Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
lượt xem 4
download
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) được biên soạn nhằm giúp học viên trình bày được khái niệm về quy trình hàn, báo các quy trình hàn; trình bày được mục đích, các bước phê chuẩn thợ hàn và phê chuẩn quy trình hàn; trình bày đầy đủ ý nghĩa của bản thông số quy trình hàn; liệt kê đầy đủ thứ tự các thông số trong một bản quy trình hàn, báo cáo quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS và theo tiêu chuẩn ASME;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUY TRÌNH HÀN NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 20 …….. của ……………… Ninh bình, năm 2019 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Tất cả các kết cấu hàn quan trọng và thiết bị áp lực được chế tạo bằng công nghệ hàn phải có các liên kết hàn thích hợp cho những ứng dụng đó và phải được kiểm soát́ chặt chẽ. Việc kiểm soát hàn thông qua “Bản thông số quy trình hàn”. Hầu hết ứng dụng hàn trong công nghiệp đều đòi hỏi sử dụng các quy trình hàn đã được phê chuẩn. Việc sử dụng WPS đã được phê chuẩn là phương pháp kiểm soát hàn trong sản xuất. Giáo trình môn học “Quy trình hàn” sẽ giúp chúng ta có các kiến thức cơ bản để đọc hiểu và từ đó thực hiện công việc hàn theo đúng yêu cầu của bản WPS. Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên chuyên nghề hàn, trình độ cao đẳng, trung cấp. Quá trình biên soạn tác giả đã có nhiều cố gắng song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn. …..,ngày….. tháng.... năm……. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Hoàng Ngọc Lâm 2
- MỤC LỤC TT Nội dung TRANG 1 Lời giới thiệu 2 2 Chương 1: Giới thiệu chung về quy trình hàn 6 1. Tổng quan về quy trình hàn 6 2. Các thông số trong một bản quy trình hàn 10 3 Chương 2: Hướng dẫn đọc và phân tích quy trình hàn 15 1. Hướng dẫn đọc và phân tích quy trình hàn theo tiêu chuẩn 15 AWS 2. Hướng dẫn đọc và phân tích quy trình hàn theo tiêu chuẩn 24 ASME 4 Chương 3: Giới thiệu chung về báo cáo quy trình hàn 33 1. Tổng quan về báo cáo quy trình hàn 33 2. Các thông số trong một bản báo cáo quy trình hàn 35 Chương 4: Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo quy trình 5 40 hàn 1. Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo quy trình hàn theo tiêu 40 chuẩn AWS 2. Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo quy trình hàn theo tiêu 49 chuẩn ASME 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUY TRÌNH HÀN Mã môn học: MH 24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Là môn học được bố trí cho học viên sau khi đã học xong các môn học cơ sở; các môn học, mô đun chuyên môn từ MĐ 14 đến MĐ 20. - Tính chất: Là môn học chuyên môn. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: ’’Quy trình hàn’’ là môn học chuyên môn nghề hàn, đây là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo, trang bị cho người học các kiến thức cơ bản để đọc hiểu và lập nên một bản WPS từ đó ứng dụng linh hoạt trong thực tế sản xuất. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm về quy trình hàn, báo các quy trình hàn; + Trình bày được mục đích, các bước phê chuẩn thợ hàn và phê chuẩn quy trình hàn; + Trình bày đầy đủ ý nghĩa của bản thông số quy trình hàn; + Liệt kê đầy đủ thứ tự các thông số trong một bản quy trình hàn, báo cáo quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS và theo tiêu chuẩn ASME; - Về kỹ năng: + Phân biệt được các quy trình hàn, báo cáo quy trình hàn; + Đọc và phân tích chích xác các thông số trong bản quy trình hàn SMAW, GMAW, GTAW, SAW theo tiêu chuẩn AWS và theo tiêu chuẩn ASME; + Đọc và phân tích chích xác các thông số trong bản báo các quy trình hàn SMAW, GMAW, GTAW, theo tiêu chuẩn AWS và theo tiêu chuẩn ASME; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự giác, rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỷ, cẩn thận, chính xác trong công việc. 4
- Nội dung của môn học: Thời gian (giờ) Số Lý Tên chương, mục Tổng Bài Kiểm TT thuy số tập tra ết Chương 1: Giới thiệu chung về quy 1 4 4 0 0 trình hàn 1. Tổng quan về quy trình hàn 2 2. Các thông số trong một bản quy trình 2 hàn Chương 2: Hướng dẫn đọc và phân 2 16 4 10 2 tích quy trình hàn 1. Hướng dẫn đọc và phân tích quy trình 2 6 hàn theo tiêu chuẩn AWS 2. Hướng dẫn đọc và phân tích quy trình 2 4 hàn theo tiêu chuẩn ASME 3. Kiểm tra 2 Chương 3: Giới thiệu chung về báo cáo 3 2 2 0 0 quy trình hàn 1. Tổng quan về báo cáo quy trình hàn 1 2. Các thông số trong một bản báo cáo 1 quy trình hàn Chương 4: Hướng dẫn đọc và phân 4 6 2 2 2 tích báo cáo quy trình hàn 1. Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo 1 1 quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS 2. Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo 1 1 quy trình hàn theo tiêu chuẩn ASME 3. Kiểm tra 2 5 Chương 5: Kiểm tra kết thúc môn học 2 2 Cộng 30 12 12 6 5
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH HÀN Mã chương: MH 24.01 Giới thiệu: Các kết cấu hàn quan trọng và thiết bị áp lực được chế tạo bằng công nghệ hàn phải có các liên kết hàn thích hợp cho những ứng dụng đó và phải được kiểm soát́ chặt chẽ. Việc kiểm soát đó thông qua một văn bản, dựa vào đó người thợ biết được nội dung công việc cụ thể và điều kiện cần thiết để thực hiện công việc đó, đó chính là Quy trình hàn. Chương này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Bản thông số quy trình hàn. Mục tiêu: - Trình bày được tổng quan về quy trình hàn; - Trình bày được các thông số trong quy trình hàn (WPS); - Liệt kê được các thông số trong một bản quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS và theo tiêu chuẩn ASME; - Tuân thủ các quy định, quy phạm trong một quy trình trình hàn; - Có ý thức tự giác, có tính kỷ luật cao, có tinh thần tập thể, có tránh nhiệm với công việc. 1. Tổng quan về quy trình hàn 1.1. Khái niệm chung Quy trình hàn (Bản thông số quy trình hàn) là văn bản chi tiết hóa các bước cần cho việc hàn một liên kết hoặc một vật hàn cụ thể. Bản thông số quy trình hàn ký hiệu: WPS đó là ký hiệu viết tắt của 3 từ tiếng anh (WPS = Welding Procedure Specification) 1.2. Phê chuẩn quy trình hàn và phê chuẩn thợ hàn Các kết cấu hàn quan trọng và thiết bị áp lực được chế tạo bằng công nghệ hàn phải có các liên kết hàn thích hợp cho những ứng dụng đó và phải được kiểm soát́ chặt chẽ. Việc kiểm soát hàn thông qua Bản thông số quy trình hàn (WPS) nhằm bảo đảm các liên kết hàn đó có được những tính chất cần thiết. WPS chỉ dẫn cho thợ hàn. Thanh tra viên hàn cũng phải được biết WPS (khi kiểm tra xem thợ hàn có làm đúng những yêu cầu quy định hay không, họ phải tham khảo WPS). Thợ hàn phải hiểu WPS và phải có kỹ năng tạo ra các mối hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đồng thời phải thể hiện được những khả năng đó, sau đó mới được hàn trong sản xuất. 6
- 1.2.1 Phê chuẩn quy trình hàn Hầu hết ứng dụng hàn trong công nghiệp đều đòi hỏi sử dụng các quy trình hàn đã được phê chuẩn. Việc sử dụng WPS đã được phê chuẩn là phương pháp kiểm soát hàn trong sản xuất. Quy trình hàn được phê chuẩn bằng cách tạo ra mẫu liên kết hàn kiểm tra, nhằm thể hiện rằng tính chất của nó đáp ứng các yêu cầu mà tiêu chuẩn ứng dụng (khách hàng) quy định. a. Mục đích của kiểm tra phê chuẩn quy trình hàn: Thể hiện rằng cơ tính của liên kết hàn kiểm tra là đạt yêu cầu Thể hiện rằng liên kết hàn kiểm tra là lành lặn (không có khuyết tật). Các mối hàn trong sản xuất được coi là thích hợp với mục đích sử dụng khi chúng được hàn trong những điều kiện tương tự như khi hàn kiểm tra nói trên. b. Cách thức phê chuẩn quy trình hàn Bước 1: Kỹ sư hàn soạn bản thông số quy trình hàn sơ bộ (pWPS ) cho từng mẫu hàn (pWPS = preliminary Welding Procedure Pecification) Bước 2: Thợ hàn dùng pWPS để hàn trên mẫu hàn. Thanh tra hàn ghi biên bản mọi thông số (điều kiện) dùng trong hàn mẫu nói trên (có thể thanh tra độc lập cùng theo dõi việc phê chuẩn quy trình) Bước 3: Mẫu hàn được kiểm tra không phá huỷ theo quy định của tiêu chuẩn (kiểm tra ngoại dạng & MT, hoặc PT & RT, hoặc UT… Bước 4: Mẫu hàn được cắt thành các mẫu kiểm tra. Các mẫu kiểm tra được đem kiểm tra phá huỷ (thử kéo, uốn, tổ chức thô đại). Quy phạm, tiêu chuẩn ứng dụng, khách hàng có thể đòi hỏi kiểm tra bổ sung: độ cứng, độ dai va đập, hoặc kiểm tra ăn mòn, tuỳ theo vật liệu và loại ứng dụng. Bước 5: Kỹ sư hàn soạn Biên bản phê chuẩn quy trình hàn (WPAR, PQR), trong đó ghi: • Các điều kiện hàn đã sử dụng • Kết quả kiểm tra không phá huỷ • Kết quả kiểm tra phá huỷ • Những điều kiện hàn cho phép áp dụng trong sản xuất Nếu có sự tham gia của thanh tra độc lập, người đó phải ký tên vào WPAR, PQR. Với bản WPAR đã hoàn tất, kỹ sư hàn sẽ soạn bản thông số quy trình hàn chính thức WPS (đã được phê duyệt) để áp dụng cho các liên kết hàn có thực trong sản xuất. Những điều kiện hàn mà bản thông số quy trình hàn chính thức cho phép dùng trong sản xuất được gọi là phạm vi phê chuẩn (phụ thuộc vào những điều kiện thực hiện mẫu hàn) và là một phần của bản WPAR. (WPAR : Chứng nhận quy trình hàn theo cách gọi của châu Âu EN 288) (PQR: Chứng nhận quy trình hàn theo cách gọi của Hiệp hội cơ khí Mỹ ASME) Những điều kiện hàn còn được gọi là các biến số hàn (thông số hàn). Có 2 loại: 7
- - Biến số hàn thiết yếu: Có ảnh hưởng đến cơ tính của vật hàn. Nếu bị thay đổi quá phạm vi quy định, tiêu chuẩn bắt buộc phải tiến hành phê chuẩn lại bản WPS. - Biến số hàn không thiết yếu: Phải được quy định trong WPS Không có ảnh hưởng đáng kể lên cơ tính của vật hàn. Có thể được thay đổi mà không cần phải phê chuẩn lại nhưng vẫn cần phải soạn (viết) lại một bản WPS mới. 1.2.2 Phê chuẩn thợ hàn a. Mục đích của kiểm tra phê chuẩn thợ hàn: Thợ hàn đó phải có khả năng hiểu và làm đúng WPS chính thức đó. Thợ hàn đó cũng phải có khả năng tạo ra một cách nhất quán các mối hàn lành lặn (không có khuyết tật). Các tiêu chuẩn hàn có hướng dẫn cách thức hàn mẫu hàn cụ thể để chứng tỏ rằng thợ hàn có các kỹ năng cần thiết trong việc hàn các mối hàn sản xuất cụ thể từ các vật liệu cụ thể. Kiểm tra phê chuẩn thợ hàn: thợ hàn phải hàn mẫu hàn. Sau đó mẫu hàn được đem đi kiểm tra theo quy định của tiêu chuẩn nhằm chứng tỏ thợ hàn đó có khả năng hiểu bản WPS và biết cách tạo ra mối hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Có 2 loại: - Thợ hàn tay (hàn hồ quang tay, MIG/MAG, TIG…) đòi hỏi chủ yếu liên quan đến khả năng thao tác điện cực (que hàn). - Thợ hàn máy (hàn điểm, hàn SAW, …) đòi hỏi chủ yếu liên quan đến khả năng điều khiển một số loại thiết bị hàn. Hình sau: các bước phê chuẩn cần thiết. b. Cách thức phê chuẩn thợ hàn Bước 1: Kỹ sư hàn soạn bản thông số quy trình hàn (WPS ) để thợ hàn tiến hành hàn mẫu hàn Bước 2: Thợ hàn dùng WPS để hàn trên mẫu hàn. Thanh tra hàn theo dõi công việc hàn mẫu để bảo đảm thợ hàn tuân thủ các điều kiện của WPS (có thể cả thanh tra độc lập cũng theo dõi) Bước 3: Mẫu hàn được kiểm tra không phá huỷ theo quy định của tiêu chuẩn (kiểm tra ngoại dạng & MT, hoặc PT & RT, hoặc UT). Một số loại vật liệu cơ bản và một số loại quá trình hàn: còn cần phải thử cơ tính bổ sung (uốn hoặc tổ chức thô đại) Bước 4: Soạn chứng chỉ phê chuẩn thợ hàn ghi rõ những điều kiện hàn dùng trong hàn mẫu hàn và phạm vi phê chuẩn được tiêu chuẩn hàn cho phép sử dụng trong sản xuất. Nếu còn có sự tham gia của bên thứ 3, họ phải ký tên vào bản Chứng chỉ phê chuẩn thợ hàn. Trong sản xuất, thợ hàn chỉ được phép hàn bên trong phạm vi phê chuẩn ghi trong bản Chứng chỉ phê chuẩn thợ hàn của mình. 8
- Phạm vi phê chuẩn dựa trên cơ sở các giới hạn mà tiêu chuẩn hàn quy định cho các biến số (thông số) thiết yếu (định nghĩa dưới đây). Biến số thiết yếu: là biến số mà nếu thay đổi ngoài phạm vi mà tiêu chuẩn hàn đã quy định thì có thể sẽ đòi hỏi thợ hàn phải có kỹ năng thực hành cao hơn là những kỹ năng đã được chứng tỏ khi người đó hàn mẫu hàn kiểm tra. Một số biến số thiết yếu trong phê chuẩn thợ hàn cũng là những biến số thiết yếu trong phê chuẩn quy trình hàn, nhưng phạm vi phê chuẩn thì rộng hơn nhiều. Một số biến số thiết yếu chỉ được dùng cho phê chuẩn thợ hàn, không dùng cho phê chuẩn quy trình hàn. Chứng chỉ phê chuẩn thợ hàn có hiệu lực bắt đầu từ ngày hàn mẫu hàn và có hiệu lực trong vòng 2 năm với điều kiện: Kỹ sư hàn (hoặc người điều phối hàn khác hoặc người có trách nhiệm) có thể xác nhận rằng thợ hàn đó vẫn đang làm việc trong phạm vi đã được phê chuẩn. Việc hàn trong phạm vi đã phê chuẩn phải được xác nhận 6 tháng 1 lần. 9
- 1.3. Ý nghĩa của quy trình hàn - Mang tính pháp quy của tiêu chuẩn hay quy phạm cho lĩnh vực chế tạo loại sản phẩm cụ thể. Đây thường là những yêu cầu tối thiểu phải tuân thủ. - Mang tính định hướng để chế tạo một vật hàn cụ thể. Các quy trình thuộc loại này thường được soạn thảo để chỉ ra cách tạo ra một vật hàn mà vẫn duy trì được tính chất nhất quán trong chế tạo. Những yêu cầu phải đáp ứng về mặt này thường liên quan đến tập quán trong sản xuất của nhà chế tạo cụ thể nhằm tạo ra các sản phẩm mang tính cạnh tranh. Cần thiết có quy trình hàn khi phải: - Tuân thủ các quy định kỹ thuật và quy phạm. - Duy trì các kích thước thong qua khống chế biến dạng. - Giảm biến dạng hoặc ứng suất dư. - Giảm thiểu các ảnh hưởng cá hại của các biến đổi về mặt luyện kim do hàn gây ra. Hầu như mọi công việc hàn đều cần có quy trình hàn. Quy trình hàn phải được phê chuẩn và phải được truyền đạt tới những người có liên quan (nhà thiết kế, thanh tra hàn, cán bộ giám sát hàn, thợ hàn). Đối với các công việc đòi hỏi chất lượng cao hoặc đòi hỏi tuân thủ quy phạm thì quy trình hàn sẽ trở thành bản thông số quy trình hàn (WPS). Đây là một tài liệu nêu lên các biến số hàn cần thiết cho một ứng dụng cụ thể và đưa ra chứng cớ rằng mối hàn là có thể chấp nhận được. Mọi quy phạm và quy định kỹ thuật hàn đều đòi hỏi các quy trình đã được phê chuẩn. Trong thực tế, điều này có nghĩa là nhà chế tạo phải soạn thảo một quy trình hàn và sau đó phê chuẩn nó bằng cách tạo ra các mối hàn để kiểm chứng xem có thể chấp nhận được không. Mọi quy phạm đều yêu cầu chứng tỏ rằng thợ hàn (thợ vận hành thiết bị hàn) có đủ kỹ năng và khả năng tuân thủ thành công quy trình hàn đó (có nghĩa là thợ hàn cũng phải được phê chuẩn). 2. Các thông số trong một quy trình hàn Nói chung một quy trình hàn gồm ba phần: a. Một bản thuyết minh chi tiết cách thực hiện mối hàn. b. Một bản vẽ hoặc bản phác thảo cho thấy thiết kế liên kết hàn và các điều kiện thực hiện mỗi đường hàn hoặc lớp hàn. c. Một biên bản ghi kết quả kiểm tra mối hàn. Các biến số liên quan đến hầu hết các quy định kỹ thuật đều được coi là các biến số thiết yếu (tức là các yếu tố phải được ghi lại và nếu chúng bị thay đổi theo bất kỳ cách nào, quy trình hàn sẽ phải được kiểm tra lại và phê chuẩn lại. Các biến số thiết yếu được nêu lên một cách chi tiết trong quy định có liên quan, nhưng phải bao gồm loại vật liệu, loại quá trình hàn, dải chiều dày và đôi khi cả tư thế hàn. Một số quy phạm còn đưa ra khái niệm biến số không thiết yếu (thường có tầm quan trọng thấp hơn và có thể được thay đổi trong phạm vi nhất định mà không phải phê chuẩn lại quy trình hàn). 10
- 2.1. Các thông số trong một quy trình hàn theo Hội Hàn Mỹ AWS D1.1 (2010) 2.1.1. Giới thiệu (Tiêu đề) - Giới thiệu về công ty, số quy trình (WPS No), ngày lập, loại quá trình hàn, Tiêu chuẩn áp dụng để lập quy trình. Loại quá trình hàn hay phương pháp hàn gồm có: tay, cơ khí, bán tự động, tự động (Type: Manual, Mechanical, Semi-Auto, Automatic) Trong sản xuất phải sử dụng đúng loại quá trình hàn đã được phê chuẩn (ví dụ: SMAW, GTAW, GMAW, SAW…) 2.1.2. Đặc tính mối nối (JOINT DESIGN USED) - Trình bày các đặc tính về liên kết hàn(giáp mối, chu T), các thông số kỹ thuật của mối hàn (Hàn 1 phía hay 2 phía, thông số khi vát mép, có dùng đệm lót hay không, vật liệu sử dụng đệm lót…) Hình vẽ chi tiết về liên kết thể hiện các thông số kỹ thuật trên. 2.1.3. Kim loại cơ bản (Base metal) - Kim loại cơ bản thuộc nhóm nào, loại gì, theo tiêu chuẩn áp dụng nào. Kim loại đó có đặc tính gì, dải chiều dày ( ví dụ: SA-533 Type A, CL3 theo ASME IX). Chỉ được hàn các kim loại cơ bản cùng nhóm vật liệu (thành phần hoá học và cơ tính tương tự nhau), CEN ISO/TR 15608:2005 Welding – Guidelines for a metallic materials grouping system (quy định về các nhóm vật liệu dùng cho hàn, 11 nhóm thép, 6 nhóm nhôm, 8 nhóm niken). 2.1.4. Kim loại bổ xung (FILLER METAL) - Kim loại bổ xung có đặc tính kỹ thuật gì, thuộc loại nào, ký hiệu của kim loại ổ xung, tên thương mại, kích thước. Kim loại bổ xung được chọn theo tiêu chuẩn nào. 2.1.5. Bảo vệ mối hàn/ SHIELDING & BACKING - Sử dụng phương pháp gì để bảo vệ mối hàn có bảo vệ phía sau không, nếu sử dụng khí bảo vệ thì phải nêu rõ loại khí sử dụng, thành phần, lưu lượng… 2.1.6. Nung nóng trước khi hàn/ Preheat - Có sử dụng nung nóng sơ bộ hay không, nhiệt đọ nung nhỏ nhất, nhiệt độ nung lớn nhất là bao nhiêu, nhiệt độ duy trì giữa các đường hàn… 2.1.7. Tư thế hàn/ Position - Trình bày vị trí của liên kết hàn, hướng hàn… 2.1.8. Đặc tính dòng điện hàn/ Electrical Characteristics 11
- - Sử dụng loại dòng điện nào để hàn (AC; DCEP; DCEN; Pulesd), nếu là hàn GMAW thì cần nêu rõ kiểu dịch chuyển kim loại hàn (Dịch chuyển giọt lớn; Dịch chuyển dạng tia; Dịch chuyển dạng xung; …) 2.1.9. Kỹ thuật hàn/ Technique - Trình bày về phương pháp dao động, góc nghiêng điện cực, khoảng cách làm việc (Lhq), hàn 1 lớp hay nhiều lớp, số lượng điện cực sử dụng đồng thời, khoảng cách giữa các điện cực khi sử dung đồng thời, phương pháp làm sạch giữa các lớp hàn… 2.1.10. Xử lý nhiệt sau khi hàn/ Postweld heat treatment - Có sử dụng phương pháp sử lý nhiệt sau khi hàn hay không, nhiệt độ nung nóng là bao nhiêu, thời gian giữ nhiệt… 2.1.11. Thông tin khác/ orther informations Thông tin khác nếu có 2.1.12. Bảng chi tiết quá trình hàn Kim loại hàn/ Dòng điện hàn/ Current Filler metals Tốc độ Quá Lớp Loại hàn/ trình Đường Điện Cường hàn/ dòng Trevel hàn/ Loại/ kính/ thế/ độ/ Run điện/ speed Process Class Diam, Volts Amps, Type of (cm/min) (mm) (V) (A) Current Root Fill Cap (side 1) Cap E71T- 180- (FCAW) 1,2 DCEP 25-37 28-38 (side 2) 1C 290 2.1.13. Phê chuẩn Tên cơ sở lập quy trình Tên cơ sở kiểm định Người lập/ Kiểm tra/ prepared by Checked by Tên/ Name Ngày/ Date Ký tên/ Sign (Ký tên, đóng dấu) 12
- 2.2. Các thông số trong một quy trình hàn theo Hội Kỹ Sư Cơ Khí Mỹ ASME IX (2010) Theo QW-482, mẫu đề nghị định dạng WPS. Xem QW-200.1, ASME phần IX, Nồi hơi và thiết bị áp lực. 2.2.1. Giới thiệu (Tiêu đề) - Giới thiệu về công ty, số quy trình (WPS No), ngày lập (date), loại quá trình hàn, tiêu chuẩn áp dụng để lập quy trình(Applicable code:, số lần sửa đổi (Revision No) 2.2.2. Mối nối/ JOINTS (QW-402) - Trình bày các đặc tính về liên kết hàn(giáp mối, chu T), các thông số kỹ thuật của mối hàn (Hàn 1 phía hay 2 phía, thông số khi vát mép, có dùng đệm lót hay không, vật liệu sử dụng đệm lót…) Hình vẽ chi tiết. (Phác thảo, bản vẽ sản xuất, ký hiệu mối hàn, hoặc Văn bản Mô tả sẽ hiển thị bố trí tổng thể của các bộ phận được hàn. Nếu có thể, các chi tiết của mối hàn rãnh có thể được chỉ định. Theo lựa chọn của các nhà sản xuất, bản phác thảo có thể được gắn để minh họa thiết kế chung, lớp hàn, và chuỗi hàn (ví dụ, đối với thủ tục dẻo dai sắc, cho nhiều thủ tục quá trình, vv 2.2.3. Kim loại cơ bản (Base metal) (QW-403) - Kim loại cơ bản thuộc nhóm nào, loại gì, theo tiêu chuẩn áp dụng nào. Kim loại đó có đặc tính gì, dải chiều dày 2.2.4. Kim loại bổ xung (FILLER METAL) (QW-404) - Kim loại bổ xung có đặc tính kỹ thuật gì, thuộc loại nào, ký hiệu của kim loại ổ xung, tên thương mại, kích thước. Kim loại bổ xung được chọn theo tiêu chuẩn nào. 2.2.5. Tư thế hàn/ Position (QW-405) - Trình bày vị trí của liên kết hàn, hướng hàn… 2.2.6. Nung nóng sơ bộ/ Preheat(QW-406) - Có sử dụng nung nóng sơ bộ hay không, nhiệt đọ nung nhỏ nhất, nhiệt độ nung lớn nhất là bao nhiêu, nhiệt độ duy trì giữa các đường hàn… 2.2.7. Xử lý nhiệt sau khi hàn/ POSTWELD HEAT TREATMENT (QW-407) - Có sử dụng phương pháp sử lý nhiệt sau khi hàn hay không, nhiệt độ nung nóng là bao nhiêu, thời gian giữ nhiệt… 2.2.8. Khí hàn/GAS (QW-408) - Sử dụng loại khí gì để bảo vệ mối hàn có bảo vệ phía sau không, nêu rõ loại khí sử dụng, thành phần, lưu lượng… 13
- 2.2.9. Đặc tính dòng điện hàn /ELECTRICAL CHARACTERISTICS (QW- 409) Weld Process/ Filler Metal Current Amps Wire Energy Volts Travel Other Pass(es)/ Quá trình /Kim loại phụ Type (Range)/ Feed or Power (Range)/ Speed (e.g., Lớp hàn hàn and Dải Speed (Range)/ Dải điện (Range Remarks, Polarity/ cường độ (Range)/ Năng áp )/ Tốc Com- Dòng Tốc độ lượng độ hàn ments, Hot điện loại cấp dây đường Wire Classifi Diameter và cực Addition, - / Đường Technique cation/ kính , Torch Loại Angle, etc.)/ Khác 2.2.10. Kỹ thuật hàn/ TECHNIQUE (QW-410) - Trình bày về phương pháp dao động, góc nghiêng điện cực, khoảng cách làm việc (Lhq), hàn 1 lớp hay nhiều lớp, số lượng điện cực sử dụng đồng thời, phương pháp làm sạch ban đầu… 2.2.11. Phê chuẩn * Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày khái niệm về quy trình hàn (WPS). Câu 2: Thế nào là phê chuẩn quy trình hàn và phê chuẩn thợ hàn? Câu 3: Ý nghĩa của một bản quy trình hàn? Câu 4: Trình bày các thông số trong một bản quy trình hàn theo Hội Hàn Mỹ AWS D1.1 (2010) Câu 5: Trình bày các thông số trong một bản quy trình hàn theo Hội Kỹ Sư Cơ Khí Mỹ ASME IX (2010) 14
- CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HÀN Mã chương: MH 24.02 Giới thiệu: WPS chỉ dẫn cho thợ hàn. Thanh tra viên hàn cũng phải được biết WPS (khi kiểm tra xem thợ hàn có làm đúng những yêu cầu quy định hay không, họ phải tham khảo WPS). Việc kiểm soát hàn thông qua Bản thông số quy trình hàn (WPS) nhằm bảo đảm các liên kết hàn đó có được những tính chất cần thiết. Thợ hàn phải hiểu WPS và phải có kỹ năng tạo ra các mối hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đồng thời phải thể hiện được những khả năng đó, sau đó mới được hàn trong sản xuất. Chương này trang bị cho người học phương pháp đọc hiểu, phân tích một bản WPS từ đó áp dụng vào thực tế sản suất Mục tiêu: - Đọc và phân tích được quy trình hàn SMAW, GMAW, GTAW, SAW theo tiêu chuẩn AWS; - Đọc và phân tích được quy trình hàn SMAW, GMAW, GTAW theo tiêu chuẩn ASME; - Tuân thủ các quy định quy phạm trong tiêu chuẩn; - Rèn luyện tính tự giác, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác trong công việc. 1. Hướng dẫn đọc và phân tích quy trình hàn theo tiêu chuẩn AWS 1.1. Quy trình hàn SMAW 15
- 16
- 17
- 1.2. Quy trình hàn GMAW 18
- 19
- 1.3. Quy trình hàn GTAW 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Tổng cục Dạy nghề
72 p | 55 | 11
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Công nghệ Hàn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 p | 40 | 6
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
71 p | 13 | 6
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
73 p | 17 | 5
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
57 p | 26 | 5
-
Giáo trình Quy trình hàn - Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng nghề - CĐ Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương II
72 p | 64 | 5
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
77 p | 13 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường CĐ Công nghiệp Hải Phòng
20 p | 20 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
87 p | 15 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
130 p | 12 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
133 p | 13 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề Hàn - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
40 p | 25 | 4
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
71 p | 24 | 3
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
70 p | 23 | 3
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
66 p | 8 | 2
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
72 p | 15 | 2
-
Giáo trình Quy trình hàn (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
66 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn