Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
lượt xem 20
download
Giáo trình "Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên nêu được cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy photocopy Ricoh; trình bày được phương pháp cài đặt, cân chỉnh và sửa chữa các pan khi gặp sự cố ở máy photocopy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Sửa chữa Thiết bị văn phòng là một trong những lựa chọn của nghề Điện tử công nghiệp được biên soạn dựa theo chương trình khung đã xây dựng và ban hành năm 2017 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho nghề Điện tử dân dụng hệ Cao đẳng và Trung cấp. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi bài học đều có thí dụ và bài tập tương ứng để áp dụng và làm sáng tỏ phần lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo các giáo trình hiện có và cập nhật những kiến thức mới có liên quan để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung giáo trình được biên soạn với lượng thời gian đào tạo 150 giờ gồm có: Bài 01 MĐ30-01: Tổng quan về máy photocopy Bài 02 MĐ30-02: Sử dụng máy photocopy Bài 03 MĐ30-03: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Bài 04 MĐ30-04: Chu kỳ sao chụp của máy photocopy Bài 05 MĐ30-05: Các bộ phận trong chu kỳ sao chụp Bài 06 MĐ30-06: Hệ thống điện trong máy photocpy Bài 07 MĐ30-07: Các hệ thống tự động trong máy photocopy Bài 08 MĐ30-08: Phương pháp cân chỉnh và cài đặt thông qua chương trình máy. Bài 09 MĐ30-09: Sửa chữa các Pan thông dụng. Bài 10 MĐ30-10: Những hư hỏng và phương pháp xử lý các loại mực in thông dụng. Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các nghề điện tử dân dụng, cơ điện tử, điện công nghiệp và điện dân dụng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ điều chỉnh hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng 8 năm 2018 Tham gia biên soạn Chủ biên: Ngô Thanh Thế 2
- MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 Bài 1:Tổng quan về máy photocopy 12 1. Lịch sử phát triển máy photocopy 12 2. Phân loại máy photocopy 14 3. Tính năng căn bản của máy photocopy 16 4. Tính năng trợ giúp của máy photocopy 16 Bài 2: Sử dụng máy photocopy 17 1. Các loại giấy được sử dụng trong việc sao chụp 17 2. Sử dụng máy Photocopy 25 Bài 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 28 1. Nguyên lý hoạt động 28 2. Cấu tạo của Drum quang dẫn 29 3. Cấu tạo máy Photocopy 31 Bài 4: Chu kỳ sao chụp của máy photocopy 34 1. Giai đoạn 1: Hệ thống cung cấp giấy 34 2. Giai đoạn 2: Xử lý hình ảnh 37 3. Giai đoạn 3: Cố định ảnh 39 Bài 5: Các bộ phận phụ trong chu kỳ sao chụp 43 1. Bộ phận chuyển giấy 43 2. Đèn xóa biên 44 3. Bộ phận tách giấy ở Drum 44 Bài 6: Hệ thống điện trong máy photocopy 48 1. Hệ thống điện xoay chiều 48 2. Hệ thống điện 1 chiều 49 3. Sửa chữa hệ thống điện 50 Bài 7: Các hệ thống tự động trong máy photocopy 72 1.Khái niệm về hệ thống tự động 72 2. Hệ thống tự động điều nhiệt ở bộ sấy 72 3. Hệ thống tự động điều chỉnh mật độ hình ảnh trên bản chụp 74 4. Hệ thống tự động bổ sung mực 79 Bài 8:Phương pháp cân chỉnh và cài đặt thông qua 86 chương trình máy 1. Phương pháp truy cập vào chương trình điều khiển máy 86 2. Chương trình điều khiển máy 89 3. Bảng mã kiểm tra tín hiệu đầu vào 105 4. Bảng kiểm tra các thiết bị đầu ra 109 5. Bảng mã cài đặt kích thước giấy 111 6. Bảng mã lỗi báo hỏng 111 7. Cơ chế máy báo hết mực 132 8. Tình trạng máy bị Abnormal 133 9. Trình tự sửa chữa khi thay vật tư mới 133 10. Phương pháp cài mật khẩu người sử dụng 133 Bài 9: Sửa chữa các Pan thông dụng 134 Sửa chữa pan máy báo kẹt giấy 1. Sửa chửa pan máy báo kẹt giấy ở hệ thống cung cấp giấy 135 3
- Sửa chữa bộ phận xử lý ảnh 2. Sửa chữa bản chụp bị mất hình ảnh. 135 Bài 10: Những hư hỏng và phương pháp xử lý các loại 149 mực in thông dụng 1. Hiện tượng bản chụp bị mờ do mực 149 2. Bản chụp bị xám nền. 149 3. Bản chụp có các vệt dơ do rơi mực 149 4. Máy không quản lý được lượng mực 149 5. Hình ảnh không cố định được trên giấy. 149 4
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: SỬA CHỮA THIẾT BỊ VĂN PHÒNG Mã mô đun : MĐ 32 Thời gian thực hiện mô đun: 150 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 101 giờ; Kiểm tra: 04 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn đun - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô-đun/ môn học Vật liệu, linh kiện điện tử; mạch điện tử cơ bản, kỹ thuật số, vi diều khiển cơ bản.. -Tính chất: Là mô đun kiến thức chuyên môn nghề bắt buộc II. Mục tiêu mô đun - Kiến thức: + Nêu được cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy photocopy Ricoh. + Trình bày được phương pháp cài đặt, cân chỉnh và sửa chữa các pan khi gặp sự cố ở máy photocopy . - Kỹ năng: + Sửa chữa được các pan kẹt giấy ở bộ phận cung cấp giấy và đường giấy đi, các pan hư hỏng ở bộ phận xử lý ảnh, các pan hư hỏng ở bộ phận cố định ảnh. + Sử dụng bộ chương trình máy để cân chỉnh chất lượng bản chụp, cài đặt các tính năng cho máy. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, chủ động và sáng tạo trong học tập, an toàn cho người và thiết bị; + Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và đúng các biện pháp an toàn; + Có tư thế tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng phối hợp làm việc nhóm trong quá trình học tập và sản xuất. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, thí Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo tra luận, bài tập 1 Bài 1 : Tổng quan về máy photocopy 4 4 1. Lịch sử phát triển máy photocopy 0.5 0.5 2. Phân loại máy photocopy 1 1 3. Tính năng căn bản của máy photocopy 1 1 4. Tính năng trợ giúp của máy photocopy 1.5 1.5 2 Bài 2: Sử dụng máy photocopy 4 1 3 1. Các loại giấy được sử dụng trong việc 0.5 0.5 sao chụp 2. Sử dụng máy Photocopy 3.5 0.5 3 3 Bài 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 4 1 3 5
- 1. Nguyên lý hoạt động 0.25 0.25 2. Cấu tạo của Drum quang dẫn 0.25 0.25 3. Cấu tạo máy Photocopy 3.5 0.5 3 Bài 4: Chu kỳ sao chụp của máy 4 8 2 6 photocopy 1. Giai đoạn 1: Hệ thống cung cấp giấy 2.5 0.5 2 2. Giai đoạn 2: Xử lý hình ảnh 2.5 0.5 2 3. Giai đoạn 3: Cố định ảnh 3 1 2 Bài 5: Các bộ phận phụ trong chu kỳ 5 8 1 6 1 sao chụp 1. Bộ phận chuyển giấy 2.25 0.25 2 2. Đèn xóa biên 2.25 0.25 2 3. Bộ phận tách giấy ở Drum 2.5 0.5 2 Kiểm tra 1 1 Bài 6: Hệ thống điện trong máy 6 10 2 8 photocopy 1. Hệ thống điện xoay chiều 1.5 0.5 1 2. Hệ thống điện 1 chiều 1.5 0.5 1 3. Sửa chữa hệ thống điện 7 1 6 Bài 7: Các hệ thống tự động trong máy 7 16 5 10 1 photocopy 1. Khái niệm về hệ thống tự động 0.5 0.5 2. Hệ thống tự động điều nhiệt ở bộ sấy 2.5 0.5 2 3. Hệ thống tự động điều chỉnh mật độ 3 1 2 hình ảnh trên bản chụp 4. Hệ thống tự động bổ sung mực 3 1 2 5. Hệ thống tự động chọn giấy 3 1 2 6. Hệ thống tự động chọn độ phóng/thu 3 1 2 Kiểm tra 1 1 Bài 8: Phương pháp cân chỉnh và cài 8 12 5 6 1 đặt thông qua chương trình máy 1. Phương pháp truy cập vào chương trình 0.5 0.5 điều khiển máy 2. Chương trình điều khiển máy 0.5 0.5 3. Bảng mã kiểm tra tín hiệu đầu vào 0.25 0.25 4. Bảng kiểm tra các thiết bị đầu ra 0.25 0.25 5. Bảng mã cài đặt kích thước giấy 0.5 0.5 6. Bảng mã báo “U” 0.5 0.5 7. Bảng mã lỗi báo hỏng 0.5 0.5 8. Cơ chế máy báo hết mực 0.5 0.5 9. Tình trạng máy bị Abnormal 0.5 0.5 10. Trình tự sửa chữa khi thay vật tư mới 3.5 0.5 3 11. Phương pháp cài mật khẩu người sử 3.5 0.5 3 6
- dụng Kiểm tra 1 1 9 Bài 9: Sửa chữa các pan thông dụng 16 5 11 1. Sửa chữa pan máy báo kẹt giấy 7 2 5 2. Sửa chữa bộ phận xử lý ảnh 9 3 6 Bài 10: Những hư hỏng và phương 10 8 4 3 1 pháp xử lý các loại mực in thông dụng 1. Hiện tượng bản chụp bị mờ do mực. 1 0.5 0.5 2. Bản chụp bị xám nền. 1 0.5 0.5 3. Bản chụp có các vệt dơ do rơi mực. 1.5 1 0.5 4. Máy không quản lý được lượng mực. 1.5 1 0.5 5. Hình ảnh không cố định được trên giấy. 2 1 1 Kiểm tra 1 1 Cộng; 90 30 56 04 7
- Bài 1 : TỔNG QUAN VỀ MÁY PHOTOCOPY Mã bài : MĐ32-01 Giới thiệu : Sự ra đời của máy PHOTOCOPY là một bước ngoặt lịch sử trong việc sao lưu tài liệu của nhận loại. Nó đã giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc lưu truyền những kiến thức, thông tin tri thức qua sách vỡ, báo chí…. Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, từ những máy photocopy đầu tiên ra đời với tốc độ thấp, chất lượng bản photo kém…thì nay đã được cải tiến thành những máy photocopy nhanh hơn và chất lượng hơn. Mục tiêu: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Hiểu được lịch sử ra đời của máy photocopy. - Phân loại được các dạng máy photocopy. - Trình bày chính xác chức năng nhiệm vụ các bộ phận phụ trong máy photocopy. Nội dung chính : 1. Lịch sử phát triển máy photocopy 1.1 Sơ lược lịch sử ngành in Hàng nghìn năm kể từ sau khi chữ viết được phát minh ra ở Iraq, công việc sao chép tài liệu vẫn chủ yếu chỉ là chép tay. Một bản sao chép đòi hỏi lượng thời gian rất lớn, nó có thể tiêu tốn từ hàng tháng đến hàng năm trời mới có thể hoàn thành xong, và giá của những bản in này có lẽ chỉ thích hợp với túi tiền của tầng lớp thượng lưu. Điều này đã tạo ra một rào cản rất lớn trong việc lưu truyền kiến thức, thông tin, ý tưởng và do đó kéo tụt sự phát triển của xã hội. Chính sự thèm khát tri thức thông qua sách vở, tài liệu đã thúc đẩy con người phát minh ra một phương thức mới: in ấn. Kể từ khi những phương pháp in ấn đầu tiên ra đời tại Trung Quốc và Ấn Độ vào những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, cho đến khi Xerox - Chiếc máy in điện tử đầu tiên được công bố vào năm 1949 tại Mỹ, lịch sử của công nghệ in ấn gần như đã song hành với nền văn minh nhân loại. 1.2. Sự ra đời của máy Photocopy Năm 1938, Chester Carlson, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học Caltech, đã phát triển ý tưởng tạo ra công nghệ "in khô" thông qua máy in điện tử. Anh đã cố bán ý tưởng này cho hơn 20 công ty , trong đó có IBM, tuy nhiên tất cả đều cho rằng anh chàng này đã mất trí --ai lại cần đến cỗ máy để làm thay công việc của một tờ giấy than? Cuối cùng, đến năm 1949, tập đoàn Haloid tại New York đã đồng ý chi tiền để biến ý tưởng của Carlson thành sự thực. Họ gọi công nghệ này này là "Xerography" (tiếng Hy Lạp nghĩa là in khô), và sau đó tập đoàn này đã đổi tên thành Xerox - Tập đoàn in ấn lớn nhất thế giới hiện nay. Cơ chế hoạt động của máy in này ( Hình 1.1) có thể được tóm gọn như sau: trục in sẽ được sạc tĩnh điện để tạo ra một điện thế có thể lên đến hàng vạn vôn, sau đó một luồng ánh sáng được quét qua bản gốc, gửi những hình ảnh từ bản gốc đến trục in, tạo ra sự khác biệt về phân bố điện tích trên trục in. Một loại mực bột đặc biệt sẽ được phun lên mặt trục in và dính vào trục in theo sự phân bố điện tích này. Cuối cùng, trang giấy được áp lên mặt trục in và sao lại hình ảnh từ đây. 8
- Về cơ bản, một máy photocopy sẽ có ba trục: trục in để in lại những hình ảnh cần photo lên giấy, trục ép để ép chặt những hạt mực vào giấy, và trục lau để lau sạch trục in, chuẩn bị cho một lần photo mới. Hình 1.1 Cơ chế hoạt động của máy photocopy theo phương pháp sao chụp tĩnh điện Chester Carlson Hình 1.2 Chiếc máy photocopy đầu tiên của hãng Xerox theo công nghệ Chester Carlson Một chiếc máy photocopy cổ điển gặp rất nhiều vấn đề trong việc photo hàng loạt. Để photo ra 50 bản sao từ một bản gốc, bạn sẽ phải tiến hành quét đến 50 lần. Trong khi đó, với những chiếc máy hiện đại, được tích hợp công nghệ in số hóa và 9
- thiết bị in laser, bạn sẽ chỉ cần quét qua bản in một lần, những hình ảnh này sẽ được lưu vào bộ nhớ và thiết bị in sẽ tạo ra 50 bản in nhanh hơn và hiệu quả hơn. 2. Phân loại máy photocopy 2.1. Phân loại theo khả năng sao chụp Khả năng sao chụp tùy theo nhà sản xuất và tùy vào loại máy, nhưng nhìn chung chia theo 4 loại như sau: - Dòng máy photocopy tốc độ thấp, thời gian sao chụp từ 15-25 tờ/ phút. - Dòng máy photocopy tốc độ vừa, thời gian sao chụp từ 32-45 tờ/ phút. - Dòng máy photocopy tốc độ cao, thời gian sao chụp từ 50-80 tờ/ phút. - Dòng máy photocopy siêu tốc, thời gian sao chụp từ từ 90tờ/ phút trở lên 2.2. Phân loại theo phương pháp xử lý ảnh Khả năng xử lý ảnh chia thành 3 loại: -Xử lý ảnh Analog. - Đối với dòng máy này không có khả năng lưu giữ hình ảnh, cũng như chức năng in, scan..v..v. Máy chỉ có chức năng sao chụp thông thường. - Độ ổn định khi làm việc không cao, bản chụp tương đối, gây ô nhiễm môi trường. Hình 1.3 :Máy Ricoh FT7670 -Xử lý ảnh digital ( kỹ thuật số). - Đối với dòng máy xử lý ảnh bằng phương pháp kỹ thuật số, máy có khả năng lưu trữ văn bản, tích hợp in, scan, fax, scan to email, fax to email - Khả năng in trực tiếp từ USB, in mạng, in từ coputer. - Với chất lượng bản chụp đạt tốt hơn dòng analog, độ phân giải rất cao. - Thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm cao. Hình 1.4 :Máy Ricoh Aficio 3045 - Xử lý ảnh màu. ( photocopy màu) 10
- - Đối với dòng máy xử lý ảnh bằng phương pháp kỹ thuật số, máy có khả năng photo văn bản có ảnh màu - Khả năng in trực tiếp từ USB, in mạng, in từ coputer. - Với chất lượng bản chụp đạt tốt hơn dòng analog, độ phân giải rất cao. - Thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm cao. Hình 1.5: Máy in màu của Ricoh 3. Tính năng căn bản của máy photocopy 3.1. Kích thước bản chụp Kích thước bản chụp thông thường của máy photo là khổ giấy từ A5 cho tới A0. 3.2. Khả năng phóng to – thu nhỏ - Đối với dòng máy xử lý ảnh bằng kỹ thuật Analog khả năng phóng to thu nhỏ chỉ từ 50% - 200%. - Đối với dòng máy xử lý ảnh bằng kỹ thuật Digital khả năng thu nhỏ 25%, phóng to lên đến 400%. 3.3. Khả năng điều chỉnh mật độ hình ảnh. - Đối với máy Analog, mật độ hình ảnh vào khoảng 300dpi. - Đối với dòng máy kỹ thuật số mật độ hình ảnh cơ bản là 600dpi, có thể điều chỉnh lên 1.200 dpi. 3.4. Khả năng lưu dữ liệu. Khả năng này chỉ có đối với dòng máy kỹ thuật số vì có bộ nhớ ngoài, những máy đời đầu ổ cứng khoảng 10Gb nhưng hiện nay có máy đã hổ trợ lên đến 1TGb. 4. Tính năng trợ giúp của máy photocopy 4.1. Tự động nạp và đảo mặt bản gốc : Đây là một Option của máy photo, trợ giúp rất lớn trong công việc sao chụp văn bản, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đối với những máy không có bộ phận này, người chụp phải thao tác từng tờ giấy, đôi khi hay bị nhầm lẫn nên rất dễ làm hư bản chụp. Thời gian đầu, bộ phận nạp bản gốc chỉ có khả năng chụp được 1 mặt giấy, những văn bản có 2 mặt giấy phải làm Hình 1.6 : Bộ phận tự nạp và đảo bản gốc (DADF) thao tác chụp 2 lần. Nhưng những dòng máy mới sau này, khả năng chụp 2 mặt trên 1 tờ giấy nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc sao chụp 4.2. Tự động đảo mặt bản chụp 11
- Bộ phận này thông thường có sẳn trong máy, nhưng chỉ đối với dòng máy có tốc độ từ vừa tới cao. Riêng dòng máy siêu tốc thì không có bộ phận này, vì tốc độ rất cao khi chụp 2 mặt dễ xảy ra tình trạng hóc giấy (kẹt giấy) nên bộ phận trên không có. Đối với dòng máy tốc độ thấp thì đây cũng là bộ phận Option ( phụ kiện), tùy theo mục đích sử dụng và Hình 1.7 : Bộ phận tự đảo bản photo(Duplex) nhu cầu mà người dùng lắp vào hoặc không lắp. Thường dòng máy tốc độ thấp chỉ phù hợp sử dụng trong những văn phòng nhỏ, công suất làm việc rất thấp. 4.3. Tự động sắp xếp thành tập, đóng kim sao khi chụp Bộ phận này được gọi là Finisher hay Sorter, có khả năng chia bộ, sắp thành cuốn, đóng kim và bấm lổ bản photo. Trước đây đối với dòng máy Analog không có bộ phận Sorter, người dùng muốn sao văn bản mà chia thành nhiều bộ hoặc nhiều cuốn gặp rất nhiều khó khăn, tốn rất nhiều thời gian Hình 1.8 : Bộ phận chia bộ (Finisher) 4.4. Sao chụp âm bản Máy photocopy dựa theo tính năng này để tái tạo ảnh lên Drum (Một trong những bộ phận hiện ảnh). 4.5. Chế bản, tạo phông Chức năng này chỉ có ở dòng máy Kỹ thuật số. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 1 1. Nội dung : - Về kiến thức : Trình bày được hoàn cảnh ra đời và phân biệt được các dòng máy photocopy. - Về kỹ năng : Nhận biết được đầy đủ các Option theo máy, chức năng máy. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm : Đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp. 2. Phương pháp : - Về kiến thức : Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết. - Về kỹ năng : Đánh giá kỹ năng nhận biết về các bộ phận của máy photocopy. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm : Tỉ mĩ, cẩn thận, chính xác trong công việc. 12
- BÀI 2: SỬ DỤNG MÁY PHOTOCOPY Mã bài : MĐ32-02 Giới thiệu : Máy Photocopy trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại của nhiều hàng sản xuất khác nhau. Vì thế để sử dụng được chính xác người sử dụng phải biết những thao tác cơ bản khi sử dụng. Việc sao lưu tài liệu phải sử dụng rất nhiều loại giấy, từng loại giấy là cách chỉnh khác nhau trên những dòng máy khác nhau. Mục tiêu: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Xác định đúng khổ giấy, sớ giấy và định lượng giấy. - Sử dụng được các loại máy photocopy. Nội dung chính : 1. Các loại giấy được sử dụng trong việc sao chụp. 1.1. Kích thước giấy : Các kích thước của giấy khổ A, theo quy định của ISO 216, được đưa ra trong bảng dưới đây trong cả hai mm và inch (đo cm có thể thu được bằng cách chia giá trị mm 10). Hình biểu đồ bên dưới đưa ra một lời giải thích trực quan của các kích thước liên quan đến nhau - ví dụ như A5 là một nửa kích thước giấy A4 và A2 là một nửa của khổ giấy A1. Hình 2.1 : Bảng kích thước giấy theo mm và inch Cách xác định: 13
- Một loạt các kích thước giấy được quy định tại ISO 216 các yêu cầu sau đây: - Chiều dài chia cho chiều rộng là 1,4142 - Kích thước A0 có diện tích 1 mét vuông. - Mỗi kích thước sau A (n) được định nghĩa là A (n-1) cắt giảm một nửa song song với các cạnh của nó ngắn hơn. - Chiều dài tiêu chuẩn và chiều rộng của mỗi kích thước được làm tròn đến mm gần nhất. Hình 2.2: Cách xác định khổ giấy theo tiêu chuyển ISO216 1.2. Định lượng giấy Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy với nhiều định lượng khác nhau, thường trong việc in ấn phục vụ trong công việc văn phòng hàng ngày người ta thường sử dụng giấy có định lượng từ 60g/m2 – 80g/m2. Tiêu chí đầu tiên ta cần lưu ý đó là về loại giấy được sử dụng. Các loại giấy thông dụng trên thị trường hiện nay gồm: - Kraft: là loại giấy tái sinh, bề mặt tương đối thô, thường có màu nâu vàng nhưng có thể được tẩy trắng để dễ cho việc sản xuất đa dạng. Giấy Kraft sử dụng làm túi giấy, đóng gói… 14
- - Duplex: có bề mặt trắng và láng hơi giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn. Tiêu chí thứ hai, ta cần xét về nguồn gốc, xuất xứ của loại giấy dự định đưa vào sản xuất. Về mặt này, có thể thấy trên thị trường ngành bao bì hiện nay rất đa dạng các loại giấy từ các quốc gia, trong đó nổi trội là giấy Thái với chất lượng cao. Tuy nhiên hiện nay chất lượng giấy được sản xuất tại Việt Nam cũng đã có vị trí nhất định bởi chất lượng khá ổn định. Mội tiêu chí khác để phân biệt là khối lượng của giấy, từ đó ta có thể xác định được các loại giấy khác nhau. Ở đây xin trình bày số liệu của một số loại giấy cơ bản thông dụng sau: - Giấy lụa, giấy mỏng: ≤40 g/m2 - Giấy: 40 – 120 g/m² - Giấy bìa: 120 – 200 g/m² - Bìa: >200 g/m² Trên đây là những tiêu chí rất cơ bản giúp khách hàng có thể định hình một cách sơ lược và tổng quát về định lượng giấy. Ngoài ra, còn có những tiêu chí khác chi tiết và cụ thể hơn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà khách hàng yêu cầu mà trong khuôn khổ một bài viết khó có thể trình bày hết. Tuy nhiên, tại một số công ty cũng như doanh nghiệp sản xuất, đội ngũ tư vấn sẽ trình bày cũng như nói rõ hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cho sản phẩm. 1.3. Chất cấu tạo giấy Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy. Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc. Người ta có thể sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu mới là gỗ, hoặc cũng có thể sử dụng giấy đã sử dụng làm nguyên liệu. Trong sản giấy công nghiệp, nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ. Ngoài ra còn cần dùng đến keo và các chất độn. Độ dài của các sợi cellulose thay đổi tùy theo nguyên liệu làm giấy và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền về thời gian của giấy. Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng làm giấy trong công nghiệp được. Gỗ từ các loại cây trong bảng dưới đây được coi là thích hợp để dùng làm giấy: 15
- 16 Chú thích: Hình2.3 : Qui trình sản xuất giấy công nghiệp
- 1 và 2: khai thác gỗ từ rừng 3: Thái mỏng 4: Hấp 5: Làm sạch 6: Đập vụn 7: Trộn nước, hóa chất, phẩm 8: Nhập liệu 9: Ống lăn 10: Trục ép 11: Lô sấy, ép quang 12: Kiểm soát sản xuất 13: Ra cuộn Cây lá kim (Cây gỗ mềm): Cây lá rộng (Cây gỗ cứng): Vân sam Sồi Linh sam Dương Thông Cáng lò (Cây bulô) Thông rụng lá Bạch đàn (Cây khuynh diệp) Điều kiện ở từng địa phương và số lượng có sẵn quyết định loại gỗ nào được sử dụng làm nguyên liệu nguyên thủy. Các loại cây tăng trưởng nhanh thí dụ như cây dương đáp ứng được nhu cầu lớn của công nghiệp. Trên nguyên tắc tất cả các loại có cellulose đều có khả năng được sử dụng để sản xuất giấy. Giấy cũ ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nguyên liệu. Tại Đức, giấy cũ chiếm gần 50% các nguyên liệu được sử dụng để làm các loại giấy, bìa cứng và các tông. Ở châu Âu và châu Mỹ người ta còn sử dụng cây lúa mì và lúa mạch đen để lấy sợi, ở Bắc Phi một số loại cỏ, tại Nhật cho tới ngày nay rơm từ cây lúa vẫn được sử dụng và ở Ấn Độ là cây tre. Việc dùng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy hiện là phương hướng đang phát triển của công nghiệp giấy và có những ưu, nhược điểm sau: Ưu điểm: việc sử dụng giấy phế liệu làm bột giấy chỉ cần đánh tơi và nghiền với thời gian ngắn hơn sử dụng gỗ (28 phút so với 45 phút); góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường. Nhược điểm: bột giấy loại này có độ bụi cao - trên 10 hạt với kích thước 0.4mm²/1m²[3] - Sản xuất bột giấy Gỗ có thể được xử lý cơ học hay hóa học Xử lý cơ học: 17
- Hình 2.4: Sơ đồ máy mài gỗ - Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ. - Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài. - Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMP (thermo-mechanical pulp), hay "bột nhiệt cơ", chúng được làm thấm ướt ở 130 °C. Các liên kết linhin (lignin) nhờ vậy bị yếu đi. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền (refiner). Nếu hóa chất được sử dụng thêm vào trong lúc thấm ướt phương pháp này được gọi là phương pháp CTMP (chemo-thermo- mechanical pulp), hay "bột hóa nhiệt cơ". Nếu chỉ dùng các phương thức cơ để sản xuất, thành phần của bột gỗ không phải là các sợi cellulose mà là các liên kết sợi đã được mài và nghiềm nhỏ ra. Để có thể lấy được sợi nguyên thủy phải dùng đến các biện pháp xử lý gỗ bằng hóa học. Xử lý hóa học: Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose. Nhìn theo phương diện hóa học, gỗ bao gồm: 40% - 50% cellulose 10% - 55% hemicellulose 20% - 30% linhin (lignin) 6% - 12% các hợp chất hữu cơ khác 0,3% - 0,8% hợp chất vô cơ Tùy theo hóa chất được dùng để nấu, người ta phân biệt ra các phương pháp kiềm, sunfit (sulfit) và sunfat (sulfat). Phần linhin còn sót lại sau khi nấu sẽ làm cho bột giấy có màu vàng hay nâu vì thế mà phải rửa sạch và tẩy bột giấy. Sản lượng sản xuất bột giấy theo phương pháp hóa học ít hơn là sản xuất bột gỗ. Các sợi cellulose có ưu điểm là dài hơn, bền và mềm mại hơn. Các sợi cellulose từ các cây lá kim thường dài khoảng 2,5 cho đến 4 mm, sợi từ các cây lá rộng dài khoảng 1 mm. Bột giấy sunfat so với bột giấy sunfit thì dài hơn và bền hơn vì thế chủ yếu được sử dụng để làm giấy in và giấy viết có độ trắng cao. Bột giấy sunfit đa số được dùng để sản xuất các loại giấy vệ sinh mềm. 18
- Bột giấy cần phải được tẩy để làm giấy trắng. Bột giấy sunfat thông thường được tẩy bằng clo, vì thế mà nước thải sẽ nhiễm các hợp chất cácbon của clo. Cl2 + H2O → H+ + Cl- + HClO 2 NaOH + Cl2 → NaOCl + NaCl + H2O Bột sunfit được tẩy bằng hiđrô perôxít hay bằng ôxy. Kỹ thuật thân thiện hơn với môi trường, thay thế tẩy sử dụng clo bằng sử dụng ôxy và điôxít clo. 2 NaClO3 + H2SO4 + SO2 → 2 ClO2 + 2 NaHSO4 Bột giấy tẩy không có clo có độ bền của sợi kém hơn là tẩy bằng clo, nhưng do ít ô nhiễm đến môi trường hơn nên ngày càng được dùng nhiều hơn. Phương pháp organocell: Phương pháp organocell sản xuất bột giấy không có lưu huỳnh và vì thế mà thân thiện với môi trường hơn. Các mảnh gỗ được nấu với hỗn hợp nước và mêtanol (methanol) có cho thêm dung dịch kiềm qua nhiều giai đoạn dưới áp suất và ở nhiệt độ đến 190 °C. Qua đó linhin và hemicellulose được hòa tan ra. Sau đó phải rửa sạch qua nhiều giai đoạn rồi tẩy và tháo nước. Mêtanol và kiềm được lấy lại qua một phương pháp tái chế được tiến hành song song với sản xuất bột giấy. Ngoài ra còn thu được linhin và hemicellulose không chứa lưu huỳnh được sử dụng tiếp tục trong công nghiệp hóa học. Khử mực giấy cũ Các phương pháp khử mực giấy loại có mục đích chính là nhằm loại bỏ các hạt mực cũng như các chất phụ gia khác như chất độn, các hạt mang màu trong quá trình tráng phủ ra khỏi thành phần sơ xợi. Hai phương pháp khử mực giấy loại (de-inking) được sử dụng phổ biến rộng rãi ngày nay trên thế giới là phương pháp tuyển nổi (flotation) và rửa (washing). Phương pháp tuyển nổi thích hợp với các hạt mực và các hạt phụ gia có kích thước từ 10 đến 250 µm trong khi phương pháp rửa thích hợp với kích thước hạt mực và phụ gia từ 30 µm trở xuống. Ngày nay phần lớn các nhà máy tái chế giấy loại thường ứng dụng cả hai phương pháp khử mực bằng tuyển nổi và rửa trong quá trình sản xuất. Phương pháp thứ nhất là tuyển nổi Sử dụng nguyên lý bám dính của các hạt vật chất vào bong bóng khí để loại bỏ mực in và các chất phụ gia của giấy loại như chất độn, các hạt mang màu ...Có thể chia ra các công đoạn chính trong quá trình tuyển nổi như sau a.Giai đoạn tách mực ra khỏi sơ xơi Mực in được in vào bề mặt của sơ xợi bằng nhiều phương pháp khác nhau như in offset, in gravure, in UV-Curing, in letter press hay in flexo và trong giai đoạn đầu tiên của phương pháp khử mực, người ta phải tách các hạt mực in này cùng với các hạt phụ gia ra khỏi bề mặt của sơ xợi. Giai đoạn này trong sản xuất được thực hiện ở máy nghiền thủy lực với sự hỗ trợ của một số hóa chất khử mực như NaOH (sodium hydroxide), Na2CO3 (sodium silicate), H2O2 (Hydrogen peroxide), các chất hoạt tính bề mặt (surfactant) ... Dưới tác dụng của các hóa chất khử mực, mối liên kết giữa mực in và sơ xợi bị lỏng đi, trở nên kém bền vững đồng thời các hạt mực cũng trở nên kỵ nước, bị xé nhỏ và tách ra khỏi sơ xợi dưới tác dụng của các dao trong quá trình nghiền thủy lực. b.Giai đoạn loại bỏ mực ra khỏi sơ sợi trong quán trình tuyển nổi Sau khi mực và các hạt phụ gia được tách ra khỏi bề mặt sơ xợi, chúng ta sẽ phải loại bỏ chúng để thu được sơ xợi "sạch" để sản xuất giấy. Như đã trình bày ở trên, phương pháp tuyển nổi dùng các bọt khí để loại bỏ các hạt mực và các hạt phụ gia. Về lý thuyết có thể ứng dụng với các hạt chất rắn có kích thước từ 10 đến 500 µm nhưng 19
- hiệu quả nhất đối với tuyển nổi giấy tái chế là từ 10 đến 250 µm. Do tác dụng của hóa chất (các chất lựa chọn) và đặc biệt là sự có mặt của các ion canxi mang điện dương 2+ trong nước, các phân tử của xà phòng kết hợp với các ion Canxi này tạo ra các hạt vật chất nhỏ điện tích mang điện dương, qua đó dễ dàng đính với các hạt mực (điện âm). Bởi vì các chất lựa chọn như soap là một chuỗi hydrocacbon gồm cả phần kỵ nước và háo nước (ví dụ như stearic acid)nên các hạt mực được đính kèm với các hạt vật chất nhỏ mang điện dương (sản phẩm của soap collector and calcium có trong nước), rồi qua đó tiếp tục đính với các hạt mực khác (cũng đã được đính với các hạt mang điện dương) và tạo thành các cụm mực nhỏ và các cụm mực nhỏ này tiếp tục được đính vào các bong bóng khí nhờ tính kỵ nước và háo nước của soap collector. Xử lý bột trước khi sản xuất giấy: Bột giấy được nghiền trong các máy nghiền (refiner) trước khi đưa qua máy giấy. Bên trong máy nghiền dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và các dao gắn cố định. Sợi sẽ được cắt (nghiền thô) hay ép (nghiền tinh) tùy theo các điều chỉnh dao. Hai đầu của sợi cellulose sẻ bị tưa ra giúp cho các sợi liên kết với nhau tốt hơn khi tấm giấy hình thành. Các loại giấy hút nước, có thể tích cao và mềm mại hình thành từ các sợi được nghiền thô như giấy thấm. Sợi được nghiền tinh được dùng để sản xuất các loại giấy cứng và bền, ít thấm nước có tính trong suốt thí dụ như giấy vẽ kỹ thuật. Ngoài ra khi nghiền các sợi cellulose còn có thể được cắt ngắn đi. Chiều dài của sợi và cách nghiền bột quyết định chất lượng của giấy. Hình 2.5: Máy xeo giấy 2. Sử dụng máy Photocopy 2.1. Các phím điều khiển trên mặt máy: Hệ thống phím đùng để chỉnh số lượng bản chụp cũng như vào phần mềm máy điều chỉnh thông số. Các phím đặc thù để vào chương trình máy. Nút tạm dừng photo khi máy đang hoạt động. Nút tiến hành sao chụp Nút vào chương trình máy. Hình 2.6a: Phím điều khiển trên panel của máy AF7001 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện: Điện tử gia dụng - Nguyễn Tấn Phước, Lê Văn Bằng
137 p | 3361 | 1847
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện: Điện tử gia dụng - Nguyễn Tấn Phước, Lê Văn Bằng
137 p | 1196 | 606
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị Điện - Điện tử dân dụng: Phần 2 - Nguyễn Tấn Phước, Lê Văn Bằng
66 p | 531 | 200
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị Điện - Điện tử dân dụng: Phần 1 - Nguyễn Tấn Phước, Lê Văn Bằng
71 p | 301 | 112
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh (Nghề: Sửa chữa thiết bị điện lạnh) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
196 p | 74 | 27
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
56 p | 74 | 24
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
90 p | 32 | 23
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
92 p | 34 | 21
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
156 p | 28 | 17
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện - điện tử gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
74 p | 25 | 15
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị văn phòng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
156 p | 20 | 13
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp và dân dụng - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
53 p | 18 | 13
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
68 p | 17 | 12
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện tàu thuỷ (Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
63 p | 23 | 11
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện - điện tử gia dụng (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
74 p | 20 | 10
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị công tác (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
143 p | 42 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện động lực hệ thống lạnh (Nghề: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
136 p | 17 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn