Giáo trình sinh sản gia súc - chương 3
lượt xem 118
download
CHƯƠNG III. QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ Ở GIA SÚC Mục đích: Trình bày những biến đổi khi mang thai của gia súc mẹ (cùng với bào thai) và các phương pháp chẩn đoán gia súc có thai, từ đó có biện pháp chăm sóc, quản lý hợp lý....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình sinh sản gia súc - chương 3
- CHƯƠNG III. QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ Ở GIA SÚC Mục đích: Trình bày những biến đổi khi mang thai của gia súc mẹ (cùng với bào thai) và các phương pháp chẩn đoán gia súc có thai, từ đó có biện pháp chăm sóc, quản lý hợp lý. Thời lượng giảng dạy: 4 tiết I. NHỮNG YẾU TỐ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ Khái niệm: Gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định (tuỳ theo từng giống loài), khi bào thai đã phát triển đầy đủ, gia súc mẹ đẩy thai ra ngoài cùng với màng nhau, dịch thai. Quá trình đó gọi là đẻ. 1. Học thuyết áp lực Khi thai của tử cung mẹ phát triển đầy đủ ở thời kỳ cuối, bào thai áp sát vào tử cung và cổ tử cung làm cho áp lực của đường sinh dục cái thay đổi. Đồng thời bào thai là một dị vật với sự máy động của thai nhi gây kích thích mạnh làm cho đường sinh dục của con mẹ tăng cường quá trình hưng phấn. Khi áp lực và kích thích cơ giới của bào thai đạt đến một mức độ nhất định gây cho gia súc xuất hiện co bóp ở tử cung làm cho cổ tử cung mở ra xuất hiện quá trình sinh đẻ. 2. Học thuyết kích tố 2.1. Kích tố từ con mẹ Vào thời kỳ trước khi đẻ có sự thay đổi về hàm lượng 2 kích tố trong máu và nước tiểu, đó là sự tăng lên rất cao của Oestrogen và ngược lại hàm lượng Progesteron lại giảm thấp. Sự thay đổi này làm cho tăng sự hưng phấn của cơ mạc và làm cho cơ mạc trở nên nhạy cảm với kích thích bên ngoài, đặc biệt là sự có mặt của Oestrogen làm tăng co bóp của tử cung. Một loại hormone khác là Oxytoxin do thuỳ sau tuyến yên tiết ra vào thời kỳ cuối có chửa làm tăng cường co cơ tử cung. Sự hạ thấp nồng độ Progesteron trong máu cho phép sự kích thích của Oxytoxin lên cơ mạc. Có ý kiến cho răng men Oxytoxinaza làm mất hoạt tính của Oxytoxin để bảo vệ cơ mạc tử cung. Sự hạ thấp nồng độ Oxytoxinaza về giai đoạn có chửa về sau đã làm cho tử cung co bóp gây nên hiện tượng đẻ [1]. 42
- 2.2. Kích tố từ con (thai) Các xung động thần kinh từ Hypothalamus của bào thai đã kích thích tuyến yên bào thai giải phóng ACTH (Adromo-corticotrophic Hormone). Điều đó đã tác động thúc đẩy sự sản xuất ra Corticosteroid từ tuyến thượng thận của bào thai. Corticosteroid tác động lên nhau thai và tử cung, kích thích sự sản xuất Prostaglandin làm cho sự phân giải thể vàng xảy ra nhanh chóng, dẫn đến hàm lượng Progesteron không còn. Sự co rút của cơ tử cung không bị kìm hãm, các cơ nội mạc tử cung co rút theo nhịp điệu dẫn đến hiện tượng đẻ [2]. Nói chung, nguyên nhân gây ra hiện tượng đẻ còn có nhiều điều chưa được giải thích đầy đủ và chính xác và có thể có sự khác nhau giữa các loài nên còn đang được nghiên cứu. II. VỊ TRÍ, CHIỀU HƯỚNG VÀ TƯ THẾ THAI 1. Vị trí Động vật nhai lại thường nằm ở sừng tử cung bên phải (trường hợp song thai thì ở mỗi bên sừng tử cung). Thai của ngựa nằm ở thân và gốc sừng tử cung. Thai của lợn nằm rải rác và cách đều nhau trên 2 sừng tử cung, thường số lượng thai ở mỗi sừng không bằng nhau. 2. Chiều của thai Chỉ mối quan hệ của xương sống mẹ và xương sống của thai 2.1. Thai dọc: Xương sống thai song song với xương sống con mẹ (đây là trường hợp đẻ dễ) + Thai dọc đầu: khi đẻ đầu ra trước (đẻ xuôi) + Thai dọc đuôi: khi đẻ đuôi ra trước (đẻ ngược). Thường thấy ở bò, dê, cừu 2.2. Thai ngang: Xương sống mẹ và thai ngang nhau Tuỳ thao hướng của hông, bụng và lưng thai ra ngoài mà ta có thai ngang hông, thai ngang bụng và thai ngang lưng. Nếu xương sống con mẹ và thai làm thành góc 43
- vuông thì ta có thai thẳng góc thợ. Do đó ta cũng sẽ có thai thẳng góc thợ hông, thẳng góc thợ bụng và thẳng góc thợ lưng. Đây là các trường hợp đẻ khó, cần phải can thiệp 3. Hướng của thai: Chỉ mối quan hệ lưng của thai và lưng của mẹ + Thai sấp: nếu lưng con mẹ và lưng của thai cùng phía + Thai ngửa: nếu bụng của thai quay lên trên + Thai nghiêng: nêu lưng của thai quay sang một bên lưng của mẹ 4. Tư thế của thai: Chỉ mối quan hệ các bộ phận: đầu, đuôi, chân và thân của thai. Nếu tư thế của thai không bình thường thì gây nên hiện tượng đẻ khó. Trước khi đẻ, chiều hướng và tư thế của thai phải đạt yêu cầu sau: - Chiều thai: dọc đầu hay dọc đuôi - Hướng thai: sấp - Tư thế: + Thai dọc đầu, sấp thì đầu và cổ thai phải gác lên 2 chân trước, duỗi thằng và bằng nhau + Thai dọc đuôi, sấp thì đuôi thai phải nằm giữa 2 chân sau đang duỗi thẳng và bằng nhau Hình 20. Thai bình thường 44
- Qua vị trí của móng ta có thể phân biệt được là chân trước hay chân sau, sấp hay ngửa…, để từ đó phán đoán ra tư thế của thai. Nếu tư thế thai không ở 2 tư thế trên thì thai đẻ khó. Hình 21. Một số trường hợp thai đẻ khó III. QUÁ TRÌNH ĐẺ 1. Những biểu hiện của gia súc trước khi sinh đẻ a. Biểu hiện toàn thân: Trước khi đẻ (đối với trâu bò khoảng 1 tuần, đối với lợn khoảng vài ngày) con vật thường tỏ ra băn khoăn, có thể ăn uống thất thường. Ở lợn có hiện tượng tha rác làm tổ. Ở trâu bò có hiện tượng sụt mông. Con vật thường đi đái dắt, đại tiện nhiều và phân không có khuôn (đặc biệt ở trâu bò). Nhiệt độ, tuần hoàn và hô hấp của cơ thể hơi tăng một chút. b. Biểu hiện cục bộ đường sinh dục: Trước khi đẻ khoảng 1 tuần đến 2 ngày (tuỳ từng loài) nút niêm dịch cổ tử cung loãng ra và có dịch chảy ra ngoài. Khi sắp đẻ, cơ quan sinh dục có sự thay đổi, rõ nhất là âm môn, âm hộ trở nên phù và mềm, bầu vú căng to, xệ xuống, tĩnh mạch vú nổi rõ. 45
- 2. Quá trình sinh đẻ a. Giai đoạn trước khi đẻ (Thời kỳ mở cổ tử cung) Là thời kỳ đầu tiên của quá trìnhg sinh đẻ được tính từ cơn co bóp đầu tiên đến lúc cổ tử cung mở ra hoàn toàn. Mỗi lần tử cung co bóp khoảng 1-2 giây và khoảng cách giữa mỗi lần co bóp khoảng 20-30 giây. Đối với trâu bò (động vật đơn thai) thì sự co bóp tử cung bắt đầu từ đầu mút sừng tử cung. Đối động vật đa thai như lợn thì sự co bóp bắt đầu từ bọc thai gần cổ tử cung nhất, còn những bọc thai khác ở xa vẫn ở trong trạng thái yên tĩnh. Thai và bọc thai đi dần vào cổ tử cung thì một phân của nhau tách ra. Màng niêu và màng ối căng phồng đè lên và kích thich cổ tử cung và khung xương chậu mở ra tạo điều kiện cho thai ra ngoài. Kết thúc giai đoạn này, cổ tử cung và khung xương chậu đã mở hoàn toàn tạo thành một đường thông suốt. Nước ối chảy ra từ bọc ối bị vỡ. Giai đoạn mở tử cung của trâu bò và ngựa khoảng 6 giờ (1-12 giờ), ở lợn khoảng 3-6 giờ. Con vật thường rất đau, kêu la vật vã. b. Giai đoạn đẩy thai Giai đoạn tiếp theo từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn cho đến khi thai được ra ngoài. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sinh đẻ. Giai đoạn này co bóp của tử cung đặc biệt mạnh. Ở gia súc đơn thai thời gian co bóp khoảng 2-5 giây và khoảng cách co bóp là 2-5 phút. Nếu như tư thế, chiều hướng của thai bình thường, cơ quan sinh dục không có hiện tượng bệnh lý, hệ thống nội tiết hoạt động bình thường thì thai dần dần lọt ra ngoài, ngược lại chuyển sang hiện tượng đẻ khó. Đối với trâu bò và ngựa thì thời gian đẩy thai khoảng 15-30 phút, nếu chậm quá 30 phút thì cần can thiếp không thai chết ngạt. Đối với lợn, thời gian này có thể kéo dài 1-4 giờ, bình thường con nọ xổ cách con kia 5-10 phút, nếu quá 4 giờ mà thai không xổ, hoặc xổ không hết thì phải can thiệp. Con vật rặn đẻ để đẩy thai ra ngoài với các hiện tượng như đứng ngồi không yên, 2 chân cào đất, kêu la, trang thái đau đớn cong lưng rặn, con đuôi, nghiến răng, nín thở… c. Giai đoạn bong nhau Con vật trở lại trạng thái yên tĩnh nhưng tử cung vẫn co bóp, những cơn rặn chấm dứt hoặc yếu. Khi bong nhau, sự co bóp tử cung bắt đầu từ đầu mút sừng tử cung do vậy nhau thường lộn ngược. 46
- Thời gian bong nhau ở trâu, bò khoảng 4-6 giờ sau khi đẻ, ở ngựa là 20-60 phút, lợn là 10-60 phút, dê cừu là 1-2 giờ. Đối với trâu bò nếu nhau không bong hết sau 12 giờ thì cần phải can thiệp ngay vì sau thời gian đó cổ tử cung đóng lại sẽ khó can thiệp, mặt khác nhau bị hoại tử sẽ khó lấy ra. Đối với lợn, nếu nhau không được đẩy ra hết, bất kì nhiều hay ít còn tồn lại sẽ gây ra viêm tử cung, một vài trường hợp dẫn đến viêm vú. d. Giai đoạn hồi phục tử cung Đối với trâu bò sau khi đẻ 2 ngày nước thai còn màu đỏ sẫm trong có chất lợn cợn. Nếu sau 10 ngày còn sản dịch là viêm tử cung. Đối với lợn thì sản dịch ít hơn, lúc đầu hơi đỏ, 2-3 ngày thì ngừng chảy. Thời gian hồi phục tử cung sau khi đẻ phụ thuộc lớn vào 3 giai đoạn trên của quá trinh đẻ. IV. PHƯƠNG PHÁP ĐỠ ĐẺ CHO GIA SÚC 1. Đỡ đẻ bình thường 1.1. Đỡ đẻ cho lợn Gần đến ngày đẻ của lợn ta phải cử người trực cả ngày lẫn đêm vì 60-70% lơn bắt đầu đẻ vào ban đêm. Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, yên tĩnh. a. Chuẩn bị dụng cụ - Bông băng, chỉ buộc rốn, giẻ lau, thúng nhốt lợn con - Panh, keo, kìm (hoặc bấm móng tay) - Cồn sát trùng, một số loại thuốc (Oxytoxin, vitamin K, B1, C…) b. Phương pháp đỡ Khi lợn mẹ đẻ ra khỏi đường sinh dục, ta đỡ lấy lợn con, bóc màng bọc trên thai, móc chất nhớt trong miệng, lấy 2 ngón tay kẹp dây rốn vuốt ngược về phía bụng lợn con, cắt dây rốn khoảng 2-3 cm, buộc dây rốn, sát trùng vết cắt bằng cồn Iod 5%. Sau đó lau sạch nhớt trên mình (lau ngược lông), bấm răng nanh. Nhốt lợn con vào cái thúng ngoài chuồng rồi đỡ tiếp tục cho đến khi hết. 47
- Chú ý: Trong khi đẻ lợn mẹ có thể ăn lợn con, ăn nhau và đè chết con nên phải có người trực Khi lợn đẻ xong khoảng 1 giờ ta cho những con dự định để nuôi vào để cho bú sữa đầu. Cần cố đinh vú cho lợn, và con yếu thì nên cho bú gần ngực. Để tránh hiện tượng sót nhau, ta gom nhau lại sau khi lợn đẻ ra hết, số lợn và nhau là bằng nhau, nếu không là sót nhau [3] [4]. 1.2. Phương pháp đỡ đẻ cho trâu bò a. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng trại - Bông băng, chỉ buộc rốn, giẻ lau - Cồn sát trùng, một số loại thuốc (Oxytoxin, vitamin K, B1, C…) - Chuẩn bị dụng cụ sản khoa (nếu cần thiết) - Chuồng trại vệ sinh, yên tĩnh b. Phương pháp đỡ - Dùng nước muối 5% hoặc thuốc tím 1l rửa sạch âm hộ, bầu vú và phần thân sau - Nếu trâu bò gầy yếu có thể tiêm thuốc trợ tim, trợ sức trước khi đẻ - 30 phút - một giờ sau khi vỡ ối thai không ra ta phải can thiệp - Khi bê nghé vừa đẻ ra dùng 2 ngón tay kẹp dây rốn, vuốt ngược về phía bụng của thai và cắt dây rốn khoảng 10-12 cm, dùng chỉ cột dây rốn sau đó sát trùng bằng cồn Iod 5%, dùng tay móc nhớt trong miệng, dùng rơm rạ, bao tải sạch lau nhớt trên người, lau ngược lông để tạo điều kiện cho tuần hoàn, hô hâp lưu thông (nếu là bò sữa thì tách con ngay, con trâu bò gia đình thì để cho mẹ liếm con). - Nếu bê nghé bị ngạt thì ta có thể hô hấp nhân tạo - Nửa giờ sau khi đẻ cho trâu bò uống nước ối pha thêm ít muối - Dùng nước muối rửa bộ phận sinh dục, bầu vú, thân sau - Sau 1 giờ cho bê nghé bú sữa mẹ, nhất thiết phải cho bê, nghé bú sữa đầu. 2. Đỡ đẻ khó 48
- 2.1. Các trường hợp đẻ khó - Vị trí, tư thế, chiều hướng thai không bình thường Hình 22. Dùng thừng kéo hàm dưới ở tư thế đầu và cổ bị nghẹo sang một bên - Rặn đẻ yếu - Đẻ khô - Xương chậu hẹp - Cổ tử cung hẹp và một số trường hợp khác 2.2. Nguyên nhân 2.2.1. Nguyên nhân do mẹ - Do con vật quá gầy yếu dẫn đến rặn đẻ yếu - Do các phần mêm cổ tử cung, âm đạo, âm hộ dãn nở không tốt - Do khung xương chậu hẹp hoặc méo, khớp bán động háng không bình thường Hình 23. Tay nắm chặt đầu móng, kéo thăng ra trước - Do tử cung bị xoắn, vặn [5] 2.2.2. Nguyên nhân do thai 49
- - Kích thước thai quá tro - Vị trí, tư thế, chiều hướng thai không bình thường - Do quái thai 2.2.3. Can thiệp * Chú ý: Kiểm tra thai sống hay chết. Nếu thai chết thì phải can thiệp ngay, nếu thai sống thì có thể chờ một thời gian nữa để cho cở tử cung mở hoàn toàn hoặc là kiểm tra sửa lại tư thế, chiều hướng của thai. - Dùng thuốc để can thiệp: Tiêm kích tố hậu yên Oxytoxin với liều lượng 5- 10 UI/100kg P để tăng cường co bóp của tử cung. Nếu thai đã có một phần qua cổ tử cung thì không được tiêm tránh vỡ tử cung hoặc chết thai. a. Phương pháp đỡ đẻ qua âm đạo * Phương pháp đỡ đẻ cho lợn Hình 24. Dùng cần đẩy biến thế xương ngồi ra + Chuẩn bị dụng cụ như đỡ đẻ trước thành khuỷu chân sau ra trước thường + Vô trùng bộ phận sinh dục của lợn và phần sau. Vô trùng tay người can thiệp bằng cồn Iod 5% hoặc cồn 70%. Xoa Vazơlin hoặc paraphin dầu vào tay định đưa vào tử cung + Cách đỡ: Đưa tay trực tiếp qua âm đạo, có thể vào tận cổ tử cung, thân tử cung vào tận các sừng tử cung đỡ từng con một (chú ý vị trí cần để kéo). Khi thai kéo ra khỏi đường sinh dục thì tiếp tục đỡ như đỡ đẻ bình thường. + Nếu đường sinh dục khô có thể đưa vào một lượng Paraphin, Vazơlin hoặc dầu thực vật để bôi trơn. Hình 25. Tư thế khuỷu chân sau ra trước, dùng cần đẩy sản khoa để kéo thẳng chân sau 50
- + Sau khi đỡ xong thụ vào tử cung Peniciline 500.000 UI, Streptomicin 1g và 20 ml nước * Phương pháp đỡ đẻ cho trâu bò Như cho lợn nhưng chú ý là khi đỡ đẻ thì dùng tay kiểm tra, sửa lại chiều hướng và tư thế thai (có thể bằng dụng cụ sản khoa) cho bình thường rồi kéo thai ra theo nhịp rặn của mẹ. Khi kéo thì vừa kéo vừa nâng nếu không mắc kẹt xương háng không ra được. b. Phương pháp mổ bụng lấy thai Hình 26. Mổ bụng lấy thai a. Phương pháp mổ hông bên phải b. Phương pháp mổ bụng lấy thai PHỤ LỤC KỸ THUẬT MỔ BỤNG LẤY THAI Nếu gia súc đẻ khó, thai quá to và thai còn sống mà không thể lấy ra được thì biện pháp tốt nhất là mổ bụng lấy thai kịp thời, cứu cả mẹ và con [6]. • Các trường hợp sau được chỉ định mổ bụng lấy thai 51
- - Cổ tử cung hẹp, một phần màng thai đã vào âm đạo nhưng cổ tử cung không mở to và thai không ra được. - Tử cung bị xoắn không sờ vào thai được - Rặn đẻ yếu, tiêm thuốc kích thích không có hiệu quả - Thai quá to hoặc tư thế, hướng, vị tri thai không bình thường mà không thể xoay lấy thai ra được - Thai bị thủy thũng nặng - Nước thai quá nhiều, nguy hiểm đến tính mạng của bò cái mà không thể lấy thai ra được • Không mổ bụng lấy thai trong trường hợp: - Thai đã chết lâu, thối. Nếu mổ bụng mẹ lấy thai sẽ gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết làm chết bò mẹ. - Bò mẹ đẻ kéo dài đã quá kiệt sức. 1. Yêu cầu cơ bản khi mổ bụng lấy thai - Phải tiến hành càng sớm càng tốt - Chuẩn bị dụng cụ, thuốc men đầy đủ - Thao tác nhanh, chính xác và hết sức tránh để ruột bò mẹ lòi ra ngoài. - Không được để nước chảy vào xoang bụng, vì như vậy sẽ gây viêm phúc mạc - Vết khâu tử cung phải thật kín. - Điều trị chống nhiễm trùng toàn thân sau mổ 2. Phương pháp mổ Có 2 phương pháp: Mổ dưới bụng và mổ bên hông. Vị trí mổ: Có thể chọn 1 trong 4 vị trí mổ sau đây: - Phía trái, cách tĩnh mạch vú trái từ 5-8 cm. - Giữa tĩnh mạch vú trái và đường trắng ở giữa bụng. 52
- - Đường trắng ở giữa bụng. - Cách tĩnh mạch vú phải từ 5-8 cm. Mổ vị trí phái phải đường trắng có ưu điểm là dạ cỏ không trở ngại cho việc lôi tử cung ra, nhưng vì vị trí vết mổ ở thành bụng nên dễ làm cho ruột lòi ra. Chuẩn bị: Đặt con vật về bên trái trên một đệm cỏ khô, dày, sạch, bên trên phủ một tấm vải sạch, trói hai chân trước với nhau, hai chân sau với nhau. Đè chặt đầu bò xuống. Nếu có bàn mổ thỉ đặt bò lên bàn. Sát trùng: Cạo sạch lông chỗ mổ, rửa sạch bằng xà phòng, lau khô rồi bôi cồn Iod. Xung quanh chỗ mổ đặt vải đã vô trùng. Toàn bộ nơi mổ, dụng cụ mổ và tay người mổ đều được vô trùng cẩn thận theo phương pháp ngoại khoa. Gây tê: Gây tê theo dọc vết mổ bằng dung dịch Novocain 2%, tiêm dưới da. Trước khi con vật nằm cũng cần tiêm gây tê ngoài màng cứng tủy sống. 3. Tiến hành mổ: Xem tài liệu về Giáo trình ngoại khoa thú y. 4. Hộ lý - Tiêm kháng sinh và trự sức cho bò hằng ngày. - Vết thương khô, sạch và liền mép thì sau 10 ngày sẽ cắt chỉ - Nuôi dưỡng tốt và giữ vệ sinh chuồng trại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Xưxoep, A.A., Sinh lý sinh sản gia súc. 1985, Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 429. 2. Martin, H.J. and J.E. Barry, Essential Reproduction. Fifth ed. 2000: Blackwell Science. 1-274. 3. Dân, T.T., Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. 2004, Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 80-90. 4. Hughes, P.E. and M.A. Varley, Reproduction in the Pig. 1986? 5. Petes, A.R. and P.J.H. Ball, Reproduction in Cattle. Second ed. 1998: Blackwell Science. 227. 6. Lăng, P.S. and B.Đ. Phong, Bệnh Sinh sản và Kỹ thuật thực hành ngoại khoa ở bò sữa. 2002, Hà Nội: NXB Nông nghiệp. CÂU HỎI ÔN TẬP 53
- 1. Yếu tố thúc đẩy quá trình sinh đẻ ở gia súc theo thuyết áp lực và thuyết kích tố từ mẹ? 2. Yếu tố thúc đẩy quá trình sinh đẻ theo thuyết kích tố từ con? 3. Vị trí, chiều hướng và tư thế của thai? 4. Những biểu hiện của gia súc khi chuẩn bị sinh đẻ và các giai đoạn của quá trình sinh đẻ? 5. Phương pháp đỡ đẻ thường cho lợn? 6. Phương pháp đỡ đẻ thường cho trâu bò? 7. Các trường hợp và nguyên nhân đẻ khó? 8. Can thiệp đẻ khó? 54
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thức ăn gia súc - PGS.TS. Lê Đức Ngoan (chủ biên)
152 p | 1569 | 374
-
GIÁO TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC
188 p | 583 | 242
-
Giáo trình sinh sản gia súc - chương 1
24 p | 658 | 131
-
Giáo trình về thức ăn gia súc - ĐH Nông Lâm Huế
151 p | 356 | 130
-
Giáo trình sinh sản gia súc - chương 2
20 p | 568 | 129
-
Giáo trình sinh sản gia súc - chương 5
44 p | 462 | 116
-
Giáo trình sinh sản gia súc - chương 4
76 p | 308 | 99
-
Thức ăn gia súc
68 p | 268 | 58
-
Giáo trình Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm
22 p | 321 | 32
-
Giáo trình Ngoại sản khoa thú y: Phần 1
99 p | 177 | 29
-
Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
150 p | 41 | 15
-
Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
146 p | 24 | 9
-
Giáo trình Sinh sản gia súc: Phần 1
191 p | 26 | 9
-
Giáo trình Chăn nuôi gia súc nhai lại (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
51 p | 37 | 6
-
Giáo trình Sinh lý động vật (Nghề: Dịch vụ thú y - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
98 p | 18 | 6
-
Giáo trình Sinh sản gia súc: Phần 2
84 p | 27 | 6
-
Giáo trình Ngoại và sản khoa (Nghề: Chăn nuôi thú y - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
74 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn