần phái có sự cân nhác vé những tác động có thế gây ra. 202
- Bảng 6.4. Ma trăn tác động qua lại siữa các hoạt động của dự án KCN Dun" Quất và MT Tác động cua dự án Tác động của môi trường Các nhân tố môi trường dến môi trường đến dự án Càim CN Đô thi* Cảng CN Đô thị “ ì -3 Thủy văn nước be mật Ó -3 -3 Chất lirợim nirớc bề mặt -1 - _9 -2 Thuv vãn nước imầm < _ - - -3 -3 Chất lượng nước biển -2 -3 - - - 1Các nhàn tố Chất hrợim không khí -1 -2 -2 - - - vật lý Đất -3 -3 - - i Chất lương đất _9 .9 -2 - - .. - 'lai nguyên khoáng sản - +1 - Jc c 1 1 3 Địa chất - +3 +2 - Nghề cá 3 ; -3 +2 - Sinh vặt mrớc -" > ? ì : +2 - lài ntuiyèn _7 Rừnu/tliáni thực vật -1 -! sinh vậi ...... “ .. c ac loài hoaim clã .1 — — CVu' [oài (ỊUV hi 011 *1 -l - - - Ị ...... Ị (-'ỏng nghiệp nhà mấy -3 1 -3 -1 -1 -1 Đựờng cao toe/đường sái -2 -3 -3 -2 Vận tái thúy -3 -2 _2 -3 -3 -2 ( 'uiìíi cấp 1 Ư C 1Ớ - 1 -2 -2 - - - 1 (lia tri SƯ Nàníi lượng -2 - - - - ỉ - 2 Ị (ỉụ nụ cua Nôn ụ nghiệp -9 ! -Ọ -2 -2 -2 con niỉirời ọ i Ị Nhà cửa Ó - -7 -3 -3 -3 -2 [ Nẹhỉ imơi -1 -1 -1 -1 -1 Lũ lụi _? Ị -2 .9 -2 1 1 Sử dụng chất thái sinh hoạt i 1 -? -2 - - - Sử dụng chất thải rán -2 Ị -2 -2 - - - Cảnh quan -3 -3 -3 -1 -1 -1 Chất lượn ạ Sức khỏe công dồng -3 - -1 -2 -2 1 -3 giá trị cuộc sốim Kinh tế - xã hội -3 1 ! -3 -3 - -1 -2 An toàn CN và sức khoe -2 i -1 -3 -2 -1 - C hú th ích: ỉ . 2 . C ác mức dộ lác dộng ( N g u ồ n : T à i liệu tham kh ảo / 3 9 Ị ) + / cu tlõni' có ỉ (ù - Tác (Ịộ/ỉii ỉ)ất lọ i 203
- 6.3.1.3. P h ư ơ n g p h á p c h ổ n g bản đ ó và hệ th ò n g tin địa lý Mục đích phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động có thê có của dụ an dên từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu định lượng bàng phương pháp khác ờ bước tiếp theo. Để thực hiện phương pháp này, nghiên cứu ĐTM cần có đầy đủ số liệu về các thành phần môi trường vùng dự án. Từng thành phần mòi trường được thể hiện trên báng đổ đơn tính (bản đồ địa hình, bản đổ thổ nhưỡng, bản đồ thúy vực, bản đổ thảm thực vật, bản đồ sứ dụng đất, bản đồ phân bô dân cư,...), có cùng tỉ lệ. Các bản đồ này được vò trên máy vi tính (GIS) hay vẽ trên giấy trong suốt. Ngày nay, với các tính nâng truy vấn không gian, truy vấn thuộc tính và hiển thị trực quan. GIS cung cấp đầy đủ, nhanh chóng và trực qu an thông tin về vị trí, tỷ lệ diện tích, hiện trạng cơ sớ hạ tầng, đời sống kinh tế và môi trường khu vực dự án. Để xác định sơ bộ vị trí và ảnh hưởng của các hoạt động dự án ta chỉ cần chồng lặp bản đồ dự án lên từng bản đồ đơn tính. Sứ dụng phương pháp chổng bản đồ sẽ giúp việc xem xét rõ ràng hơn các tác động môi trường của dự án đến khu vực. --------T------------------- 7 " A Bản dồ nén / / Sơ dó khu dàn CƯ ánh Bản đó quy Phiếu thõng tin 6.3.1.4. P hư ơ ng p h á p sơ đổ m ạ n g lưói Phương pháp mạng lưới được xây dựng dựa trên cơ sớ của một đồ giải dạng cây dùng đê phân tích hệ thông nhân quả nhằm kết hợp các nguyên nhàn và hậu quả của tác động bằng cách xác định mối quan hệ tương hổ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động. Phương pháp này dùng để xác định tác động trực tiếp và gián tiếp, tuy nhiên phương pháp này không thể hiện được mức độ tác động nhicu hay ít. Việc xác định tác động trực tiếp và gián tiếp hỗ Irợ cho quá trình ra quyết định đổng thời lựa chọn các thứ tự ưu tiên của biện pháp giảm thiểu tác động. 204
- Thay đổi chất lương cuộc sống Thay đổi chất lượng du lịch động vệt hoang dã Mất nơi cư trú của động vật Xô sát tăng giữa cuộc sống Mất đi giá trị hoang dã ----------7------ K hoang dã và con người ■ Ạ = Sư phá rừng Xói mòn Xối mòn Khai thác cò quá Các thay đổi và m ất đi tính núi bờ sông mức xung quanh trong thái độ đa dạng khu VƯC hổ nước của động vật sinh hoc A Còn quả ít diện tích cho gia súc Quấy rối động vật Nước ô Tác động Giảm bớt Hạn chế nhiễm của sóng thực vât việc di Các tác Làm náo chuyển động động cuộc đông vật thấy song được hoang dã Xả dáu từ thuyền Nhu cầu vé Nhiéu giấy Nhiéu giấy Mờ rộng khách Nhiéu máy Nhiều gò quý tảng phép về thả phép cấu tàu sạn/trại và điéu bay trên xe máy, bè hơi và thuyền hơn kiên du lịch thác và tp ô tô ± Số khách tham quan Nhu cầu tàng Nhiều chuyến Cải thiện các Cải thiện đường nối vé ngành bay quốc tế điéu kiện Livington/Lusaka/Zam bia/Bost du lịch chi phí trực tiếp biên giới w ana/Nam ibia ít hơn Nàng cấp sàn bay Tàng hợp tác hải quan Zam babue/Zam bia NiỊỉtồn: [54] Hình 6.3: Sơ dồ mạng lưới Ịheo Bisseỉ, UNEP, 1996 205
- 6.3.1.5. H ệ chuyén gia m á y tính Là một phần mềm trợ giúp ra quyết định với tập hợp một loạt câu hỏi được xây dựng dựa vào kinh nghiệm ra quyết định môi trường cho các dự án phát triển đã được thực hiện. Người sử dụng hệ chuyên gia máy tính phải trả lời các câu hỏi trên máy tính. Hệ chuyên gia sẽ tự động cho ra quyết định trên cơ sớ xử lý các câu trá lời. Đây là một cóng cụ dùng đê nhận dạng các tác động mỏi trường nhanh, tuy nhiên nó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sô liệu môi trường hiện có, phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của người sứ dụng hệ thông phần mềm. Phương pháp này thường được sử dụng đê nghiên cứu tác động môi trường của các phương án trong giai đoạn sàng lọc. Hiện các Sở ban ngành, chú đầu tư và một sô trường đại học đang sử dụng phần incm EIAs phuc vu cho công lác ĐTM trong giai đoạn sàng lọc ban đầu bằng phương pháp đánh °iá nhanh theo danh mục có trong sô và hướng dẫn đánh giá háo cáo ĐTM trong quá trình thám định. 6.3.2. Phương pháp đánh giá mức độ tác động 6.3.2.1. P hán đoán cùa ch uy én gia Đây là phưưng pháp đánh giá dựa theo kinh nehiệm cúa các chuyên gia môi trường giàu kinh nghiệm. Hệ thõní’ clánli ÍỊK mòi trường Baitelle Ì Hệ thông đánh giá môi trường được phòng thí nghiệm Tây Bắc battelle (Mỹ) đề xuất. Phương pháp dựa vào việc đánh giá từniì thông sổ môi trường, sau đó cho điểm để định lượng tác động đôi với từng thông sô. m m E, = z < v ,), x w , ( V I h x W I (6 -S ) 1=1 1=1 Eị - giá trị tác dộng môi trương. (Vị)I - giá trị tác động mòi trường cua ihông sỏ 1 ở phương án "có" dư án (v()9 - giá tri chất lượng mòi trường cùa thòng số 1 ở phương án "không có" dư án W - hê sổ dịnh lượng tương đối tắm quan trọng cứa thòng sô 1 j M - số thòng số. Hệ thống đánh giá mòi trường được sử chum dế dư háo chât lượng mỏi trường trong các phương án có hoặc không có dự án. Giá trị tác động mỏi trường thế hiện cấc tác động mồi trườnu tích cực (nêu Eị > 0) hoặc tièu cực nếu íEị < 0) khi so sánh phương án "có dự án" và phương án "không có dự án". Giá trị tuyệt đối E, càng lớn tác động càng rõ. 6 3 2 .2 . P h ư ơ n g p h á p đ á n h giá n h a n h Phương pháp đánh giá nhanh ià phương pháp đánh giá dưa vào hệ số phát thái o nhiểm. Phương pháp đánh giá nhanh có hiệu quá cao trong xác định tái lượng, nồng độ 6 nhiẻm đối với các dự án còng nghiệp, đỏ thị, giao thông. Từ đó có thể dư báo khá năng tác động môi trường cũa các nguồn gãy ồ nhiễm. 206
- WHO, 1993 có giới thiệu một số hệ số phát thải ô nhiễm tùy theo loại hình phát thải. Tài liệu này được đùim đế làm CO' sớ tham khảo dự báo thải lượng ô nhiễm ở nhiều quốc gia. dạc biệt dược EPA, Mỹ sứ dụng để đánh giá nhanh tác động của các dự án m. D ự báo thái lưỢíiiỊ ó nhiễm môi irườníị không khí Hệ số phát thái và kiếm toán phát thải là một công cụ nền tảng cho việc dự báo mức độ tác độ n s mói trường cua cức chất thải nói riêng và tác động môi trường nói chung. Hệ sô phát thui là íỉiá trị dặc írưns thể hiện mối liên hệ thài lượng chất ô nhiễm thải vào mói trường xung quanh và các hoạt động liên quan đế n sự phát thải đó. Các hệ s ố này thường được biếu hiện theo khối lượng của chất ò n hi ễ m được phân chia theo đơn vị, khối lượng, khoảng cách, hoặc thời gian phát thải. Ví dụ n h ư kg bụi sinh ra khi đốt 1 tấn than, kg CO sinh ra do chạy xe trên lOOOkm đườns đi). Những hệ số này làm cho việc ước lính phát thái từ các nauổn khác nhau trớ nên dỗ dàng. Trong hầu hết các trường liợp. những hệ sỏ này là trung bình của các dữ liệu có được và thường được sử dụng như là dại lượng dặc trưng của giá trị trưng binh dài hạn cho tất cả các nhà m á y có cùng loại phát thãi |21. Báng 6.5: I lộ số phát thai của các nẹ uổn ihái c ố định đặc trưng (kg/tấn nhiên liệu) Quá trình Bụi SO, NOx CO voc so 3 Khí hóa loỉix (l-l * ì} ( Nòi hơi eónu nghiệp 0,06 0.007 2,9 0,71 0,12 1,ò strời (làn (lụnu 0,06 0 007 2,05 0,42 0,17 Khí lự nhiên Nổi hơi CỎI Ì U nghiệp 0,061 20S 2,87 0,72 0,118 Đốt sinh hoại 0,06 ỉ 20S 2,05 0,41 0,106 Máy phát diện 0,287 20S 8,91 2.36 0,863 Ddu DO Nồi hơi côna nghiệp và thương mại 0,28 20S 2,84 0,71 0,035 0,28S Đốt sinh hoạt 0,36 20S 2,6 0,71 0,354 0,28S Máv phát điện 0,71 20S 2,62 2,19 0,791 Dần FO Nổi hơi nhỏ p 20S 8,5 0,64 0,127 0,25S Nổi hơi cốnn imhiộp và tlurơng mại p 20S 7,0 0,64 0,163 0.25S [liatì Anthracìte Lò phun than bột 5A 19.5S 9 0,3 0.055 > Lò tiếp nhận than bần 2 tay i 9,5 s 1,5 45 9 Than BiíỉUìì Lò tláv khỏ 5A 19,58 10.5 0,3 0,055 Lò dáv irớt 3.5A Ỉ9.5S 17 0,3 0,055 Lò tiếp nhàn than bầng tay 7,5 15.5S 1.5 45 9 207
- Quá trình Bụi S02 NOx CO voc SC'3 Than Lignite Lò phun than bột 3,1A 15S 6 0,3 0,055 Củi Nồi hơi dùng củi 4,4 0,015 0,34 13 0,85 Lò sấy, bếp 15 0,2 1,4 140 46 Lò sưởi gia đinh 14 0,2 1,7 85 43 Nguồn: Rapid inventory technique in environmentaỉ control, WHO 1993‘2'. Chú thích: s - hàm lượng phần trảm lưu huỳnh trong nhiên liệu: p = 0,4 + 1,32S A - hàm lượng phần trãm tro trong nhiên liêu Hàm lượng lưu huỳnh trong khí tự nhiên 0,000615% Trong than anthracite hàm ỉượng tro và lưu huỳnh là: - 8,1% & 0,9% trong than Meta Anthracite, - 9,4% & 0,6% trong than anthracite - 12,4% & 2% đối với than Semianthracite. Trong than Bitum, hàm lượng tro và lun huỳnh là: - 4,9% & 0,8% đối với than có nồng độ chất bốc thấp - 2.9% & 0,6% dối với than có độ bốc trung bình - Đối với than có độ bốc cao: + 6,5% & 1,3% đối với than loại A + 5,4% & 1,4% dối với than loại B + 9,1 & 2,6% đối với than loại c Trong than Lignite, hàm lượng tro và lưu huỳnh ỉà 8,8 -r 9,5% và 0,8 -r 1,1% B ảng 6.6 : Hệ số phát thải của các nguồn thải di động đặc trưng (kg/lOOOkm) Phương tiện Bụi so2 NOx CO voc Pb Xe mô tô Đông cơ 2 thì < 50cc 0.12 0.36S 0.05 10 6 Động cơ 2 thì > 50cc 0.12 0.6S 0.08 22 15 Động cơ 4 thì > 50ec 0.76S 0.3 20 3 Xe ô tô Chạy trong đỏ thị Động cơ < 1400 cc 0.07 1.27S 1.5 15.73 2.23 0.09P Động cơ 1400 - 2000 cc 0.07 1.62S 1.78 15.73 2.23 0.I1P Động cơ > 2000 cc 0.07 1.85S 2.51 15.73 2.23 0.13P 208
- Phương tiện Bụi so2 NOx CO voc Pb Chạy ễìqoài đô thị Động cơ < 1400 cc 0.05 0.80S 2.06 6.99 1.05 0.05P Động cơ 1400 - 2000 cc 0.05 0.9 7S 2.31 6.99 1.05 0.07P Động cơ > 2000 cc 0.05 1.17S 3.14 6.99 1.05 0.08P Chạy trên dường cao tốc Động cơ < 1400 cc 0.05 0.96S 2.85 3.56 0.69 0.07P Động cơ 1400 - 2000 cc 0.05 L.08S 3.10 3.56 0.69 0.07P Đông cơ > 2000 cc 0.05 1.36S 4.09 3.56 0.69 0.09P Phương tiện vận tải ììặnq dÙMỊ.xăng >3.5 tấn Chay trong đó thị 0.4 4.5S 4.5 70 7 0.31P Chạy ngoài đổ thị 0.45 3-^S 7.5 55 5.5 0.25P Chạy trên đường cao tốc 0.6 3.3S 7.5 50 3.5 0.22P Phương tiện vận tái nhẹ dùng dầu diesel < 3,5 tấn Chạy trong đô thị 0.2 I.16S 0.7 1 0.15 Chạy ngoài đô thị 0.15 0.34S 0.55 0.85 0.4 Chạy trên dường cao tốc 0.3 I.3S 1 1.25 0.4 Phương tiện vận tủi nặ/u> (lùnạ dâu (ỉieseỉ từ 3,5 - 16 tấn Chạy trong đô thị 0» C.29S 11.8 6.0 2.6 Chạy liụoài dỏ thị 0.9 4.15S 14.4 2.9 0.8 Chạy trẽn dường cao tốc 0.9 4.15S 14.4 2.9 0.8 Xc vận tài dùng dàỉi di CSCỉ > 1 6 tấn Chạy trong đô thi 1.6 7.2 6S 18.2 7.3 2.6 Chạy ngoài đố thị 1.6 7.43S 24.1 3.7 3.0 Chạy trên đường cao tốc 1.3 6.; s 19.8 3.1 2.4 Xe buýt dùng dầu diesel > 1 6 tấn Chạy trong đô thị 1.4 6.6S 16.5 6.6 5.3 Chạy ngoài đô thị 1.2 5.61S 18.2 2.8 2.2 Chạy trên đường cao tốc 0.9 6 .1 1s 13.9 2.1 1.7 Phương tiện giao thông dùng khí hóa lỏng < 3.5 tăn Chạy irong đô thị 1.24 3.3 1.35 Chạy ngoài dỏ thị 1.3 1.76 1.15 Chạy trên đường cao tốc 2.75 1.15 1.03 Nguồn: Rapìd iiỉventory technique in environm eỉital conỉrol. W HO 1993‘2'. Chú thích: P: hàm lượng chì có trong nhiên liệu (g/I) S: hàm lượng phán trăm lưu huỳnh trong nhiên liệu (%) Chạy tronạ dô thị: vận tốc trung binh 25 km/h; quãng đườiiẹ trung binh = 8 km Chạv ngoài dô thị: vận tốc trung bình 60 km/h; quàng đường trung binh = 12km 209
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường - PGS.TS. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Vân Hà
374 p | 954 | 305
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 1
38 p | 366 | 141
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 2
38 p | 248 | 95
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 3
38 p | 209 | 80
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 4
38 p | 246 | 73
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 7
38 p | 211 | 69
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 5
38 p | 191 | 66
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 9
38 p | 180 | 64
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 8
34 p | 187 | 64
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 6
38 p | 186 | 62
-
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 10
36 p | 179 | 58
-
Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường: Phần 1
189 p | 178 | 26
-
Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường: Phần 2
185 p | 119 | 15
-
Giáo trình Quản lý chất thải rắn đô thị - TS. Trần Thị Mỹ Diệu: Phần 1
60 p | 201 | 15
-
Giáo trình Quản lý chất lượng và luật an toàn thực phẩm (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp
43 p | 30 | 11
-
Giáo trình Quản lý chất lượng và Luật an toàn thực phẩm (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
43 p | 36 | 9
-
Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường (Tái bản): Phần 1
188 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn