intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý khai thác đường ô tô (Hệ cao đẳng): Phần 2

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

165
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, phần 2 cuốn Giáo trình Quản lý khai thác đường ô tô (Hệ cao đẳng) trình bày công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường và đảm bảo an toàn giao thông qua nội dung chương 3 của tài liệu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý khai thác đường ô tô (Hệ cao đẳng): Phần 2

  1. Hãy tính trị số mô đuyn đàn hồi đặc trƣng theo số liệu đo đƣợc và kiểm tra xem có đảm bảo yêu cầu thiết kế không. Biết rằng kết cấu mặt đƣờng đƣợc thiết kế với E yc = 1320 daN/cm2. BT2: Trên mặt đƣờng có KCMĐ đƣợc thiết kế với mô đuyn yêu cầu E yc = 470 Mpa mới làm xong, ngƣời ta đo độ lún đàn hồi bằng tấm ép dƣới tác dụng của tải trọng tĩnh xe tƣơng đƣơng với xe tiêu chuẩn đƣờng ô tô. Kết quả độ lún đàn hồi: Khi có tải D1 = 0,1290cm, khi dỡ tải về không D2 = 0,1000cm. Hãy kiểm tra xem tại vị trí đo, MĐĐH thực tế có đảm bảo yêu cầu thiết kế không? Chương 3: CÔNG TÁC BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA ĐƢỜNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG 3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI CHỌN PHƢƠNG PHÁP SỬA CHỮA ĐƢỜNG (21-1) 3.1.1. Những nguyên tắc cơ bản Đảm bảo năng suất lao động cao; Những công tác, những công việc phải đƣợc hoàn thành kịp thời, đúng hạn; Tận dụng nhiều nhất khoảng thời gian thuận lợi cho thi công; Ƣu tiên dùng máy móc và tận dụng tối đa công suất của máy móc; Chất lƣợng công trình phải đƣợc đảm bảo, nhƣng giá thành rẻ nhất; Riêng với công tác đại tu và trung tu đƣờng còn phải chú ý chọn đúng dây chuyền công nghệ và đảm bảo đồng bộ cơ giới hóa, tận dụng dùng các bán thành phẩm đã chế tạo sẵn, và chú ý đảm bảo những điều kiện của dây chuyền công nghệ thi công. Việc chọn phƣơng án phải dựa trên so sánh theo những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. 3.1.2. Những bước thực hiện so sánh phương án theo những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Trình tự tiến hành so sánh phƣơng án để xác định phƣơng án tổ chức và mức độ sửa chữa đƣờng (chỉ bảo dƣỡng hay sửa chữa, cải tạo, nâng cấp) nhƣ sau: Đề xuất các phƣơng án về máy móc Chọn phƣơng pháp tổ chức thi công cho từng phƣơng án sửa chữa Lập sơ đồ công nghệ cho từng phƣơng án sửa chữa và xác định năng suất của từng máy Xác định số lƣợng máy móc và nhân lực trong từng công tác của từng phƣơng án sửa chữa Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng phƣơng án sửa chữa: Chi phí qui đổi cho một đơn vị sản phẩm; Ví dụ chi phí cho 1m2 mặt đƣờng, hoặc 1m3 đắp mở rộng nền đƣờng, v.v…trong một phƣơng án bao gồm chi phí xây dựng cộng với các chi phí: chi phí bảo dƣỡng và sửa chữa thƣờng xuyên, chi phí cho các lần sửa chữa vừa trong thời hạn sửa chữa lớn; nếu là phƣơng án làm lại đƣờng hay nâng cấp đƣờng thì còn cộng thêm chi phí cho các lần sửa chữa lớn trong thời hạn sử dụng đƣờng. Các chi phí sửa chữa đều đƣợc qui đổi về năm đầu tiên rồi mới cộng vào chi phí xây dựng. Cách tính chi phí qui đổi đã đƣợc trình bày trong chƣơng trình học kinh tế xây dựng. 48
  2. Năng suất lao động trung bình; Ví dụ một ca thi công sửa chữa của một tổ hợp máy móc và nhân lực thì làm xong bao nhiêu mét dài đƣờng,v.v…hoặc 100 ngày công thì làm ra bao nhiêu mét dài mặt đƣờng, bao nhiêu mét vuông mặt đƣờng, v.v…Để tính đƣợc năng suất lao động trung bình phải dựa vào đố án thiết kế tổ chức thi công đã đƣợc trình bày trong học phần xây dựng đƣờng. Mức độ cơ giới hóa trong công tác; Trên đây là những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính. Khi cần thiết thì có thẻ sử dụng thêm các chỉ tiêu phụ. Tất cả các loại chỉ tiêu này đã đƣợc nêu ở phần những vấn đề chung trong công tác xây dựng đƣờng ô tô. Kiến nghị chỉ tiêu chủ yếu, so sánh và đề xuất phƣơng án đƣợc chọn. 3.2. PHÂN LOẠI CÔNG TÁC BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐƢỜNG (21,5-0,5) Theo quy định, công tác tổ chức quản lý và sửa chữa đƣờng bộ (trong đó có đƣờng ô tô) gồm có các loại công tác: Công tác quản lý ; Công tác bảo trì công trình đƣờng bộ. Mục đích và nội dung của các công tác được trình bày dưới đây: 3.2.1 Công tác quản lý Công tác quản lý bao gồm các công việc mang tính chất quản lý nhà nƣớc theo luật lệ, chế độ, chính sách của chính phủ và của bộ GTVT ban hành nhƣ: Quản lý hồ sơ, tài liệu; quản lý hành lang an toàn đƣờng bộ; tổ chức thực hiện công việc thanh tra giao thông, Kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật của công trình (kiểm tra định kỳ, tuần tra cầu đường thường xuyên, kiểm tra đột suất để thu thập tình hình khai thác cầu đƣờng, tình hình khí hậu thủy văn và các tình hình khác có liên quan đến việc khai thác và quản lý đƣờng bộ) nhằm duy trì khả năng lƣu thông các phƣơng tiện giao thông an toàn và thuận tiện; tổ chức phân loại, đánh giá tình trạng kỹ thuật của công trình; tổ chức thực hiện công việc đếm xe, gác cầu, đăng ký cầu, đƣờng; thống kê theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đƣờng bộ. 3.2.2 Công tác bảo trì công trình đường bộ: Bảo trì công trình là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thƣờng và đảm bảo an toàn sử dụng công trình. Công tác bảo trì đƣờng bộ bao gồm công tác bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm công tác sửa chữa vừa và công tác sửa chữa lớn 3.2.2.1. Công tác bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên (sửa chữa nhỏ)* Đây là công tác bao gồm những công việc cụ thể không phức tạp, khối lượng và kinh phí không lớn nhưng lại rất quan trọng. Các công việc phải đƣợc làm thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý nhằm theo dõi tình trạng đƣờng bộ, đƣa ra giải pháp ngăn chặn hƣ hỏng, khắc phục hoặc sửa chữa kịp thời những hƣ hỏng nhỏ ảnh hƣởng đến chất lƣợng cầu đƣờng bộ do tác động bên ngoài nhƣ hoạt động của con ngƣời, của thiên nhiên và sự diễn biến theo thời gian của bản thân công trình gây ra, nhằm duy trì tình trạng khai thác bình thường của các công trình đường bộ, đồng thời hạn chế tối đa sự phát triển từ hư hỏng nhỏ trở thành hư hỏng lớn để đảm bảo giao thông an toàn thông suốt. Khối lƣợng công tác quản lý và sửa chữa thƣờng xuyên đƣợc xác định dựa trên định mức để phân biệt giới hạn mức độ giữa quản lý và bảo dƣỡng thƣờng xuyên với sửa 49
  3. chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. Khi khảo sát tình hình lập kế hoạch sửa chữa của đƣờng hàng năm, những khối lƣợng nào quá phạm vi qui định của định mức thì đƣa sang kế hoạch sửa chữa định kỳ hoặc sửa chữa đột xuất. Trong các biểu định mức tính khối lƣợng công tác cho từng loại nhóm đƣờng, ngƣời ta chia theo hai loại công tác tính là công tác quản lý và công tác sửa chữa. Nội dung của bảo dƣỡng và sửa chữa nhỏ là : Nội dung của bảo dưỡng, là các thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên nhằm giữ gìn chăm nom để bảo vệ trạng thái tốt của các công trình và đề phòng hư hỏng, không cần dùng đến bất kỳ loại vật liệu nào nhƣ: Hót đất sụt, đắp phụ nền đƣờng, lề đƣờng, phát cây, rẫy cỏ, vét rãnh, khơi rãnh, đào rãnh, thông thoát nƣớc cho cầu nhỏ, cống, vệ sinh mặt đƣờng, cầu, cống, nắn sửa các thiết bị, cọc tiêu biển báo, bắt xiết bu-lông cầu thép, v.v… Nội dung của sửa chữa nhỏ, bao gồm những công việc có dùng đến vật liệu tham gia cấu tạo các hạng mục sửa chữa nhƣ: Vá ổ gà các loại, láng nhựa, xử lý cao su, bổ sung cát sạn mặt đường, chống chảy mặt đường nhựa, thay thế và sơn hoặc quét vôi các thiết bị báo hiệu giao thông, và sửa sang mặt cầu các loại, sửa chữa khe co giãn, dải phân làn, gối cầu, lan can, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ quản lý và sửa chữa thƣờng xuyên cầu đƣờng, nhà điều hành và quản lý, v.v… nhằm hạn chế tối đa sự phát triển từ hƣ hỏng nhỏ trở thành hƣ hỏng lớn. Các công việc này đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục hàng ngày, trong suốt cả năm trên toàn bộ tuyến đƣờng, để đảm bảo giao thông vận tải đƣờng bộ đƣợc an toàn, thông suốt và êm thuận. Các công việc trong công tác bảo dƣỡng sửa chữa thƣờng xuyên đƣợc giao cho các tổ sản xuất thƣờng trực thƣờng là ở gần con đƣờng phải chăm nom. Phải có những kinh phí đƣợc ngân sách cấp đều đặn. Các công việc phải làm đƣợc quy định cho từng con đƣờng, tùy theo mức độ quan trọng nhiều hay ít. 3.2.2.2. Công tác sửa chữa định kỳ * Công tác sửa chữa định kỳ là công tác sửa chữa hƣ hỏng đƣờng bộ theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đƣờng bộ xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đƣờng bộ (nếu cần thiết). Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa hai kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa. Sửa chữa định kỳ lại đƣợc chia ra định kỳ ngắn hạn và định kỳ dài hạn. Sửa chữa định kỳ ngắn hạn, tiến hành giữa hai lần sửa chữa định kỳ dài hạn (ít nhất là 1 năm/1 lần. Với mặt đƣờng đá dăm, cấp phối là 1~2 năm/1 lần, với mặt đƣờng nhựa là 3~4 năm/1 lần) nhằm giữ vững chất lượng công trình bằng cách sửa chữa một số bộ phận của công trình cho đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật quy định. Công việc này tiến hành trên từng đoạn đường dài, sửa chữa mặt đường, nền đường, các công trình trên đường và các công trình phục vụ quản lý và sửa chữa đƣờng sá, nhưng chủ yếu là phục hồi lớp hao mòn, tạo độ bằng phẳng, nâng cao độ nhám mặt đường. Sửa chữa định kỳ dài hạn, gồm các công việc mang tính tổng hợp và toàn diện, nhằm sửa chữa tất cả những hư hỏng của một đoạn đường dài hoặc của một công trình kỹ thuật, nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình, đôi khi có thể có kết hợp nâng cao tiêu chuẩn một vài bộ phận của công trình. Đại tu chủ yếu là gia cường kết cấu mặt đường để nâng cao cƣờng độ. 50
  4. Công việc sửa chữa định kỳ dài hạn đƣợc tiến hành sau khi công trình đã đƣợc qua một hay nhiều lần sửa chữa định kỳ ngắn hạn. Ví dụ sau 3 năm thì lớp láng nhựa bị hao mòn hết, cần phải làm lại lớp láng nhựa, tức là đã thực hiện nhiệm vụ của công tác trung tu. Sau 6 năm kể từ lúc đƣa đƣờng vào khai thác, áo đƣờng đã hết niên hạn sử dụng, áo đƣờng không thể đảm bảo thông hành đƣợc lƣu lƣợng xe thực tế lớn hơn lƣu lƣợng đã thiết kế hoặc do môi trƣờng đã làm cho chất lƣợng áo đƣờng xuống cấp không thể đáp ứng đƣợc lƣu lƣợng xe thực tế, cần phải nâng cấp mặt đƣờng hoặc nâng cấp đƣờng hoặc làm lại áo đƣờng, tức là đã thực hiện đại tu áo đƣờng hoặc cải tạo đƣờng hoặc nâng cấp đƣờng, và đã thực hiện công tác này sau khi đƣờng đã qua một lần sửa chữa vừa. Phạm vi áp dụng công tác sửa chữa định kỳ: Ngoài phạm vi giới hạn khối lƣợng các công việc thuộc công tác quản lý và sửa chữa thƣờng xuyên đƣờng bộ, mọi hạng mục công việc cần làm để sửa chữa đƣờng bộ nói chung đều thuộc phạm vi sửa chữa định kỳ. Việc lập dự án chuẩn bị đầu tƣ (hoặc phƣơng án kỹ thuật), hồ sơ thiết kế và dự toán công trình đƣợc tuân theo các quy định do Nhà nƣớc ban hành. 3.2.2.3. Công tác sửa chữa đột xuất Công tác sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hƣ hỏng đƣờng bộ (không thể dự đoán trƣớc đƣợc) do thiên tai lụt, bão hoặc các sự cố bất thường khác gây ra. Đơn vị quản lý đƣờng bộ trực tiếp phải chủ động lập phƣơng án, khẩn trƣơng huy động mọi lực lƣợng về nhân lực, thiết bị, vật tƣ để tổ chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đƣờng bộ để đƣợc hỗ trợ. Công tác này phải đƣợc xử lý gấp với khả năng sẵn có của đơn vị trực tiếp quản lý công trình, đồng thời báo cáo lên cơ quan lãnh đạo trực tiếp có liên quan để có biện pháp xử lý triệt để và trợ giúp nếu cần thiết. Trong quá trình tiến hành sửa chữa loại công tác này cần có sự chứng thực của các cơ quan địa phƣơng ít nhất là cấp quận, huyện và cơ quan tài chính có liên quan về sự cố xảy ra. Công tác sửa chữa đột xuất đƣợc đầu tƣ theo dự án hoặc phƣơng án kỹ thuật đƣợc phê duyệt nhƣng đƣợc phép vừa triển khai thi công vừa hoàn tất các thủ tục theo quy định. Sửa chữa đột xuất đƣợc chia làm hai bƣớc nhƣ sau: - Bƣớc 1: Thực hiện sửa chữa khôi phục đƣờng bộ khẩn cấp, đảm bảo thông xe nhanh nhất và hạn chế thiệt hại công trình đƣờng bộ. Bƣớc 1 đƣợc thực hiện đồng thời vừa xử lý, vừa lập hồ sơ để hoàn thiện thủ tục làm cơ sở thanh quyết toán. - Bƣớc 2: Xử lý tiếp theo Bƣớc 1, nhằm khôi phục đƣờng bộ theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật nhƣ trƣớc khi xảy ra sự cố hoặc bền vững hóa, kiên cố hóa công trình. Bƣớc 2 đƣợc thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định nhƣ đối với công trình xây dựng cơ bản. 3.3. BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA NHỎ NỀN ĐƢỜNG (22-0,5) 3.3.1 Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nền đường không gia cố mái: 3.3.1.1. Đắp phụ nền đường: Những vị trí nền đƣờng bị thu hẹp, bề rộng nền đƣờng không còn đủ nhƣ thiết kế ban đầu (đặc biệt tại các đầu cầu, đầu cống) hoặc thu hẹp quá 0,3m về một phía, phải đắp lại bằng đất hoặc vật liệu đá cấp phối, đầm lèn chặt K > 0,90 và vỗ mái taluy. Trình tự tiến hành: Dùng nhân lực phát dọn sạch cây cỏ xung quanh khu vực nền cần đắp phụ thêm. Đánh cấp, chiều rộng và chiều cao mỗi cấp 50cm. 51
  5. Đổ, san vật liệu (đất, đá cấp phối...) thành từng lớp dày không quá 30cm, san phẳng. Dùng đầm thủ công (đầm chân voi) hoặc máy đầm MIKASA đầm 5 –7 lƣợt/điểm cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu xong mới đắp tiếp lớp khác. Bạt và vỗ mái taluy (trồng cỏ nếu thấy cần thiết) và hoàn thiện. 3.3.1.2. Hót đất sụt: Khi có khối đất đá sụt xuống lấp tắc rãnh dọc, sử dụng nhân lực hót sạch, hoàn trả lại mái taluy và kích thƣớc ban đầu của rãnh dọc đảm bảo thoát nƣớc. Lƣu ý: Phải sử dụng xe tải nhẹ vận chuyển đất đá đến nơi đổ quy định. Không san gạt ra lề đƣờng làm tôn cao lề đƣờng, gây đọng nƣớc trên mặt đƣờng. 3.3.1.3. Phát cây, dãy cỏ, tỉa cành: Phát cây, dãy cỏ, tỉa cành là để đảm bảo tầm nhìn, không che khuất cọc tiêu, biển báo hiệu, cột Km và ảnh hƣởng thoát nƣớc. Trên lề đƣờng, mái đƣờng đắp, mái đƣờng đào (mái taluy dƣơng) từ độ cao 4m trở xuống cây cỏ không đƣợc cao quá 20cm. Từ độ cao 4m trở lên, không để cây to có đƣờng kính D > 5cm và xõa cành xuống dƣới. Trên mái taluy đƣờng đắp (mái taluy âm) trong phạm vi 1,0m từ vai đƣờng trở ra và trong bụng đƣờng cong, cây cỏ không đƣợc cao quá vai đƣờng 20cm và không làm mất tầm nhìn. Trên đỉnh mái taluy dƣơng, nếu có cây cổ thụ có thể đổ gãy gây ách tắc giao thông thì phải chặt hạ. Khi có cây đổ ngang đƣờng phải nhanh chóng giải quyết đảm bảo giao thông và thu dọn ra khỏi lòng đƣờng. Sử dụng nhân lực với dao phát hoặc máy cắt cỏ để thực hiện. Với mái dốc nền đƣờng đào (mái taluy dƣơng) bị xói lở nhiều cần gia cố chống xói. 3.3.2 Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nền đường có gia cố mái taluy: Nền đƣờng có thể có gia cố mái bằng các vật liệu: Lát đá khan, xây ốp mái, lát các tấm bêtông lắp ghép,… hoặc mái taluy nền đƣờng có thiết kế đặc biệt (nền đắp cao có dải phản áp, mái taluy nền đào cao tạo thành từng bậc, nền đắp gia cố bằng đất có cốt,…) Khi các bộ phận gia cố bị hƣ hỏng, muốn giữ cho nền đƣờng đƣợc bền vững không xảy ra hƣ hỏng thì cần phải bảo dƣỡng sửa chữa thƣờng xuyên (BDTX) tốt các bộ phận gia cố, và phƣơng pháp BDTX sẽ tùy theo loại gia cố, phòng hộ. 3.3.2.1. Khi mái taluy nền đƣờng đƣợc gia cố bằng đá hộc xây vữa xi măng cát vàng hoặc bằng đá hộc lát khan hoặc các tấm bêtông lắp ghép thì phải làm các công việc: Nếu chân khay phần gia cố bị xói, hƣ hỏng cần xây lại hoặc xếp bổ sung bằng đá hộc; Những chỗ bị khuyết vỡ thì phải chít trát vào bằng vữa ximăng cát vàng mác 100, chêm chèn đá hộc vào những vị trí bị mất đá hoặc thay thế các tấm bêtông bị vỡ, mất trả lại chất lƣợng nhƣ chất lƣợng ban đầu. 3.3.2.2. Khi mái taluy nền đường có thiết kế đặc biệt Đối với nền đƣờng có thiết kế đặc biệt nhƣ: Nền đắp cao có dải phản áp, mái taluy nền đào có chiều cao lớn tạo thành từng bậc, nền đắp gia cố bằng đất có cốt,…, ngoài các yêu cầu nêu trên, cần đặc biệt lƣu ý: Hệ thống thoát nƣớc luôn đảm bảo thoát nƣớc tốt. Giữ gìn dải phản áp nguyên trạng nhƣ ban đầu, nếu lớp đất đắp trên dải phản áp bị hao hụt (do thiên nhiên, con ngƣời gây nên) phải đắp bù. Đối với nền đắp gia cố bằng đất có cốt: Theo qui định riêng. 52
  6. 3.3.3. Bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên lề đường: 3.3.3.1. Yêu cầu Lề đƣờng phải luôn đảm bảo bằng phẳng, ổn định, có độ dốc ngang theo quy định để thoát nƣớc nhanh ra phía ngoài đƣờng. Phạm vi gần mép mặt đƣờng không đƣợc lồi lõm, đọng nƣớc trên lề đƣờng hoặc dọc theo mép mặt đƣờng gây ra hiện tƣợng vỡ mép mặt đƣờng (hiện tƣợng “Cóc gặm”). 3.3.3.2. BDSCTX lề đường không gia cố: Đắp phụ lề đƣờng bằng vật liệu hạt cứng: Khi lề đƣờng bị xói nên thấp hơn so với mép mặt đƣờng > 5cm phải đắp phụ lề bằng vật liệu hạt cứng (không đắp bằng đất hữu cơ, đất bột hay đất lẫn cỏ rác vét từ rãnh lên). Trình tự tiến hành: Vận chuyển vật liệu hạt cứng đến vị trí cần đắp phụ lề; Vệ sinh, tạo nhám diện tích cần bù phụ; Rải vật liệu và san gạt (bằng thủ công hoặc bằng máy san) đảm bảo kích thƣớc và độ dốc ngang 5-6% hƣớng ra phía ngoài; Dùng lu bánh thép 6 – 8T lu lèn 4 – 6 lƣợt/điểm, đảm bảo độ chặt K 0,95. Bạt lề đƣờng: Khi lề đƣờng cao hơn mép mặt đƣờng sẽ làm cho nƣớc mặt chảy dọc theo mép mặt đƣờng. Khi đó phải dùng máy san (hoặc nhân lực) san bạt lề để trả lại độ bằng phẳng và độ dốc ngang của lề đƣờng đã thiết kế. Thực hiện công việc này bằng máy san hoặc nhân lực. 3.3.3 Sửa chữa thường xuyên lề đường có gia cố bằng đá dăm láng nhựa hoặc BTXM, đá dăm tiêu chuẩn, v.v…: Cách bảo dƣỡng thƣờng xuyên giống như đối với mặt đường cùng loại vật liệu với phần gia cố lề đã sử dụng (xem nhóm tiểu mục 3.4.2). 3.4. BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA NHỎ CÁC LOẠI MẶT ĐƢỜNG (25-3) 3.4.1 Các loại mặt đường chủ yếu thường dùng hiện nay: Mặt đƣờng BTXM (không có cốt thép và có cốt thép). Mặt đƣờng nhựa (BTN, TNN và đá dăm láng nhựa). Mặt đƣờng đá dăm tiêu chuẩn. Mặt đƣờng đá dăm cấp phối, cấp phối thiên nhiên. Mặt đƣờng đất. Mặt đƣờng cấp cao (BTXM, BTN) thƣờng làm trên móng cấp phối đá dăm. 3.4.2 Công tác BDSCTX các loại mặt đường: 3.4.2.1. BDSCTX các loại mặt đường BTXM: a. Sửa chữa khe co giãn: Trong quá trình khai thác sử dụng, vật liệu chèn khe co dãn giữa các tấm bê tông thƣờng bị bong bật, để lâu sẽ tạo điều kiện cho nƣớc ngấm xuống lớp móng và gây xóc lập bập cho xe ô tô qua lại hoặc bị những viên đá nhỏ rơi vào và mắc kẹt trong các khe co dãn giữa các tấm bê tông, cần đƣợc lấy ra kịp thời. Trét khe co dãn: Bằng hỗn hợp matit nhựa Kỹ thuật sửa chữa: Dùng chổi rễ hoặc hơi ép làm khô, sạch đất cát lấp trong khe co giãn ; 53
  7. Trét hỗn hợp matít nhựa ở nhiệt độ thích hợp theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất vào khe co giãn, miết chặt đảm bảo hỗn hợp dính bám tốt với tấm bê tông. Chiều cao phần matic bằng với tấm bê tông. Ghi chú: Hỗn hợp matic nhựa có thể sản xuất bằng phƣơng pháp đơn giản theo tỷ lệ: Nhựa đƣờng loại 60/70(theo 22 TCN 09-77) 50%; Bột đá 35%; Bột amiăng hoặc bột cao su 15%. Lấy đá mắc kẹt trong khe co dãn Hình 3.1: Máy cắt vết nứt bê tông xi măng. Cậy bỏ các viên đá bị mắc kẹt trong khe co dãn, trám bịt các lỗ thủng bằng matít nhựa. b. Sửa chữa các vết nứt trên tấm BTXM: Sửa chữa các vết nứt dọc; kỹ thuật sửa chữa nhƣ sau: Vöõa BT phuû maët Vöõa toång hôïp Bòt veát nöùt Theùp vaèn 16 16 Hình 3.1: Cắt ngang phần vá mặt đƣờng Dùng máy cắt bê Thanh noái caùch nhau 600 mm tông cắt các khe ngang vuông góc với vết nứt; khe ngang có kích thƣớc: Chiều rộng 2,5 3,0cm, chiều Veát nöùt doïc dài 47cm, chiều sâu bằng 1/2 chiều dày tấm bản, tại 2 đầu mỗi khe khoan lỗ thẳng đứng sâu hơn đáy vết cắt 5cm Hình 3.2: Mặt bằng vá vết nứt dọc (hình 3.1), các khe ngang cách đều nhau 60cm dọc theo vết nứt và kéo dài thêm 1,0 1,5m về hai đầu của vết nết nứt (hình 3.2); Làm sạch và khô các khe mới cắt bằng máy nén khí; Quét một lớp keo mỏng epoxy lên đáy khe và lỗ khoan hai đầu; 54
  8. Đặt thanh thép gai 16 có uốn móc hai đầu vào khe, sau đó phủ một lớp vữa tổng hợp epoxy lên trên; Lấp trả khe bằng vữa bê tông mịn đến cao độ mặt đƣờng và bảo dƣỡng. Sửa chữa các vết nứt ngang; kỹ thuật sửa chữa nhƣ sau: Nếu vết nứt nhỏ và nhiều, bề rộng vết nứt 5 mm thì dùng nhựa đặc 60/70 đun nóng pha dầu hỏa (tỷ lệ dầu/nhựa là 25/75 theo trọng lƣợng, dùng ở nhiệt độ 70÷800C, hoặc dùng nhựa nhũ tƣơng axit phân tích vừa _ theo Tiêu chuẩn 22 TCN 252-98) rót vào khe nứt, sau đó rải cát vàng, đá mạt vào; Nếu vết nứt có bề rộng > 5mm thì làm sạch và khô, sau đó trét matit nhựa vào tƣơng tự nhƣ phần sửa chữa khe co dãn; Nếu tấm BTXM bị sứt, vỡ với diện tích nhỏ thì trám lại các vị trí sứt, vỡ bằng hỗn hợp matít nhựa hoặc hỗn hợp bê tông nhựa nguội hạt mịn. +Sửa chữa các vết nứt dọc; kỹ thuật sửa chữa nhƣ sau: - Dùng máy cắt bê tông cắt các khe ngang vuông góc với vết nứt; khe ngang có kích thƣớc: Chiều rộng 2,5 3,0cm, chiều dài 47cm, chiều sâu bằng 1/2 chiều dày tấm BTXM, tại 2 đầu mỗi khe khoan lỗ thẳng đứng sâu hơn đáy vết cắt 5cm (hình 3.1), các khe ngang cách đều nhau 60cm dọc theo vết nứt và kéo dài thêm 1,0 1,5m về hai đầu của vết nết nứt (hình 3.2); - Làm sạch và khô các khe mới cắt bằng máy nén khí; - Quét một lớp keo mỏng epoxy lên đáy khe và lỗ khoan hai đầu; - Đặt thanh thép gai 16 có uốn móc hai đầu vào khe, sau đó phủ một lớp vữa tổng hợp epoxy lên trên; - Lấp trả khe bằng vữa bê tông mịn đến cao độ mặt đƣờng và bảo dƣỡng. Đối với vết nứt dẻo: Các vết nứt dẻo qua quan trắc theo dõi thấy hiếm khi có hƣớng về phía một thanh cốt thép nào đó và thƣờng tự khép lại. Để bảo vệ thép trong bê tông, có thể bịt các vết nứt dẻo bằng nhũ tƣơng và phải thực hiện ngay sau khi phát hiện, nếu không nó sẽ bị các vật liệu nhỏ hoặc bụi lấp vào cản trở tác dụng của nhũ tƣơng. Sửa chữa các vết nứt hỗn hợp: Baûn thay theá Veát nöùt taïi goùc nhoïn Thanh noái Hình 3.3: Sửa các vết nứt tại góc nhọn Các vết nứt hỗn hợp thƣờng xuất hiện tại góc bản (hình 3.3) do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi vết nứt xuất hiện tại góc nhọn tấm bản, trƣớc tiên dùng máy cắt rời toàn bộ chiều sâu phần bê tông bị nứt, dọn sạch các mảnh vỡ, khoan các lỗ ngang vào giữa chiều dày tấm bản phần mặt đƣờng chính để đặt các thanh nối bằng thép gai cƣờng độ cao 20 cách nhau 50cm, các thanh nối liên kết với tấm 55
  9. BTXM bằng vữa tổng hợp epoxy. Trƣớc khi đổ bê tông tấm bản mới để vá, cần đặt ván khuôn rãnh sát với tấm BTXM. Nếu vết nứt góc do việc truyền tải trọng (ở khe co giản) gây ra thì cần phải sửa chữa toàn bộ chiều sâu tấm BTXM, đồng thời thay thế các thanh truyền lực hỏng (hình 3.4 và 3.5). Kỹ thuật sửa chữa nhƣ sau: Phá bỏ phần tấm BTXM ở phía bị nứt bằng các vệt cắt, cách khe nối 1,0m, giữ lại cốt thép phần bê tông bị phá vỡ; Cắt các thanh truyền lực đến sát mép cắt bê tông; Khoan các lỗ ngang sâu 20cm vào giữa chiều dày tấm bản sao cho có thể đƣa vào các thanh thép 20 ~25mm, khoảng cách giữa các lỗ khoan là 30cm và tránh các thanh truyền lực cũ. Các lỗ khoan này có chiều sâu 20cm để đặt thanh truyền lực bằng thép trơn 20 ~25mm, dài 40cm; Vöõ a toång hôïp Khuoâ n raõnh Coát theùp 150mm 250mm Thanh noái Hình 3.4: Sửa chữa liên kết dọc Làm sạch và khô lỗ khoan rồi đặt vào thanh truyền lực cùng với vữa tổng hợp epoxy. Sau đó điều chỉnh thanh truyền lực đúng hƣớng trƣớc khi vữa đông cứng; Đổ bê tông khi thanh truyền lực đã ổn định. Vöõ a toång hôïp Taá m cheøn Thanh choát 150mm 250mm Hình 3.5: Chi tiết chốt nối co giãn c. Sửa chữa các miếng vỡ góc cạnh trên tấm BTXM: Sửa chữa các khe nối vỡ nông: Biện pháp đơn giản và hiệu quả để khắc phục là tăng chiều rộng rãnh bằng cách cắt miệng mở rộng (hình 3.6). a) Veát caét môû roäng b) Raõnh hoaøn chænh Veát nöùt Raõnh ñaõ ñöôïc môû roäng baèng caét mieáng Hình 3.6: a) Vết nứt và vết cắt. b) Cắt ngang rãnh hoàn chỉnh 56
  10. Nếu biện pháp trên không thực hiện đƣợc do phải cắt rãnh mới quá rộng, hay do chiều dài vết vỡ quá ngắn thì làm theo cách: Cắt bỏ phần bê tông bị vỡ cách mối nối ít nhất 10cm khi dùng chất dẻo sửa chữa và ít nhất 15cm khi dùng vật liệu ximăng, cần cắt đến phần sâu nhất của vết vỡ và tạo thành một đáy phẳng, tiến hành lắp đặt khuôn đổ bê tông mối nối (chú ý không dùng gỗ thƣờng vì có tính hút nƣớc cao gây phá vỡ mối nối). Thông thƣờng dùng vật liệu ximăng Pooclăng là thích hợp nhất cho việc sửa chữa, trừ khi diện tích sửa quá bé hoặc công trình cần sớm đƣa vào sử dụng. Sửa chữa mối nối vỡ sâu: Các vết vỡ sâu đối với các tuyến đƣờng mới xây dựng thì chắc chắn do hƣớng của các thanh truyền lực không chuẩn, nếu tuyến đƣờng đã sử dụng một vài năm thì có thể do các thanh truyền lực bị han gỉ do bảo dƣỡng không tốt. Khi đó cách khắc phục sẽ thực hiện nhƣ trong phần thay thế thanh truyền lực bị hỏng ở vết nứt hỗn hợp (hình 3.4 và 3.5). d. Khắc phục hiện tượng chuyển vị tấm BTXM và biện pháp giữ ổn định: Khi các lớp móng dƣới tạo thành bậc tại khe nối, hoặc khi các tấm BTXM tiếp giáp phát sinh chuyển vị dao động thẳng đứng quá lớn, dao động của tấm BTXM có thể quan sát thấy nếu có xe nặng chạy qua thì cần thay thế. Thông thƣờng, chuyển vị tại khe nối và lún tấm BTXM đều có thể sửa chữa bằng cách phun vữa dƣới đáy tấm BTXM. Kỹ thuật sửa chữa: Trƣớc tiên, cần đánh giá phạm vi lỗ hổng bên dƣới tấm BTXM, sau đó khoan các lỗ thẳng đứng có đƣờng kính d = 5cm qua tấm BTXM theo sơ đồ lƣới ô vuông khoảng cách 1,0m, bắt đầu từ vị trí cách mép tấm 0,50m và kéo dài qua vùng bị hổng đáy. Sau đó đặt ống dẫn khí đến lỗ có vị trí cao nhất rồi thổi khí làm sạch nƣớc dƣới tấm BTXM, quá trình này lặp lại với từng vị trí lỗ khoan theo chiều ngang, dọc đến điểm thấp nhất, trong quá trình này nƣớc sẽ tràn ra ngoài các lỗ khoan và cả khe nối (nếu khe nối đã xuống cấp). Ngay sau khi làm khô lớp nền móng, phun vữa (thƣờng là vật liệu nhóm ximăng) vào lỗ cao nhất với áp lực 3 ~ 4 bar (kg/cm2)(hình 3.6c) và giám sát không để tấm BTXM bị nâng lên (nếu có hiện tƣợng nâng tấm BTXM thì phải điều chỉnh lại áp lực phun vữa). Sau khi các lỗ khoan đã lấp đầy vữa thì có thể rút ống phun và dùng thủ công trát phẳng mặt đƣờng. Hình 3.6c: Thiết bị phun vữa tấm BTXM đƣợc dùng ở Anh 57
  11. 3.4.2.2. BDSCTX các loại mặt đường nhựa: a. Vệ sinh mặt đường: Bằng thủ công (chổi quét) hoặc máy quét đƣờng, thổi bụi, tƣới nƣớc. Tùy theo mức độ bẩn của mặt đƣờng (do xe ô tô chở đất, cát rơi vãi ra hoặc do dân cƣ hai bên đƣờng gây ra), để bố trí số lần vệ sinh mặt đƣờng trong tháng, thƣờng khoảng 4~8 lần/tháng. Trƣớc khi vá ổ gà hay cóc gặm cũng phải vệ sinh mặt đƣờng cũ sạch sẽ. b. Chống chảy nhựa mặt đường: Kỹ thuật sửa chữa: Sử dụng sỏi 5~10mm hoặc đá mạt, cát vàng (hàm lƣợng bột ít 10%) để té ra mặt đƣờng. Thời điểm thích hợp nhất để té đá là vào khoảng thời gian từ 11h – 15h những ngày nắng nóng. Luôn luôn quét vun lƣợng đá bị bắn ra hai bên mép đƣờng khi xe chạy, dồn thành đống để té trở lại mặt đƣờng. c. Vá ổ gà, cóc gặm * Khi mặt đƣờng xuất hiện ổ gà, cóc gặm phải tiến hành vá kịp thời khi mới phát sinh. Nếu để lâu, vị trí hƣ hỏng sẽ ngày càng phát triển, rất nguy hiểm cho xe ô tô qua lại và việc sửa chữa sẽ rất tốn kém. Vá ổ gà có thể dùng nhựa nóng hoặc hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu (đá dăm đen) hoặc hỗn hợp bê tông nhựa nguội (BTNN),... c1.Vá ổ gà bằng hỗn hợp đá dăm đen hoặc BTNN: Áp dụng cho mặt đƣờng cũ là mặt đƣờng thảm bê tông nhựa (BTN) hoặc thấm nhập nhựa (TNN). Đối với mặt đường BTN: * Chiều sâu ổ gà thông thƣờng < 10 cm (chỉ dùng hỗn hợp BTNN làm vật liệu để vá ổ gà, cóc gặm). Trình tự tiến a) hành: Dùng máy cắt bê tông cắt cho đứng thành vuông cạnh chỗ hỏng. Không cần đào sâu hơn chiều sâu hỏng. Chú ý đảm bảo đứng thành vuông cạnh ổ gà nhƣ hình 2.6 và b) hình 3.7; Lấy hết vật liệu rời rạc trong khu vực vừa cắt ra ngoài. Quét, chải sạch bụi đảm bảo chỗ vá khô sạch; Hình 3.7: Quy định đào sửa lòng ổ gà. Tưới nhựa dính bám lên lòng chỗ a) Chƣa đào sửa; b) Đào sửa xong vá (lƣợng nhựa tƣới từ 0,5~0,8 kg/m2), lƣu ý tƣới cả dƣới đáy và xung quanh thành chỗ vá và chờ cho nhựa khô, lƣu ý nên tƣới rộng hơn khu vực cần vá một chút; Rải hỗn hợp BTNN, san phẳng kín chỗ hỏng, ở giữa ổ gà cao hơn mặt đƣờng cũ xung quanh 0,5cm. Toàn bộ chiều dày rải tính theo hệ số lèn ép 1,4; Dùng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3~4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5~2Km/h. Với mặt đường nhựa khác:* Là những loại mặt đƣờng nhƣ thấm nhập nhựa, đá dăm đen, đá trộn nhựa tại đƣờng. (Thƣờng dùng hỗn hợp đá dăm đen để vá ổ gà, cóc gặm): *Trƣờng hợp chiều sâu ổ gà 3~6cm: 58
  12. Dùng cuốc chim, xà beng sửa cho đứng thành vuông cạnh chỗ hỏng. Không cần đào sâu hơn chiều sâu hỏng; Lấy hết vật liệu rời rạc trong khu vực vừa cuốc. Chải sạch bụi đảm bảo khô, sạch; Rải hỗn hợp đá dăm đen, san phẳng kín chỗ hỏng và cao hơn mặt đƣờng cũ xung quanh. Chiều dày rải tính theo hệ số lèn ép 1,4; Rắc đá mạt 2~5mm hoặc cát sạn, cát vàng phủ đều kín lớp đá nhựa, tiêu chuẩn 4~5 lít/m2, để chống dính; Dùng đầm thủ công đầm 6~8 lần/điểm hoặc dùng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3~4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5~2Km/h. *Trƣờng hợp chiều sâu ổ gà > 6 cm kỹ thuật vá ổ gà nhƣ sau: Dùng cuốc chim, xà beng cuốc sửa cho đứng thành vuông cạnh và đào sâu tới đáy vị trí hƣ hỏng nhƣ hình 3.7 và hình 2.6, tạo chiều sâu chỗ hỏng tối thiểu 10cm; Quét sạch các vật liệu rời rạc và bụi ở phạm vi chỗ hỏng đảm bảo khô sạch; Ra đá 4x6cm hoặc 2x4cm tùy theo kết cấu cũ và đảm bảo quy định cỡ đá cho đến hết phạm vi cần sửa, san phẳng, có chú ý theo hệ số lèn ép 1,3 để khi đầm chặt lớp đá dăm thì mặt lớp đá thấp hơn mặt đƣờng cũ ở xung quanh chỗ hỏng khoảng 3cm; Dùng đầm thủ công (nếu diện tích ổ gà nhỏ) hoặc lu rung 0,8T lu lèn chặt lớp đá dăm; Rải hỗn hợp đá dăm đen tiêu chuẩn 40~50 lit/m2 san phẳng phủ kín mặt lớp đá dăm và cao hơn mặt đƣờng cũ xung quanh; Rắc đá mạt 2~5mm hoặc cát sạn, cát vàng phủ đều kín lớp đá nhựa, tiêu chuẩn 4~5íit/m2 để chống dính; Dùng đầm cóc thủ công đầm 8~10 lần/điểm hoặc lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn chặt lớp đá dăm (khoảng 3~4 lƣợt đầu thì cho rung, sau đó thì lu tĩnh), tốc độ xe lu từ 1,5~ 2Km/h. Hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu đƣợc sản xuất theo “Qui trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đƣờng ô tô 22TCN-21-84 của Bộ GTVT” và hỗn hợp bê tông nhựa nguội sản xuất theo "Sổ tay hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất và sử dụng BTNN để sửa chữa mặt đƣờng nhựa "ban hành theo Quyết định số 439/QĐ-KHCN&QHQT ngày 14/3/2002 của Cục ĐBVN. c2.Vá ổ gà, cóc gặm bằng nhựa nóng: Chỉ nên áp dụng cho mặt đƣờng đá dăm láng nhựa hoặc thấm nhập nhựa (Khi số lƣợng ổ gà nhiều, diện tích lớn). Trình tự tiến hành nhƣ sau: Dùng cuốc chim, xà beng đào toàn bộ chỗ hư hỏng cho đứng thành vuông cạnh (hình 2.6 và hình3.7), tạo chiều sâu bằng chiều sâu ổ gà nhƣng tối thiểu 10cm và không nhỏ hơn 2/3 chiều dày kích cỡ đá định sử dụng ; Ra đá dăm (4x6 cm hoặc 2x4 cm) đến cao độ cần bù, có tính đến hệ số lu lèn 1,3; 59
  13. Dùng đầm cóc thủ công đầm 8~10 lần/điểm hoặc lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3~4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5~2Km/h; Tưới nhựa lần 1 lƣợng nhựa tƣới 1,9kg/m2; Ra đá 16x20, lƣợng đá 18~20 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, lu 6~8 lượt/điểm;tốc độ lu 1,5~2km/h. Tưới nhựa lần 2 lƣợng nhựa tƣới 1,5kg/m2; Ra đá 10x16mm, lƣợng đá 14~16 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, lu 6~8 lượt/điểm; tốc độ lu 1,5~2km/h. Tưới nhựa lần 3 lƣợng nhựa tƣới 1,1kg/m2; Ra đá 5x10 lƣợng đá 9~11 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 4~6 lượt/điểm. tốc độ lu 1,5~2km/h. d. Sửa chữa mặt đường nhựa bị rạn chân chim: Xử lý bằng cách láng 2 lớp bằng nhựa nóng, lƣợng nhựa tƣới 2,7~3,0kg/m2 tùy theo mức độ rạn nứt của mặt đƣờng (Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đƣờng láng nhựa 22TCN 271 - 01) hoặc láng 2 lớp bằng nhựa nhũ tƣơng axit (Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đƣờng láng nhựa nhũ tƣơng axit 22 TCN 250 - 98). Trình tự tiến hành láng nhựa 2 lớp bằng nhựa nóng như sau: Làm sạch mặt đƣờng cũ bằng máy hơi ép (hoặc chổi quét); Tƣới nhựa lần 1 lƣợng nhựa tƣới 1,5~1,8kg/m2; Ra đá 10x16 lƣợng đá 14~16 l/m2; Lu bằng lu 6~8T, 6~8 lƣợt/điểm; tốc độ lu 1,5~2km/h. Tƣới nhựa lần 2 lƣợng nhựa tƣới 1,2 kg/m2; Ra đá 5x10 lƣợng đá 10~12 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 4~6 lƣợt/điểm; tốc độ lu 1,5~2km/h. Sau khi thi công xong cần bố trí ngƣời a) theo dõi hƣớng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ < 20Km/h, điều chỉnh cho xe chạy đều trên mặt đƣờng trong vòng 15 ngày, quét các viên đá rời rạc bị bắn ra ngoài bù vào các chỗ lõm, sửa các chỗ lồi lõm cục bộ và xử lý những chỗ thừa nhựa thiếu đá hoặc ngƣợc lại. b) Hình daïng söûa sang Ñaøo laáy xong Trình tự tiến hành láng 2 lớp bằng nhựa VL leân heát Ñaøo laáy nhũ tương axit: VL leân heát Trình tự tiến hành: Bảng 3.1: Lƣợng đá và lƣợng nhựa nhũ tƣơng yêu cầu để láng 2 lớp (Trích bảng 5 Điều 3 “Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đƣờng đá dăm và đá dăm cấp phối láng Hình 3.10: Vá ổ gà mặt đƣờng nhựa. nhựa nhũ tƣơng axít 22TCN 250 – 98” ban hành theo a) Mặt đƣờng; b) Cắt ngang ổ gà Quyết định số 2233/1998/QĐ-BGTVT ngày 05/9/1998 của Bộ trƣởng Bộ GTVT) Cỡ đá (mm) Lƣợng nhũ tƣơng yêu cầu (kg/m2) Lƣợng đá yêu với nhũ tƣơng có hàm lƣợng nhựa cầu (lít/m2) 60% 65% 69% Lớp 1: 10x14 1,2 1,1 1,0 10 ÷ 11 Lớp 2: 4x6 1,6 1,5 1,3 6÷7 60
  14. Cộng: 2,8 2,6 2,3 Lớp 1: 6x14 1,1 1,0 0,9 8÷9 Lớp 2: 2x4 1,4 1,3 1,2 5÷6 Cộng 2,5 2,3 2,1 Làm sạch mặt đƣờng bằng máy hơi ép hoặc chổi quét; Tƣới nhũ tƣơng lần thứ nhất (lƣợng nhũ tƣơng cần thiết phụ thuộc vào kích cỡ đá và hàm lƣợng nhựa của nhũ tƣơng): Xem bảng 3.1. Rải đá lớp thứ nhất (lƣợng đá tùy thuộc vào cỡ đá sử dụng): Xem bảng 3.1. Lu 1~2 lần/điểm; bằng lu bánh lốp (hoặc lu 6-8T, 6 ÷ 8 lƣợt/điểm), tốc độ lu 1,5 ÷ 2,0 Km/h; Tƣới nhũ tƣơng lần thứ hai; lƣợng nhũ tƣơng cần thiết phụ thuộc vào kích cỡ đá và hàm lƣợng nhựa của nhũ tƣơng (bảng 3.1). Rải đá lớp thứ hai, lƣợng đá tùy thuộc vào cỡ đá sử dụng (bảng 3.1). Lu lèn bằng lu bánh lốp (hoặc lu thép 6~8 T) 3~5 lần/điểm; tốc độ lu 1,5 ÷ 2,0 Km/h. Sau khi thi công xong cần bố trí ngƣời theo dõi hƣớng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ
  15. Trƣờng hợp chiều sâu lún lõm từ 3~6cm: Xử lý tương tự nhƣ trƣờng hợp vá ổ gà , cóc gặm bằng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN hoặc vá ổ gà bằng nhựa nóng, nhƣng bỏ thao tác đào cuốc sửa chỗ hỏng. Trình tự tiến hành nhƣ sau: f1.Nếu sử dụng hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu hoặc BTNN: Vệ sinh mặt đƣờng cũ và kiểm tra độ sâu ; Tƣới nhựa đặc đun nóng pha dầu hỏa (tỷ lệ dầu/nhựa là 25/75 theo trọng lƣợng, dùng ở nhiệt độ 70~800C (22TCN 249 - 98) với lƣợng nhựa 0,5÷0,8 lít/m2 hoặc nhựa nhũ tƣơng axit phân tích vừa (22 TCN 252-98); Rải hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu, san phẳng kín chỗ lún lõm và cao hơn mặt đƣờng cũ xung quanh. Chiều dày rải tính theo hệ số lèn ép 1,3 và 1cm phòng lún sau thi công; Rắc đá mạt 2~5mm hoặc cát sạn, cát vàng phủ đều kín lớp đá nhựa, tiêu chuẩn 4~5 lit/m2 để chống dính; Dùng đầm thủ công đầm 6~8 lần/điểm hoặc dùng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3~4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5~2Km/h. f2.Nếu sử dụng nhựa nóng: Trường hợp chiều sâu lún lõm ≤ 6cm trình tự tiến hành nhƣ sau: Ra đá dăm 20x40mm đến cao độ cần bù, có tính đến hệ số lu lèn 1,3; Đầm lèn đạt 100% giai đoạn 2 của mặt đƣờng đá dăm nƣớc (Theo Qui trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đƣờng đá dăm nƣớc 22 TCN 06 – 77), (tham khảo:Dùng đầm cóc thủ công đầm 8~10 lần/điểm hoặc lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3~4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5~2Km/h;), lƣu ý không tƣới nƣớc, không rải cát, yêu cầu lớp đá dăm này phải đƣợc đầm vững chắc, bằng phẳng; Tƣới nhựa lần 1 lƣợng nhựa tƣới 1,9kg/m2; Ra đá 16x20, lƣợng đá 18~20 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 6~8 lƣợt/điểm; Tƣới nhựa lần 2 lƣợng nhựa tƣới 1,5kg/m2; Ra đá 10x16 lƣợng đá 14~16 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 6~8 lƣợt/điểm; Tƣới nhựa lần 3 lƣợng nhựa tƣới 1,1kg/m2; Ra đá 5x10 lƣợng đá 9~11 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 4~6 lƣợt/điểm. Trường hợp chiều sâu lún lõm > 6cm: Bù lún lõm bằng đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa nóng 3 lớp lƣợng nhựa tƣới 4,5 kg/m2 (Theo tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đƣờng láng nhựa 22TCN 271-01).. Trình tự tiến hành nhƣ sau: Ra đá dăm cơ bản đến cao độ cần bù, có tính đến hệ số lu lèn 1,3; Đầm lèn đạt 100% giai đoạn 2, bắt đầu giai đoạn 3 của mặt đƣờng đá dăm nƣớc (Theo Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đƣờng đá dăm nƣớc 22 TCN 06 – 77) (lƣu ý không tƣới nƣớc, không rải cát), yêu cầu lớp đá dăm này phải đƣợc đầm vững chắc, phẳng; Tƣới nhựa lần 1 lƣợng nhựa tƣới 1,9kg/m2; Ra đá 16x20, lƣợng đá 18~20 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 6~8 lƣợt/điểm Tƣới nhựa lần 2 lƣợng nhựa tƣới 1,5kg/m2; 62
  16. Ra đá 10x16 lƣợng đá 14~16 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 6~8 lƣợt/điểm; Tƣới nhựa lần 3 lƣợng nhựa tƣới 1,1kg/m2; Ra đá 5x10 lƣợng đá 9~11 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 4~6 lƣợt/điểm. Trƣờng hợp chiều sâu lún lõm > 16cm phải chia làm 2 lớp thi công để lu lèn đảm bảo độ chặt yêu cầu. Đối với mặt đường thảm BTN Nội dung tiến hành nhƣ sau: Làm sạch mặt đƣờng cũ bằng máy hơi ép (hoặc chổi quét); Tƣới dính bám bằng nhựa nóng (lƣợng nhựa tƣới từ 0,5kg/m2) hoặc nhựa nhũ tƣơng a xít có hàm lƣợng nhựa tƣơng đƣơng; Rải hỗn hợp BTNN, san phẳng kín chỗ hỏng và cao hơn mặt đƣờng cũ xung quanh. Chiều dày rải tính theo hệ số lèn ép 1,4; Dùng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3~4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5~2Km/h. g. Sửa chữa mặt đường nhựa bị bong tróc: Xử lý bằng cách: Láng nhựa 2 lớp lƣợng nhựa tƣới 2,7~3kg/m2 (tùy theo mức độ bong tróc của mặt đƣờng). Trình tự tiến hành: Làm sạch mặt đƣờng cũ bằng máy hơi ép (hoặc chổi quét); Tƣới nhựa lần 1 lƣợng nhựa tƣới 1,5÷1,8kg/m2; Ra đá 10x16 lƣợng đá 14~16 l/m2; Lu bằng lu 6~8T, 6~8 lƣợt/điểm; tốc độ lu 1,5 ÷ 2,0 Km/h; Tƣới nhựa lần 2 lƣợng nhựa tƣới 1,2 kg/m2; Ra đá 5x10 lƣợng đá 10~12 l/m2; Lu lèn bằng lu 6~8T, 4~6 lƣợt/điểm; tốc độ lu 1,5 ÷ 2,0 Km/h;. Sau khi thi công xong: Cần bố trí ngƣời theo dõi hƣớng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ
  17. Trình tự tiến hành nhƣ sau: Làm sạch mặt đƣờng cũ bằng máy hơi ép (hoặc chổi quét) Tƣới nhựa lần thứ nhất, lƣợng nhựa 1,5÷1,8kg/m2 Ra đá 10x16 lƣợng đá 14÷16 lít/m2 Lu bằng lu 6÷8T, 6÷8 lƣợt/điểm Tƣới nhựa lần thứ hai, lƣợng nhựa 1,2 kg/m2 Ra đá 5x10 lƣợng đá 10÷12 lít/m2 Lu lèn bằng lu 6÷8T, 4÷6 lƣợt/điểm. Sau khi thi công xong cần bố trí ngƣời theo dõi hƣớng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ 20km/h và điều chỉnh cho xe chạy đều trên mặt đƣờng trong vòng 15 ngày và để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra ngoài bù vào các chỗ lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa nhựa thiếu đá hoặc ngƣợc lại. Trường hợp láng nhựa hai lớp bằng nhựa nhũ tương axit Trình tự tiến hành nhƣ sau: - Làm sạch mặt đƣờng bằng máy hơi ép (hoặc chổi quét); - Tƣới nhũ tương lần thứ nhất (lƣợng nhũ tƣơng cần thiết phụ thuộc vào kích cỡ đá và hàm lƣợng nhựa của nhũ tƣơng); Xem bảng 3.1 - Rải đá lớp thứ nhất (lƣợng đá tùy thuộc vào cỡ đá sử dụng). Xem bảng 3.1. - Lu 1~2 lần/điểm bằng lu bánh lốp (hoặc lu thép 6-8T, 6 ÷ 8 lƣợt/điểm), tốc độ lu 1,5 ÷ 2,0 Km/h;. - Tƣới nhũ tương lần thứ hai; (lƣợng nhũ tƣơng cần thiết phụ thuộc vào kích cỡ đá và hàm lƣợng nhựa của nhũ tƣơng); Xem bảng 3.1 - Rải đá lớp thứ hai; (lƣợng đá tùy thuộc vào cỡ đá sử dụng). Xem bảng 3.1. - Lu lèn bằng lu bánh lốp (hoặc lu 6~8 T) 3~5 lần/điểm, tốc độ lu 1,5 ÷ 2,0 Km/h. Sau khi thi công xong: Cần bố trí ngƣời theo dõi hƣớng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ
  18. Nếu thời tiết khô hanh thì có thể hoàn trả phần đất nền phía dƣới bằng lớp đất có chọn lọc. (Lƣu ý chia từng lớp dày 30cm để đầm đảm bảo K 98). Nếu khu vực ẩm ƣớt hoặc mùa mƣa thì dùng cát, tốt nhất là cát hạt thô để thay thế. Lớp móng dưới của mặt đƣờng có thể dùng đá thải với hàm lƣợng đất dính < 6% chia thành từng lớp dày 20cm đầm chặt. Hoàn trả lớp móng trên và lớp mặt đƣờng nhƣ kết cấu của mặt đƣờng cũ. 3.4.2.3. SCTX mặt đường đá dăm tiêu chuẩn. Bù phụ cát sạn mặt đƣờng: Trong quá trình xe chạy, bánh xe sẽ làm bắn lớp đá hạt nhỏ ra 2 bên mép đƣờng và làm vỡ nát thành bột. Công tác BDSCTX yêu cầu phải thƣờng xuyên quét các hạt vật liệu đá nhỏ vào trong lòng đƣờng và bổ sung thêm đá 5x10 hoặc đá mạt cho lớp bảo vệ. Vá ổ gà: Phải dùng vật liệu là đá dăm, với các cỡ thích hợp (đá 4x6 hoặc 2x4 tùy theo chiều sâu ổ gà) để vá sửa mặt đƣờng. Trình tự tiến hành nhƣ sau: Cuốc sửa cho đứng thành vuông cạnh chỗ hỏng (hình 2.8 và hình 3.10), tạo chiều sâu chỗ hỏng tối thiểu 10cm; Quét sạch các vật liệu rời rạc và bụi ở phạm vi chỗ hỏng đảm bảo khô sạch; Ra đá 4x6 hoặc 2x4 và san phẳng, với bề dày căn cứ hệ số lèn ép 1,3 để khi đầm chặt mặt lớp đá bằng với mặt đƣờng cũ ở xung quanh chỗ hỏng; Dùng đầm thủ công hoặc lu rung 0,8T lu lèn chặt lớp đá dăm; Rải đá 1x2 chêm chèn kỹ; Dùng đầm thủ công hoặc lu rung 0,8T lu lèn; Rải vật liệu chèn đá 5x10mm và đá mạt 2~5mm hoặc cát sạn, cát vàng. Đầu tiên rải vật liệu chèn hạt to trƣớc rồi mới đến hạt nhỏ. Vừa rải vừa dùng chổi tre quét và tƣới đẫm nƣớc cho lùa hết vào các kẽ hở của đá; Dùng đầm thủ công đầm 8~10 lần/điểm hoặc lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3~4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5~2Km/h. 3.4.2.4. BDSCTX mặt đường cấp phối và mặt đường đất, gồm có các nội dung: Bù phụ cát sạn mặt đƣờng: Trong quá trình xe chạy sẽ làm bắn lớp đá hạt nhỏ ra 2 bên mép đƣờng và làm vỡ nát chúng thành bột. Công tác BDSCTX yêu cầu phải thƣờng xuyên quét các vật liệu hạt nhỏ vào trong lòng đƣờng và bổ sung thêm đá 5x10 hoặc đá mạt cho lớp bảo vệ. Tƣới nƣớc chống bụi: Để giảm thiểu tối đa mức độ bụi khi xe chạy ở các khu dân cƣ, vào những ngày hanh khô, cần phải tƣới nƣớc chống bụi, tùy theo điều kiện thời tiết, tối thiểu 1 lần/ngày. Lƣợng nƣớc tƣới 0,5÷1,5 lit/m2/1 lần. Dùng xe xtec hoặc thủ công tƣới nƣớc để chống bụi. Chống trơn lầy: luôn đảm bảo bằng phảng dốc ngang, khơi thông mƣơng rãnh thoát nƣớc Gạt bỏ lớp bùn lầy; Rải cấp phối, sỏi sạn, cát hạt to hoặc gạch vụn, đá thải vào những vị trí bị sình lầy, với bề dày căn cứ hệ số lèn ép 1,3 (hoặc 1,4 nếu là cấp phối thiên nhiên) để khi đầm chặt mặt lớp đá bằng với mặt đƣờng cũ ở xung quanh chỗ hỏng; Lu lèn bằng lu 6~8T, 4~6 lƣợt/điểm;, tốc độ lu 1,5 ÷ 2,0 Km/h. 65
  19. Tẩy gợn sóng: Gạt bỏ các vị trí gợn sóng. Nếu gợn sóng nhiều và liên tục thì phải xáo xới lại lớp mặt ở vùng bị gợn sóng; Dùng máy san san gạt trả lại siêu cao mui luyện và độ bằng phẳng cho mặt đƣờng; Lu lèn bằng lu 8~10T cho đến khi đủ độ chặt, công lu yêu cầu khoảng 3 4 T.Km/m3, tốc độ lu 2 ÷ 3 Km/h, nếu dùng lu bánh lốp thì tốc độ lu có thể tới 6Km/h.. Vá ổ gà, lún lõm cục bộ: Cuốc sửa cho đứng thành vuông cạnh chỗ hỏng (hình 2.6 và hình 3.7), tạo chiều sâu chỗ hỏng tối thiểu 10cm; Tƣới nƣớc (nếu khu vực ổ gà bị khô quá); Rải cấp phối, san phẳng, với bề dày căn cứ hệ số lèn ép 1,3; Dùng đầm cóc thủ công (nếu diện tích ổ gà nhỏ) hoặc lu rung 0,8T đầm nén chặt lớp cấp phối, cần thiết phải tƣới nƣớc để đảm bảo độ ẩm tốt nhất khi đầm nén. Xử lý cao su, sình lún: Đào bỏ phần nền - mặt đƣờng bị cao su đến nền đất cứng và đầm chặt đất nền đảm bảo K 0,95; Thay thế lớp đất nền yếu bằng lớp đất có chọn lọc đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc cát, xỉ lò vôi, gạch vỡ,…chia thành từng lớp dày 20cm đầm nén đảm bảo K 0,95; Rải lớp mặt cấp phối, chiều dày từ 10 – 20 cm đầm lèn đảm bảo K 95, đảm bảo mui luyện mặt đƣờng. 3.5. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA NHỎ CỐNG, RẢNH (26-1) 3.5.1. Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ rảnh: * Hệ thống rãnh thoát nƣớc của đƣờng ô tô bao gồm rãnh dọc, rãnh ngang, rãnh đỉnh,... Các loại rãnh gồm có rãnh đất (hoặc đá) tự nhiên, rãnh xây (bằng gạch chỉ, đá hộc hoặc đổ BTXM) có tấm bêtông đậy nắp rãnh (rãnh kín) và không có tấm đậy (rãnh hở). Công tác BDSCTX (Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ) đặc biệt là trƣớc và trong mùa mƣa lũ đối với rãnh thoát nƣớc, bao gồm các công việc sau: 1. Vét rãnh: Vét rãnh vào đầu, cuối và trong mùa mưa nhằm mục đích nạo vét bùn đất, cỏ rác trong lòng rãnh, trả lại tiết diện ngang và độ dốc dọc thoát nƣớc ban đầu của rãnh, không để đọng nƣớc trong lòng rãnh làm suy yếu lề đƣờng, nền đƣờng. Công tác vét rãnh sử dụng nhân lực hoặc máy san. Lƣu ý: Phải sử dụng xe tải nhẹ vận chuyển đất đá đến nơi đổ quy định. Không san gạt ra lề đƣờng làm tôn cao lề đƣờng, gây đọng nƣớc trên mặt đƣờng. 2.Khơi rãnh khi mưa: Khi mƣa to phải khơi rãnh, loại bỏ cây cỏ, rác rƣởi, đất đá rơi vào trong lòng rãnh gây tắc dòng chảy, làm cho nƣớc chảy tràn lên lề đƣờng, dọc theo mặt đƣờng hoặc tràn qua đƣờng sẽ làm xói lề, xói mặt đƣờng, gây sạt lở mái taluy âm nền đƣờng. Công tác khơi rãnh khi mƣa sử dụng nhân lực làm thủ công là chủ yếu 3.Đào rãnh: 66
  20. Với các đoạn rãnh đất, hàng năm thƣờng hay bị đất bồi lấp đầy, gây nên hiện tƣợng “Rãnh treo” làm đọng nƣớc trong lòng rãnh (đặc biệt đối với các rãnh đỉnh). Cần đào trả lại kích thƣớc hình học của rãnh nhƣ cũ. Những chỗ lõm gây đọng nƣớc ở sát ngay bên đƣờng cũng cần phải đào rãnh cho nƣớc thoát đi để tránh đọng nƣớc lâu thấm vào lề đƣờng và nền đƣờng. Công tác đào rãnh sử dụng nhân lực đào thủ công hoặc thi công bằng máy. Trình tự tiến hành nhƣ sau: Nếu đào bằng thủ công phải lên ga, cắm cọc xác định vị trí mép rãnh sao cho thẳng hàng (trên đƣờng thẳng) hay cong đều (trên đƣờng cong). Sử dụng thƣớc hình thang bằng đúng kích thƣớc của rãnh thiết kế cũ để đảm bảo kích thƣớc lòng rãnh và độ dốc dọc đáy rãnh. Nếu đào bằng máy san, cần điều chỉnh sao cho lƣỡi máy san đúng vị trí cần đào, đúng chiều rộng và chiều sâu đào. Lƣu ý: Phải sử dụng xe tải nhẹ vận chuyển đất đá đến nơi đổ quy định. Không san gạt ra lề đƣờng làm tôn cao lề đƣờng, gây đọng nƣớc trên mặt đƣờng. 4. Sửa chữa rãnh xây (hoặc rãnh BTXM) bị vỡ, tấm đan bị hư hỏng hoặc mất: Công việc bao gồm: Sửa chữa lại, xây lại bằng kết cấu nhƣ ban đầu. Kê kích, chèn vữa đảm bảo tấm đan không bị “cập kênh” và đảm bảo lòng rãnh phẳng. Thay thế các tấm đan bị hƣ hỏng. 5. Đơn vị QLKT đường phải đào thêm rãnh trong các trường hợp: Khi có chỗ đọng nƣớc trong phạm vi đƣờng, cần phải đào rãnh tạm thời để thoát nƣớc ra ngoài phạm vi đƣờng. Khi có chỗ trũng ở bên đƣờng gây đọng nƣớc, nƣớc này không chảy đƣợc theo rãnh dọc, gây ảnh hƣởng xấu tới đƣờng thì cần phải đào rãnh tháo nƣớc đó ra xa đƣờng. Khi rãnh dọc có đọng nƣớc, không thể thoát đƣợc nƣớc theo hƣớng chảy đã thiết kế do các công trình hoặc địa vật phát sinh trong trong thời gian sử dụng đƣờng mà chƣa có giải pháp khắc phục kịp thời thì phải đào rãnh tháo nƣớc tạm thời hoặc khời đào rãnh dọc đi tránh hƣớng khác để khắc phục tạm thời. Khi bình đồ rãnh dọc do đồ án thiết kế chƣa hợp lý thì phải xử lý thực tế bằng cách đào thêm rãnh dọc hoặc cải tạo bình đồ rãnh dọc. Rãnh dọc không chảy vào đúng hố tụ nƣớc hoặc sân cống thì phải đào sửa để rãnh chảy vào đúng chỗ quy định. 6. Gia cố các đoạn rảnh bị xói lở: bằng xây đá, lát đá, lát tấm bê tông. 3.5.2. Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ cống: Cống là công trình thoát nƣớc có khẩu độ 3,0m. Những công trình có khẩu độ từ 3 đến 6m nhƣng có bề dày đất đắp trên đỉnh >0,60m cũng gọi là cống. Cống bao gồm nhiều loại, nhìn chung có 3 bộ phận chính là cửa thu nƣớc thƣợng lƣu, thân cống và cửa thoát nƣớc hạ lƣu. Công tác BDSCTX cống thoát nƣớc gồm những hạng mục công việc sau: 1. Đối với các cống xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT hay đá xây (cống tròn, cống bản, cống hộp, cống vòm): Thông cống: Nạo vét đất đá lắng đọng trong hố thu nƣớc thƣợng lƣu, trong lòng cống và hạ lƣu cống để thông thoát nƣớc cho cống. Công tác này làm bằng thủ công. Sửa chữa các chỗ hỏng nhỏ: + Các khe nối ống cống, khe nối tƣờng đầu, tƣờng cánh, sân thƣợng hạ lƣu, mái vòm cống bằng đá xây,... bị bong hoặc nứt thì dùng vữa ximăng - cát vàng mác 100 chít trát lại. 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2