Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 3
download
Giáo trình "Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện gia dụng như: Các loại đèn chiếu sáng thông dụng, nồi cơm điện, bàn là, bình nước nóng, quạt bàn, quạt trần, động cơ bơm nước; sơ đồ mạch điện nguyên lý của các thiết bị điện gia dụng; quy trình tháo lắp, bảo dưỡng quạt bàn, quạt trần, động cơ bơm nước, các loại đèn chiếu sáng thông dụng, bình nước nóng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MĐ: SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ ĐIỆN DÂN DỤNG NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kem theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ-CĐXD, ngày 30 tháng 9 năm 2021 Của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà nội, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 6 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp điện ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng là môn học chuyên môn ngành nhằm cung cấp các kiến thức về việc sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị điện tronng mạng điện dân dụng như: bàn là; máy sấy tóc; nồi cơm điện; bình nóng lạnh ... Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng do bộ môn Điện nước xây dựng gồm: ThS.Nguyễn Trường Sinh làm chủ biên và các thầy cô đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng đã được Trường CĐXD1 ban hành. Nội dung gồm 7 chương sau: Chương 1. Lắp đặt, kiểm tra và thay thế các loại đèn chiếu sáng thông dụng Chương 2. Sửa chữa bàn là Chương 3. Sửa chữa nồi cơm điện Chương 4. Bảo dưỡng, sửa chữa bình nước nóng Chương 5. Tháo, lắp, bảo dưỡng quạt bàn Chương 6. Tháo, lắp, bảo dưỡng quạt trần Chương 7. Tháo, lắp, bảo dưỡng động cơ bơm nước 1 pha Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Điện nước của Trung tâm Thực hành công nghệ và đào tạo nghề, trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các góp ý, ý kiến phê bình, nhận xét của người đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. Nguyễn Trường Sinh - Chủ biên 2. KS. Nguyễn Văn Tiến
- 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: SỬA CHỮA, BÃO DƯỠNG THIẾT BỊ ĐIỆN DÂN DỤNG Mã môn học: MH 31 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ. Trong đó: Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bải tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ. I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí môn học: Môn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, các môn học: An toàn điện; Mạch điện; Vẽ điện; Vật liệu, khí cụ điện; Kỹ thuật điện tử cơ, Đo lường điện, Mạch điện chiếu sáng cơ bản, Hệ thống điện căn hộ ống PVC đi nổi… - Tính chất của môn học: Là môn học chuyên môn nghề - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học Kỹ thuật lắp đặt điện là môn học chuyên môn nghề của chương trình học. Môn học này giúp người học có những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng. II.Mục tiêu môn học II.1. Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện gia dụng như: các loại đèn chiếu sáng thông dụng, nồi cơm điện, bàn là, bình nước nóng, quạt bàn, quạt trần, động cơ bơm nước. - Hiều được sơ đồ mạch điện nguyên lý của các thiết bị điện gia dụng; - Trình bày được quy trình tháo lắp, bảo dưỡng quạt bàn, quạt trần, động cơ bơm nước, các loại đèn chiếu sáng thông dụng, bình nước nóng… - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật, trình tự đấu dây, xác định cực tính động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha. II.2. Kỹ năng - Sửa chữa, bảo dưỡng được những hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện gia dụng; - Xác định được cực tính và đấu được dây động cơ điện 1 pha, 3 pha đạt yêu cầu kỹ và mỹ thuật. - Ứng dụng được quy trình tháo lắp, bảo dưỡng quạt bàn, quạt trần, động cơ bơm nước vào thực tế. II.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm để lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các loại thiết bị điện dân dụng. - Vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực hành đúng yêu cầu kỹ và mỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực, siêng năng, cầu tiến và trách nhiệm. III. Nội dung môn học Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ) Thực Số Tổng hành, Tên chương Lý Kiểm TT số thảo thuyết tra luận, bài tập Chương 1. Lắp đặt, kiểm tra và thay 1 4 thế các loại đèn chiếu sáng thông 12 8
- 8 Thời gian (giờ) Thực Số Tổng hành, Tên chương Lý Kiểm TT số thảo thuyết tra luận, bài tập dụng 1.1 Đèn sợi đốt 1.2 Đèn huỳnh quang 1.3 Đèn led 2 Chương 2. Sửa chữa bàn là 6 1 8 1 2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc Thực hành kiểm tra và sửa chữa những 2.2 hư hỏng thường gặp của bàn là 2.3 Kiểm tra bài 1 1 1 3 Chương 3. Sửa chữa nồi cơm điện 12 3 9 3.1 Cấu tạo 3.2 Nguyên lý làm việc Thực hành kiểm tra, sửa chữa những hư 3.3 hỏng thường gặp của nồi cơm điện Chương 4. Bảo dưỡng, sửa chữa bình 10 2 4 7 1 nước nóng 4.1 Cấu tạo 4.2 Nguyên lý làm việc Thực hành kiểm tra và sửa chữa những 4.3 hư hỏng thường gặp của bình nước nóng 4.4 Kiểm tra bài 2 1 1 Chương 5. Tháo, lắp, bảo dưỡng quạt 5 8 1 7 bàn 5.1 Quy trình tháo, lắp 5.2 Bảo dưỡng quạt Chương 6. Tháo, lắp, bảo dưỡng quạt 6 10 2 8 trần 6.1 Quy trình tháo, lắp Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng cơ 6.2 bản Chương 7. Tháo, lắp, bảo dưỡng động 7 15 3 11 1 cơ bơm nước 1 pha 7.1 Quy trình tháo, lắp Sửa chữa, khắc phục những hư hỏng cơ 7.2 bản 7.3 Kiểm tra bài 3 1 1 Cộng 75 15 57 3 * Nội dung chi tiết
- SỞ LAO ĐỘNG TB & XH TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số 285/QĐ-CĐN ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam Hà Nam, Năm 2017
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay các thiết bị điện gia dụng như nồi cơm, ấm đun nước, bình nước nóng, tủ lạnh, điều hòa... được sử dụng phổ biến và thường xuyên tại các hộ gia đình Việt Nam. Trong chương trình đào tạo sơ cấp điện dân dụng có mô đun “ Sửa chữa thiết bị điện dân dụng”. Mô đun này nhằm đào tạo cho học viên các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và sửa chữa một số hư hỏng thường gặp cuacs các thiết bị điện gia dụng. Giáo trình luôn bám sát vào chương trình khung sơ cấp sửa chữa thiết bị điện gia dụng. Giáo trình này là tài liệu quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên. Giáo trình này có cấu trúc gồm sáu bài chủ yếu là: BÀI 1: Lắp đặt, kiểm tra và thay thế các loại đèn chiếu sáng thông dụng BÀI 2: Sửa chữa bàn là điện BÀI 3: Sửa chữa nồi cơm điện BÀI 4: Bảo dưỡng, sửa chữa bình nước nóng BÀI 5: Sửa chữa, bảo dưỡng mạch điện tủ lạnh làm lạnh trực tiếp BÀI 6: Sửa chữa mạch điện quạt gió BÀI 7: Sữa chữa lò vi sóng Trong quá trình biên soạn giáo trình, không tránh khỏi khiếm khuyết, tác giả rất mong sự cộng tác và góp ý phê bình của bạn đọc, để ngày một hoàn thiện hơn Hà nam, ngày 03 tháng 6 năm 2017 Tham gia biên Chủ biên: Trần Nhữ Mạnh 2
- MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ................................................................................................................ 3 BÀI 1: LẮP ĐẶT, KIỂM TRA VÀ THAY THẾ .................................................... 6 CÁC LOẠI ĐÈN CHIẾU SÁNG THÔNG DỤNG ................................................. 6 1. Đèn sợi đốt ........................................................................................................... 6 2. Đèn huỳnh quang.................................................................................................. 7 3. Đèn thủy ngân cao áp ........................................................................................... 9 4. Thực hành lắp đặt, kiểm tra và thay thế ............................................................. 10 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................... 16 BÀI 2: SỬA CHỮA BÀN LÀ ............................................................................... 17 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ........................................................................... 17 2. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng thường gặp của bàn là ........... 18 Câu hỏi ôn tập: .................................................................................................... 18 BÀI 3: SỬA CHỮA NỒI CƠM ĐIỆN .................................................................. 19 1. Cấu tạo ................................................................................................................ 19 2. Nguyên lý làm việc............................................................................................. 19 3. Thực hành kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thường gặp của nồi cơm điện ... 20 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................... 22 BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BÌNH NƯỚC NÓNG ................................. 23 1. Cấu tạo ................................................................................................................ 23 2. Nguyên lý làm việc............................................................................................. 24 3. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng thường gặp của bình nước nóng ................................................................................................................................. 25 Câu hỏi ôn tập: ..................................................................................................... 26 BÀI 5: SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH LÀM LẠNH TRỰC TIẾP ............ 27 1. Sơ đồ mạch điện nguyên lý ................................................................................. 27 2. Cấu tạo ................................................................................................................. 27 3. Nguyên lý làm việc .............................................................................................. 31 Câu hỏi ôn tập: ..................................................................................................... 32 BÀI 6: SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH LÀM LẠNH QUẠT GIÓ ............. 33 1. Sơ đồ mạch điện nguyên lý ................................................................................. 33 3
- 2. Cấu tạo ................................................................................................................ 33 3. Nguyên lý làm việc............................................................................................. 38 4. Kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch điện tủ lạnh ............................ 39 Câu hỏi ôn tập: .................................................................................................... 40 BÀI 7: SỬA CHỮA LÒ VI SÓNG ........................................................................ 41 1. Quá trình tạo ra vi sóng và tính chất của vi sóng ............................................... 41 2. Cấu tạo của lò vi sóng ........................................................................................ 43 3. Nguyên lý làm việc............................................................................................. 44 4. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của lò vi sóng ........................ 45 Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................... 46 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện gia dụng Mã mô đun: MĐ 32 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này bố trí học trước khi học viên đi thực tập tại cơ sở. - Tính chất: Là môn học kiến thức kỹ thuật chuyên môn bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị điện gia dụng như: các loại đèn chiếu sáng thông dụng, nồi cơm điện, bàn là, bình nước nóng, tủ lạnh, lò vi sóng; + Hiều được sơ đồ mạch điện nguyên lý của các thiết bị điện gia dụng; - Về kỹ năng: + Sửa chữa, bảo dưỡng được những hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện gia dụng; + Lắp đặt , kiểm tra và thay thế được các loại đèn chiếu sáng thông dụng; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm để lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các loại thiết bị điện dân dụng. + Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; + Đánh giá kết quả sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm. Nội dung của mô đun: 5
- BÀI 1: LẮP ĐẶT, KIỂM TRA VÀ THAY THẾ CÁC LOẠI ĐÈN CHIẾU SÁNG THÔNG DỤNG Mã bài: MĐ 32 - 01 Giới thiệu Các loại đèn chiếu sáng giữ vị trí quan trọng trong điện dân dụng và công nghiệp. Mục tiêu - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại đèn chiếu sáng thông dụng; - Lắp đặt, kiểm tra và thay thế được các loại đèn chiếu sáng thông dụng; - Rèn luyện tác phong công nghiệp. Nội dung chính: 1. Đèn sợi đốt 1.1. Cấu tạo Đèn sợi đốt hay còn gọi là đèn dây tóc được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực do cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng. Dây tóc bóng đèn được làm từ kim loại Wolfram (Kim loại có điện trở nóng chảy rất cao). Để giảm tổn thất nhiệt lượng dây tóc được quấn xoắn. đường kính xoắn càng lớn thì tổn thất nhiệt lượng càng giảm. dây tóc được mắc gíc dắc trên cực phụ và hai cực chính của bóng đèn. Trong bóng có thể chứa khí trơ hoặc chân không. Thường bóng có công suất nhỏ thì hút chân không, còn bóng có công suất lớn hơn 75W thì nạp khí trơ để bảo vệ sợi đốt. 1.2. Nguyên lý làm việc Khi cho dòng điện đi qua sợi đốt của bóng đèn, do sợi đốt của bóng đèn có điện trở suất lớn là Wolfram nên sợi đốt được đốt nóng đến nhiệt độ phát ra ánh sáng khoảng (2000 3000)oK. 1.3. Ưu nhược điểm và ứng dụng - Ưu điểm: Nối trực tiếp với nguồn điện Kích thước nhỏ 6
- Rẻ tiền Bật sáng ngay Độ rọi cao - Nhược điểm: Tốn điện Phát nhiệt 2. Đèn huỳnh quang 2.1. Cấu tạo a. Bóng Đèn tuýp còn gọi là đèn huỳnh quang. Nguyên tắc phát quang của loại đèn này là dựa trên cơ sở sự phóng điện trong các chất khí. Sau khi hút chân không người ta nạp vào trong bóng một ít chất khí Argon và thuỷ ngân. Phía mặt trong ống được bôi một lớp bột huỳnh quang. Hai điện cực đặt ở hai đầu ống. 1 2 3 1. Bột huỳnh quang 2. ống thuỷ tinh 3. Điện cực b. Stăcte 1. Điện cực số 1 2. Điện cực số 2 3. Vỏ 4. Tụ điện Nó được tạo thành từ ống nhỏ đựng đầy Argon hay neon. Có hai điện cực, một trong hai điện cực được cấu tạo từ thanh lưỡng kim (hai kim loại có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau ghép xát lại với nhau) và được uốn cong hình chữ U. Khi có điện áp đặt vào hai điện cực sẽ tạo nên sự phóng điện trong Stăcte. Do nhiệt lượng toả ra nên điện cực 2 bị uốn cong và chạm vào điện cực 1 7
- 2.3. Ưu nhược điểm và ứng dụng Ưu điểm - Hiệu suất ánh sáng lớn - Tuổi thọ cao - Diện tích phất quang lớn Nhược điểm - Chế tạo khó, giá thành cao - Khi đóng điện đèn nhấp nháy nên hại mắt 3. Đèn thủy ngân cao áp 3.1. Cấu tạo Cấu tạo của bóng đèn này gồm có một bóng nhỏ hình ống bằng thạch anh. đường kính khoảng 10 15 mm và chiều dài khoảng vài cm. Trong bóng có hai điện cực và chứa thuỷ ngân với một lượng đủ bốc hơi khi đèn vận hành. áp suất trong ống thay đổi từ 1 5 at tuỳ theo từng loại bóng. ẩng thạch anh này được đặt thẳng đứng trong một bóng đèn tròn có tráng lớp bột huỳnh quang và chứa hơi khí hiếm có áp suất thấp 3.2. Nguyên lý làm việc Khi vận hành do điện cực phụ được gần 1 trong hai điện cực chính và nối với cực chính còn lại thông qua một điện trở phụ. Khi cấp nguồn, hai điện cực đặt gần nhau sẽ phóng điện sang nhau sinh nhiệt làm thuỷ ngân bốc hơi (Quá trìng khởi động). Quá trình khởi động thường kéo dài từ 4 5 phút. Lúc này đèn có ánh sáng màu đỏ. Khi môi trường trong ống thuỷ tinh là hơi thuỷ ngân thì sự phóng điện giữa hai điện cực chính xảy ra và xuất hiện các tia cực tím bức xạ bắn phá vào bầu 9
- thuỷ tinh bên ngoài có bột huỳnh quang. Lớp bột huỳnh quang này hấp thụ tia tử ngoại và phát sinh ánh sáng mắt người nhìn thấy được Cuộn chấn lưu có tác dụng làm ổn định và hạn chế dòng điện lúc đèn vận hành. Tụ điện mắc song song với đèn để bù công suất. 3.3. Ưu, nhược điểm và ứng dụng Ưu điểm - Hiệu suất ánh sáng lớn - Tuổi thọ cao - Diện tích phất quang lớn Nhược điểm - Chế tạo khó, giá thành cao - Khi đóng điện đèn không sáng ngay mà cần thời gian mồi 4. Thực hành lắp đặt, kiểm tra và thay thế 4.1. Đèn sợi đốt 4.1.1. Lắp mạch điều khiển 1 đèn sợi đốt a. Sơ đồ mạch điện *Sơ đồ nguyên lý Hình 6.1.2: Sơ đồ nguyên lý Trên hình vẽ là sơ đồ nguyên lý của mạch đèn sợi đốt, trong đó CC là cầu chì, K là công tắc và Đ là bóng đèn sợi đốt. *Sơ đồ lắp đặt Hình 6.1.3: Sơ đồ lắp đặt 10
- b. Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bóng đèn. Bước 2: Đấu dây Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị Đấu dây các thiết bị c. Thực hành lắp đặt và đấu dây * Công tác chuẩn bị: Dụng cụ TT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Kìm tuốt dây 01 2 Kìm điện 01 3 Kìm cắt dây 01 4 Tuôc nơ vít 4 cạnh 01 5 Tuôc nơ vít 2 cạnh 01 Thiết bị vật tư TT Tên Thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Dây dẫn đơn 1,5 mm 10m 2 Bảng điện 01 cái 3 Ống PVC 10m 4 Khớp nối 05 cái 5 Bóng đèn 01 cái 6 ốc vít 20 cái Thao tác mẫu Đây là bài học đầu tiên về kỹ năng lắp ráp mạch đèn chiếu sáng, các bài lắp ráp mạch sẽ thực hiện trên panel thực hành. Các thiết bị lắp trên panel thực hành theo phải đảm bảo khoảng cách vừa đủ để sinh viên dễ dàng liên hệ với mạch điện thi công ngoài thực tế. Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong giờ thực hành, quá trình thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp sinh viên nắm chắc được kiến thức và dễ dàng trong việc rèn luyện kỹ năng. Phần này giáo viên sẽ thao tác tỉ mỉ lần lượt từng bước thực hiện công việc để sinh viên quan sát. Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học viên nắm rõ được các bước thực hiện. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa 11
- rõ bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó. Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. Đánh giá kết quả Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch đèn sợi đốt, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau: - Mạch hoạt động tốt - Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. 4.1.2. Lắp đặt mạch điện 2 đèn đấu song song, nối tiếp a. Sơ đồ nguyên lý Sơ đồ mạch hai đèn nối tiếp Hình 6.2.1: Sơ đồ mạch hai đèn nối tiếp Sơ đồ mạch hai đèn song song Hình 6.2.2: Sơ đồ mạch hai đèn song song b. Trình tự lắp đặt Khi thực hiện lắp đặt mạch điện ta tiến hành theo trình tự sau: - Lắp đặt và đấu nối các thiết bị trên bảng điện bao gồm: cầu chì; công tắc. - Xác định vị trí và lấy dấu chỗ lắp bảng điện và đèn - Đặt các ống nối, hộp nối vào tuyến đường dây đã định sẵn - Mắc đèn vào vị trí đã được lấy dấu - Luồn dây vào trong các ống tới các thiết bị, số lượng dây dẫn đã được qui định trên sơ đồ, chừa các đầu dây tại các hộp nối. - Đấu nối các đầu dây theo sơ đồ và cho vận hành thử 12
- c. Lắp đặt mạch điện * Công tác chuẩn bị + Dụng cụ TT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Kìm tuốt dây 01 2 Kìm điện 01 3 Kìm cắt dây 01 4 Tuôc nơ vít 4 cạnh 01 5 Tuôc nơ vít 2 cạnh 01 6 Bút thử điện 01 + Thiết bị vật tư TT Tên Thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Dây dẫn đơn 1,5 mm 10m 2 Bảng điện 01 cái 3 Cầu chì 01 cái 4 Công tắc 01 cái 5 Ổ cắm 01 cái 6 Ống PVC 10m 7 Khớp nối 05 cái 8 Bóng đèn 01 cái 9 Ốc vít 20 cái * Thao tác mẫu Phần lắp đặt các mạch đèn sinh viên đã hình thành được kỹ năng ở các bài trước. Đối với bài này giáo viên chỉ thao tác mẫu kỹ năng lắp đặt đèn huỳnh quang trên panel thực hành. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực hiện đã học để sinh viên nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó. * Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 13
- 4.2. Đèn huỳnh quang a. Sơ đồ nguyên lý Hình 4.1.5: Mạch đèn huỳnh quang b. Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây Mạch đèn huỳnh quang được cho trên hình vẽ 9.1.5. Để lắp đặt mạch đèn huỳnh quang ta thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và đèn huỳnh quang Bước 2: Đấu dây Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị Đấu dây các thiết bị c. Thực hành lắp ráp mạch * Công tác chuẩn bị: Dụng cụ TT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Kìm tuốt dây 01 2 Kìm điện 01 3 Kìm cắt dây 01 4 Tuôc nơ vít 4 cạnh 01 5 Tuôc nơ vít 2 cạnh 01 Thiết bị vật tư TT Tên Thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Dây dẫn đơn 1,5 mm 10m 2 Bảng điện 01 cái 3 Ống PVC 10m 4 Khớp nối 05 cái 5 Bóng đèn 01 cái 14
- 6 ốc vít 20 cái * Thao tác mẫu Phần lắp đặt các mạch đèn sinh viên đã hình thành được kỹ năng ở các bài trước. Đối với bài này giáo viên chỉ thao tác mẫu kỹ năng lắp đặt đèn huỳnh quang trên panel thực hành. Vừa thao tác vừa thuyết trình và đối chiếu với các bước thực hiện đã học để sinh viên nắm chắc được kiến thức và trình tự thao tác. Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy sinh viên chưa hiểu hoặc chưa rõ bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó. * Thực hành - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các em. 4.3. Đèn thủy ngân cao áp a. Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bộ đèn halogen Bước 2: Đấu dây Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị Đấu dây các thiết bị b. Thực hành lắp đặt và đấu dây * Công tác chuẩn bị: - Dụng cụ TT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 1 Kìm tuốt dây 01 2 Kìm điện 01 3 Kìm cắt dây 01 4 Tuôc nơ vít 4 cạnh 01 5 Tuôc nơ vít 2 cạnh 01 - Thiết bị vật tư TT Tên Thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 1 Dây dẫn đơn 1,5 mm 10m 2 Bảng điện 01 cái 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa & Bảo dưỡng hệ thống truyền động – Lê Hồng Bích
115 p | 467 | 172
-
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng động cơ ô tô - Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
170 p | 99 | 29
-
Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ô tô)
97 p | 138 | 27
-
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng điện động cơ xăng - Nghề: Công nghệ ô tô (Dùng cho trình độ cao đẳng): Phần 1
58 p | 54 | 19
-
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng máy nén khí (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
97 p | 25 | 10
-
Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều trên ô tô - Trường Cao đẳng nghề Số 20
114 p | 14 | 10
-
Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề: Công nghệ ô tô) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
57 p | 64 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng động cơ đốt trong (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
122 p | 22 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng động cơ đốt trong (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
121 p | 26 | 8
-
Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng van công nghiệp 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
82 p | 18 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
63 p | 13 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
83 p | 13 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện dân dụng (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
71 p | 13 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng thiết bị điện (Nghề: Vận hành thuỷ điện) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
34 p | 62 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng van công nghiệp 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
82 p | 15 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hải Phòng
68 p | 16 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa bảo dưỡng van công nghiệp 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
44 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn