intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 4

Chia sẻ: Ajfak Ajlfhal | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

192
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hệ thống chính quyền, cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư, lao động và đất đai để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ. Chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch về đất đai trên địa bàn tỉnh, là cấp trực liếp được chính phủ giao quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ của mình. Do đặc thù của nền kinh tế nước ta, vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn có vị trí hết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 4

  1. Trong hệ thống chính quyền, cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư, lao động và đất đai để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ. Chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch về đất đai trên địa bàn tỉnh, là cấp trực liếp được chính phủ giao quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ của mình. Do đặc thù của nền kinh tế nước ta, vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn là quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà nội dung chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn gắn liền với đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hoá và dịch vụ. Quy hoạch sử dụng đất đai nói chung, đặc biệt là cấp huyện, phân bổ đất đai phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. trong nông nghiệp tăng cường đầu tư vào thuỷ lợi hoá, điện khí hoá và ứng dụng công nghệ sinh học, cải thiện môi trường sinh thái, hướng vào thâm canh tăng vụ là chính và mở thêm diện tích ở những nơi có điều kiện để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính các cấp có nhiệm vụ tạo cơ sở, căn cứ để thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 1998-2010. Luật đất đai và các văn bản dưới luật quy định cụ thể quyền hạn quản lý sử dụng đất đai của chính quyền cấp tỉnh như sau: Các Bộ, ngành có nhu cầu sử dụng đất phải đăng ký với UBND cấp tỉnh để đưa vào quy hoạch, kế hoạch đất đai của địa phương. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vào mục đích an ninh, quốc phòng. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Tổng cục Địa chính, các bộ, ngành khác có liên quan và UBND cấp tỉnh, trình Chính phủ việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vào mục đích an ninh, quốc phòng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định. Tổng cục Địa chính tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và chỉ đạo việc lập và tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh. Tổng hợp kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh báo cáo Chính phủ. UBND tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất đai và dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của địa phương chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, xây dựng quy hoạch đất đai cấp tỉnh và trình chính phủ phê duyệt. Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai và dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp huyện và một số quy hoạch đất đai các xã trọng điểm.
  2. Sở Địa chính hoặc sở Địa chính nhà đất giúp UBND cấp tỉnh: lập quy hoạch sử dụng đất đai và dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai 5 năm và kế hoạch điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp tỉnh. Tổ chức thẩm định quy hoạch sử dụng đất đai và dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và kế hoạch điều chỉnh,.bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh xét duyệt. Chính quyền cấp tỉnh là cấp cuối cùng được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo phân cấp quản lý của Nhà nước, đồng thời trình Chính phủ phê duyệt cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất. Cấp tỉnh cũng là cấp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất đai cấp huyện. Cấp huyện có các thẩm quyền sau: -Lập quy hoạch sử dụng đất đai và dự án điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của địa phương mình. -Chỉ đạo việc lập, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai và dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoặc sử dụng đất đai hàng năm của cấp xã. -Cơ quan địa chính cấp huyện giúp UBND cấp huyện lập quy hoạch sử dụng đất đai và dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai hàng năm và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp huyện. Tổ chức thẩm định quy hoạch sử dụng đất đai và dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp xã trước khi trình UBND cấp huyện xét duyệt. Chính quyền cấp huyện có quyền giao đất và thu hồi đất cho các cá nhân, các hộ gia đình. Chính quyền cấp huyện có quyền ra quyết định trưng dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân trong trường hợp khẩn cấp do nhu cầu chiến tranh, chống thiên tai (lụt bão...). Chính quyền cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất đai theo quy hoạch và theo luật định trên địa bàn huyện. Để thực hiện được quyền lực to lớn ấy trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, đòi hỏi phải lập quy hoạch đất đai cấp tỉnh và cấp huyện.
  3. Quy hoạch đất đai cấp tỉnh là chiếc cầu nối quan trọng giữa các ngành sử dụng đất trên địa bàn, đồng thời là cơ sở định hướng quan trọng cho quy hoạch đất đai cấp huyện, các vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch tiếp nhận đầu tư, lao động, kế hoạch giao đất. Nếu thiếu quy hoạch vừa không phát huy được vai trò của chính quyền, vừa có thể đưa ra quyết định sai lầm về phân bổ đất đai của các ngành, gây ra những thiệt hại lớn cho lợi ích toàn xã hội. Sơ đồ quan hệ trong hệ thống quy hoạch đất đai hiện nay
  4. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN 2.1. Mục đích và yêu cầu Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện là quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính. Quy hoạch sử dụng đất đai là tài liệu vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý, là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế được xử lý bằng phương pháp tổng hợp để hình thành các phương án và thông qua so sánh, lựa chọn, thực thi theo pháp lệnh của Nhà nước. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện được coi là hệ thống các giải pháp phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ và cụ thể hoá thêm một bước của quy hoạch sử dụng đất đai cả nước trên một vùng lãnh thổ. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh phải thực sự làm cơ sở của kế hoạch sử dụng đất 10- 15 năm, trùng với kế hoạch của quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tuỳ theo tính khả thi của phương án (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp). Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ để chính quyền thực hiện thẩm quyền cụ thể của mình về thu hồi đất và giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng của các loại đất. Quy hoạch sử dụng đất đai còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai thông qua các tổ chức pháp quyền. Đối tượng của quy hoạch là 6 loại đất như Luật đất đai 1993 quy định. Các bước nội dung công việc và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo hướng dẫn do Tổng cục Địa chính ban hành. Tuỳ theo đặc thù của từng vùng, mỗi loại đất chiếm tỷ lệ khác nhau trong tổng diện tích tự nhiên và được chia nhỏ ra các đơn vị đất khác nhau. Trong khi tiến hành quy hoạch cần cụ thể hoá và chi tiết hoá cho phù hợp yêu cầu của từng giai đoạn và phân dị giữa các vùng. 2.2. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện 2.2.1. Các văn bản pháp quyền Những căn cứ cho việc lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, cấp huyện dựa vào những văn bản sau: -Luật đất đai (1993, 1998). -Các văn bản dưới luật (Nghị định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn của các ngành địa chính hoặc liên ngành). -Các văn bản pháp quyền của UBND, HĐND.
  5. 2.2.2. Các tài liệu nghiên cứu tiền kế hoạch + Tài liệu quy hoạch định hướng sử dụng đất và kế hoạch giao đất nông - lâm nghiệp có rừng vào các mục đích sử dụng khác. Các quy hoạch phát triển ngành của các bộ, ngành, Trung ương. Tài liệu nghiên cứu chiến lược như: -Định hướng phát triển kinh tế - xã hội. -Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. -Chiến lược phát triển nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ và các ngành quan trọng khác trên địa bàn. -Quy hoạch đô thị và hệ thống mạng lưới điểm dân cư. + Các tài liệu dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, các dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội. Các tài liệu nghiên cứu về đất có liên quan trên địa bàn tỉnh, huyện. Các tài liệu quy hoạch trước đây. Thừa kế các tài liệu phân vùng quy hoạch, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch tổng thểđã được phê duyệt trước đây. 3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN 3.1. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện liên quan đến sử dụng đất đai Những vấn đề quan trọng trong nội dung quy hoạch đất đai cấp tỉnh, huyện là: -Đánh giá khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn) như: Mô tả vị trí địa lý, đặc điểm kiến tạo địa hình, đặc điểm các tiểu vùng khí hậu trong khu vực, mạng lưới thuỷ văn và các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản. Tài nguyên nhân văn: cần tìm hiểu lịch sử phát triển, vấn đề,tôn giáo, dân tộc và các danh nhân, lễ hội và phong tục, tập quán truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá, các ngành nghề, tập quán sản xuất. Yêu cầu bảo vệ, tôn tạo và phát huy lợi thế khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hội. Khi đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì đánh giá chủ yếu là các hiện tượng mới phát sinh có ảnh hưởng đến môi trường và phải lính đến trong việc sử dụng đất đai.
  6. -Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội như: tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành; thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn, dân số, lao động và mức sống. Khi đánh giá tránh tình trạng trình bày theo kiểu liệt kê, thống kê rườm rà. Chú ý phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã có ảnh hưởng gì tới việc sử dụng đất. 3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quản lý đất đai a) Phân tích tình hình quản lý đất đai theo từng giai đoạn Thời kỳ trước Luật đất đai 1993: Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của thời kỳ trước khi Luật đất đai 1993 ra đời. Thời Kỳ sau Luật đất đai 1993: Khi phân tích đánh giá cần bám chắc nội dung quy định trong Luật đất đai và các văn bản dưới luật. Cần đánh giá các mặt sau: -Địa giới hành chính (theo chỉ thị 364/CP). -Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính -Tình hình giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, cấp giấy CNQSDĐ (Chỉ thị 245/CP) -Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo -Tình hình điều tra quy hoạch sử dụng đất đai Việc phân tích đánh giá phải trung thực, khách quan, thẳng thắn có tính cộng đồng. b)Xét về phương pháp luận. Quy hoạch cho giai đoạn 10-15 năm sau cần tiến hành phân tích đánh giá trong khoảng thời gian tương ứng trước đó. Trong quá trình phân tích cần chọn những mốc thời gian quan trọng nhất để tiến hành phân tích đánh giá việc sử dụng đất. Đặc biệt là từ khi có chính sách mới về đất đai theo hướng nền kinh tế thị trường. Mục đích cơ bản của đánh giá hiện trạng sử dụng đất là tìm ra những xu thế biến động đất do những nguyên nhân gì gây nên và dẫn đến những vấn đề gì được coi là hợp lý của thực trạng sử dụng đất. c)Nội dung chính trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất -Phân tích các số liệu về hiện trạng sử dụng đất theo dãy số xếp thứ tự theo thời gian để tìm ra quy luật biến động đất hoặc đoán nhận. - Phân tích nguyên nhân chủ yếu trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới xu thế biến động đất đai.
  7. -Mô tả hiện trạng sử dụng đất đai ở thời điểm lập quy hoạch và định hướng sử dụng. Cuối cùng lập biểu chu chuyển đất đai cho cả thời kỳ phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai. Việc lập biểu chu chuyển đất đai là phần quan trọng nhất trong việc phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai. Do đó, cần chú ý ngay từ khi thu thập thông lin tài liệu và số liệu điều tra về biến động đất. Trường hợp không lập được biểu chu chuyển đất đai do thiếu số liệu có tính hệ thống của thời kỳ thì chỉ lập biểu chu chuyển cho giai đoạn gần nhất. 3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và quy hoạch định hướng sử dụng đất a)Đánh giá tiềm năng đất đai Tiềm năng đất đai không chỉ giới hạn ở đất chưa sử dụng mà bao hàm cả các nội dung về chuyển đổi mục đích sử dụng, khả năng sử dụng tối đa các loại đất, tiết kiệm đất bảo vệđất, cải tạo và bảo vệ môi trường, làm giàu đất. Đánh giá tiềm năng đất đai thực chất là đánh giá khả năng tổ chức lại việc sử dụng đất đai để làm tăng quỹ đất đã và đang được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Đánh giá tiềm năng đất đai chủ yếu dựa vào lý thuyết phân tích tính thích hợp theo các mục đích sử dụng được thể hiện trên bản đồ có cùng tỷ lệ. Vì vậy, phải trên cơ sở tài liệu điều tra tài nguyên cùng tỷ lệ và đánh giá phân hạng các đơn vị đất phù hợp với các ngành sử dụng trong quy hoạch, dùng phương pháp chồng ghép bản đồ để xác định những vùng đất, lô đất, thửa đất có tính đơn dụng hay đa dụng để đưa vào sử dụng trong tương lai. Có tính đến tiến bộ khoa học với mức đầu tư cho phép. Đánh giá tiềm năng đất đai cần chú ý lới những loại đất thích hợp cho sử dụng vào mục đích đặc biệt. Việc đánh giá tiềm năng đất đai mang tính khoa học cao nên khi đánh giá phải tôn trọng các quy luật khách quan cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội. b) Quy hoạch định hướng sử dụng đất Quy hoạch định hướng sử dụng đất là thể hiện các ý đồ sử dụng đất theo các mục tiêu kinh tế - xã hội dài hạn 10-15 năm hoặc lâu hơn và thể hiện hệ thống các quan điểm sử dụng đất đai trong từng giai đoạn của từng thời kỳ quy hoạch. Khi xây dựng quan điểm khai thác sử dụng đất đai cần phân tích các mục tiêu căn cứ vào điều kiện cụ thể và những đặc thù của địa phương theo các hướng: Duy trì bảo vệ đất nông-lâm nghiệp. Khai thác triệt để và sử dụng đất đai tiết kiệm. Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai.
  8. + Làm giàu và bảo vệ môi trường để sử dụng ổn định lâu dài và phải xuất phát từ những căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 (điều 18), xây dựng quan điểm sử dụng đất phải tuân thủ theo tính thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, phải hướng đích theo tổng thể cả nước và từđó cụ thể hoá ở địa bàn, phải ưu tiên đất cho những chương trình công cộng trọng điểm trong chiến lược kinh tế - xã hội có tầm vĩ mô. -Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật định để đảm bảo thực hiện về đất đai. -Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong từng giai đoạn. Đặc biệt là chính sách đổi mới về kinh tếđang diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Xây dựng nội dung quan điểm sử dụng đất phải xuất phát từ những đánh giá nhận định, kết luận của các phần đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai và hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời phải coi trọng tính kế thừa và tính nhân văn, đặc biệt là phong tục tập quán của các dân tộc, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững. Quy hoạch định hướng sử dụng đất được coi là khung chung để thiết lập các phương án quy hoạch sử dụng đất. 3.3.1. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất Để xây dựng các phương án quy hoạch đất đai cần dựa vào quy hoạch định hướng sử dụng đất và định hướng phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất đai. Trước khi tính toán lập các phương án cần trình bày mục tiêu bao trùm về kinh tế -xã hội và phương hướng phát triển của các ngành có vị trí quan trọng trong sử dụng đất Nhu cầu sử dụng đất được tổng hợp từ các ngành sử dụng đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và các loại đất ở nông thôn, đô thị, chuyên dùng khác. Nhu cầu này được tổng hợp từ tất cả các ngành không phân biệt cấp nào quản lý và không phân biệt các thành phần kinh tế. Dựa vào quỹ đất tiềm năng, lập các phương án phân bổ đất đai cho từng ngành, từng lĩnh vực và nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên và bố trí trên lãnh thổ theo 5 loại đất. Sau khi đã có phương án phân bổ, cần có luận chứng ở vùng trọng điểm. Những huyện, xã có những vấn đề nổi cộm nhất trong quản lý sử dụng đất đai và luân chứng quỹđất về các mặt thổ nhưỡng, cải tạo đất.
  9. Khi xây dựng các phương án phân bổ sử dụng đất đai cần tập trung vào các ngành sử dụng vào hầu hết các loại đất như: giao thông, thuỷ lợi, đất ở nông thôn và đất dành cho hình thành đô thị. Trong phương án quy hoạch đất đai các cấp, đều tính toán thể hiện theo các mốc thời hạn 5 - 10 năm của thời kỳ quy hoạch cho đến năm định hình, khớp với thời kỳ nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu . Để so sánh phân tích, lựa chọn phương án cần tiến hành lập biểu tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu cho năm hiện trạng và cho các mốc của thời kỳ quy hoạch. Biểu chu chuyển đất đai cho các giai đoạn. Từđó đối chiếu so sánh để tìm ra phương án tối ưu. 3.3.2. Lập kế hoạch sử dụng đất Sau khi có phương án quy hoạch đất đai cần tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai cụ thể cho từng thời kỳ quy hoạch. Luận giải kế hoạch khai thác sử dụng cho các giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch theo từng mục đích cụ thể của các loại đất chính (nằm trong và ngoài khu dân cư). Cần nêu rõ vị trí, diện tích và nhu cầu sử dụng trong tương lai, căn cứ vào các mốc thời gian quy hoạch, trong kế hoạch sử dụng đất đai cần nêu rõ kế hoạch cho hàng năm. Biểu mẫu kế hoạch sử dụng đất đai lập theo tập biểu mẫu ban hành theo QĐ số 424 b/2001/QĐ- TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính (xem phần phụ lục). 3.3.3. Biện pháp thực hiện Tổ chức thẩm định phê duyệt để quy hoạch có tính pháp lý. Xây dựng các chính sách về đất đai, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, đúng pháp luật và có hiệu quả. Thể chế hoá việc quản lý, sử dụng đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Thông báo cho các tổ chức cá nhân biết về phương án quy hoạch và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các phương án quy hoạch, đặc biệt những phương án có ảnh hưởng tới nhà ở, đình chùa, miếu mạo, nghĩa địa của nhân dân. 4. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN 4.1. Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản 4.1.1. Công tác chuẩn bị Mục tiêu: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý và biện pháp tổ chức để triển khai công tác quy hoạch. Tổ chức lực lượng, phương tiện làm việc, xây dựng đề cương và kế hoạch tiến hành.
  10. Thành lập ban chỉ đạo quy hoạch, lập hội đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện. Thành lập hội đồng xét duyệt. 4.1.2. Điều tra cơ bản Mục đích: Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ cho ứng tác quy hoạch sử dụng đất đai. Công tác này được tiến hành ở 2 giai đoạn. a)Giai đoạn1: Công tác hội nghiệp Là công tác điều tra thu thập thông tin cần thiết trong điều kiện ở trong phòng. Giai đoạn này cần tập hợp các tài liệu sau: -Tài liệu bản đồ nên thể hiện nội dung quy hoạch có tỷ lệ phù hợp. Theo thông tư số l842/2001/TT - TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa Chính V/v hướng dẫn thi hành nghị định số 68/2001/NĐ -CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Tỷ lệ các loại bản đồ nền: Đối với cấp tỉnh: Diện tích tự nhiên dưới 125.000 ha tỷ lệ 1/25.000 Diện tích tự nhiên từ 125.000 - 750.000 ha tỷ lệ 1/50.000. Diện tích tự nhiên trên 750.000 ha tỷ lệ l/100.000. Đối với cấp huyện: Diện tích tự nhiên dưới 5.000 ha tỷ lệ 1/5000. Diện tích tự nhiên từ 5000 - 35.000 ha tỷ lệ 1/10.000. Diện tích tự nhiên trên 35.000 ha tỷ lệ 1/25.000. -Các tài liệu bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ địa hình và các tài liệu tra khảo sát thổ nhưỡng, quy hoạch chuyên ngành đã tiến hành trước đó. - Tình hình biến động đất đai trong những năm qua, các thông tin có được về các tồn tại trong quản lý sử dụng đất đai của tất cả các ngành. Các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến đất đai. -Định mức sử dụng đất đai áp dụng cho các ngành, các đơn vị trong tương lai theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. - Tình hình biến động dân số, tỷ lệ tăng dân số, phân bố dân số, lao động trên địa bàn, theo ngành, theo độ tuổi. b) Giai đoạn 2: Công tác ngoại nghiệp Đây là công việc khảo sát ngoài thực địa nhằm bổ sung và chính xác hóa các thông tin thu thập được ở trong phòng.
  11. Sản phẩm là các tài liệu, số liệu thống kê về số lượng và chất lượng đất đai, định mức sử dụng đất, điều kiện tự nhiên. tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, điều kiện về kinh tế - xã hội có liên quan khác. Các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai: bản đồ nền địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai bản đồ đất; bản đồ đánh giá phân hạng đất và các bản đồ khác. Những kết quả bổ sung qua điều tra. Đánh giá báo cáo các tài liệu thu thập được. 4.2. Xây dựng phương án quy hoạch Mục tiêu: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với phương án, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ quy hoạch. Phương án quy hoạch được thực hiện theo các bước: a) Xây dựng đề cương nghiên cứu quy hoạch Đề cương nghiên cứu thể hiện mức độ đi sâu vào những vấn đề nổi cộm nhất về sử dụng đất đai. Trình bày tóm tắt phương pháp, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của thời kỳ quy hoạch. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đã được phê duyệt hoặc nghị quyết của cấp uỷ đảng hoặc HĐND. Từđó hình thành các chuyên đề nghiên cứu Trong mỗi chuyên đề cần vạch ra các vấn đề chủ yếu nhất để tập trung nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu cần được thảo luận kỹ trong cơ quan địa chính cấp làm quy hoạch và trình duyệt trước UBND. Sau khi được thông qua, đề cương nghiên cứu được coi là cơ sở hợp pháp cho việc huy động nhân lực, tài chính, vật tư và làm căn cứ cho việc tổ chức phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân thông qua ký kết hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng trách nhiệm. b) Xây dựng chương trình phối hợp điều hoà nghiên cứu Các công trình lớn đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan có chức năng khác nhau nên cần phải có ban điều hành chương trình hoặc ban chỉ đạo lập quy hoạch đất đai để tăng cường sự chỉ đạo của các bên tham gia. Chương trình này nhằm khẳng định trách nhiệm cung cấp các tài liệu, số liệu có sẵn hoặc mới được điều tra nghiên cứu bổ sung theo các mốc thời gian để đảm bảo tiến độ chung. Ban chỉ đạo hoặc ban điều nành là người tổ chức đánh giá, nghiệm thu các chuyên đề hoặc từng hạng mục công trình. c) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai Căn cứ vào mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của các ngành trong thời gian quy hoạch, căn cứ vào các bản đồ chuyên đề đã được xây dựng, thể hiện các loại đất lên bản đồ và xác định các cơ sở khoa học quy mô và ranh giới của chúng. Thống kê diện tích từng loại đất để có kế hoạch và sử dụng đất thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2