Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
lượt xem 4
download
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Giới thiệu chung về quy trình hàn; Giới thiệu chung về báo cáo quy trình hàn; Hướng dẫn đọc quy trình hàn (WPS); Hướng dẫn đọc báo cáo quy trình hàn (PQR);...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: QUY TRÌNH HÀN NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:......../ QĐ-CĐCG ngày……tháng.......năm 2022 của Trường Cao Đẳng Cơ Giới Quảng Ngãi ,năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun Nhằm đáp ứng nhu cầu của việc giảng dạy và học tập nghề Hàn trong trường đào tạo nghề, Giáo trình Quy trình hàn được biên soạn nhằm mục đích giúp giáo viên thuận tiện trong việc giảng dạy, cho người học hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của một quy trình hàn, tiếp cận được với quy trình công việc thực tế khi làm việc tại các công ty, nhà máy và xí nghiệp…Giáo trình gồm có các phần kiến thức chung về quy trình hàn, cách đọc quy trình hàn và báo cáo quy trình hàn áp dụng theo hai tiêu chuẩn của Hiệp hội Hàn Mỹ AWS và Hiệp hội kỹ sư cơ khí Mỹ ASME. Giáo trình này có tham khảo một số tài liệu liên quan của một số trường Đại học chuyên ngành kỹ thuật, trường nghề trong nước và Hiệp hội, website của nước ngoài . Ở Việt Nam cho đến nay đã có khá nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn bài tập về Quy trình hàn đã được biên soạn và biên dịch của nhiều tác giả, của các chuyên gia đầu ngành về Quy trình hàn. Tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong quá trình đào tạo của nhà trường phải bám sát chương trình khung .Vì vậy giáo trình Quy trình hàn được biên soạn bởi sự tham gia của các giảng viên của trường Cao Đẳng Cơ Giới dựa trên cơ sở chương trình khung đào tạo đã được ban hành, trường Cao Đẳng Cơ Giới với các giáo viên có nhiều kinh nghiệm cùng nhau tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để thực hiện biên soạn giáo trình Quy trình hàn phục vụ cho công tác giảng dạy. Giáo trình này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun MĐ16 của chương trình đào tạo nghề Hàn ở cấp trình độ Cao đẳng nghề, và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo, sau khi học tập xong mô đun này, học viên có đủ kiến thức để học tập tiếp các môn học, mô đun khác của nghề. Quảng Ngãi, ngày.......tháng......năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Huỳnh Văn Mà Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............….
- 4 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Lời giới thiệu 2 2. Mục lục 3 3. Bài mở đầu: Giới thiệu chung về quy trình hàn. 9 4. 1. Định nghĩa về quy trình hàn 10 5. 2. Ý nghĩa của quy trình hàn 10 6. 3. Các bước trong một quy trình hàn 10 7. Bài 1: Giới thiệu chung về báo cáo quy trình hàn. 14 8. 1. Định nghĩa về báo cáo quy trình hàn 15 9. 2. Ý nghĩa của báo cáo quy trình hàn 15 10. 3. Các bước trong một báo cáo quy trình hàn 15 11. Bài 2 : Hướng dẫn đọc quy trình hàn (WPS). 19 12. 1. Quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS. 20 13. 1.1 Quy trình hàn 3G(SMAW) 20 14. 1.2 Quy trình hàn 4G(FCAW) 21 15. 2. Quy trình hàn theo tiêu chuẩn ASME 21 16. 2.1 Quy trình hàn 3G(SMAW) 25 17. 2.2 Quy trình hàn 4G(FCAW) 30 18. 2.3 Quy trình hàn 6G(GTAW+SMAW) 35 19. Bài 3: Hướng dẫn đọc báo cáo quy trình hàn (PQR). 54 20. 1. Báo cáo quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS. 60 21. 1.1 Báo cáo quy trình hàn 3G(SMAW) 62 22. 1.2 Báo cáo quy trình hàn 4G(FCAW) 65 23. 2. Báo cáo quy trình hàn theo tiêu chuẩn ASME 68 24. 2.1 Báo cáo quy trình hàn 3G(SMAW) 72 25. 2.2 Báo cáo quy trình hàn 4G(FCAW) 74 26. 2.3 Báo cáo quy trình hàn 6G(GTAW+SMAW) 77 27. Tài liệu tham khảo 78
- 5 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: QUY TRÌNH HÀN Mã mô đun: MĐ16 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun Quy trình hàn học sau các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở, đặc biệt là các môn học, mô đun: Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động; Chế tạo phôi hàn; Gá lắp kết cấu hàn... - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Quy trình hàn đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành Hàn, đáp ứng những yêu cầu phức tạp của kỹ thuật hàn. Mô đun này trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản của Quy trình hàn. - Đối tượng: Là giáo trình áp dụng cho học sinh trình độ Cao đẳng nghề Hàn. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: A1. Liệt kê đầy đủ thứ tự các bước thực hiện một quy trình hàn. A2. Đọc thành thạo các quy trình hàn. - Kỹ năng: B1. Phân biệt được các quy trình hàn. B2. Thiết lập được quy trình hàn . - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Chủ động, nghiêm túc trong học tập và công việc. C2. Giữ gìn vệ sinh công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. Chương trình khung nghề hàn. Thời gian đào tạo (giờ) Mã MH, Tên môn Trong đó Số tín chỉ Tổng số MĐ học, mô Lý Thực Kiểm đun thuyết hành/ tra thí nghiệm/ bài tập I Các môn học chung 18 435 157 255 23 MH 01 Chính trị 3 75 41 29 5 MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2
- 6 MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 3 75 36 35 4 MH 05 Tin học 3 75 15 58 2 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6 Các môn học, mô đun chuyên môn II 110 2400 650 1552 198 ngành, nghề MH 07 Vẽ kỹ thuật cơ khí 3 60 20 35 5 MH 08 Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật 3 45 24 14 7 MH 09 Vật liệu cơ khí 3 45 25 13 7 MH 10 Cơ kỹ thuật 3 60 40 12 8 MH 11 Kỹ thuật điện – Điện tử công nghiệp 3 45 27 11 7 MH 12 Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động 2 30 13 11 6 MH 13 Tổ chức quản lý sản xuất 2 45 30 12 3 MH 14 Anh văn chuyên ngành 3 90 40 46 4 MĐ 15 Tính toán kết cấu hàn 3 60 48 4 8 MH 16 Quy trình hàn 4 75 30 41 4 Kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn MĐ 17 theo tiêu chuẩn quốc tế 3 60 20 36 4 MĐ 18 Chế tạo phôi hàn 4 90 20 62 8 MĐ 19 Gá lắp kết cấu hàn 3 60 15 38 7 MĐ 20 Hàn hồ quang tay cơ bản 10 240 64 162 14 MĐ 21 Hàn hồ quang tay nâng cao 7 180 20 151 9 MĐ 22 Hàn khí 4 75 15 52 8 MĐ 23 Hàn gang 3 60 15 38 7 MĐ 24 Hàn MIG/MAG cơ bản 7 180 20 150 10 MĐ 25 Hàn MIG/MAG nâng cao 7 180 18 152 10 MĐ 26 Hàn TIG cơ bản 4 90 18 64 8 MĐ 27 Hàn TIG nâng cao 4 90 4 78 8 MĐ 28 Hàn ống 5 120 19 90 11 MĐ 29 Hàn tiếp xúc (hàn điện trở) 2 30 10 14 6 MĐ 30 Hàn tự động dưới lớp thuốc 2 30 10 14 6 MĐ 31 Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW) cơ bản 4 90 24 58 8
- 7 MĐ 32 Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW) nâng 4 cao 90 8 76 6 MH 33 Thực tập sản xuất 8 180 53 118 9 Tổng cộng 128 2835 807 1807 221 2. Chương trình chi tiết mô đun: Thời gian(giờ) Số Tên chương Tổng Lý Thực Kiểm TT mục số thuyết hành, thí tra nghiệm, thảo luận, bài tập 1 Bài mở đầu: Giới thiệu chung về 8 8 quy trình hàn (WPS) 2 Bài 1: Giới thiệu chung về báo cáo quy trình hàn (PQR) 8 8 3 Bài 2: Hướng dẫn đọc quy trình hàn (WPS) 33 10 22 1 4 Bài 3: Hướng dẫn đọc quy trình hàn (PQR) 24 4 19 1 5 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 Cộng 75 30 41 4 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ nghề hàn,… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về các cách thiết lập Quy trình hàn trong nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung:
- 8 - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, C1, C2 3 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 75 giờ học thực hành thực hành C1, C2, trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm
- 9 - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Hàn. 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng các phương pháp thiết lập quy trình hàn. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
- 10 - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: [1]. TS. Nguyễn Đức Thắng, “Đảm bảo chất lượng hàn”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2009. [2]. Trương Công Đạt- Kỹ thuật hàn-NXBKHKT-1977. [3]. Metal and How to weld them - the James F.Lincoln Arc Welding Foundation (USA) – 1990. [4]. The Procedure Handbook of Arc Welding – the Lincoln Electric Company (USA) by Richart S.Sabo – 1995. [5]. Welding science & Technology – Volume 1 – American Welding Society (AWS) by 2006. [6]. ASME Section IX, “Welding and Brazing Qualifications”, American Societyt mechanical Engineer”, 2007. [7]. AWS D1.1, “Welding Structure Steel”, American Welding Society, 2008 [8]. The Welding Institute (TWI), “Welding Inspection”, Training and Examination Services. [12]. Các trang web: www.aws.org www.asme.org BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH HÀN Mã bài: MĐ16- 01 Giới thiệu: Trong các ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt trong ngành hàn để cụ thể hóa một công việc hay để kiểm tra trình độ tay nghề người thợ người ta xây dựng nên một văn bản dựa vào đó người thợ biết được nội dung công việc cụ thể và điều kiện cần thiết để thực hiện công việc đó, đó chính là Quy trình hàn. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm về quy trình hàn; - Biết được các ý nghĩa của quy trình hàn; - Trình bày được các thông số kỹ thuật về quy trình hàn (WPS); - Hiểu biết được các bước trong một quy trình hàn. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn
- 11 - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Định nghĩa: Quy trình hàn (Welding Procedure Specification) viết tắt là WPS được lập ra bởi kỹ sư hàn sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn quy phạm, các yêu cầu kỹ thuật của dự án. Đó là văn bản chính thức miêu tả công việc hàn, cung cấp cho các nhà quản lý về hàn cũng như thợ hàn để cho chất lượng hàn đạt được theo yêu cầu. Theo Hiệp hội Hàn Mỹ American Welding Society (AWS) WPS cung cấp chi tiết các số liệu bắt buộc cho một công việc hàn cụ thể được thực hiện theo một trình tự nhất định bởi người thợ hàn đã qua đào tạo. Theo Hiệp hội kĩ sư cơ khí Mỹ - American Society of Mechanical Engineers (ASME) WPS như một tài liệu bằng văn bản cung cấp theo hướng điều hành người thợ hàn hoặc hàn để làm cho mối hàn được tạo ra theo đúng quy định với các mã số đã cho trước 2. Ý nghĩa quy trình hàn: - Hướng dẫn cho thợ hàn các thủ tục đã được chấp nhận. Cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông số kỹ thuật cơ bản để thực hiện một công việc hàn. - Trình độ cần thiết của người thợ hàn. 3. Các bước trong một quy trình hàn: 3.1. Các thông tin chung - Tên công ty, nhà máy, xí nghiệp - Mã số của quy trình hàn ( WPS No)
- 12 - Số lần sửa đổi (Revision No) - Báo cáo quy trình hàn (Supporting PQR No) - Phương pháp công nghệ hàn (Welding Process): SMAW- Shielded metal arc welding / GMAW- Gas metal arc welding / GTAW- Gas tungsten arc welding / SAW- Submerged arc welding - Ngày, tháng, năm lập quy trình hàn (Date) - Người lập (Prepared by) Hướng dẫn cho thợ hàn các thủ tục đã được chấp nhận. Cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông số kỹ thuật cơ bản để thực hiện một công việc hàn - Trình độ cần thiết của người thợ hàn - Tên công ty, nhà máy, xí nghiệp - Mã số của quy trình hàn ( WPS No) - Số lần sửa đổi (Revision No) - Báo cáo quy trình hàn (Supporting PQR No) - Phương pháp công nghệ hàn (Welding Process): SMAW- Shielded metal arc welding / GMAW- Gas metal arc welding / GTAW- Gas tungsten arc welding / SAW- Submerged arc welding - Phương pháp hàn: tay, cơ khí, bán tự động, tự động (Type: Manual, Mechanical, Semi-Auto, Automatic) - Ngày, tháng, năm lập quy trình hàn (Date) - Quy phạm áp dụng (Applicable code: ASME section IX, AWS D1.1, API 1104, ISO) 3.2. Mối ghép (Joint design use) - Loại mối ghép: Hàn giáp mối/ Hàn gấp mép/ Hàn góc - Chi tiết mối ghép: Góc vát mép, chiều dày của mép sang phanh, khoảng cách giữa hai chi tiết - Chi tiết của mối hàn: Số lớp hàn, chiều cao của mối hàn, số đường hàn ở lớp hàn phủ bề mặt, hàn một mặt hay hàn hai mặt 3.3. Kim loại gốc (kim loại cơ bản) - Đặc điểm vật liệu - Loại vật liệu hoặc mức độ - Tỉ số chiều dày - Đường kính ống 3.4. Kim loại hàn - Tiêu chuẩn theo ASME (SFA No) - Loại theo AWS No - Số F.No theo AWS hoặc theo ASME section II Parc C (F No) - Số A.No - Kích cỡ của kim loại hàn (Size of filler metal) - Kim loại điền đầy (Deposited weld metal) - Phạm vi chiều dày của kim loại hàn + Mối hàn giáp mối
- 13 + Mối hàn góc - Phân loại thuốc hàn - Tên thương mại của kim loại hàn (Filler metal trade name) - Các thông tin khác 3.5. Khí bảo vệ - Loại khí (Gas) - Hàm lượng khí - Lưu lượng khí bảo vệ (Litre/min) - Kích cỡ chụp phân phối khí - Có đệm khí phía đối diện? (N/A) 3.6. Gia nhiệt sơ bộ - Nhiệt độ gia nhiệt sơ bộ (Preheat Temperature) - Nhiệt độ giữa các lớp hàn (Interpass Temperature) - Phương pháp gia nhiệt trước khi hàn (Preheat Maintenance method) N/A 3.7. Nhiệt luyện sau khi hàn - Phạm vi nhiệt luyện - Thời gian nhiệt luyện 3.8. Vị trí hàn - Vị trí của mối hàn giáp mối (Position of Groove) - Vị trí của mối hàn góc (Position of Fillet) - Hướng hàn: từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới Welding progression (Up/Down) 3.9. Các thông số chế độ dòng điện hàn - Dòng điện hàn xoay chiều (AC) hay một chiều (DC) - Kiểu đấu điện cực: đấu cực thuận hay cực nghịch (-EN/EP) - Phạm vi điện áp hàn (Volts) - Phạm vi dòng điện hàn (Ampere) - Phương pháp di chuyển đầu mút điện cực - Tốc độ cấp dây hàn 3.10. Các điều kiện kỹ thuật - Dịch chuyển điện cực hàn: Dịch chuyển ngang hay dịch chuyển dọc - Kích cỡ của chụp khí - Phương pháp làm sạch mối ghép và làm sạch giữa các lớp hàn - Biện pháp làm sạch phía đối diện - Tầm với điện cực (khoảng cách từ đầu bép hàn đến vật hàn) - Hàn một lớp hay hàn nhiều lớp cho mỗi phía - Số điện cực kim loại hàn, que hàn - Tốc độ hàn - Các thông số khác 3.11. Bảng thông số quy trình hàn Bảng 1.1. Thông số quy trình hàn
- 14 Filler Curre Weld Welding Metal nt Travel layer process (Kim (Hiện Volts Speed Heat input No. (Quá loại hành) (Điện (Tốc (Số lớp trình hàn) áp) (V) độ di (KJ/mm) hàn) hàn) chuyển) (Cm/mi n) Ampe Dia. Polarity (Dòng Class (mm) (Cực điện) (Loại) (Đườn tính) (A) g kính) st 1 nd 2 th n Ghi chú: Các phương pháp công nghệ hàn Phương pháp công nghệ hàn được định nghĩa trong ISO 875 và mã số tra cứu của chúng khi biểu thị ký hiệu được cho trong ISO 4063, hoặc trong AWS. Ký hiệu: 111 - Hàn hồ quang tay que hàn có thuốc bọc - SMAW 121 - Hàn hồ quang điện cực kim loại dưới lớp thuốc - SAW 131 - Hàn hồ quang điện cực kim loại trong môi trường khí trơ - MIG 135 - Hàn hồ quang điện cực kim loại trong môi trường khí hoạt tính - MAG 136 - Hàn hồ quang dây kim loại có lõi thuốc – FCAW 141 - Hàn hồ quang điện cực Vonfram trong môi trường khí trơ – TIG. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Nêu định nghĩa quy trình hàn? Câu 2: Việc lập quy trình hàn có ý nghĩa như thế nào đối với người thợ hàn? Câu 3: Phân tích các thông số chế độ dòng điện hàn trong quy trình hàn? Câu 4: Hãy nêu và giải thích các ký hiệu của quy trình hàn hồ quang tay? Câu 5: Trình bày các bước trong một quy trình hàn? Câu 6: Bài tập ứng dụng. Lập quy trình hàn cho các sản phẩm?
- 15 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO CÁO QUY TRÌNH HÀN Mã bài: MĐ16- 02 Giới thiệu: Sau khi người thợ, người công nhân thực hiện xong một Quy trình hàn; người kiểm tra, giám sát sẽ tiến hành các nội dung kiểm tra và ghi chép đầy đủ các dữ liệu đó trên một văn bản, dựa vào đó mọi người có thể biết được quá trình thực hiện và kết quả của người thợ hay sản phẩm được tạo ra theo quy trình hàn, đó là Báo cáo Quy trình hàn Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm về báo cáo quy trình hàn; - Biết được các ý nghĩa của báo cáo quy trình hàn; - Trình bày được các thông số kỹ thuật về báo cáo quy trình hàn (PQR); - Hiểu biết được các bước trong một báo cáo quy trình hàn. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu
- 16 - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Định nghĩa về báo cáo quy trình hàn (PQR): Báo cáo quy trình hàn (Procedure Qualification Record) là một bản ghi các dữ kiện hàn đã dùng để hàn một mẫu thử nghiệm quy trình. PQR là một bản ghi chép các tham biến đã ghi lại trong quá trình hàn các mẫu thử (như là các tham biến ghi trong bảng QW250 đến bảng QW265 ASME IX- 2010 cho mỗi quá trình tham gia và tất cả các kết quả thủ nghiệm bằng phương pháp phá hủy) PQR cũng bao gồm các kết quả thử nghiệm của các mẫu thử, các tham biến ghi lại thường rơi vào một khoảng nhỏ các tham biến hiện hành sẽ được sử dụng trong hàn sản xuất. 2. Ý nghĩa của báo cáo quy trình hàn: Một tài liệu bằng văn bản ghi lại các kết quả của một mối hàn đã trải qua thử nghiệm
- 17 và kiểm tra mối hàn. Cung cấp tài liệu về tất cả các tham biến thiết yếu và khi cần 3. Các bước trong một báo cáo quy trình hàn: - Các thông tin chung:Tên công ty, nhà máy, xí nghiệp - Mã số của quy trình hàn (WPS No) - Số lần sửa đổi (Revision No) - Báo cáo quy trình hàn (Supporting PQR No) - Phương pháp công nghệ hàn ( Welding Process): SMAW- Shielded metal arc welding / GMAW- Gas metal arc welding / GTAW- Gas tungsten arc welding / SAW- Submerged arc welding - Phương pháp hàn: tay, cơ khí, bán tự động, tự động (Type: Manual, Mechanical, Semi-Auto, Automatic) - Ngày, tháng, năm lập quy trình hàn (Date) - Người lập (Prepared by) - Quy phạm áp dụng (Applicable code: ASME section IX, AWS D1.1, API 1104, ISO) 3.2. Mối ghép (Joint design use) - Loại mối ghép: Hàn giáp mối/ Hàn gấp mép/ Hàn góc - Hàn có đệm lót hay không? (Backing) N/A - Vật liệu đệm lót là gì? (Backing material) N/A - Chi tiết mối ghép: Góc vát mép, chiều dày của mép sang phanh, khoảng cách giữa hai chi tiết - Chi tiết của mối hàn: Số lớp hàn, chiều cao của mối hàn, số đường hàn ở lớp hàn phủ bề mặt, hàn một mặt hay hàn hai mặt 3.3. Kim loại gốc (kim loại cơ bản) - Đặc điểm vật liệu - Loại vật liệu hoặc mức độ - Tỉ số chiều dày - Đường kính ống 3.4. Kim loại hàn - Tiêu chuẩn theo ASME (SFA No) - Loại theo AWS No - Số F.No theo AWS hoặc theo ASME section II Parc C (F No) - Số A.No - Kích cỡ của kim loại hàn (Size of filler metal) - Kim loại điền đầy (Deposited weld metal) - Phạm vi chiều dày của kim loại hàn + Mối hàn giáp mối + Mối hàn góc - Phân loại thuốc hàn - Tên thương mại của kim loại hàn ( Filler metal trade name) - Các thông tin khác
- 18 3.5. Khí bảo vệ - Loại khí (Gas) - Hàm lượng khí - Lưu lượng khí bảo vệ (Litre/min) - Kích cỡ chụp phân phối khí - Có đệm khí phía đối diện? (N/A) 3.6. Gia nhiệt sơ bộ - Nhiệt độ gia nhiệt sơ bộ (Preheat Temperature) - Nhiệt độ giữa các lớp hàn (Interpass Temperature) - Phương pháp gia nhiệt trước khi hàn (Preheat Maintenance method) N/A 3.7Nhiệt luyện sau khi hàn - Phạm vi nhiệt luyện - Thời gian nhiệt luyện 3.8.Vị trí hàn - Vị trí của mối hàn giáp mối (Position of Groove) - Vị trí của mối hàn góc (Position of Fillet) - Hướng hàn: từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới Welding progression (Up/Down) 3.9. Các thông số chế độ dòng điện hàn - Dòng điện hàn xoay chiều (AC) hay một chiều (DC) - Kiểu đấu điện cực: đấu cực thuận hay cực nghịch (-EN/EP) - Phạm vi điện áp hàn (Volts) - Phạm vi dòng điện hàn (Ampere) - Điện cực Vonfram: Kích cỡ và loại - Phương pháp di chuyển đầu mút điện cực - Tốc độ cấp dây hàn 3.10. Các điều kiện kỹ thuật - Dịch chuyển điện cực hàn: Dịch chuyển ngang hay dịch chuyển dọc - Kích cỡ của chụp khí - Phương pháp làm sạch mối ghép và làm sạch giữa các lớp hàn - Biện pháp làm sạch phía đối diện - Tầm với điện cực (khoảng cách từ đầu bép hàn đến vật hàn) - Hàn một lớp hay hàn nhiều lớp cho mỗi phía - Số điện cực kim loại hàn, que hàn - Tốc độ hàn - Các thông số khác 3.11. Bảng thông số quy trình hàn Bảng 1.2. Thông số quy trình hàn Weld Welding Filler Curre Volts Travel Heat input Metal nt
- 19 layer process (Kim (Hiện (Điện Speed loại hành) hàn) No. (Quá Ampe áp) (Tốc độ di (KJ/mm) Dia. Polarity (Số trình (Dòng (V) chuyển) Class (mm) (Cực lớp hàn) điện) (Cm/min) (Loại) (Đường tính) hàn) (A) kính) st 1 nd 2 th n - Báo cáo kết quả thử nghiệm + Thử nghiệm kéo + Thử uốn: Thử uốn chân, uốn mặt hoặc uốn cạnh + Thử độ dai va đạp + Các thử nghiệm khác + Các thông tin + Họ và tên của người thợ hàn quy trình, mã số thợ hàn + Họ và tên của người giám sát kết quả thử nghiệm cơ tính + Số báo cáo của phòng thí nghiệm + Tiêu chuẩn áp dụng các thử nghiệm của mẫu thử quy trình hàn + Tên công ty + Ngày tháng năm + Người lập báo cáo + Người phê duyệt + Cơ quan chứng kiến và phê duyệt CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày khái niệm báo cáo quy trình hàn? Câu 2: Nêu ý nghĩa của một báo cáo quy trình hàn? Câu 3: Tiêu chuẩn báo cáo quy trình hàn được phân biệt như thế nào? Câu 4: Phân tích các thông số chế độ dòng điện hàn trong báo cáo quy trình hàn? Câu 5: Trình bày các bước trong một báo cáo quy trình hàn? Câu 6: Bài tập ứng dụng. Lập quy trình hàn theo tiêu chuẩn ASME section IX – 2007?
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Tổng cục Dạy nghề
72 p | 55 | 11
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Công nghệ Hàn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 p | 40 | 6
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
71 p | 13 | 6
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
73 p | 17 | 5
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
57 p | 26 | 5
-
Giáo trình Quy trình hàn - Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng nghề - CĐ Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương II
72 p | 64 | 5
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
87 p | 15 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
77 p | 13 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường CĐ Công nghiệp Hải Phòng
20 p | 20 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
57 p | 24 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
133 p | 13 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề Hàn - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
40 p | 25 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
70 p | 23 | 3
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
71 p | 24 | 3
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
66 p | 8 | 2
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
72 p | 15 | 2
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
66 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn