Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện tàu thuỷ (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
lượt xem 11
download
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện tàu thuỷ (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đấu động cơ không đồng bộ ba pha vào nguồn điện xoay chiều ba pha; Bảo quản bảo dưỡng máy điện; Tháo lắp máy điện quay; Kiểm tra bảo dưỡng vòng tiếp xúc cổ góp điện; Đặt lại vị trí chổi than cho máy điện một chiều;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện tàu thuỷ (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU THỦY NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 599/QĐ-CĐCG-KT&KĐCL 12 tháng 8 năm 2022 của Trường cao đẳng Cơ giới) Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện được biên soạn theo đề cương chi tiết mô đun “Sửa chữa thiết bị điện” cho hệ cao đẳng Sửa chữa máy tàu thủy Trường Cao đẳng Cơ giới Giáo trình này được dùng làm tài liệu giảng dạy cho giảng viên và học tập của sinh viên Sửa chữa máy tàu thủy. Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thúc mới có liên quan đến mô đun phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế, để giáo trình có tính thực tiễn cao. Nội dung của giáo trình được biên soạn với dung lượng 10 bài tương đương với 45 giờ. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Hội đồng sư phạm Trường Cao đẳng Cơ giới trong việc hiệu đính và đóng góp thêm nhiều ý kiến cho nội dung giáo trình. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi hết khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người sử dụng. Mọi góp ý xin được gửi về địa chỉ: Khoa Cơ khí động lực; Trường Cao đẳng Cơ giới; Nghĩa Kỳ - Tư Nghĩa - Quảng Ngãi. Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn Nguyễn Thành Toản - Chủ biên 2
- TT NỘI DUNG TRANG 1 Lời giới thiệu 2 2 Mục lục 3 3 Nội dung 4 Bài mở đầu 5 Bài 1: Đấu động cơ không đồng bộ ba pha vào nguồn điện 6 xoay chiều ba pha Bài 2: Bảo quản bảo dưỡng máy điện 7 Bài 3: Tháo lắp máy điện quay 8 Bài 4: Kiểm tra bảo dưỡng vòng tiếp xúc cổ góp điện 9 Bài 5: Đặt lại vị trí chổi than cho máy điện một chiều 10 Bài 6: Xác định cực tính động cơ không đồng bộ ba pha khi đã 11 mất dấu Bài 7: Kiểm tra điện trở cách điện 12 Bài 8: Tẩm sơn cho dây quấn máy điện 13 Bài 9: Sấy dây quấn máy điện 14 Bài 10: Bảo quản bảo dưỡng ắc quy 15 4 Tài liệu tham khảo 16 3
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU THUỶ Mã mô đun: MĐ34 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun Sửa chữa thiết bị điện tàu thủy quan trọng trong đào tạo nghề sử chữa máy tàu thủy được bố trí vào học kỳ III năm thứ hai. - Tính chất: Sửa chữa thiết bị điện tàu trang bị cho sinh viên nghề sửa chữa máy tàu thủy kiên thức về đấu mắc động cơ điện trong quá trình tháo lắp sửa chữa máy. Quy trình tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điện, ắc quy tàu thủy. - Đối tượng: Là giáo trình áp dụng cho học sinh trình độ Trung cấp nghề Sửa chữa máy tàu thủy Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được cách đấu động cơ điện vào nguồn điện xoay chiều ba pha. + Mô tả được cách tháo, lắp, bảo quản bảo dưỡng máy điện, khí cụ điện, ắc quy trên tàu thủy. - Kỹ năng: + Đấu được động cơ điện vào nguồn điện theo yêu cầu. + Tháo lắp được động cơ điện theo đúng quy trình, đảm bảo nhanh và an toàn. + Bảo dưỡng được và sửa chữa được một số hư hỏng nhỏ động cơ điện. + Sửa chữa và bảo quản được ắc quy tàu thủy. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý phẩm chất đạo đức, kỷ luật tốt, ý thức tự rèn luyện để nâng cao trình độ. + Ý thức về An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 4
- 1. Chương trình khung nghề Sửa chữa máy tàu thủy Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực Mã MH/ tín hành Tên môn học, mô đun Tổng MĐ/HP chỉ Lý /thực tập/ Kiểm số thuyết thí tra nghiệm/ bài tập 12 255 94 148 13 I Các môn học chung MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 4 90 30 56 4 II Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề II.1 Các môn học, mô đun cơ sở 15 240 155 71 14 MH 07 Vẽ kỹ thuật 3 60 30 27 3 MH 08 Cơ kỹ thuật 4 60 40 16 4 MH 09 Vật liệu cơ khí 3 45 35 8 2 MH 10 Dung sai và đo lường kỹ thuật 2 30 20 8 2 An toàn lao động và bảo vệ môi MH 11 3 45 30 12 3 trường 5
- II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn 56 1425 409 922 88 MH 12 Lý thuyết tàu 2 45 35 8 2 MH 13 Kỹ năng giao tiếp 2 30 20 8 2 MĐ 14 Vẽ trong Autocad 2 45 15 28 2 MĐ 15 Hàn - Nguội cơ bản 3 90 15 72 3 MĐ 16 Tiện cơ bản 1 45 5 38 2 MH 17 Tiếng Anh chuyên ngành 1 2 45 30 12 3 MH 18 Động cơ Diesel tàu thủy 1 3 60 40 16 4 Máy phụ và các hệ thống trên tàu MH 19 2 45 30 13 2 thủy MH 20 Công nghệ sửa chữa 2 30 24 4 2 MH 21 Điện tàu thủy 3 60 38 19 3 MH 22 Hệ thống động lực tàu thủy 3 45 30 12 3 MH 23 Tháo động cơ Diesel tàu thủy 2 60 6 50 4 Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động MĐ 24 1 45 6 35 4 cơ Diesel tàu thủy Sửa chữa các chi tiết động của động MĐ 25 1 45 6 35 4 cơ Diesel tàu thủy Sửa chữa hệ thống phân phối khí tàu MĐ 26 2 45 8 33 4 thủy MĐ 27 Sửa chữa máy nén khí 1 30 6 20 4 Sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel MĐ 28 2 45 8 33 4 tàu thủy 6
- MĐ 29 Sửa chữa hệ thống bôi trơn 2 45 8 33 4 MĐ 30 Sửa chữa hệ thống làm mát 2 45 9 32 4 Sửa chữa hệ thống khởi động và đảo MĐ 31 3 60 10 46 4 chiều tàu thủy MĐ 32 Sửa chữa máy phân ly dầu-nước 1 30 4 24 2 MĐ 33 Sửa chữa máy lọc dầu 1 30 4 24 2 MĐ 34 Sửa chữa thiết bị điện tàu thủy 1 45 8 33 4 MĐ 35 Lắp ráp tổng thành động cơ Diesel 3 60 10 46 4 MĐ 36 Vận hành động cơ Diesel tàu thủy 1 30 6 22 2 MĐ 37 Sửa chữa hệ thống lái 1 30 6 22 2 MĐ 38 Sửa chữa hệ thống tời 1 30 6 22 2 MĐ 39 Sửa chữa hệ trục tàu thủy 1 30 6 22 2 MĐ 40 Thực tập 1 5 180 15 161 4 Tổng cộng: 83 1920 663 1142 115 2. Chương trình chi tiết mô đun Thời gian (giờ) Số Thực hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, thảo số thuyết tra luận, bài tập 1 Bài mở đầu 1 1 Bài 1: Đấu động cơ không đồng bộ ba 2 3 1 2 pha vào nguồn điện xoay chiều ba pha 7
- 3 Bài 2: Bảo quản bảo dưỡng máy điện 4 0,5 3,5 4 Bài 3: Tháo lắp máy điện quay 4 0,5 3,5 Bài 4: Kiểm tra bảo dưỡng vòng tiếp 5 4 0,5 3,5 xúc cổ góp điện Bài 5: Đặt lại vị trí chổi than cho máy 6 5 0,5 2,5 1 điện một chiều Bài 6: Xác định cực tính động cơ 7 6 1 4 1 không đồng bộ ba pha khi đã mất dấu 8 Bài 7: Kiểm tra điện trở cách điện 5 1 4 9 Bài 8: Tẩm sơn cho dây quấn máy điện 4 1 4 10 Bài 9: Sấy dây quấn máy điện 4 1 3 11 Bài 10: Bảo quản bảo dưỡng ắc quy 5 3 2 Cộng 45 8 33 4 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ Sửa chữa máy tàu thủy 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về các mạch điện máy tàu thủy trong nhà máy đóng tàu và trên tàu thủy. 4.N ội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 8
- + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, C1 1 Sau 10 xuyên Thuyết trình Trắc nghiệm/ giờ. Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, C1, 3 Sau 20 thực hành Trắc nghiệm/ giờ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, 1 Sau 60 học thực hành thực hành B2, C1 giờ 9
- trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Sửa chữa máy tàu thủy 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô dun 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng các hệ điện trên tàu thủy. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) 10
- - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Tài liệu tham khảo: [1].Giáo trình sửa chữa máy tàu thủy - Trường cao đẳng Hàng hải I – Năm 2021 [2].Những hư hỏng ở máy điện,Bạch Quang Văn (dịch), Nhà xuât bản Công nhân kỹ thuật – 1987. [3].Sửa chữa những hư hỏng thông thường các loại máy điện gia dụng,Vân Anh (dịch), Nhà xuât bản Tổng hợp Đồng Tháp,1996. [4].Sửa chữa điện công nghiệp và dân dụng,Bùi Văn Yên - Trần Nhật Tân,Nhà xuât bản Giáo dục, Hà Nội, 2003. [5].Phương pháp xác định và khắc phục những hư hỏng trong máy điện,Phan Đoài Bắc- Nguyễn Đức Sĩ, Nhà xuât bản Công nhân kỹ thuật,1986. 11
- BÀI 01: ĐẤU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA VÀO NGUỒN ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA Mã bài: MĐ34-01 Động cơ không đồng bộ ba pha có nhiều loại:Động cơ một tốc độ, động cơ nhiều tốc độ. Việc đâu động cơ vào nguồn điện phải đúng theo thông số kỹ thuật, để đảm bào cho động cơ vận hành an toàn và hiệu quả, tránh cho động cho không bị hư hỏng khi vận hành Mục tiêu: -Xác định được đúng các đầu dây của từng pha; -Đâu được động cơ vào nguồn điện đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật; -Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. 12
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có. Nội dung chính: 1. Xác định các đầu dây 1.1. Mục đích Trong động cơ điện không đồng bộ ba pha, có sáu đầu dây đưa ra bảng đấu dây, tùy thuộc điện áp của nguồn mà ta thực hiện đấu sao hay đấu hình tam giác cho phù hợp. Các đầu dây mỗi nhà sản xuất có ký hiệu khác nhau. Bảng sau đây cho ta biết cách đánh dấu của một số nước. Ký hiệu các đầu dây của động cơ không đồng bộ ba pha Động cơ Pháp và Động cơ Đức Động cơ Nhật và Pha Việt Nam Rumani Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối 1 A X U R U X 2 B Y V S V Y 3 C Z W T W Z Trong thực tế sáu đầu dây này có khi bị mờ ký hiệu hoặc hỏng bảng đầu dây không biết đâu là đầu, đâu là cuối cuộn dây, mà thực hiện đấu động cơ này vào nguồn điện được. Để xác định đâu là đầu, cuối cuộn dây ta có thể dựa vào một trong các cách sau đây 1.2. Quy trình xác định đầu và cuối cuộn dây khi đã mất dấu. 1.2.1. Dùng nguồn điện xoay chiều. 13
- Bước 1: Dùng đồng hồ ôm hay đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở để tìm hai đầu dây của một pha. Thử xong ta được ba đôi, sau đó đánh dấu từng đôi một, lúc này ta mới biết được những đôi đó là cùng trong cùng một pha mà chưa biết được đâu là đầu, cuối cuộn dây. Bước 2: Ta tạm thời ký hiệu các đầu đầu là A, B, C. Các đầu cuối là X, Y, X, và thực hiện đấu theo sơ đồ sau: Hình 1.1.Sơ đồ đấu dây dùng nguồn điện xoay chiều theo bước 2 U là điện áp xoay chiều đưa vào thử. Đối với động cơ có điện áp 380 vôn công suất dưới 3 kw có thể lấy điện áp là 220 vôn. Những động cơ có công suất từ 3 - 10 kw có thể lấy điện áp 110 vôn. Những động cơ có công suất lớn hơn 10 kw thì lấy điện áp khoảng 15 -20 % điện áp định mức. Với sơ đồ trên nếu vôn kế chỉ chỉ không vôn (kim của đồng hồ nằm im) có nghĩa là hai cuộn dây được đấu ngược chiều, như vậy ta phải đảo lại đầu một trong hai cuộn dây BY hoặc CZ. Nếu vôn kế chỉ một giá trị nào đó thì việc đánh dấu đầu dây BY và CZ đã đúng. Bước 3: Chuyển hai đầu dây đồng hồ vào pha C (hoặc pha B) đã xác định ở bước 2. Sau đó đấu nối tiếp pha A với pha B như hình vẽ. Hình 1.2.Sơ đồ đấu dây dùng nguồn điện xoay chiều theo bước 3 14
- Nếu kim của đồng hồ vôn kế chỉ không vôn thì ta phải đảo lại hai đầu của cuộn dây AX, còn vôn kế chỉ một giá trị nào đó thì việc đánh dấu các đầu dây đã đúng. Sau khi đã xác định được các đầu đầu và đầu cuối cuộn dây ta phải sắp xếp các đầu dây vào bảng đấu dây cho đúng. Bước 4: Bố trí các đầu dây trên bảng đấu dây Hình 1.3. Bố trí các đầu dây trên bảng đấu dây 1.2.2. Dùng nguồn điện một chiều Bước 1: Dùng đồng hồ ôm hay đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở để tìm hai đầu dây của một pha. Thử xong được ba đôi, đánh dấu từng đôi một, lúc này mới biết được những đôi đó là cùng trong cùng một pha mà chưa biết được đâu là đầu, cuối cuộn dây. Nguồn điện một chiều để thử có thể lấy từ nguồn ắc quy điện áp 24 Vôn Bước 2: Ta tạm thời ký hiệu các đầu đầu là A, B, C. Các đầu cuối là X, Y, X, và thực hiện đấu theo sơ đồ sau: Hình 1.4.Sơ đồ đấu dây dùng nguồn điện một chiều theo bước 2 U là điện một chiều đưa vào thử; V là vôn kế xoay chiều; K là nút ấn thường mở. Với sơ đồ trên nếu ta đóng mở khoá K một cách liên tục, mà vôn kế chỉ chỉ không vôn (kim của đồng hồ nằm im) có nghĩa là hai cuộn dây được đấu ngược chiều, như vậy ta phải đảo lại đầu một trong hai cuộn dây BY hoặc CZ. Nếu vôn kế chỉ một giá trị nào đó thì việc đánh dấu đầu dây BY và CZ đã đúng. 15
- Bước 3: Chuyển hai đầu dây đồng hồ vào pha C (hoặc pha B). Sau đó đấu nối tiếp pha A với pha B như hình vẽ Hình 1.5.Sơ đồ đấu dây dùng nguồn điện một chiều theo bước 3 Khi ta đóng mở khoá K, nếu kim của đồng hồ vôn kế chỉ không vôn thì ta phải đảo lại hai đầu của cuộn dây AX, còn vôn kế chỉ một giá trị nào đó thì việc đánh dấu các đầu dây đã đúng. Sau khi đã xác định được các đầu đầu và đầu cuối cuộn dây ta phải xắp xếp các đầu dây vào bảng đấu dây cho đúng. Bước 4: Bố trí các đầu dây trên bảng đấu dây Hình 1.6. Bố trí các đầu dây trên bảng đấu dây 2. Cách đấu động cơ vào nguồn điện 2.1. Đấu hình sao 2.1.1. Cách đấu hình sao Khi đấu dây động cơ không đồng bộ ba pha ta cần phải chú ý đến nguồn điện cung cấp cho động cơ thuộc mạng 3 pha 220V/127V hay mạng điện 3 pha 380V/220V mà đấu cho phù hợp với điện áp định mức của động cơ. Nếu động cơ ba pha nói trên được đấu vào mạng điện 380V/220V 3 pha, thì động cơ này phải được đấu vào nguồn theo cách đấu hình sao. 16
- Theo cách đấu hình sao, ba đầu cuối hoặc ba đầu đầu được đấu chung lại với nhau thành một điểm chung, các đầu còn lại được đấu vào nguồn điện xoay chiều 3 pha. Hình 1.7. Sơ đồ nguyên lý cuộn dây đấu hình sao Thông thường các đầu dây của ba cuộn dây AX; BY; CZ được bố trí trên bảng đấu dây theo quy ước chung để tiện lợi đấu dây. Cách bố trí các đầu dây và phương pháp đấu hình sao như sau: Hình 1.8. Đấu hình sao Hình 1.9. Hình dạng động cơ đấu hình sao 2.1.2. Quy trình đấu động cơ không đồng bộ ba pha theo cách đấu sao Bước 1: Xác định cách đấu động cơ vào nguồn điện. Bước 2: Đấu động cơ vào nguồn điện. 17
- Bước 3: Kiểm tra nguội. Bước 4: Chạy thử. Hình 1.10. Đấu động cơ có 03 cuộn dây theo cách đấu sao. Hình 10.11. Đấu động cơ có 06 cuộn dây theo cách đấu sao. 2.2. Đấu hình tam giác 2.2.1. Cách đấu hình sao Trên nhãn động cơ không đồng bộ 3 pha có ghi điện áp định mức 380V/220V, mà động cơ được đấu vào nguồn điện 3 pha 220V/127V, thì động cơ phải được đấu vào nguồn điện 3 pha theo cách đấu hình tam giác. 18
- Cách đấu hình tam giác là đầu của pha này được đấu với cuối của pha kia theo thứ tự xoay tròn. Sau đó được đấu tới nguồn điện xoay chiều 3 pha Hình 10.12. Sơ đồ nguyên lý cuộn dây đấu hình tam giác Thông thường các đầu dây của ba cuộn dây AX; BY; CZ được bố trí trên bảng đấu dây theo quy ước chung để tiện lợi đấu dây. Cách bố trí các đầu dây và phương pháp đấu hình tam giác như sau: Hình 10.13. Đấu hình tam giác Hình 10.14. Hình dạng động cơ đấu hình tam giác 2.2.2. Quy trình đấu động cơ không đồng bộ ba pha theo cách tam giác Bước 1: Xác định cách đấu động cơ vào nguồn điện. Bước 2: Đấu động cơ vào nguồn điện. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện: Điện tử gia dụng - Nguyễn Tấn Phước, Lê Văn Bằng
137 p | 3361 | 1847
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện: Điện tử gia dụng - Nguyễn Tấn Phước, Lê Văn Bằng
137 p | 1196 | 606
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị Điện - Điện tử dân dụng: Phần 2 - Nguyễn Tấn Phước, Lê Văn Bằng
66 p | 531 | 200
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị Điện - Điện tử dân dụng: Phần 1 - Nguyễn Tấn Phước, Lê Văn Bằng
71 p | 301 | 112
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh (Nghề: Sửa chữa thiết bị điện lạnh) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
196 p | 74 | 27
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
56 p | 74 | 24
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
90 p | 32 | 23
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
92 p | 34 | 21
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
148 p | 29 | 20
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
156 p | 28 | 17
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện - điện tử gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
74 p | 25 | 15
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
156 p | 20 | 13
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp và dân dụng - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
53 p | 18 | 13
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
68 p | 17 | 12
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện - điện tử gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
74 p | 20 | 10
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị công tác (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
143 p | 42 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện động lực hệ thống lạnh (Nghề: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
136 p | 17 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn