intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH SINH THÁI KINH TẾ BIỂN

Chia sẻ: Phung Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

112
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN I. Những khái niệm cơ bản II. Những nguyên tắc chủ yếu III. Phương pháp nghiên cứu Chương 2: CHU TRÌNH VẬT CHẤT TRONG TỰ NHIÊN Chu trình carbon Hiệu ứng nhà kính Chu trình carbon Chu trình nước Chu trình Nitơ Chu trình phosphor Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN I. KHÁI QUÁT 1.1. Địa hình 1.2. Trầm tích đáy biển 1.3. Nền đáy thủy vực II. MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI Ở BIỂN 2.1. Nhiệt độ 2.2. Ánh sáng 2.3. Độ mặn 2.4....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH SINH THÁI KINH TẾ BIỂN

  1. TRƯÒNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN GIÁO TRÌNH SINH THÁI KINH TẾ BIỂN Mã số môn học: TS.322 Giảng viên: NGUYỄN THANH TOÀN 2001
  2. MỤC LỤC Chương 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1 I. Những khái niệm cơ bản 1 II. Những nguyên tắc chủ yếu 10 III. Phương pháp nghiên cứu 12 Chương 2: CHU TRÌNH VẬT CHẤT TRONG TỰ NHIÊN 16 Chu trình carbon 16 Hiệu ứng nhà kính 17 Chu trình carbon 16 Chu trình nước 18 Chu trình Nitơ 20 Chu trình phosphor 21 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN 23 I. KHÁI QUÁT 23 1.1. Địa hình 23 1.2. Trầm tích đáy biển 23 1.3. Nền đáy thủy vực 24 II. MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI Ở BIỂN 24 2.1. Nhiệt độ 24 2.2. Ánh sáng 27 2.3. Độ mặn 29 2.4. Áp suất nước 30 III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC BIỂN 31 IV. TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔI TRƯỜNG BIỂN 34 V. NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA THỦY VỰC 38 5.1. Chu trình vật chất trong thủy vực 39 5.2. Năng suất sinh học thủy vực 32 5.3. Nghiên cứu và tính toán năng suất sinh học thủy vực 43 5.4. Các vấn đề về nâng cao năng suất sinh học thủy vực 45 5.5. Các biện pháp nâng cao năng suất sinh học thủy vực 46
  3. Chương 4: NGUỒN LỢI CỦA BIỂN & PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 47 I. NGUỒN LỢI Ở BIỂN 47 1.1. Hệ sinh vật biển 37 1.2. Các loại tài nguyên 37 1.3. Đặc điểm tài nguyên 39 II. SINH VẬT PHÙ DU VÀ ĐỘNG VẬT ĐÁY CỦA BIỂN 39 2.1. Thành phần Sinh vật phù du & Động vật đáy 39 2.2. Các nhóm sinh thái Sinh vật phù du & Động vật đáy 40 2.3. Sinh lượng Sinh vật phù du & Động vật đáy 41 2.4. Sinh vật phù du & Động vật đáy-Cơ sở thức ăn trong biển 43 2.5. Phương pháp xác định nguồn lợi SV phù du & Động vật đáy 44 2.6. Phương pháp tính năng suất sinh học 48 III. NGUỒN LỢI GIÁP XÁC 54 3.1. Đặc điểm thành phần loài & phân bố 54 3.2. Giới thiệu một số loài giáp xác phân bố ở ven biển ĐBSCL 74 IV. NGUỒN LỢI CÁ BIỂN 82 4.1. Một số đặc điểm khu hệ cá biển 82 4.2. Các loài cá kinh tế chủ yếu ở vùng biển Việt Nam 84 4.3. Xác định trữ lượng cá & Mức độ khai thác bền vững 86 Chương 5: NHỮNG ĐẶC TRƯNG SINH THÁI-KINH TẾ Ở BIỂN VN 89 I. BIỂN VIỆT NAM TRONG BỨC TRANH THẾ GIỚI 89 1.1. Chiến lược khai thác biển 89 1.2. Những bài học kinh nghiệm 92 1.3. Nguyên tắc cơ bản để xác định chiến lược khai thác biển 92 II. KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI SINH VẬT BIỂN 94 III. CÁC LOẠI NGƯ CỤ KHAI THÁC Ở ĐBSCL 95 IV. TÍNH THỰC TIỄN CỦA MÔN HỌC SINH THÁI KINH TẾ BIỂN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
  4. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn CHƯƠNG MỘT PHƯƠNG PHÁP LUẬN I. Những khái niệm cơ bản 1.1. Khái quát về môn học M ôi trường (Environment) là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một sinh vật (hay một quần xã sinh vật) hoặc một sự kiện xảy ra. Đối với các cơ thể sống (organisms) thì môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đối với con người thì môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội, văn hóa bao quanh có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân hay một cộng đồng người, rộng hơn là một dân tộc, một quốc gia hay một vùng (chẳng hạn Asean). Môi trường bao gồm rất nhiều các nhân tố sinh thái (Ecology Factors). Các nhân tố sinh thái được chia thành 3 nhóm: * Các nhân tố vô cơ (Inorganic Factors): - Khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không khí, gió... - Thổ nhưỡng: đất, đá, các thành phần cơ học và tính chất lý, hóa của đất. - Nước: nước biển; nước hồ, ao, sông, suối; nước mưa. * Các nhân tố hữu cơ (Organic Factors): bao gồm các cơ thể sống như vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật. * Nhân tố con người (Human Factor): hoạt động của con người không giống như hoạt động của các động vật khác vì do sự phát triển cao về trí tuệ nên con người tác động vào thiên nhiên bởi các hoạt động xã hội. Tác động của con người vào tự nhiên là tác động có ý thức và có qui mô rộng lớn => có khả năng làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở một vùng giới hạn nào đó. Trong các hoạt động của mình, con người không chỉ đòi hỏi ở thiên nhiên mà còn cải tạo thiên nhiên, biến các cảnh quan tự nhiên hoang sơ thành cảnh quan văn hóa và tạo dựng nên những điều kiện mới nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần ngày càng cao. Sự can thiệp của con người có thể phân theo giai đoạn: Hái Lượm=>Săn Bắt=>Chăn Thả=>Nông Nghiệp=>Công Nghiệp=>Đô Thị Hóa=>Siêu CN hóa 1 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Thuyí Saín -Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  5. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn Con người có thể làm môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng dễ làm cho chúng suy thoái đi => ảnh hưởng rất lớn đến các sinh vật khác, đồng thời đe dọa chính cuộc sống con người. Các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoạt động sống và sinh sản; hoặc kìm hãm và gây hại, thậm chí tiêu diệt sinh vật. Mỗi nhân tố sinh thái có tác động không giống nhau đối với các loài khác nhau, thậm chí có thể khác nhau đối với mỗi cá thể trong cùng một loài. Sinh thái là quan hệ giữa sinh vật, kể cả người và môi trường. Sinh thái học (Ecology) là môn học về quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống. Sinh thái học Ai åí ? (nåi åí) (hoüc thuyãút) Hoüc Sinh Giåïi thuyãút = vãö ECOLOGY OIKOS + LOGOS ÅÍ âáu ? nåi åí Mäi Træåìng - Là một trong các ngành khoa học môi trường, giúp ta hiểu thêm về bản chất của môi trường và tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người hoặc sinh vật. - Là khoa học nghiên cứu về mối tương tác của các yếu tố môi trường lên đời sống sinh vật. - Là môn khoa học nghiên cứu quan hệ sinh giới với môi trường từ cơ thể đến sinh quyển. Sinh Thaïi Sinh Giåïi Mäi Træåìng Cå Thãø Quáön Thãø Quáön Xaî Hãû Sinh Thaïi Sinh Quyãøn 2 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Thuyí Saín -Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  6. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn Hệ sinh thái (Ecosystem): đơn vị sinh thái bao gồm một nhóm sinh vật sống tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường xung quanh. Một hệ sinh thái luôn bao gồm hai thành phần môi trường tự nhiên: ! Môi trường vật lý (khí hậu, địa chất, thủy văn, thành phần vật lý, hóa học, địa hình...) của vùng đất , vùng nước trong hệ sinh thái và các loài SV trong hệ sinh thái đó. ( Môi trường sinh vật các sinh vật (SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân hủy) liên hệ nhau qua các chuỗi thức ăn, theo đó năng lượng từ các chất dinh dưỡng được truyền từ SV đến SV khác. Cấu trúc của Hệ sinh thái Sinh váût SVSX: Vä cå Hæîu cå Sinh váût (Creature) chuïng SVTT: Hæîu cå Hæîu cå hay Quáön kh ï SVPH: Hæîu cå Vä cå laûc Sinh caính Vä cå (Biotrope) Hæîu cå Caïc y/täú vä sinh khaïc; ÂK lyï, hoïa cuía MT Hệ sinh thái biển Những Đ/điểm MT biển: Mặn, Hải lưu, Th/triều, sóng... SVSX: rong, tảo và các phiêu sinh SVTT: cá, hải miên, xoang tràng, da gai, thân mềm, thú, ... SVPH: vi khuẩn, nấm, vi sinh Nhóm Sinh vật sản xuất còn được gọi là sinh vật tự dưỡng; hai nhóm Sinh vật Tiêu thụ và Sinh vật phân hủy gọi là sinh vật dị dưỡng. Có thể sơ đồ hóa các dạng hệ sinh thái như sau: Ví dụ về hệ sinh thái trên cạn: Coí Thoí Caïo Náúm vaì Vi khuáøn Ví dụ về hệ sinh thái nước ngọt: TV näøi ÂV näøi Caï meì hoa Muìn baî ÂV âaïy Caï cheïp Náúm vaì Vi khuáøn Náúm vaì Vi khuáøn 3 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Thuyí Saín -Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  7. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn - Hoạt động của hệ sinh thái (Ecosystems) được phân chia theo các hướng sau: - Dòng năng lượng (Energy Cycle) - Tuần hoàn vật chất (Materials Cycle) - Chuỗi thức ăn (Food Chains) - Phát triển và tiến hóa - Sự phân bố theo không gian & thời (Development and Advancement) gian (Space and Time Ditribution) - Điều khiển (Cybernetics) (saibớ:nơtiks( Cân bằng sinh thái (Ecological Balance) là trạng thái ổn định trong đó các thành phần của môi trường tự nhiên ở điều kiện cân bằng. Ví dụ: Hệ sinh thái rừng ngập mặn được duy trì do các cân bằng về trao đổi chất dinh dưỡng, trao đổi nước mặn, nước ngọt và cân bằng về sa lắng phù sa. Tất cả các cân bằng này do yếu tố từ đất liền và biển quyết định. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất, về các qui luật chi phối quá trình sản xuất, phân phối và trao đổi của cải vật chất, hàng hóa hoặc dịch vụ trong xã hội; nghiên cứu các phương thức hoạt động nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sinh thái-Kinh tế học là Bộ môn Khoa học nghiên cứu sự tương tác về mặt Sinh thái của các hoạt động Kinh tế, ảnh hưởng qua lại của Môi trường và hệ Sinh thái tới các hoạt động Kinh tế và mối quan hệ giữa các hoạt động Kinh tế với nhau. Mối quan hệ giữa Con người-Kinh tế và Môi trường có thể được hình dung như sau: CON NGÆÅÌI KINH TÃÚ MÄI TRÆÅÌNG Hải dương (Oceanography): từ khái quát để chỉ chung cho cả biển và đại dương, thường được dùng sau danh từ như khí tượng hải dương, nghiên cứu hải dương. Hải dương học (Orceanography) là môn khoa học nghiên cứu về biển, đại dương và về các hiện tượng địa chất, khí tượng, vật lý, hóa học, sinh học .v.v. của nó. Vùng đai dương (Ocean zone) là vùng nước thuộc đại dương trong đó các sinh vật biển khác nhau sinh sống. Các nhà khoa học chia các sinh vật (Creature or Organism) sống ở biển thành ba nhóm ứng với vùng mà chúng sinh sống: Sinh 4 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Thuyí Saín -Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  8. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn vật nổi (Phytoplankton and Zooplankton) gồm các loài động vật (Zoo) và thực vật (Plant) sống gần bề mặt trong vùng sáng; Sinh vật bơi gồm các loài sống trong vùng nửa tối; và sinh vật đáy là những loài sống ở vùng khơi sâu (vùng tối). Đại dương (Ocean): đại dương là biển lớn, thường ngăn cách các lục địa. Diện tích của các đại dương chiếm 71% diện tích trái đất. Trái đất có 4 đại dương chính theo thứ tự kích thước là: (1) Thái Bình Dương (Pacific Ocean): nằm giữa Châu Á, Australia, Nam cực, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đây là đại dương lớn nhất (bao phủ phần diện tích 1/3 bề mặt trái đất) và sâu nhất thế giới. Có nhiều đảo và rạn san hô trong các vùng biển nhiệt đới của Thái Bình Dương. (2) Đại Tây Dương (Atlantic Ocean): là đại dương lớn thứ hai (bao phủ 1/5 bề mặt trái đất), sau Thái Bình Dương, nằm giữa Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Nam Cực, sâu khoảng 4.000m, trải rộng khoảng 106 triệu km2, gồm cả các vịnh biển. Có thể tìm thấy đảo nổi ở Đại Tây Dương. (3) Ấn Độ Dương (Indian Ocean): là vùng biển lớn nằm giữa Châu Phi, Châu Á và Nam cực. Quần đảo Maldive nằm trong Ấn Độ Dương. (4) Bắc Băng Dương (Arctic Ocean): là đại dương nhỏ nhất trên thế giới, nó bao quanh Bắc cực và hầu như được bao bọc kín bởi các bờ biển Alaska, Canada, Greenland, Na Uy và Nga. Hầu như toàn bộ bị băng bao phủ quanh năm. (5) Nam Băng Dương (Antarctic Ocean): diện tích bao quanh lục địa Nam cực gồm các phần của 3 đại dương lớn là Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nằm sát Duyên hải lục địa Nam cực về phía Nam và vùng hội tụ Nam cực về phía bắc. Ngoại trừ giữa mùa Hè (mid-Summer), Nam Băng Dương luôn luôn có băng bao phủ. Biển (sea) và Vịnh (Gulf or Bay) là các vùng nước thuộc đại dương nằm giữa các đảo và các phần lục địa. Thềm lục địa (Continental Shelf): là mép của lục địa tiếp tục dưới biển tạo thành nền biển nông. Tại biên (rìa ngoài) của thềm lục địa, nền biển đột ngột hạ xuống rất dốc. Bề rộng của thềm lục địa thay đổi từ vài km đến khoảng 400 km. Sườn lục địa là sườn dốc ở rìa ngoài của thềm lục địa. Sinh thái-Kinh tế học Hải dương là môn học nghiên cứu tổng hợp các mối quan hệ của hệ Sinh thái-Kinh tế ở vùng biển và đại dương. 4 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  9. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn Nhiệm vụ trực tiếp của môn học là nghiên cứu Điều khiển các quá trình trong hệ Kinh tế-Môi trường biển trên cơ sở nghiên cứu những qui luật thuộc về chức năng, tính ổn định và sự phát triển của chúng ở các kích cỡ khác nhau ở từng vùng, từng địa phương, từng khu vực hay mang tính toàn cầu (theo M.T. Meleskin, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Ukraina). Môn học còn có nhiệm vụ nghiên cứu các phương hướng, phương pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lợi; điều khiển các quá trình tương tác sinh thái và kinh tế có tính đến các qui luật nhân-quả cũng như tính năng giới hạn khả năng điều tiết của cả hệ để bảo toàn chức năng sản xuất và cân bằng sinh thái. Trên cơ sở đó định trước sự phát triển của sức sản xuất và đầu tư vốn. Bản chất của quá trình nghiên cứu là phải tìm ra những biện pháp thực hiện điều khiển các quá trình trong hệ Sinh thái-Kinh tế nhằm hạn chế những ảnh hưởng phủ định của các hoạt động kinh tế đối với môi trường, tạo tiền đề để thiết kế một nền kinh tế tối ưu theo những tiêu chí sau: 1. Sử dụng tối thiểu sức lao động của xã hội. 2. Phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lợi tài nguyên. 3. Bảo toàn được chất lượng của môi trường. Những chỉ tiêu tối ưu đó là chỉ thị của các biện pháp kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người: F= f(R, e, r)/ P F là chất lượng cuộc sống (Force), R là cơ sở tài nguyên (Resources), e là hiệu quả sử dụng (effects), r là mức độ hay khả năng tái tạo của cơ sở tài nguyên (reproduction), P là dân số (Population). 1.2. Những kiến thức có liên quan Loài (Species) Theo E.P.Odum, (1979): Loài là đơn vị sinh học tự nhiên, tất cả thành viên của đơn vị đó liên kết thành “ kho “ gene chung (Merrell,1962). Theo Từ điển Sinh Học (Nxb Khoa Học Kỹ Thuật,1990): Tất cả các thành viên trong một quần thể sinh vật có khả năng giao phối lẫn nhau và sinh sản có kết quả. Theo Berg: loài (Species) là “Toàn bộ cá thể chiếm một vùng địa lý nhất định và có hàng loạt những đặc tính nhất định, truyền lại theo di truyền và luôn luôn phân biệt được loài này với những loài khác. 5 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  10. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn Quần thể (Population): là một tập hợp cá thể cùng một loài (hoặc các nhóm khác nhau mà trong đó các SV có thể trao đổi thông tin di truyền có khả năng duy trì loài) sống trong một khoảng không gian hoặc vùng địa lý xác định. • Quần thể Sơ đẳng: Quần thể nhỏ nhất có khả năng duy trì loài. • Quần thể Siêu đẳng: - Những sinh vật bậc thấp (tảo, nấm...) tuy khác nhau về mặt di truyền, nhưng giống nhau về mặt định tính sinh học, tụ lại với nhau trong một địa bàn. Ví dụ: nhóm vi khuẩn lọc nước Nitromonas (NH4+ => NO2- ), Nitrosibacter (NO2- => NO3- ). - Những sinh vật cùng loài khi đã đạt giá trị sản lượng sinh học cực đại, đòi hỏi phải có một khoảng không gian rộng hơn. Quần xã (Community): là tập hợp các quần thể sống trong một môi trường nhất định được hình thành trong quá trình lịch sử nhất định, có đặc trưng chung cho quần xã mà ở các quần thể thành viên riêng lẻ không có được. - Trong tự nhiên số lượng quần thể trong quần xã rất lớn. - Quần xã có nhiều đặc trưng riêng, không phải là phép cộng đơn thuần các quần thể, mỗi quần thể trong quần xã có một vị trí nhất định và sự sắp xếp các quần thể trong quần xã có hệ thống nhất định, và chiếm khâu nào đó trong một chuỗi thức ăn. - Quần xã phát triển độc lập bởi vì nó thực hiện được toàn bộ vòng chuyển hóa vật chất từ khâu đầu đến khâu cuối. - Cấu trúc: có nhiều dạng. Thành phần loài biến đổi theo không gian và thời gian, sự phân tầng. - Chức năng: chức năng quan hệ dinh dưỡng, vòng chuyển hóa vật chất, chuyển hóa năng lượng, quan hệ cộng sinh, quan hệ hội sinh. Chức năng phải dựa trên cấu trúc. - Diễn thế của quần xã (sự biến động của quần xã sinh vật): Trong quần xã về tính chất không thay đổi bao nhiêu, nhưng các quần thể trong quần xã thường thay thế kế tiếp nhau bắt đầu từ quần thể tiên phong cho đến các quần thể cao đỉnh. + Quần thể tiên phong: là các quần thể lần đầu xuất hiện ở một vùng nào đó và trên cơ sở của quần thể này các quần thể khác phát triển tiếp tục như thế. 6 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  11. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn + Quần thể cao đỉnh: là quần thể phát triển đến mức độ tốt nhất ở đó mối quan hệ giữa SV với Môi trường là hài hòa. SV lợi dụng được nhiều nhất yếu tố môi trường, đồng thời quan hệ giữa SV-SV rất hợp lý hỗ trợ tạo điều kiện cho nhau phát triển thành quần xã tối ưu nhất, còn gọi là quần xã cao đỉnh. Diễn thế được chia thành 2 loại : + Diễn thế nguyên sinh: xảy ra ở nơi mà trước đó không có SV hoặc có ở dạng khác. + Diễn thế thứ sinh: là diễn thế mà trước đây trên khu vực đó đã tồn tại quần xã rồi nhưng do tác động nào đó (thiên tai, chiến tranh, con người...) nó bị tàn phá đi (nhưng chưa hết). Trên nền đổ vỡ như vậy nó bắt đầu tiếp tục phát triển trở lại gọi là diễn thế thứ sinh. Diễn thế thứ sinh xảy ra rất nhanh theo định hướng nhất định cho nên con người thường lợi dụng những diễn thế này để định hướng theo ý muốn của chúng ta. Ví dụ: Diễn thế nguyên sinh quần xã thực vật rừng ngập mặn ở Tiên Yên (Quảng Ninh) theo Phan Nguyên Hồng, 1968. Mắm =======( Các cây chịu mặn =====( QX. hỗn hợp ===( Cây chịu (Avicennia marina) Sú (Aegiceras corniculatum) Vẹt chiếm mặn trên đất (QX tiên phong) Đước vòi (Rhizophora stylosa) ưu thế mặn không Vẹt dù (Bruguiera gymirorrhiza) ngập nước Trang (Kandelia candel) 1.3. Một số qui luật cơ bản 1.3.1 Qui luật tác động tổng hợp - Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn có tác động qua lại, sự biến đổi của một nhân tố sinh thái này có thể dẫn tới sự thay đổi về lượng, thậm chí về chất của nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của các thay đổi đó. Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái. Tác động kết hợp của các nhân tố khác nhau: * to và O2 (quan trọng ở nước ngọt) * to và S( (quan trọng ở vùng biển) * to và độ ẩm (quan trọng ở đất liền) Ví dụ về tác động kết hợp: AS Q.hợp (Gián tiếp)=>Nhiệt độ, độ ẩm=>Phân hủy của vi sinh vật=>Hoạt động dinh dưỡng 7 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  12. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn - Mỗi nhân tố sinh thái của môi trường chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động của nó lên đời sống sinh vật khi các nhân tố sinh thái khác cũng ở trong điều kiện thích hợp. Ví dụ: AS cần thiết cho quang hợp. Tuy nhiên cây không thể quang hợp tốt nếu trong môi trường thiếu nước và muối khoáng. 1.3.2 Qui luật giới hạn sinh thái Sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc nhiều vào cường độ tác động của các nhân tố sinh thái. Cường độ tác động tăng hay giảm, vượt ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống của chúng. Khi cường độ tăng hơn ngưỡng cao nhất hoặc giảm xuống thấp hơn ngưỡng thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không thể tồn tại. Giới hạn cường độ của một nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể chịu đụng được gọi là giới hạn sinh thái (GHST) của sinh vật đó. Còn cường độ có lợi nhất cho sinh vật hoạt động gọi là điểm cực thuận. Những loài khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau. Giới hạn sinh thái và điểm cực thuận còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi của cá thể, trạng thái cơ thể... a) Định luật giới hạn thấp nhất của Liebig (Liebig’s law of Minimum): Cơ thể sống có nhu vật chất thiết yếu nhất định cho các quá trình sống, lớn lên và sinh sản. Yếu tố vật chất thiết yếu nào có số lượng gần nhất với giá trị tối thiểu là yếu tố giới hạn đối với sinh vật đó. b) Định luật giới hạn sinh thái của SHELFORD (Shelford’s law of Tolerance): “Đối với mỗi nhân tố, mỗi loài SV có một giới hạn chịu đựng được, ngoài giới hạn này sinh vật sẽ chết “. Minipessimum Maxipessimum -/////-|--------------------|!--------------|---------------"|-------------|-//////- Min (cæûc haûi tháúp) Optimum Max (cæûc haûi cao) Giới hạn sinh thái (GHST): là khoảng cách từ điểm cực hại thấp đến điểm cực hại cao (nơi mà SV sống được). Optimum: khoảng điều kiện thuận lợi nhất, tại đó sinh vật phát triển tốt nhất, an toàn nhất (điều kiện mà tại đó SV phát triển ít tốn năng lượng mà vẫn giữ được kiểu trao đổi chất của mình). Optimum đặc trưng cho từng loài, đặc trưng cho từng môi trường. 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  13. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn Minipessimum: khoảng giới hạn thấp của yếu tố chỉ thị mà ở đó SV có thể sinh trưởng, nhưng không phát triển được trong môi trường đó. Maxipessimum: khoảng giới hạn cao của yếu tố chỉ thị mà ở đó SV có thể sinh trưởng, nhưng không phát triển được trong môi trường đó. Mỗi 1 loài SV có GHST riêng, GHST này thể hiện trước tiên là sự thích ứng của SV với môi trường. Thí dụ: GHST về yếu tố nhiệt độ của loài cá Rô phi: Minimum: 5,6oC Optimum: 30,0oC GHST = 42 - 5,6 = 36,4oC Maximum : 42,0oC SV có thể chia làm 2 loại: thích ứng rộng và hẹp + Thích ứng rộng-Eury Ex: Euryhaline (rộng muối) + Thích ứng hẹp-Steno Ex: Stenohaline (hẹp muối) 1.3.3 Qui luật tác động không đồng đều Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận của cơ thể sống, có nhân tố cực thuận đối với quá trình này nhưng lại có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. Nhiều loài sinh vật trong các giai đoạn sống từ khi còn non đến khi trưởng thành và thành thục có những nhu cầu về nhân tố sinh thái khác nhau, nếu không thỏa mãn thì chúng sẽ chết. Các sinh vật này phải di chuyển chỗ ở (di cư) để thỏa mãn nhu cầu sinh thái của chúng. 1.3.4 Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường Trong mối quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường, không những môi trường tác động lên sinh vật mà sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố của môi trường, và có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố đó. 1.4. Mật độ Mật độ là số lượng cá thể trên một đơn vị đo lường (thể tích, diện tích, khối lượng...). Mật độ thô (mật độ tự nhiên) là tổng số cá thể trên tổng diện tích chứa nó. Vd:76 triệu dân/ 330.000 km2 = 220 người/km2. Mật độ sinh thái học: là số cá thể trên tổng diện tích có thể khai thác.Ví dụ: 76 triệu/ 70.000 km2 = 1.100 người/km2 => Mật độ ST >> Mật độ thô. 9 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  14. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn 1.5. Tăng trưởng Khi không có nhân tố hạn chế của môi trường, số lượng cá thể của quần thể tăng mãi theo thời gian (Dạng chữ J). Säú læåüng Sæïc âãö khaïng cuía mäi træåìng Thåìi gian Khi có nhân tố hạn chế của môi trường, số lượng cá thể của quần thể tăng trưởng dạng chữ S. 1.6. Nguyên tắc phân bố ALLEE: Hoaût Thæûc váût âäüng Hiãûu æïng báöy âaìn Âäüng váût Máût âäü Hiãûu æïng nhoïm Khi mật độ gia tăng thì các hoạt động bị giảm. II. Những nguyên tắc chủ yếu Những nguyên tắc quan trọng trong quá trình nghiên cứu khai thác tổng hợp vùng biển là Theo giai đoạn, Phân chia lãnh hải, Tổng hợp và Tối ưu. - Theo giai đoạn: là phương thức tiếp nhận, sử dụng, bảo vệ và phục hồi chúng ở từng giai đoạn phát triển và tương tác. 10 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  15. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn Định lượng thời gian về giai đoạn phát triển các ngành kinh tế là xác định giới hạn ảnh hưởng của chúng đối với môi trường biển. Så âäö khäúi vãö mäúi quan hãû biãûn chæïng giæîa caïc hoaût âäüng kinh tãú våïi mäi træåìng biãøn (Theo G.C. BASKIROP, 1974) Ở Giai đoạn một: là giai đoạn mà môi trường có khả năng “tự làm sạch”. Ở Giai đoạn hai: là thời kỳ mà sự nhiễu loạn cùa các quá trình cần phải có sự can thiệp của con người mới hạn chế và khắc phục được. Ở Giai đoạn ba: môi trường hoàn toàn bất lực trước những hoạt động khai thác của con người. Để bảo đảm chất lượng môi trường con người phải có biện pháp can thiệp hoàn toàn. - Phân chia lãnh hải: là phương pháp phân chia theo từng vùng theo những dấu hiệu tự nhiên. Cách này có những lợi điểm là tạo ra những khả năng: + Xác định được những phương hướng chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế từng vùng. + Sử dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu những vùng tương tự. + Sử dụng phương pháp bản đồ và thống kê để theo dõi, đánh giá sự thay đổi của môi trường và kinh tế từng vùng riêng biệt. - Nguyên tắc tổng hợp: nguyên tắc này cần thiết để khai thác và sử dụng nguồn lợi, bảo vệ và phục hồi các nguồn lợi trong những vùng rộng lớn. Ứng dụng phương pháp tổng hợp để phát triển các lực lượng sản xuất, gắn liền với việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi cần phải lưu ý tới mối quan hệ tương tác giữa các lĩnh vực kinh tế và mối quan hệ tương tác với các đặc trưng hóa lý và động lực của môi trường. - Nguyên tắc tối ưu: sử dụng tối thiểu sức lao động; phân bố và sử dụng hợp lý nguồn lợi; bảo toàn chất lượng môi trường. 11 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  16. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn III. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề của Sinh thái Kinh tế học Hải dương, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và khoa học đang tập trung tìm kiếm những biện pháp hiệu quả đối với thực tiễn. Quan điểm nhìn nhận vấn đề luôn được xem là điều kiện tiên quyết để lựa chọn phương pháp. Quan điểm tiếp cận theo hệ thống (Peter Edwards, 1994) cho thấy trong nghiên cứu cần nhìn nhận một sự việc trong tổng thể các mối liên hệ, trong đó đặc biệt chú ý tới mức độ tương tác Quan điểm tiếp cận theo hệ thống của các hoạt động, sự việc. Khi xem xét, phân tích các hoạt động của đối tượng, không thể tách ra khỏi hoạt động của các đối tượng xung quanh, cũng như các hoạt động kinh tế, môi trường, chính sách của vùng và khu vực. Rõ ràng rằng, trong một đơn vị sản xuất, người lao động không chỉ có các hoạt động chuyên biệt mà họ còn các hoạt động hay những mối liên hệ khác từ các ngành nghề khác, cũng như các hoạt động chung cho cộng đồng. Quan điểm phát triển bền vững (PTBV) hay phát triển ổn định (sustainable development) nhìn chung được tóm tắt như là sự phát triển trong đó đảm bảo sự cân bằng của các mặt kỹ thuật & sinh học; kinh tế-xã hội & chính sách; môi trường trong cả hiện tại và tương lai. Giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa 3 yếu tố này là một sự bảo đảm tiên quyết cho phát triển bền vững. “PTBV là quá trình quản lý & bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định E hướng sự thay đổi về công nghệ và thể T chế theo một phương thức đảm bảo đạt được và thỏa mãn liên tục các nhu cầu của con người thuộc các thế hệ. PTBV như vậy để bảo tồn các nguồn tài nguyên đất, nước, các nguồn gen thực vật & động vật, sẽ không gây suy thoái S môi trường, thích hợp về mặt kỹ thuật, có giá trị quan trọng về mặt kinh tế và có thể chấp nhận được về mặt xã hội” (University of the Philippines in Sajise, 1998) Quan âiãøm phaït triãøn bãön væîng 12 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  17. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn Theo Burger (Lớp tập huấn của VNRP, 1998), việc cung cấp cho tương lai phải là sự lồng ghép bốn nguyên tắc sau đây: • Nguyên tắc hiệu suất tài nguyên: các nguồn tài nguyên không bị khai thác quá mức & sử dụng sai, mà phải được sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ hiệu suất tiềm năng. • Nguyên tắc tính đủ: cần được giới hạn ở mức tối thiểu cần thiết tuyệt đối, nhằm tạo ra việc sử dụng tài nguyên cho các thế hệ tương lai. • Nguyên tắc nhất quán: theo đó từng hệ phụ cần phải tương thích với các hệ phụ xung quanh, tương thích với các hệ thống cấp cao hơn, và tương thích với toàn bộ hệ sinh thái của trái đất. • Nguyên tắc đề phòng: nguồn tài nguyên nào có nguy cơ bị hủy hoại nghiêm trọng và không thể đảo ngược được, nếu thiếu độ chắc chắn đầy đủ về mặt khoa học, sẽ không được sử dụng và coi đây là một lý do để phòng ngừa suy thoái môi trường. “Nông nghiệp bền vững cần phải bao gồm việc quản lý thành công các nguồn tài nguyên để thỏa mãn những nhu cầu của con người luôn thay đổi, trong khi vẫn duy trì, hoặc nâng cao chất lượng môi trường & bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên” (Technical Advisory Committee in ADB, 1991). Các hệ thống nông nghiệp bền vững là những hệ thống có giá trị quan trọng về mặt kinh tế, đáp ứng được các nhu cầu an toàn về lương thực & dinh dưỡng của xã hội, trong khi vẫn bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước và chất lượng môi trường cho các thế hệ tương lai” (Agriculture Canada in ADB, 1991). a) Phương pháp phân tích hệ tổng thể: Phương pháp này cho phép khảo cứu các đặc trưng, dạng, kích cỡ các mối quan hệ và tác động trong hệ Sinh thái-Kinh tế. Nó xem xét các vấn đề về tính bền vững, thích nghi và khả năng tự phục hồi của hệ cũng như phương hướng và giải pháp ứng dụng vào thực tế. Chẳng hạn như: Ô nhiễm môi trường; Điều tiết các nguồn tài nguyên nước; Giao thông vận tải; Qui hoạch và sử dụng đất; Giáo dục và Y tế ... Tuy vậy, việc sử dụng phương pháp phân tích hệ cũng còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, đặc biệt là những giả định thiếu cơ sở từ cấu trúc của các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ, cũng như phản xạ của con người đối với tác động của ngoại cảnh và sự thay đổi của nó. Do đó khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý: + Khi lựa chọn cách giải quyết cần cân nhắc để có thể đánh giá, hoàn thiện thêm hoặc có khi phải thay đổi. 13 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  18. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn + Các tiêu chuẩn dùng để đánh giá kết quả phải thật rõ ràng, cụ thể. + Vấn đề tìm các mối quan hệ nhân-quả có thể được làm sáng tỏ dần trong quá trình giải quyết vấn đề. b) Thiết kế các cơ sở để kế hoạch hóa, điều tiết và điều khiển: Mấu chốt của phương pháp này là giải quyết được các vấn đề điều khiển trong tổng thể sản xuất khu vực ven biển có tính đến sự cân bằng giữa Kinh tế và Môi trường. c) Đánh giá nguồn lợi, tài nguyên, đặc tính và chất lượng môi trường: Khi sử dụng phương pháp này không những chỉ lưu ý đến việc đánh giá theo giá trị kinh tế mà cần xem xét các cơ chế kinh tế tối ưu để sử dụng các nguồn lợi tài nguyên. d) Các phương pháp toán học: Đây chính là các mô hình hệ Sinh thái- Kinh tế có sử dụng các công cụ toán học như tổ hợp, xác suất, thống kê, đại số ma trận, vi phân... Nó rất thuận tiện khi nghiên cứu tổng thể các qui luật chức năng của hệ Sinh thái thực tế. Có thể định lượng hoặc dự báo định tính. e) Phương pháp điều khiển tình trạng: Cấu trúc và các mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu luôn luôn thay đổi nên khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý: + Tất cả những điều cần biết để điều khiển hệ thống phức tạp có thể mô tả tổng thể theo ngôn ngữ tự nhiên. + Mọi chi tiết mô tả có thể chia thành nhóm, mô tả theo ngôn ngữ thực, sau đó xây dựng ngôn ngữ thích hợp để tiến hành điều khiển. + Có thể chia hệ phức tạp thành nhiều hệ đơn giản có thể điều khiển. + Tổ hợp của nhiều tình huống có thể phân chia thành nhiều cụm tình huống nhỏ và giải quyết điều khiển theo từng tình huống cụ thể. f) Phương pháp hệ thống đánh giá môi trường: Chủ yếu là xây dựng hệ thống dự báo dài hạn khả năng biến động của môi trường căn cứ vào các hoạt động kinh tế của con ngườivà các đánh giá giám định. g) Phương pháp mô hình trạng thái của hệ: Hạt nhân của mô hình là việc sử dụng giới hạn tuyệt đối của vùng, chẳng hạn giới hạn phân bổ dân cư. Để tìm giới hạn có thể căn cứ vào các khái niệm Chất lượng cuộc sống, tư liệu về tiềm năng nguồn lợi của vùng hay địa phương. 14 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  19. Sinh Thaïi Kinh Tãú Biãøn Chæång I: Phæång Phaïp Luáûn Tất nhiên, mô hình không thể cho kết quả mỹ mãn để quản lý và sử dụng vùng biển nhưng nó giúp ta đề xuất những khả năng có thể theo định hướng phát triển chung. Bản chất của tất cả những nguyên tắc và phương pháp vừa nêu trên là nhằm tạo ra công cụ dể đạt được các mục tiêu sau: 1. Khai thác một cách tối ưu các yếu tố Sinh thái biển phục vụ cho sự phát triển Kinh tế. 2. Xây dựng chiến lược phát triển Kinh tế biển trên cơ sở bảo đảm và duy trì sự cân bằng Sinh thái. 3. Sử dụng đa phương Nguồn lợi biển trong bối cảnh Sinh thái-Kinh tế- Xã hội hiện tại nhằm đưa lợi ích lâu dài cho Con người. 4. Đảm bảo sự hài hòa và giảm bớt các xung đột giữa nhu cầu hoạt động Kinh tế và sức ép ngày càng tăng về Sinh thái giữa Con người và Môi trường. 5. Nắm vững và sử dụng các qui luật Sinh thái nhằm gia tăng sản phẩm thu được từ biển trong thế phát triển Kinh tế lâu bền và Môi trường Sinh thái trong sạch. 15 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa Näng Nghiãûp-Træåìng Âaûi Hoüc Cáön Thå
  20. Sinh Thái Kinh Tế Biển Chương II: Chu Trình Vật Chất CHÆÅNG HAI CHU TRÇNH SÆÍ DUÛNG VÁÛT CHÁÚT TRONG TÆÛ NHIÃN Â ënh luáût baío toaìn váût cháút vaì nàng læåüng khàóng âënh laì váût cháút khäng âæåüc saïng taûo thãm vaì cuîng khäng bë máút âi qua caïc thåìi kyì. Tháût váûy, nguyãn tæí C vaì N cáön phaíi âæåüc sæí duûng âi vaì laûi nhiãöu láön trong viãûc xáy dæûng nãn caïc thãú hãû khaïc nhau cuía âäüng váût vaì thæûc váût. Traïi âáút coï leî chæa hãö nháûn mäüt khäúi læåüng låïn váût cháút tæì caïc haình tinh khaïc cuía vuî truû, cuîng nhæ bë máút âi mäüt khäúi læåüng váût cháút âaïng kãø naìo âoï vaìo khoaíng khäng bao la. Nguyãn tæí cuía mäùi nguyãn täú C, H, O, N, P, S vaì caïc nguyãn täú coìn laûi-âaî âæåüc láúy âi tæì mäi træåìng ngoaìi, âãø cáúu truïc nãn caïc thaình pháön cuía tãú baìo vaì sau cuìng, theo con âæåìng liãn tuûc qua caïc sinh váût khaïc nhau, laûi tråí vãö mäi træåìng vaì âæåüc sæí duûng laûi. Chu trçnh carbonic vaì næåïc laì nhæîng chu trçnh coï tênh cháút âëa cáöu räüng låïn. Trong chu trçnh khê carbonic, hãû thäúng carbonade cuía næåïc biãøn vaì thaím thæûc váût trãn màût âáút laì caïc kháu cäú âënh carbonic cuía khê quyãøn. Viãûc Oxy hoïa cháút muìn cuía âáút vaì âäút chaïy caïc nhiãn liãûu hoïa thaûch (than, gas, dáöu) trong cäng nghiãûp cuîng giaíi phoïng carbonic vaìo khê quyãøn. Hai quaï trçnh naìy ngaìy caìng tàng do viãûc caìy xåïi âáút ngaìy mäüt nhiãöu vaì cäng nghiãûp ngaìy caìng phaït triãøn. HÇNH 2.1: Läù thuíng táöng ozon xuáút hiãûn mäùi muìa Xuán åí Nam Cæûc, räüng 28,5 triãûu km2 (3 láön diãûn têch næåïc Myî), tênh âãún thaïng 9 nàm 2000. (Theo Tiãún sé Phaûm Vàn Táút-Taûp chê Thuäúc & Sæïc Khoíe, säú 184,3/2001). Ngæåìi ta lo ngaûi ràòng viãûc gia tàng khê CFC (Chlorofluoro carbon) vaì HCFC (Hydrochlorofluooro carbon) seî phaï huíy táöng ozon. Táöng ozon nàòm trong quyãøn bçnh læu (åí âäü cao tæì 15 km âãún 40 km trãn màût âáút). Låïp ozon naìy háúp thuû pháön låïn læåüng bæïc xaû cæûc têm, cho nãn con ngæåìi vaì muän váût måïi säúng âæåüc trãn traïi âáút. Caïc cháút naìy thaíi ra, táûp trung vaìo quyãøn bçnh læu. Tia màût tråìi taïc âäüng âãún caïc hoïa ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 Khoa Thuỷ Sản-Trường Đại Học Cần Thơ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2