Giáo trình Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
lượt xem 9
download
(NB) Cấu trúc giáo trình được chia thành 6 chương,cung cấp cho người học những kiến thức như: Một số kiến thức cơ bản về kinh tế hộ-trang trại; Lựa chọn các hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại; Quản lý các yếu tố sản xuất; Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trang trại nông lâm nghiệp; Hạch toán sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại; Thị trường và nghiên cứu thị trường ở hộ-trang trại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HỘ-TRANG TRẠI NÔNG LÂM NGHIỆP NGÀNH/NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định sô: /QĐ-CĐLC ngày........tháng........năm......... của Hiêu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai) Lào Cai, năm 2019 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Những năm qua, mô hình kinh tế hộ-trang trại đã góp phần tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn gắn với thị trường, mở ra hướng làm giàu cho nông dân. Kinh tế trang trại có vai trò rất quan trọng trong khai thác có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân công lại lao động ở nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thực tế đó khẳng định tính ưu việt vượt trội của kinh tế trang trại - một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta. Với ý nghĩa quan trọng của kinh tế hộ-trang trại trong sự phát triển kinh tế, môn học “Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp” được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo nghề Khuyến nông lâm của trường Cao đẳng Lào Cai. Giáo trình Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp được biên soạn nhằm giúp các em sinh viên có những kiến thức cơ bản trong việc quản lý các công việc ở trang trại cũng như trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Cấu trúc giáo trình được chia thành 6 chương: Chương 1: Một số kiến thức cơ bản về kinh tế hộ-trang trại Chương 2: Lựa chọn các hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại Chương 3: Quản lý các yếu tố sản xuất Chương 4: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trang trại nông lâm nghiệp Chương 5: Hạch toán sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại Chương 6: Thị trường và nghiên cứu thị trường ở hộ-trang trại Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi có những thiếu xót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Xin trân thành cảm ơn./. Tác giả 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp Mã môn học: MH13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp bố trí giảng dạy trước các môn học/mô đun Lập kế hoạch khuyến nông; Xây dựng mô hình trình diễn; trồng một số loài cây dược liệu… - Tính chất: Môn Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp là môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo nghề khuyến nông lâm. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp trang bị cho người học những kiến thức về quản lý các yếu tố sản xuất; hạch toán sản xuất, kinh doanh hộ, trang trại nông lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch và tổ chức sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong môn học “Quản lý kinh tế hộ trang trại nông lâm nghiệp”, người học có khả năng: - Về kiến thức: Trình bày được các kiến thức cơ bản về quản lý các yếu tố sản xuất; hạch toán sản xuất, kinh doanh hộ, trang trại nông lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch và tổ chức sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. - Về kỹ năng: Thực hiện được các công việc: Quản lý các yếu tố sản xuất, lựa chọn được mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp, lập được kế hoạch sản xuất, biết hạch toán sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm ở hộ, trang trại nông lâm nghiệp. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tìm và tự tạo việc làm sau tốt nghiệp, mạnh dạn ứng dụng, nghiên cứu và tổ chức sản xuất, giúp đỡ cộng đồng cùng phát triển kinh tế có hiệu quả. Rèn luyện tính say mê, nghiêm túc, tự giác trong học tập và rèn luyện kỹ năng. 4
- CHƯƠNG I: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỘ - TRANG TRẠI Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại; - Trình bày được Vai trò, vị trí của kinh tế hộ, trang trại và các giải pháp phát triển kinh tế hộ-trang trại của chính phủ. 1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của hộ kinh tế hộ nông dân 1.1.1. Một số khái niệm về kinh tế hộ nông dân Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, là tập hợp những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân (vợ chồng) và huyết thống. Hộ gia đình là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và chung một ngân quĩ. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất tự cấp, tự túc kết hợp với sản xuất hàng hóa nhỏ, chủ yếu dựa trên sức lao động và tư liệu sản xuất của hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình giữ vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các hộ nông dân ở miền xuôi còng như ở miền núi. Hộ nông dân là những hộ ở nông thôn chủ yếu hoạt động theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế rất phổ biến với một đất nước nông nghiệp. Loại hình kinh tế này có những đặc trưng cơ bản sau: - Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ, từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường. - Các hộ nông dân, ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. Bảng 1.1: So sánh giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp Chỉ tiêu Hộ nông dân Doanh nghiệp nông nghiệp Mục tiêu Tự cung tự cấp; một phần để bán; Để bán tỷ suất hàng hoá thấp. Quy mô Nhỏ Lớn Lao động Chủ yếu là lao động gia đình Chủ yếu là lao động thuê Tư liệu sản Của gia đình. Mua thị trường hoàn toàn 5
- xuất. Mức độ tham Thấp, từng phần Cao và toàn bộ gia thị trường. - Vai trò, chức năng của hộ nông dân: + Chức năng kinh tế: Đây là chức năng nổi bật của hộ và bản thân hộ cần sản xuất, kinh doanh. Để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết trước hết là cho hộ, sau đó là cho xã hội. Thực hiện chức năng kinh tế, hộ phải hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đầu tư. + Chức năng tiêu dùng: Chức năng này liên quan chặt chẽ với chức năng kinh tế, làm tiền đề, cơ sở lẫn cho nhau. + Chức năng tái sinh sản nguồn nhân lực. + Chức năng giáo dục đào tạo. 1.1.3. Phân loại kinh tế hộ a) Phân loại dựa trên các yếu tố tự nhiên Căn cứ vào địa hình và vùng kinh tế, hộ nông dân được phân chia thành các loại như sau: * Theo địa hình - Hộ nông dân đồng bằng - Hộ nông dân trung du, miền núi. * Theo vùng kinh tế - Miền núi và trung du Bắc Bộ. - Đồng bằng sông hồng. - Ven biển Bắc Trung Bộ. - Ven biển Nam Trung Bộ. - Tây Nguyên. - Đông Nam Bộ. - Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cách phân loại này cho phép tìm hiểu đặc điểm kinh tế hộ nông dân từng vùng và so sánh hoạt động kinh tế giữa các vùng. b) Phân loại dựa trên các yếu tố kinh tế: Đây là cách phân loại thường được sử dụng, tuỳ thuộc mục tiêu nghiên cứu cụ thể chúng ta có thể chọn theo các cách sau: - Phân loại dựa vào thu nhập: Chia ra các nhóm hộ Giàu – Khá - Trung bình và Nghèo. Cách này có hạn chế do kê khai hoặc điều tra thu nhập khó chính xác. - Phân loại dựa vào mức độ đa dạng hoá sản xuất. Ví dụ: Nhóm hộ thuần nông. Nhóm hộ kinh doanh tổng hợp loại sản xuất – kinh doanh. Nhóm hộ phi nông nghiệp v.v. 6
- - Ngoài ra có thể phân loại hộ nông dân theo yếu tố xã hội nhưng ít được dùng. 1.2. Nhận thức chung về kinh tế trang trại 1.2.1. Khái niệm về kinh tế trang trại. Về mặt kinh tế: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông dân, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc sở quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. Như vậy có thể nói rằng trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế nông hộ. Về mặt xã hội: Trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó có các quan hệ xã hội đan xen nhau: quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, quan hệ giữa chủ trang trại và những người lao động thuê ngoài, quan hệ giữa người lao động làm thuê cho chủ trang trại với nhau… Về mặt môi trường: Trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại quan hệ chặt chẽ ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng. 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại * Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế từng bước đưa nông dân từ hộ nông nghiệp tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hoá. Vai trò khách quan mang tính lịch sử này của kinh tế trang trại gắn liền với tính hai mặt của hộ nông dân, với trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp và sự giao lưu hàng hoá giữa thành thị và nông thôn. Các hộ nông dân muốn làm giàu phải thoát khỏi tình trạng sản xuất tự túc và từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá theo phương thức trang trại. Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hoá chi phối và ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định tới các đặc trưng khác của kinh tế trang trại. * Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Trong các trang trại tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại. Trong trường hợp đi thuê hay được giao quyền sử dụng thì tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. * Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. Đặc trưng về sự tập trung các yếu tố sản xuất của kinh tế trang trại có thể biểu thị về mặt lượng bằng những chi tiêu chủ yếu sau: 7
- - Quy mô diện tích ruộng đất của trang trại (nếu là trang trại chăn nuôi thì là số lượng gia súc, gia cầm…). - Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại. * Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường. - Về trình độ chuyên môn hoá sản xuất trong các trang trại - Trình độ thâm canh trong các trang trại còng được nâng dần từ thâm canh truyền thống sang thâm canh kết hợp truyền thống với hiện đại rồi thâm canh hiện đại. - Về cách thức điều hành sản xuất: Việc quản lý và điều hành sản xuất ở đây được tiến hành trên cơ sở những kiến thức cần thiết về nông học, sinh học và phương pháp điều hành sản xuất. - Về hoạt động tài chính và hạch toán của trang trại: Hoạt động tài chính bao gồm các nội dung: kế hoạch tài chính, hạch toán gia thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh v.v.. Hoạt động tài chính và hạch toán của trang trại ngày càng có vai trò quan trọng, đồng thời còng ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức và nghiệp vụ kế toán, hạch toán nhất định. - Về tiếp cận thị trường: Thái độ và hành động đối với thị trường của trang trại còng từng bước được thay đổi theo hướng ngày càng tiếp cận và gắn kết với thị trường. * Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh. Người chủ trang trạng là người có những tố chất cần thiết để tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Những tố chất cần thiết và chủ yếu là chủ trang trại là: - Có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông. - Có năng lực tổ chức quản lý sản xuất. - Có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về hạch toán, phân tích kinh doanh, tiếp cận thị trường. * Các trang trại đều có thuê mướn lao động Quy mô thuê mướn lao động trong các trang trại khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào các loại hình trang trại và quy môn sản xuất của các trang trại. Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại, đó là: thuê lao động thường xuyên và thuê lao động thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người lao động làm việc ổn định quanh năm; còn trong hình thức thuê lao động thời vụ, trang trại chỉ thuê người lao động làm việc theo thời vụ sản xuất. 1.2.3. Phân loại trang trại 1.2.3.1. Tiêu chí nhận dạng trạng trại: Tiêu chí nhận dạng trang trại cần bao gồm các chỉ tiêu sau: 8
- - Giá trị sản lượng hàng hoá tạo ra trong một năm. - Quy mô diện tích ruộng đất (nếu là trồng trọt) hay số lượng gia súc, gia cầm (nếu là chăn nuôi). - Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá là chỉ tiêu chủ yếu. Các chỉ tiêu còn lại là chỉ tiêu bổ sung. 1.2.3.2. Các tiêu chí cụ thể để nhận dạng trang trại: Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13/4/2011 Thông tư Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại a) Phân loại trang trại * Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau: - Trang trại trồng trọt; - Trang trại chăn nuôi; - Trang trại lâm nghiệp; - Trang trại nuôi trồng thuỷ sản; - Trang trại tổng hợp. * Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp. b) Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại Chủ trang trại được hưởng các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định hiện hành. c) Tiêu chí xác định kinh tế trang trại Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: * Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: - Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. - Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. * Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; * Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. 1.3. Vai trò, vị trí của kinh tế hộ, trang trại và các giải pháp phát triển kinh tế hộ-trang trại của chính phủ 1.3.1. Vai trò, vị trí của kinh tế hộ, trang trại 9
- a) Vai trò, vị trí của kinh tế hộ * Vai trò: - Nông dân là lực lượng đông đảo, chủ yếu, năng động và nhạy cảm. - Là nguồn cung cấp nhân lực, lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và các ngành khác. - Giúp tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và các ngành. * Ưu thế kinh tế hộ nông dân. Vì nông dân tự “bóc lột chính mình và các thành viên trong gia đình” nên kinh tế hộ nông dân có những ưu điểm sau: - Quy mô sản xuất nhỏ, đa dạng. - Tự điều chỉnh được mức tiêu dùng của mình. - Tư liệu sản xuất của hộ nông dân có thể tự lo liệu. - Tự duy trì tái sản xuất giản đơn - Tối đa hoá lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của hộ nông dân - Quá trình tập trung hoá ruộng đất vào một số người bị hạn chế vì đất đai bị chia nhỏ do sự thừa kế. - Nông dân có thể vượt qua áp lực của thị trường bằng việc sử dụng lao động của gia đình. - Sản xuất nông nghiệp thường không hấp dẫn cho đầu tư thành tư bản nông nghiệp. - Nông dân có thể đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở hộ. Chính do những ưu thế này mà kinh tế hộ nông dân đã đang và sẽ tồn tại. b) Vai trò, vị trí của kinh tế trang trại Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng, trong nền nông nghiệp thế giới, Như đã khẳng định ở trên, ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nông nghiệp cả nước. Ở các nước phát triển, trang trại gia đình có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất trong các trang trại gia đình. - Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyến dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. - Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh. 10
- - Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trong vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước. 1.3.2. Các giải pháp phát kinh tế hộ, trang trại của chính phủ a) Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân. - Giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn cho phù hợp với kinh tế thị trường. Giải quyết mâu thuẫn giữa tích tụ ruộng đất và tỉ lệ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất . Vấn đề sử dụng đất đai phải đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - Nâng cao quy mô kinh tế và năng suất lao động của nông dân: Nhà nước cần tạo ra sự di chuyển năng động của các yếu tố sản xuất để phát triển kinh tế hộ, tăng số hộ nông dân giàu và chuyển một phần nông dân đặc biệt là nông dân không có đất hoặc thiếu đất canh tác sang kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá để thu hút lao động nông nghiệp. - Giải quyết quan hệ giữa hộ nông dân và HTX, khuyến khích hình thức hợp tác tự nguyện. Tạo điều kiện cho nông dân tăng tính tự lập. Các khâu dịch vụ do HTX đảm nhận phải được thực hiện theo cơ chế thị trường. - Tạo môi trường cho kinh tế hộ nông dân phát triển. Chú trọng vào các chính sách: + Chính sách ruộng đất: Tích tụ và thị trường hoá đất đai. + Đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong nông nghiệp + Chính sách can thiệp trong lưu thông phân phối hỗ trợ hộ nông dân. + Tăng cường cơ cở vật chất kỹ thuật nông nghiệp + Nâng cao trình độ cho nông dân đặc biệt là các vùng sâu vùng xa để tăng khả năng tiếp cận với thị trường, hướng tới thị trường ngoài nước. + Lựa chọn những kỹ thuật, công nghệ phù hợp để chuyển giao cho nông dân đồng thời có phương pháp chuyển giao linh hoạt đối với từng đối tượng nông dân. b) Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại - Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp và đảm bảo quyền bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế này. Đây là nội dung hết sức quan trọng, tạo ra tiền đề khuyến khích kinh tế trang trại phát triển. - Về chính sách đất đai: Nhà nước giao quyền sử dụng đất đai ổn định, lâu dài cho người sản xuất, mở rộng hình thức cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai 11
- để tăng qui mô diện tích sản xuất. Chính sách đất đai được thể hiện qua Luật Đất đai và Luật đất đai sửa đổi sau này là yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế trang trại. - Nhà nước nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT ở những vùng khó khăn, phát triển cơ sở chế biến nông sản, thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi và thông thoáng để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. - Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất để thu hút lao động, giải quyết việc làm tại chỗ. Cho phép chủ trang trại được thuê lao động và thực hiện trả công lao động theo thỏa thuận. Nhà nước sẽ hỗ trợ việc đào tạo nghề dưới nhiều hình thức để cung cấp lao động có chất lượng cho phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển trang trại nói riêng. - Về chính sách khoa học, công nghệ: Nhà nước hỗ trợ việc sản xuất và cung cấp giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt và phát triển các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Khuyến khích việc phát triển các hình thức liên kết giữa cơ sở sản xuất với cơ sở khoa học và đào tạo, nhằm tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho phát triển sản xuất. - Nhà nước có chính sách ưu đãi về các loại thuế đối với các trang trại. Tổ chức cung cấp thông tin về thị trường và làm tốt công tác chế biến nông sản, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, khuyến khích và tạo điều kiện cho người sản xuất xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra bên ngoài. Chính sách phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là ở vựng trung du, miền núi không chỉ có ý nghĩa cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở những vùng này. Điều quan trọng hơn là đã khôi phục được độ che phủ đất, phát triển môi trường sinh thái, khôi phục và phát triển được tập quán văn hóa truyền thống của các dân tộc, tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển du lịch văn hóa – sinh thái ở các địa phương. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm về kinh tế hộ nông dân? Kinh tế hộ nông dân có vai trò và những đặc trưng cơ bản nào? 2. Kinh tế hộ nông dân được phân chia thành những loại nào? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại hình kinh tế hộ nông dân? 3. Kinh tế trang trại là gì? Nêu vai trò và đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại? 4. Nêu những loại hình trang trại mà em biết? Cho ví dụ minh họa? 5. Để phát triển sản xuất, em lựa chọn xây dựng mô hình kinh tế theo loại hình kinh tế hộ nông dân hay kinh tế trang trại? Vì sao? 12
- CHƯƠNG II: LỰA CHỌN CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở HỘ - TRANG TRẠI Mục tiêu: - Trình bày được vai trò, sự cần thiết và căn cứ lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại; Trình tự các bước sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại; - Lựa chọn được hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại. 2.1. Vai trò và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại 2.1.1. Vai trò và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ Tất cả những quyết định của người nông dân phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của hộ nông dân về các mục tiêu, mục đích của họ, có nghĩa là nếu được tự do lựa chọn, họ sẽ lựa chọn những cây trồng vật nuôi nào... để thỏa mãn mục tiêu đích thực của họ. Quyết định của người nông dân bao gồm: - Quyết định về định hướng sản xuất (sản xuất cây gì? sản xuất như thế nào? sản xuất bao nhiêu? sản xuất khi nào? sản xuất ở đâu? - Quyết định về phương hướng sử dụng tài nguyên (lao động, sử dụng đất, nước...) - Quyết định về phương hướng đầu tư, phương hướng thanh toán (vốn và sử dụng vốn, quản lý thu, chi...) - Quyết định về chế biến và định hướng thị trường (chế biến sản phẩm nào ? khi nào bán, bán ở đâu ? dự trữ...) Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường. Sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình biến đổi ấy, hộ nông dân sẽ có những thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh còng như phản ứng với thị trường để sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả. 2.1.2. Vai trò, mục đích và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở trang trại * Vai trò của sự lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh trong trang trại Hiện nay quá trình sản xuất kinh doanh Nông lâm ngư nghiệp ở trang trại đang vận động theo cơ chế thị trường mà đặc trưng của nó là sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Do đó, việc xác định phương hướng, qui mô kinh doanh và mục tiêu kinh doanh hợp lý có ý nghĩa quan trọng và là điều kiện tiên quyết của trang trại. Xác định phương hướng gắn liền với xác định qui mô sản xuất hàng hóa và dịch vụ là những vấn đề lớn và có quan hệ chặt chẽ với nhau. 13
- Phương hướng sản xuất kinh doanh trong trang trại là nội dung mà trang trại tự đặt câu hỏi và trả lời. * Mục đích của sự lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh trong trang trại - Lựa chọn được ngành sản xuất, sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của trang trại và cho hiệu quả kinh tế cao. - Lựa chọn qui mô sản xuất hợp lý cho từng ngành, từng loại sản phẩm. - Lựa chọn được công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phù hợp để ứng dụng vào sản xuất. - Xác định được thu nhập của từng ngành, từng sản phẩm và của toàn trang trại làm căn cứ để lựa chọn cơ cấu và phương hướng sản xuất. - Phân tích được hiệu quả sản xuất của toàn trang trại, của từng ngành, từng sản phẩm hay hiệu quả sử dụng của từng nguồn lực. - Đưa ra được những quyết định đúng trong đầu tư và kinh doanh. Với những nội dung trên đây, dự thảo sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc điều hành và phát triển sản xuất của trang trại. 2.1.3. Các câu hỏi phải trả lời trước khi lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ - trang trại Trước khi lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh cho mình, hộ nông dân hay trang trại phải giải quyết được nhiều vấn đề. Chỉ khi trả lời được các câu hỏi này thì sự phát triển của hộ và trang trại mời thực sự bền vững: - Sản xuất kinh doanh cái gì? (Cây gì? con gì? mô hình kinh doanh, các bước đi cụ thể) - Sản xuất kinh doanh cho ai? (ai tiêu thụ, tiêu thụ ở đâu, giá bán) - Sản xuất kinh doanh như thế nào? (công nghệ, điều kiện sản xuất, kiến thức sản xuất) - Lợi nhuận thu được bao nhiêu? Đó chính là sự lựa chọn tốt nhất các phương án sản xuất kinh doanh cho trang trại và các bộ phận của nó đạt mục tiêu đề ra. 2.2. Những căn cứ để lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ- trang trại 2.2.1. Về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Đối với kinh tế hộ: Đất đai có quy mô nhỏ, manh mún, phân tán. Những vấn đề này gây trở ngại cho quá trình cơ giới hoá sản xuất, khó quản lý sản xuất và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đối với kinh tế trang trại: Để phát triển kinh tế trang trại - một hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá lớn - trước hết phải dựa vào đất, nhất là những 14
- nơi tiềm năng để mở rộng diện tích đất đai còn nhiều, trong đó đáng chú ý là trung du, miền núi và ven biển. Muốn sử dụng đất có hiệu quả phải chú ý khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lựa chọn cây trồng cho phù hợp với từng loại đất. 2.2.2. Vốn và nguồn vốn Đối với kinh tế hộ: Khả năng tích tụ, tập trung vốn của nông dân phần lớn là thấp. Vốn cho nông nghiệp chu chuyển chậm. Dễ gặp rủi ro trong đầu tư vào nông nghiệp. Hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn. Đối với kinh tế trang trại: Vốn là yếu tố hạn chế để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết, bởi lẽ nếu có nhiều vốn thì có thể thuê đất đai, sức lao động làm kinh tế trang trại. Nguồn vốn các trang trại chủ yếu dựa vào vốn tự có. Như vậy, để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ hộ, trang trại phải biết sử dụng hợp lý các nguồn vốn. 2.2.3. Lao động Đối với kinh tế hộ: Hộ nông dân tự tổ chức lao động, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Lao động nông nghiệp có trình độ thấp. Việc sử dụng quỹ thời gian lao động mới đạt khoảng 73%. Bắt đầu xuất hiện thị trường lao động nông thôn dẫn đến việc thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động và ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Đối với kinh tế trang trại: Các chủ trang trại đại bộ phận là nam giới và dân tộc kinh. Số nhân khẩu bình quân khoảng 5,82 người. Số lao động làm thuê ở các trang trại chưa nhiều. Bình quân ở 1 trang trại là 0,98 người. Đại bộ phận các trang trại có thuê lao động thời vụ. 2.2.4. Kinh nghiệm và trình độ quản lý của chủ hộ- chủ trang trại Chủ yếu là của chủ hộ hoặc của chủ trang trại. Kinh nghiệm và trình độ quản lý của chủ trang trại phụ thuộc vào trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, quản lý kinh tế và còn phụ thuộc cả vào giới tính hoặc tuổi tác, dân tộc v.v.. 2.2.5. Các nguồn lực bên ngoài ảnh hưởng, chi phối đến phát triển kinh tế hộ- trang trại Các nguồn lực bên ngoài là điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tạo ra lợi thế so sánh, chính sách và quan hệ cộng đồng. Chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hộ nông dân- trang trại sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã có những chính sách về đầu tư thuỷ lợi, tín dụng, giáo dục, thuế sử dụng đất nông nghiệp, giá cả v.v.. 2.3. Trình tự các bước sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại Để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hộ-trang trại cần thực hiện tốt các bước công việc sau: 15
- - Tìm hiểu về điều kiện dân sinh kinh tế xã hội ở địa phương. - Tìm hiểu nhu cầu thị trường tại thôn bản. - Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh tại thôn bản. - Lựa chọn hộ tiểu biểu của thôn bản. - Lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh cho hộ tiêu biểu. - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hộ tiêu biểu. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày vai trò và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ và trang trại? 2. Việc lựa chọn hoạt động sản xuất kinh theo loại hình kinh tế hộ hay trang trại cần căn cứ vào những yếu tố nào? 3. Để phát triển sản xuất tại địa phương, em lựa chọn xây dựng mô hình kinh tế theo loại hình kinh tế hộ nông dân hay kinh tế trang trại? Vì sao? 16
- CHƯƠNG III: QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT Mục tiêu: - Trình bày được nội dung chính trong quản lý các yếu tố sản xuất ở hộ nông dân và trang trại; quản lý các nguồn tài nguyên trong trang trại; quản lý kỹ thuật, thị trường ở hộ và trang trại; - Phân tích được hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ và trang trại. 3.1. Quản lý các yếu tố sản xuất kinh tế hộ 3.1.1. Lập phương án sản xuất của hộ * Mục tiêu: Phương án sản xuất kinh doanh của hộ không những chỉ mang tính chất tự cấp, tự túc mà còn hướng tới có sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường lấy tiền trang trải các khoản chi tiêu về văn hóa – xã hội và có tích lũy vốn để mở rộng sản xuất. * Yêu cầu xây dựng phương án sản xuất kinh doanh: - Thể hiện được ý đồ phát triển kinh tế hộ trước mắt và lâu dài theo hướng nông lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài, sử dụng có hiệu quả cao nhất về đất đai và lao động trong gia đình. - Cần chú ý đến sản xuất lâm nghiệp một cách thích đáng để giải quyết nhu cầu tiêu dùng gỗ, củi cho xã hội. - Cần lựa chọn cây trồng thích hợp hoặc giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao. - Cần chú ý đến yêu cầu phòng hộ, chống xói mòn và tạo ra một hệ môi trường sinh thái khép kín bền vững, ổn định lâu dài. (Chi tiết học tại chương 4 ) 3.1.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới kinh tế hộ nông dân a) Nguồn lực bên trong của hộ nông dân * Đất đai Đất đai của hộ nông dân thường có đặc điểm: Quy mô nhỏ, manh mún, phân tán. Những vấn đề này gây trở ngại cho quá trình cơ giới hoá sản xuất, khó quản lý sản xuất và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. * Lao động Lao động của hộ nông dân thường có đặc điểm: - Hộ nông dân tự tổ chức lao động, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Hộ gồm một cơ cấu tuổi tác, giới tính, lao động, nghề nghiệp khác nhau vì thế sử dụng lao động rất linh hoạt và hiệu quả. Quy mô hộ từ 4 – 6 khẩu, 2 –3 lao động. Như vậy một lao động nông nghiệp phải nuôi trên 2 người do vậy gặp khó khăn vì năng suất lao động nông nghiệp thấp. 17
- - Lao động nông nghiệp có trình độ thấp, việc sử dụng quỹ thời gian lao động mới đạt khoảng 73%. Bắt đầu xuất hiện thị trường lao động nông thôn dẫn đến việc thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động và ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. * Vốn: Khả năng tích tụ, tập trung vốn của nông dân phần lớn là thấp. Vốn cho nông nghiệp chu chuyển chậm. Dễ gặp rủi ro trong đầu tư vào nông nghiệp. Hầu hết các hộ nông dân thiếu vốn. Ví dụ: Hộ nghèo cho tái sản xuất giản đơn. Hộ giàu cho tái sản xuất mở rộng * Kinh nghiệm cho lao động sản xuất chủ yếu là của chủ hộ. Phụ thuộc vào trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, quản lý kinh tế và còn phụ thuộc cả vào giới tính hoặc tuổi tác, dân tộc v.v. b) Các nguồn lực bên ngoài của hộ: Là điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tạo ra lợi thế so sánh, chính sách và quan hệ cộng đồng. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới hộ nông dân có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau: Nhà nước: - Chính sách - Luật pháp Hiệp hội Tổ chức: - Thanh niên - Khuyến nông - Phụ nữ THÔN BẢN - Khuyến lâm - Cựu chiến binh - Hội làm vườn - Trung tâm hỗ trợ ………….. KINH TẾ HỘ sản xuất NÔNG DÂN Tổ chức tín dụng: Truyền thông, tập Giữa các hộ nông - Ngân hàng quán dân với nhau: - Cơ quan viện trợ - Quan hệ gia đình - Cơ quan hỗ trợ - Quan hệ làng xóm ………………… Hình 3.1: Sơ đồ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới phát triển kinh tế hộ nông dân 3.1.3. Nội dung quản lý các yếu tố sản xuất của kinh tế hộ a) Thị trường Cần nắm chắc thông tin về tình hình giá cả của các chủng loại mặt hàng; nhu cầu về số lượng, chất lượng và nguồn tiêu thụ; cần dự đoán được xu hướng thay đổi và phát triển của thị trường để có sách lược sản phẩm phù hợp. Phương châm kinh doanh 18
- ngày nay là “Chỉ đưa ra những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải là những cái mình sẵn có”; “Người nào đưa hàng hóa ra thị trường sớm nhất sẽ có lợi nhuận càng cao, càng về sau nói chung lợi nhuận càng giảm”. b) Quản lý tài nguyên Tài nguyên đất: Cần biết khai thác có hiệu quả diện tích đất hiện có. Biết phân loại đất, phân biệt giá của các loại đất để bố trí cây trồng cho thích hợp, có biện pháp cải tạo đất, bón phân cho đất, có giải pháp chống xói mòn và bảo vệ theo từng loại đất. Tài nguyên nước: Cần phải xây dựng và quản lý hệ thống tưới tiêu nước sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu cao nhất của cây trồng, vật nuôi, vừa biết tiết kiệm được chi phí. Có thể lợi dụng địa hình để ngăn khe, ngăn suối, dẫn nước từ trên cao về, đắp đập tạo ao, hồ nhỏ, xây ao chắn nước để kết hợp nuôi cá với làm thủy lợi nhỏ tưới nước cho cây trồng. Tài nguyên khí hậu: Việc quản lý tài nguyên khí hậu chủ yếu là áp dụng các biện pháp điều tiết các luồng hơi nước, hơi nóng bằng cách trồng các hàng cây ven bờ, trồng rừng chắn gió, chắn cát bay, trồng cây bóng mát, trồng cây che phủ bề mặt đất, chống xói mòn do mưa to gió lớn gây ra. Biết lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển phù hợp với tình hình thời tiết khí hậu của từng vùng, từng khu vực thì sản xuất mới có hiệu quả kinh tế. c) Quản lý kỹ thuật Kỹ thuật được hiểu là toàn bộ các công cụ và các tư liệu lao động khác cùng với các qui trình công nghệ để nuôi trồng các cây con và sản xuất ra các sản phẩm khác. Kỹ thuật là yếu tố quyết định nhất đến việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, do đó nó quyết định khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa bán ra thị trường. Nội dung quản lý kỹ thuật bao gồm: Công cụ lao động phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như: Sắc bén, chắc chắn và phù hợp với các thao tác lao động. Thường xuyên biết cải tiến công cụ lao động và tiến lên sử dụng máy móc cơ khí. Áp dụng kỹ thuật mới trong NLN còn bao gồm cả việc đưa vào sản xuất các giống cây con mới nhập ngoại hay mới được lai tạo cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, bán được giá cao hơn và đem lại lợi nhuận cao hơn. Qui trình công nghệ được hiểu là phương pháp sản xuất sản phẩm nói chung. Đối với cây trồng đó là phương pháp gieo trồng, chăm sóc, phũng chống sâu bệnh, kích thích sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, thu hoạch... Đối với giống vật nuôi đó là hệ thống biện pháp lai tạo, sinh đẻ, nhân giống, qui trình chăn nuôi, phòng bệnh thú y. Để nắm bắt được kỹ thuật mới, trước hết phải học hỏi và làm theo kinh nghiệm của các hộ gia đình tiên tiến trong vùng, trong cộng đồng, làng bản. Ngoài ra gia đình có thể đi thăm quan học hỏi thêm ở nơi khác, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề do xã, phường, khuyến nông...tổ chức. 19
- d) Quản lý lao động – Con người và việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên trong hộ gia đình. Đặc điểm lao động của kinh tế hộ: Lao động luôn luôn là một yếu tố quyết định nhất trong việc tổ chức thực hiện các quá trình sản xuất. Trong kinh tế hộ lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Việc điều hành, quản lý lao động trong gia đình phải rất linh hoạt, phự hợp với trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, sức khỏe, mùa vụ... Sử dụng lao động chính, lao động phụ một cách cân đối để có hiệu quả. Những lúc thời vụ bận rộn có thể thuê, đổi công lao động để kịp tiến độ, mùa vụ sản xuất. Lập biểu đồ và điều hành lao động: Để điều hành lao động hợp lý trong hộ gia đình, cần phải nắm vững các yếu tố sau: - Những công việc cần phải làm. - Lịch canh tác thời vụ theo các tháng trong năm của từng loại cây trồng, chu kỳ sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cầm... - Yêu cầu kỹ thuật và mức độ năng nhọc của từng công việc. - Định mức lao động của những công việc chính. Chủ gia đình cần biết tớnh toỏn được số ngày công lao động của từng việc, trong từng thời kỳ, phân công lao động hợp lý cho các thành viờn trong gia đình và dự kiến xem có cần thuờ thờm lao động không, thuê vào lúc nào, làm gỡ. Cần biết động viên, khích lệ hơn là mệnh lệnh hành chính, cần quan tâm đến yếu tố lợi ích kinh tế và tâm lý của mỗi người, cần có những phương pháp thích hợp để gắn lợi ích kinh tế với thành quả lao động cá nhân. e) Quản lý vốn Vốn là một trong những điều kiện quan trọng để tiến hành hoạt động kinh tế hộ. Khi đầu tư vào kinh doanh cần đảm bảo 2 yêu cầu: - Vốn đầu tư kinh doanh phải sinh lợi - Vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó nếu xét ra không có lãi thì ít nhất còng phải tạo thêm được việc làm. Vốn làm kinh tế hộ gia đình lấy từ 2 nguổn chính: Vốn tự có và vốn đi vay. Lưu ý: Vốn đi vay phải trả lãi, vì vậy trước khi đi vay cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Vay vốn dùng cho hoạt động kinh doanh gì? - Cần vay bao nhiêu ? - Vay ở đâu và lãi suất bao nhiêu? - Có những nguồn vay nào được trả lãi suất ưu tiên hoặc không phải trả lãi ? Cần có biện pháp gì để khai thác có hiệu quả những nguồn vốn đó? - Bao giờ thì phải trả nợ và trả bằng cách nào ? 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Ứng dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM - MĐ06: Quản lý dịch hại tổng hợp
48 p | 877 | 222
-
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ LÂM NGHIỆP
138 p | 389 | 169
-
Giáo trình chính sách nông thôn
101 p | 346 | 153
-
Giáo trình Tổ chức sản xuất - MĐ03: Quản lý trang trại
156 p | 389 | 149
-
Giáo trình Quản lý dịch hại trên cây ngô
97 p | 415 | 141
-
Giáo trình Quản lý trang trại: Phần 1
39 p | 464 | 98
-
Lập và quản lý dự án lâm nghiệp xã hội
121 p | 363 | 73
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 2
10 p | 199 | 54
-
Giáo trình Sản xuất cá giống - Ts. Nguyễn Văn Kiếm
0 p | 453 | 53
-
Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 1
19 p | 167 | 47
-
Giao đất lâm nghiệp kinh tế hộ gia đình ở miền núi part 1
11 p | 154 | 43
-
GIÁO TRÌNH HỌC KINH TẾ THỦY SẢN
264 p | 186 | 42
-
Mô hình phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường: Phần 1
60 p | 167 | 37
-
Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
42 p | 36 | 9
-
Giáo trình Quản lý trang trại: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
70 p | 30 | 7
-
Giáo trình môn Sinh lý động vật thủy sản (Nghề: Nuôi trồng thủy sản - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
95 p | 24 | 7
-
Giáo trình Phát triển kinh tế hộ và trang trại (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
57 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn