intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 14

Chia sẻ: Love Love | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

321
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều phương pháp để đánh giá vệ sinh bụi trong môi trường lao động như phân tích bụi về mặt khối lượng, trọng lượng hoặc phân tích các đặc tính lý hóa của bụi nhằm xác định bản chất lý học, hóa học của bụi có trong môi trường qua đó đánh giá kỹ tác hại của từng loại bụi trong mỗi môi trường lao động cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 14

  1. ĐÁNH GIÁ VỆ SINH BỤI Ở CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Sử dụng đúng các phương tiện lấy mẫu bụi và xét nghiệm bụi theo phương pháp phân tích trọng lượng 2. Tính và đánh giá được kết quả các mẫu xét nghiệm bụi. 1. Lý thuyết cần đọc trước - Tính chất và phân loại bụi. - Tác hại của bụi. - Tiêu chuẩn quy định về bụi trong môi từ đồng lao động. - Biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất. - Có nhiều phương pháp để đánh giá vệ sinh bụi trong môi trường lao động như phân tích bụi về mặt khối lượng, trọng lượng hoặc phân tích các đặc tính lý hóa của bụi nhằm xác định bản chất lý học, hóa học của bụi có trong môi trường qua đó đánh giá kỹ tác hại của từng loại bụi trong mỗi môi trường lao động cụ thể. Thông thường để đánh giá vệ sinh bụi của một cơ sở sản xuất cần phối hợp nhiều phương pháp để có kết quả chính xác và toàn diện tuy nhiên đo bụi trọng lượng là phương pháp cơ bản phải có khi đánh giá vệ sinh bụi đặc biệt quan trọng đối với bụi vô cơ. 2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích bụi trọng lượng Không khí có bụi được hút qua ống thuỷ tinh có chứa bông, bụi sẽ được giữ lại ở lớp bông. Ta cân ống trước và sau khi hút không khí rồi chia cho lượng không khí mà ta đã hút qua ống bằng máy sẽ tính được nồng độ bụi trong một mét khối không khí (mg/m3 không khí). 3. Chuẩn bị dụng cụ - Máy hút bụi không khí chạy điện công suất trung bình 2m3/giờ. - Lưu lượng kế có lưu lượng trung bình 20 lít trong 1 phút. Trên cùng 192
  2. một giá lắp 2 lưu lượng kế ở hai bên đối xứng nhau - Ống cao su đường kính l,5cm gồm 4 đoạn. Hai đoạn dài mỗi đoạn 2 - 3 mét, hai đoạn ngắn mỗi đoạn 1mét. - Giá mắc Allonge, hộp đựng Allonge và Allonge có nắp thuỷ tinh. * Chuẩn bị Allonge: Allonge sau khi được ngâm rửa bằng nước thường được ngâm rửa lại bằng acid sulfocmic trong 24 giờ sau đó lại được rửa sạch bằng nước thường rồi tráng lại bằng nước cất. Sau khi sấy khô đánh số thứ tự ở thân và hai nút của allonge. Cho bông vào trong allonge vừa chạm đến nút giữa thân ống hút bụi đảm bảo bông không có nếp nhăn, bông cho vào allonge không được có kẽ hở và phải dày đều nhau. Đo sức cản của allonge để đảm bảo mức chênh lệch của 2 cột thuỷ ngân của cản kế từ 10-15 mmHg (hoặc 150 mmH2O). Sau khi đo sức cản xếp các allong vào tủ sấy, mở nút các allonge, sấy ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 3 giờ. Trước khi allonge nguội hẳn đóng nút allonge. dùng dây cao su chằng chặt để vào bình hút ẩm một giờ sau đem các allonge ra cân thật chính xác và ghi trọng lượng của allonge theo thứ tự. Đem sấy allonge lại như trên cho tới khi trọng lượng của allonge không đổi. Sự chênh lệch trọng lượng của allonge giữa hai lần cân không quá 0,1mg. 3. Tiến hành lấy mẫu bụi 3.1. Xác định vi trí và thể tích bụi cần lấy - Lấy mẫu bụi ngang tầm hô hấp của công nhân ở tư thế làm việc thường xuyên nhất. Hướng của Allonge vuông góc với hướng phát sinh bụi. - Lấy mẫu theo từng giai đoạn của sản xuất và theo điều kiện của sản xuất, vào lúc nồng độ lên cao nhất cũng như lúc nồng độ xuống thấp nhất. - Không để các phương tiện bảo hộ lao động như hệ thống thông gió, hút bụi, quạt mát làm ảnh hưởng đến kết quả lấy mẫu. - Xác định thể tích không khí cần hút hay thời gian lấy mẫu. Thể tích không khí cần lấy có thể là từ 200 - 1000 lít không khí tuỳ theo nồng độ bụi trong không khí. Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu thấp thì tăng thể tích không khí cần lấy lên (hay thời gian lấy mẫu bụi dài hơn). Nếu nồng độ bụi trong không khí khu vực định lấy mẫu bụi cao thì giảm thể tích không khí cần lấy xuống (hay thời gian lấy mẫu bụi ngắn hơn). 193
  3. 3.2. Cách lấy mẫu bụi - Mắc hai allonge lên giá song song theo chiều nằm ngang cách nhau 20 cm. - Nối hai allonge với hai lưu lượng kế bằng ống cao su dài. - Nối hai lưu lượng kế với máy hút không khí bằng hai ống cao su ngắn. - Tháo nút thuỷ tinh ở đầu ống allonge. - Bấm nút điện, mở máy hút và ghi thời điểm lấy mẫu. - Mở cặp vặn từ từ và quan sát mức nước ở lưu lượng kế sao cho cả hai bên đều có lưu lượng 20 lít/ phút. - Thời gian hút trung bình từ 15-20 phút. Chú ý: trong quá trình lấy mẫu có thể quan sát được khối lượng bụi bị giữ lại trong allonge, qua đó có thể biết được bụi trong không khí khu vực lấy mẫu nhiều hay ít từ đó mà quyết định thời gian lấy mẫu cho phù hợp. Suốt quá trình lấy mẫu cần theo dõi toàn bộ hệ thống lấy mẫu bụi nhất là lưu lượng kế để đảm bảo đúng 20 lít/ phút. - Khi việc lấy mẫu bụi đã đạt yêu cầu: + Tắt máy hút, ghi thời gian lấy mẫu, giờ tắt. + Vặn cặp chặt ở hai ống cao su. + Tháo các ống cao su. + Đóng nút các allonge theo đúng số thứ tự của từng cái và chằng dây cao su cho chặt. + Tháo allonge ra khỏi giá đỡ, lau bụi bên ngoài của allonge. + Đóng gói allonge và cất vào hộp bảo quản. 3.3. Ghi biên bản lấy mẫu bụi Nội dung biên bản bao gồm các mục sau. 1. Ngày lấy mẫu. 2. Người lấy mẫu. 3. Khu vực bộ phận lấy mẫu. 194
  4. 4. Số thứ tự của allonge. 5. Thời gian lấy mẫu: (giờ mở máy, giờ tắt máy) 6. Lưu lượng không khí hút lấy mẫu. 7. Tình trạng, mức độ sản xuất ở khu vực lấy mẫu. 8. Yếu tố thời tiết, vi khí hậu trong sản xuất khi lấy mẫu. 4. Cân phân tích bụi và tính kết quả Sau khi lấy mẫu đem allonge sấy ở nhiệt độ 1050C trong vòng 3 giờ. Sau đó cân lại trọng lượng của trường một cách chính xác. Nồng độ bụi trong không khí của từng allonge (C) được tính theo công thức sau: Trong đó: P là trọng lượng của allonge trước khi lấy mẫu bụi (mg) P’ là trọng lượng của trường sau khi lấy mẫu bụi (mg). V là thể tích không khí đã hút (lít) = lưu lượng lấy mẫu(l/phút) X thời gian lấy mẫu (phút) 1000 là quy đổi từ lít ra m3 Đánh giá theo tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Y tế ban hành tháng 10 năm 2002. (Bài lý thuyết "Bụi và bệnh bụi phổi") Quy trình lấy mẫu bụi và phân tích bằng phương pháp phân tích trọng lượng TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Yêu cầu phải đạt 1 - Mắc allonge lên giá Mẫu bụi lấy đúng Hai allonge nằm song song tầm hô hấp của theo chiều ngang cách nhau công nhân. 20 em, ở độ cao ngang tầm thở của công nhân trong tư thế lao động chủ yếu. 2 - Nối hai allonge với Giám sát được lưu Các mối nối của allonge với hai lưu lượng kế bằng lượng không khí ống cao su và ống cao su với 195
  5. ống cao su dài. qua allonge. lưu lượng kế phải khít. 3 - Nối hai lưu lượng kế Không khí có thể Các mối nối của lưu lượng với máy hút không khí qua allonge vào kế với ống cao su và ống bằng hai ống cao su máy hút cao su với máy hút không ngắn. khí phải khít. 4 - Tháo nút thuỷ tinh ở Không khí và bụi Nút thuỷ tinh được tháo đầu ống allonge. vào qua được hoàn toàn khỏi allonge. allonge. 5 - Bấm nút điện, mở Bắt đầu quá trình Ghi chính xác thời điểm máy hút và ghi thời lấy mẫu bắt đầu lấy mẫu điểm lấy mẫu. 6 - Mở cặp vặn và theo Duy trì 2 lưu lượng Mở cặp vặn từ từ và quan dõi lưu lượng kế kế ở mức hằng sát mức nước ở lưu lượng định kế sao cho cả hai bên đều có lưu lượng 20 lít/ phút. 7 - Theo dõi hệ thống hút Thể tích không khí Thời gian hút trung bình từ bụi hút phù hợp nồng 15-20 phút tuỳ thuộc nồng độ bụi trong không độ bụi không khí khi đo. khí. 8 - Kết thúc quá trình lấy mẫu bao gồm các bước sau: Tắt máy hút, ghi thời Ghi thời điểm tắt Ghi chính xác gian lấy mẫu, giờ tắt. máy để tính được thời gian lấy mẫu. Vặn cặp chặt ở hai ống Các ống cao su được tháo cao su Tháo các ống rời cao su. Đóng nút các allonge Giữ nguyên lượng Nút trương đóng đúng và theo đúng số thứ tự của bụi trong allonge được chằng chặt vào từng từng cái và chằng dây đã hút được. allonge. cao su 196
  6. Tháo đường ra khỏi giá Có kết quả nồng độ Allonge được tháo ra và lau đỡ, lau bụi bên ngoài bụi chính xác hơn. sạch bụi bám bên ngoài của allonge. Đóng gói allonge và cất Bảo quản đường Allonge được bảo quản tốt vào hộp bảo quản. trước khi phân tích 9 Cân phân tích bụi và Có được kết quả Cân đúng quy trình và tính tính kết quả cuối cùng kết quả chính xác. 10 Nhận định kết quả Kết luận về điểu Dựa theo đúng tiêu chuẩn kiện vệ sinh bụi của Việt Nam 2002. trong môi trường lao động. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ tự lượng giá Bảng kiểm lượng giá Lấy mẫu bụi để xét nghiệm bằng phương pháp phân tích trọng lượng Số TT Nội dung kiểm Có Không 1 Mắc allonge lên giá 2 Hoàn thiện bộ dụng cụ lấy mẫu bụi 3 Bắt đầu quá trình lấy mẫu 4 Duy trì 2 lưu lượng kế ở mức hằng định 5 Theo dõi hệ thống hút bụi 6 Kết thúc quá trình lấy mẫu Bài tập: Hãy phân tích và đánh giá kết quả cho các mẫu xét nghiệm bụi trọng lượng sau: Số TT Nội dung kiểm Có Không 1 Allonge 1: trước lấy mẫu 10g. sau lấy mẫu 10, 100g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 l/phút, thời gian lấy mẫu 15 phút Allonge 2: trước lấy mẫu 10,05g, sau lấy mẫu 197
  7. 10,150g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút Kết quả phân tích nồng độ silic là 30% 2 Bụi apatit Allonge 1: trước lấy mẫu 9,8g, sau lấy mẫu 10,160g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút Allonge 2: trước lấy mẫu 9,5g, sau lấy mẫu 10,150g, lưu lượng không khí khi lấy mẫu 20 phút, thời gian lấy mẫu 15 phút 2. Hướng dẫn tự lượng giá Lần lượt tự thực hiện các thao tác kỹ thuật theo bảng kiểm học tập sau đó tự đánh giá bằng bảng kiểm lượng giá. Với các dữ kiện bài tập đã cho áp dụng công thức tính được hàm lượng bụi trong môi trường không khí, sau đó so sánh kết quả tính được với tiêu chuẩn cho phép để có câu trả lời cho các bài tập. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Đọc kỹ bài lý thuyết "Bụi và các bệnh phổi do bụi" trước khi học bài thực hành này để nắm vững được các khái niệm cơ bản về bụi, các yếu tố quyết định tác hại của bụi. Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh viên chú ý lắng nghe và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chỉnh lần lượt từng kỹ thuật theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên tham khảo thêm các kỹ thuật đo bụi khác và xét nghiệm thành phần của bụi như hàm lượng SiO2 trong cuốn "Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh. 198
  8. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC 1. Trong quá trình học môn học - Sinh viên đọc lướt qua nội dung chương trình chi tiết để có khái niệm cơ bản về môn học trước khi nghiên cứu từng bài cụ thể. - Trong mỗi bài học sinh viên tìm hiểu mục tiêu của bài trước bằng cách đọc lướt để tìm nội dung chính để trả lời cho các mục tiêu của bài, sau đó đọc nghiên cứu kỹ từng nội dung cụ thể. - Trong quá trình nghe giảng ở trên lớp sinh viên bổ sung các kiến thức còn thiếu và nêu các thắc mắc để các bạn và giảng viên cùng bàn luận giải đáp. Tại cộng đồng sinh viên cần tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học, tình huống cụ thể của cộng đồng trong phạm vi môn học và các môn học liên quan, học tập cách giải quyết vấn đề của người lao động và các nhà lãnh đạo cộng đồng. - Ứng dụng những kiến thức đã học được để giúp cộng đồng nâng cao sức khỏe người lao động và phòng chống các tác hại do công việc, do lao động tạo nên. 2. Sau khi kết thúc môn học Nguy cơ xuất hiện các tác hại nghề nghiệp luôn luôn gắn liền với lao động, có lao động là tác hại nghề nghiệp có nguy cơ xuất hiện, sau khi học xong môn học này sinh viên nên lưu ý đến các bệnh nghề nghiệp, nghĩ đến bệnh nghề nghiệp và chẩn đoán phân biệt giữa bệnh nghề nghiệp với các bệnh khác không do nghề nghiệp. 199
  9. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 1. Công cụ Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan 2. Phương pháp/hình thức - Phần thực hành: thi thực hành tại phòng thí nghiệm của bộ môn. Hình thức thi vấn đáp, thao tác thực hành cụ thể trên máy, dụng cụ thí nghiệm. Khi sinh viên có điểm thi thực hành từ 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu. - Thi lý thuyết: làm bài thi lý thuyết từ tổ hợp đề của bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan, có thể thi trực tiếp trên máy tính hoặc làm bài thi trên giấy. 3. Thời gian - Thời điểm thi thực hành do bộ môn quản lý bố trí, mỗi sinh viên được chuẩn bị và trả lời bài thi trong thời gian từ 20 đến 30 phút. - Thi lý thuyết vào cuối học kỳ V (tương đương học kỳ 1 năm thứ 3). Thời gian làm bài thi là 60phút. 4. Điểm tổng kết - Tính điểm: tính điểm thi hết môn là điểm thi lý thuyết, điểm thi thực hành chỉ là điều kiện để dự thi lý thuyết - Giá trị của điểm thi hết môn tương đương 2 đơn vị học trình. 200
  10. ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI Bài: Đại Cương vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp 1A; 2B; 3A; 4A; 5B; 6B; 7B; SA; 9B; 10A; 11A; 12A; 13A; 14A; 15D; 16E; 17C; 18C; 19. A. Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, rung chuyển... B. Các yếu lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc... C. Các yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng... 20. A. Tác hại của bụi trong môi trường lao động. B. Tác hại nghề nghiệp mang tính chất vật lý Bài:Vi khí hậu trong lao động sản xuất 1E; 2D; 3D; 4C; 5D; 6A; 7C; 8D; 9E; 10C; 11B; 12A; 13E; 14A;15A;16B; 17A, 18A. 19. A. Tích nhiệt trong cơ thể B. Thân nhiệt tăng cao 20. A. Tia bức xạ qua hộp sọ nhiều B. Xung huyết phù nề não màng não. Bài: Tiếng ồn và điếc nghề nghiệp 1B; 2A; 3A; 4A; 5B; 6A; 7B; 8B; GA; 10B; 11E; 12B; 13C; 14C; 15A. Bài: Độc chất trong sản xuất 1Đ; 2S; 3Đ; 4Đ; 5Đ; 6Đ; 7S; 8Đ; 9S; 10Đ; 11Đ; 12D; 13B; 14E; 15E; 16A Bài: Nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp 1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11D; 12D; 13A; 14B; 15B. 201
  11. Bài: Bụi và các bệnh phổi do bụi 1Đ; 2Đ; 3S; 4S; 5S; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11Đ; 12S, 13Đ; 14Đ; 15Đ; 16E, 17Al 18B: 19B; 2OA. Bài: Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật trong lao động 1Đ; 2S; 3S; 4Đ; 5Đ; 6S; 7Đ; 8Đ; 9Đ; 10Đ; 11Đ; 12Đ; 13Đ; 14Đ; 16Đ; 17Đ; 18B, 19D; 20A. Bài: Tai nạn và an toàn lao động lS; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6Đ; 7Đ; 8S; 9S; 10Đ; 12B; 12S; 13S; 14S; 15A; 16E; 17D; 18C; 19C; 20A. Bài: Sinh lý lao động và mệt mỏi trong lao động 1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6Đ; 7S; 8S; 9Đ; 10Đ; 11D; 12B; 13B; 14E; 15A; 16E; 17D; 18A; 19C. Bài: Vấn đề tư thế và điều kiện lao động hợp lý 1Đ; 2Đ; 3Đ; 4S; 5Đ; 6S; 7S; 8S; 9Đ; 10Đ; 11D; 12S; 13A; 14D; 15D. 202
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ - Đại học Y khoa Thái Nguyên. (2002). Bài giảng Sức khỏe nghề nghiệp. 2. Bộ môn vệ sinh dịch tễ - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. (1994). Bài giảng Thực hành vệ sinh. 3. Bộ môn vệ sinh môi trường dịch tễ - Đại học Y Hà Nội (1998). Bài giảng Vệ sinh môi trường - Dịch tễ. NXB Y học - Hà Nội. 4. Bộ môn sinh lý học - Đại học Y Hà Nội (1997). Bài giảng Sinh lý học. NXB Y học. 5. Bộ môn môi trường và độc chất - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2004). Vệ sinh môi trường không khí. Bài giảng: Sức khỏe môi trường. 6. Nguyễn Thị Bạch Ngọc - Sinh lý lao động và Ergonomie (1999) - NXB Y học - Hà Nội. 7. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002). Thường quy kỹ thuật y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học. NXB Y học - Hà Nội. 203
  13. NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Chịu trách nhiệm xuất bản HOÀNG TRỌNG QUANG Biên tập: VŨ THỊ BÌNH Sửa bản in: VŨ THỊ BÌNH Trình bày bìa: CHU HÙNG KT vi tính: TRẦN THANH TÚ In 500 cuốn, khổ 19 x 27cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Y học. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 22-2007/CXB/699 - 151/YH In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2007. 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2