Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng - CĐ Nghề Đắk Lắk
lượt xem 6
download
Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng cung cấp cho người học những kiến thức như: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của tủ lạnh; Hệ thống lạnh của tủ lạnh; Mạch điện của tủ lạnh; Thay thế rơle điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh; Thay thế và hiệu chỉnh rơle nhiệt tủ lạnh; Thay thế rơle khởi động tủ lạnh; Bảo dưỡng tủ lạnh; Bảo dưỡng máy điều hòa không khí 1 khối và 2 khối.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng - CĐ Nghề Đắk Lắk
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT BỊ LẠNH GIA DỤNG ............... 3 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN............................................................... 3 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học viên có khả năng: ............. 3 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: .................................................................................... 3 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: ....................................................... 3 BÀI 1: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TỦ LẠNH ............................. 4 1.1. Đặc điểm cấu tạo của tủ lạnh .......................................................................... 4 1.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống làm lạnh. .................................................... 7 1.3. Các môi chất thông dụng: ............................................................................. 10 1.4. Nhận biết, phân biệt các bộ phận của tủ lạnh ............................................... 11 BÀI 2: HỆ THỐNG LẠNH CỦA TỦ LẠNH.......................................................... 16 2.1. Máy nén của tủ lạnh gia đình. ....................................................................... 16 2.2. Dàn ngưng. .................................................................................................... 18 2.3. Dàn bay hơi. .................................................................................................. 20 2.4. Bộ phận tiết lưu. ............................................................................................ 23 2.6. Phin lọc.......................................................................................................... 24 2.7. Bình tách lỏng (accumulator):.................................................................... 25 2.8. Tháo, lắp các bộ phận lạnh trong hệ thống lạnh của tủ lạnh ......................... 26 BÀI 3: MẠCH ĐIỆN CỦA TỦ LẠNH ................................................................... 27 3.1. Các sơ đồ nguyên lý mạch điện. ................................................................... 27 3.2. Các bộ phận trong mạch điện tủ lạnh............................................................ 28 BÀI 4: THAY THẾ RƠLE ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ TỦ LẠNH. ....................... 34 4.1. Nguyên tắc làm việc ...................................................................................... 34 4.2. Nguyên tắc cấu tạo: ....................................................................................... 34 4.3. Nguyên lý làm việc ....................................................................................... 35 4.4. Kiểm tra, thay thế rơ le điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh...................................... 36 4.5. Kiểm tra, thay thế rơ le điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh...................................... 36 BÀI 5: THAY THẾ VÀ HIỆU CHỈNH RƠLE NHIỆT TỦ LẠNH ........................ 37 5.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt. ............................................. 37 5.2. Kiểm tra, thay thế rơ le nhiệt tủ lạnh ............................................................ 38 BÀI 6: THAY THẾ RƠLE KHỞI ĐỘNG TỦ LẠNH ............................................ 39 6.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của rơ le khởi động.......................................... 39 6.2. Kiểm tra, thay thế rơ le khởi động ................................................................ 39 BÀI 7: BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH ........................................................................... 41 7.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh .............................................................................. 41 7.2. Các sự cố thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng ..................................... 44 BÀI 8: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 1 KHỐI VÀ 2 KHỐI..... 45 8.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hoà không khí 1 khối và 2 khối. ...... 45 8.2. Sơ đồ khối máy điều hoà không khí 1 khối và 2 khối. ................................. 46 8.3. Qui trình bảo dưỡng máy điều hoà. .............................................................. 47 8.4. Bảo dưỡng máy điều hoà không khí 1 khối và 2 khối: ................................. 47 ------------------------------------------------------1-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện dân dụng trình độ CĐN và TCN, giáo trình Mô đun THIẾT BỊ LẠNH GIA DỤNG là một trong những giáo trình mô đun đào tạo của ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Về nội dung giáo trình đề cập đến các kiến thức liên quan về mạch điện và hệ thống lạnh dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa không khí. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 110 giờ gồm có: Bài 1: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của tủ lạnh Bài 2: Hệ thống lạnh của tủ lạnh Bài 3: Mạch điện của tủ lạnh Bài 4: Thay thế rơle điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Bài 5: Thay thế và hiệu chỉnh rơle nhiệt tủ lạnh Bài 6: Thay thế rơle khởi động tủ lạnh Bài 7: Bảo dưỡng tủ lạnh Bài 8: Bảo dưỡng máy điều hòa không khí 1 khối và 2 khối Do thời gian biên soạn có hạn nên nội dung giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của người sử dụng, người đọc để tôi biên soạn, hiệu chỉnh hoàn thiện hơn sau thời gian sử dụng. Đắk Lắk, ngày ... tháng 12 năm 2014 Giáo viên biên soạn KS: Nguyễn Phương Nhâm ------------------------------------------------------2-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT BỊ LẠNH GIA DỤNG Mã số mô đun: MĐ23 Thời gian mô đun: 110h; (Lý thuyết: 30h; Thực hành: 80h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí mô đun: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, các môn học/ mô đun: Điện kỹ thuật; Vẽ điện; Kỹ thuật an toàn điện; Đo lường điện và không điện ; Vật liệu điện; Kỹ thuật điện tử cơ bản; Khí cụ điện hạ thế; Nguội cơ bản; Hàn điện cơ bản. - Tính chất của mô đun: Là mô đun nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học viên có khả năng: - Trình bày được: + Cấu tạo, nguyên lý làm việc của tủ lạnh, máy điều hòa không khí 1 khối và 2 khối + Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong tủ lạnh và máy điều hòa không khí 1 khối và 2 khối - Bảo dưỡng tủ lạnh, máy điều hòa không khí 1 khối và 2 khối sử dụng trong dân dụng đúng qui trình, đúng phương pháp và các yêu cầu kỹ thuật - Kiểm tra, thay thế các bộ phận hư hỏng trong mạch điện tủ lạnh theo tiêu chuẩn sửa chữa III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của tủ lạnh 8 4 4 2 Hệ thống lạnh của tủ lạnh 12 4 8 3 Mạch điện của tủ lạnh 12 4 8 4 Thay thế rơle điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh 12 2 10 Kiểm tra số 1 4 4 5 Thay thế và hiệu chỉnh rơle nhiệt tủ lạnh 2 1210 6 Thay thế rơle khởi động tủ lạnh 2 108 7 Bảo dưỡng tủ lạnh 4 128 8 Bảo dưỡng máy điều hòa không khí 1 khối 24 8 16 và 2 khối Kiểm tra số 2 4 4 Cộng: 110 29 72 9 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. ------------------------------------------------------3-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện BÀI 1: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TỦ LẠNH 1.1. Đặc điểm cấu tạo của tủ lạnh 1.1.1. Ý nghĩa của kỹ thuật lạnh trong đời sống và kỹ thuật. Kỹ thuật lạnh đã ra đời hàng trăm năm nay và được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành kỹ thuật rất khác nhau: Trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, công nghiệp hoá chất, công nghiệp rượu, bia, sinh học, đo lường tự động, kỹ thuật sấy nhiệt độ thấp, xây dựng, công nghiệp dầu mỏ, chế tạo vật liệu, dụng cụ, thiết kế chế tạo máy, xử lý hạt giống, y học, thể thao, trong đời sống vv... Ngày nay ngành kỹ thuật lạnh đã phát triển rất mạnh mẽ, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phạm vi ngày càng mở rộng và trở thành ngành kỹ thuật vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống và kỹ thuật của tất cả các nước. Dưới đây chúng tôi trình bày một số ứng dụng phổ biến nhất của kỹ thuật lạnh hiện nay. 1.1.2. Lịch sử làm lạnh nhân tạo. Con người đã biết sử dụng lạnh cách đây rất lâu. Về mùa đông người ta trữ băng tuyết trong các hang động để bảo quản thực phẩm vào mùa hè. Người cổ Ai cập cũng biết “Điêù hòa không khí” bằng cách quạt các bình gốm xốp để cho nước bay hơi. Cách đây 2000 năm, người ấn độ và trung quốc đă biết trộn muối vào băng tuyết để tạo nhiệt độ thấp. Tuy nhiên làm lạnh nhân tạo vẫn là chủ yếu, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật khác nhau. Làm lạnh nhân tạo bắt đầu vào cuối thể kỷ XVIII và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX Năm 1824, Micheal Faraday khám phá nguyên lý làm lạnh hấp thụ Năm 1834, Jacob perkin, kỹ sư người mỹ, đăng ký phát minh đầu tiên về làm lạnh nén hơi Năm 1910, tủ lạnh gia dụng hoạt động bằng tay xuất hiện. Xuất hiện tủ lạnh tự động đầu tiên vào năm 1918 Một sự kiện quan trọng cho sự phát triển kỹ thuật lạnh là năm 1930, hãng Dupont sản xuất ra các môi chất họ FREON, có các tính tính chất như không cháy, không nổ, không độc hại và phù hợp với chu trình nhiệt động của máy lạnh. Ngày nay bên cạnh việc tìm ra các môi chất mới không phá hoại tầng ôzon, kỹ thuật lạnh phát triển theo hướng hoàn thiện hệ thống điều khiển tin cậy, như điều khiển bằng lập trình PLC,…đóng vai trò rất lớn trong kỹ thuật lạnh hiện nay. ------------------------------------------------------4-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện 1.1.3. Cấu tạo của tủ lạnh Một tủ lạnh bao giờ cũng có hai phần chính: Hệ thống lạnh và vỏ cách nhiệt. Hai phần này được lắp ghép với nhau sao cho gọn gàng, tiện lợi nhất về mặt chế tạo, đóng gói, vận chuyển, vận hành, sử dụng và mĩ quan. Các loại tủ treo tường thường đặt máy phía trên tủ, có loại tủ có ngăn riêng để đặt máy, nhưng thường gặp nhất là loại tủ lạnh có máy đặt ở phía sau, bên dưới của tủ. Dàn ngưng tụ đặt ở phía sau tủ. Vỏ cách nhiệt gồm: Vỏ tủ cách nhiệt bằng polyurethan hoặc polystirol, vỏ ngoài bằng tôn sơn màu trắng hoặc sáng, bên trong là khung bằng nhựa. Trong tủ có bố trí các giá để thực phẩm. Cửa tủ cũng được cách nhiệt, phía trong cửa bố trí các giá để đặt chai, lọ, trứng, bơ... Hình -1: Các tủ lạnh có dung tích nhỏ dưới 100 lít thường có dàn lạnh đặt ở một góc phía trên của tủ. Các tủ lạnh có dung tích trên 100 lít thường chia ra ba ngăn rõ rệt. Ngăn trên cùng là ngăn đông có nhiệt độ dưới 00C dùng để bảo quản thực phẩm lạnh đông hoặc để làm nước đá cục. Ngăn giữa có nhiệt độ từ 0 đến 5 0C để bảo quản lạnh và ngăn dưới cùng có nhiệt độ khoảng 10 C để bảo quản rau, hoa quả. Ngăn này chỉ cách với ngăn giữa bằng một tấm kính. Cấu tạo của tủ lạnh gia đình được trình bày như ở hình-2. Hệ thống máy lạnh của tủ lạnh gồm các phần chủ yếu sau: lốc kín (máy nén và động cơ), dàn ngưng tụ, phin lọc, ống mao (van tiết lưu) và dàn bay hơi. ------------------------------------------------------5-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện Môi chất lạnh (thường là freôn 12 - công thức hoá học CCl2F2 là sản phẩm tổng hợp từ dầu mỏ) tuần hoàn trong hệ thống. 1.1.4. phân loại a. Tủ lạnh loại nén hơi Loại này ứng dụng hiện tượng thu nhiệt trong quá trình sôi, hoá khí ở dàn bay hơi của khí frêôn đã hoá lỏng để làm lạnh, sau đó khí frêôn lại được đưa vào máy nén để chuyển thành frêôn dạng lỏng, chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Tủ lạnh loại khí nén có công suất cao, tốc độ làm lạnh nhanh, công suất lớn nên được dùng phổ biến hiện nay, môi chất là Freon R12, R22 (hiện nay R12 đã bị cấm sử dụng và dược thay thế bằng R134a). Tuy nhiên do phải dùng hệ động cơ-máy nén nên tủ lạnh loại này làm việc ồn, hay hỏng hóc. b. Tủ lạnh loại hấp thụ. Ứng dụng hiện tượng thu nhiệt trong quá trình hoá hơi của amôniắc. Chất hấp thụ là chất trung gian có thể là nước hoặc một chất lỏng nào khác hấp thụ amôniắc tạo thành dung dịch amôniắc đậm đặc. Dung dịch này được nung nóng lên, khi amôniắc hấp thụ nhiệt, nó bốc hơi (sôi) tạo thành hơi amôniắc áp suất cao. Hơi amôniắc ở áp suất cao và nhiệt độ cao được dẫn vào dàn ngưng. Ở dàn ngưng (dàn nóng) có lắp nhiều cánh toả nhiệt nên nhiệt độ của hơi amôniắc giảm xuống nhanh chóng. Amôniắc hoá lỏng, chảy vào dàn bay hơi (dàn lạnh). Tại dàn lạnh amôniắc bay hơi và thu nhiệt ở dàn lạnh tạo thành buồng lạnh. Sau đó amôniắc lại được chất lỏng hấp thụ để tạo thành amôniắc dưới dạng dung dịch đậm đặc và chu trình sau lại tiếp diễn. Tủ lạnh hấp thụ làm việc với năng suất thấp hơn kiểu khí nén, thời gian làm lạnh lâu, tiêu thụ năng lượng lớn hơn kiểu khí nén từ 1 ÷ 1,5 lần. Tuy nhiên do không có động cơ, tủ lạnh làm việc êm, tuổi thọ cao. Nguồn năng lượng sử dụng có thể bằng củi, dầu hoả, ga hoặc điện. c. Tủ lạnh loại cặp nhiệt điện Ứng dụng hiệu ứng Peltier: Ông Peltier đã phát minh ra hiện tượng khi cho dòng điện đi qua hai kim loại hoặc hai chất bán dẫn có đặc tính dẫn điện khác nhau, tại chỗ tiếp xúc giữa hai kim loại đó xảy ra hiện tượng hấp thụ nhiệt. Hiện tượng đó gọi là hiệu ứng Peltier. Người ta sử dụng hiệu ứng Peltier để làm máy lạnh. ------------------------------------------------------6-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện Hình -2 Nguyên lý hoạt động như sau: Dùng hai chất bán dẫn: một chất bán dẫn có sự dẫn điện của nó là điện tử (-) và một chất bán dẫn có sự dẫn điện là lỗ trống (+), chúng được nối với nhau bằng thanh đồng (hình-1), chúng tạo thành cặp nhiệt điện. Nếu cho dòng điện đi từ tấm bán dẫn (-) sang tấm bán dẫn (+) thì đầu nối giữa hai tấm bán dẫn hấp thụ nhiệt (lạnh đi), còn đầu kia toả nhiệt. Lượng nhiệt mà đầu lạnh hấp thụ được Qt được xác định theo công thức: Qt = (a1 - a2)IT1 Trong đó: a1, a2 - hệ số Peltier I - cường độ dòng điện đi qua cặp nhiệt điện T1 - nhiệt độ đầu lạnh. Do sự truyền nhiệt Qt giữa đầu nóng với đầu lạnh và lượng nhiệt phát sinh do hiệu ứng Jun Qj khi dòng điện đi qua chất bán dẫn nên hiệu ứng nhiệt thực tế có ích Qh của đầu lạnh bằng: Qh = Qt - (Qh + Qj) Áp dụng hiện tượng này, có thể ghép nhiều cặp bán dẫn khác loại với nhau, đưa tất cả các đầu lạnh về một phía (dàn lạnh), các đầu nóng về một phía (dàn nóng) để chế tạo thành tủ lạnh. Ưu điểm của tủ lạnh cặp nhiệt là làm việc tin cậy, chạy êm, hiệu suất cao hơn loại hấp thụ, có thể dùng nguồn ắcquy nên tủ lạnh có thể di động đặt trên ôtô... Tuy nhiên giá thành còn cao, hiệu suất và năng suất còn thấp hơn tủ lạnh loại khí nén nên chưa được dùng rộng rãi. 1.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống làm lạnh. Hoạt động của hệ thống làm lạnh được chỉ ra như ở hình-3. Trong dàn bay hơi, môi chất lạnh lỏng sôi ở áp suất thấp (từ 0 đến 1 at - áp suất dư) và nhiệt độ thấp (từ -29 ÷ -130C) để thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh, sau đó được máy ------------------------------------------------------7-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện nén hút về và nén lên áp suất cao đẩy vào dàn ngưng tụ. Tuỳ theo nhiệt độ môi trường, áp suất ngưng tụ có thể từ 7 đến 11 at, tương ứng với nhiệt độ ngưng tụ là 330C đến 500C. Nhiệt độ ngưng tụ thường lớn hơn nhiệt độ không khí bên ngoài từ 15 đến 170C trong điều kiện dàn ngưng không có quạt gió. Ở dàn ngưng, môi chất thải nhiệt cho không khí làm mát và ngưng tụ lại, sau đó đi qua ống mao để trở lại dàn bay hơi, thực hiện vòng tuần hoàn kín: nén - hoá lỏng - bay hơi. Vì ống mao có tiết diện rất nhỏ và chiều dài lớn nên có khả năng duy trì sự chênh lệch áp suất cần thiết giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi, giống như van tiết lưu. Lượng môi chất lỏng phun qua ống mao cũng phù hợp với năng suất nén của máy nén. Để tăng hiệu quả của máy lạnh người ta dùng hơi môi chất lạnh trước khi về máy nén để làm mát môi chất lỏng trước khi vào dàn bay hơi bằng cách ghép ống mao sát vào vách ống hút. Hình-3 Phin sấy lọc bố trí sau dàn ngưng tụ có nhiệm vụ lọc giữ lại toàn bộ bụi bẩn trong môi chất, tránh làm tắc bẩn ống mao, cũng như hấp thụ hết hơi nước trong hệ thống lạnh để tránh tắc ẩm. Một trong những đặc điểm của freôn 12 là không hoà tan trong nước, bởi vậy chỉ cần một lượng nước hoặc ẩm rất nhỏ (vài chục miligam) cũng có thể gây ra tắc ẩm của hệ thống lạnh. Tắc ẩm là hiện tượng đóng băng ở cửa thoát ống mao làm tắc một phần hoặc toàn bộ tiết diện ống, làm gián đoạn vòng tuần hoàn của môi chất lạnh, làm tủ mất lạnh. Máy nén dùng để duy trì sự tuần hoàn của môi chất lạnh. Còn ống mao để tạo sự chênh lệch giữa áp suất ngưng tụ và áp suất bay hơi. ------------------------------------------------------8-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện Khi làm việc, trong hệ thống máy lạnh có hai vùng áp suất rõ rệt. Dàn ngưng, ống đẩy, phin sấy lọc có áp suất cao (áp suất ngưng tụ). Dàn bay hơi, ống hút và trong vỏ máy nén cho đến clapê hút có áp suất thấp (áp suất bay hơi). Khi dừng máy, áp suất hai bên dần dần cân bằng nhờ ống mao, sau đó từ từ tăng lên chút ít do nhiệt độ trong dàn bay hơi tăng. Do có áp suất cân bằng tương đối nhỏ trong hệ thống khi ngừng tủ nên dễ khởi động, mômen khởi động yêu cầu không lớn. Tuy nhiên áp suất cân bằng chỉ được thiết lập sau khoảng 3 đến 5 phút, do đó chỉ được chạy lại tủ sau khi dừng khoảng 5 phút. Các thiết bị tự động bảo vệ điện áp cao và thấp cho tủ lạnh cũng phải đảm bảo sự “trễ” này, nhất là trong trường hợp mất điện xong lại có ngay. Nếu không có thể gây hư hỏng cho lốc và rơle vì động cơ không khởi động được. Thực chất máy lạnh là một máy thu nhiệt, thực hiện quá trình hút nhiệt ở nguồn nhiệt độ thấp (ở dàn bay hơi - dàn lạnh) và nhả nhiệt cho nguồn có nhiệt độ cao hơn (ở dàn ngưng tụ). Thực hiện quá trình này cần phải tiêu tốn năng lượng, đó là điện năng cung cấp cho động cơ điện kéo máy nén làm việc. Để đánh giá khả năng làm lạnh của tủ lạnh, người ta dùng khái niệm năng suất lạnh, tức là nhiệt lượng (kcal) mà máy hút được trong một đơn vị thời gian (giờ). Đơn vị năng suất lạnh (kcal/giờ). Các máy lạnh khác nhau có năng suất lạnh khác nhau, nhưng với mỗi một máy năng suất lạnh không phải là một trị số cố định, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tăng nhiệt độ sôi và giảm nhiệt độ ngưng của môi chất thì năng suất lạnh sẽ tăng, còn nếu giảm nhiệt độ sôi, tăng nhiệt độ ngưng thì năng suất lạnh của máy sẽ giảm. Năng suất lạnh của một máy lạnh thường được cho ở điều kiện tiêu chuẩn: nhiệt độ sôi t00= -150C. Nhiệt độ sôi là nhiệt độ của môi chất trong dàn bay hơi. Nhiệt độ ngưng t0k = 300C. Nhiệt độ ngưng là nhiệt độ môi chất lỏng sau khi đã được ngưngtrong dàn ngưng. Tủ lạnh gia đình thường có năng suất lạnh ở điều kiện tiêu chuẩn khoảng từ 90 ÷ 200 kcal/giờ. Với tủ lạnh gia đình, máy nén và động cơ được nối với nhau và được đặt trong một vỏ chung, chỉ có các đầu ống và cực điện nối ra ngoài. Vậy: Khi máy nén làm việc, hơi của môi chất từ dàn bay hơi được hút vào máy nén, lượng hơi này được máy nén nén lên đến (6-11)at. Do bị nén với áp suất cao môi chất nóng lên và đi theo đường ống đến dàn ngưng. Tại dàn ngưng đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt của môi chất ra ngoài không khí, khi đó áp suất của môi chất vẫn còn cao. Tại dàn ngưng môi chất được làm lạnh và hóa lỏng ở áp suất cao, môi chất lỏng ở dàn ngưng được đưa qua ống mao. Khi môi chất lỏng qua ống mao bị ------------------------------------------------------9-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện giảm cả áp suất và nhiệt độ đột ngột và môi chất lỏng biến thành hơi ẩm, hơi này đưa đến dàn bay hơi, tại đây hơi ẩm sẽ sôi và hút nhiệt xung quanh thực hiện quá trình làm lạnh. Sau khi hút nhiệt và sôi hỗn hợp hơi, lỏng hoàn toàn biến thành hơi và được máy nén hút về để thực hiện chu trình mới (nén – hóa lỏng – bay hơi ). 1.3. Các môi chất thông dụng: 1.3.1. Amoniắc NH3 (R717) : - Là chất không màu , có mùi , sôi ở nhiệt độ -33,350C , ngưng tụ ở 300C ( làm mát bằng nước ) , áp suất ngưng tụ là 1,2 Mpa . - Qv = 2165 (kg/m3) - nhiệt lạnh sâu theo thể tích . - Q0 = 1101 (kJ/kg) - năng suất lạnh riêng theo kim loại . - t2 = 1000C ( nhiệt độ nén ) - NH3 không hòa tan dầu nhưng hòa tan nước. - Không ăn mòn kim loại đen nhưng ăn mòn kim loại màu → dùng thép . - NH3 dẫn điện → không làm máy nén kín dược . - NH3 nếu gặp thuỷ ngân thì sẽ gây hỗn hợp nổ nguy hiểm → cấm không dùng Hg trong thiết bị có NH3 . - NH3 độc. - Rẻ tiền , dễ kiếm , dễ vận chuyển , dễ bảo quản. - Q0 , Qv lớn → kích thước gọn nhẹ . - Trong máy nén làm lạnh bằng nước → hạ nhiệt độ ngưng dưới 1000C . → làm máy lạnh nén hơi hở công suất từ lớn → rất lớn . →Máy lạnh hấp thụ NH3 , bốc hơi → hấp thụ t0 → làm lạnh (gia dụng ). 1.3.2. Freon 12 ( R12 ) CCL2 F2 - Chất khí không màu có mùi thơm nhẹ , nặng hơn không khí khoảng 4 lần , nặng hơn nước khoáng 1,3 lần . -Ngưng tụ ở 300C nếu làm mát bằng nước, áp suất ngưng tụ 0,74 MPa , sôi ở - 300C , q0 =117 kJ/kg , qv = 1779 kJ/m3 khả năng trao đổi nhiệt αT = 20 % αTH2O. - Q0 , QV bé → kỹ thuật thiết bị lớn . - Không hòa tan nước nhưng hòa tan dược dầu . - Không dẫn điện . - Chỉ dùng cho hệ thống các máy nén lạnh rất nhỏ và nhỏ . - Dùng được cho hệ thống máy nén kín . - Không độc hại. 1.3.3. Freon 22 (R22) CHClF2 - là chất không khí , màu mùi thơm nhẹ . - t0 ngưng tụ 300C , Pngưng tụ =1,2 MPa, sôi ở -410C . ------------------------------------------------------10-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện - Năng suất lạnh riêng Q0 lớn hơn R12 khoảng 1,5 lần → kỹ thuật nhỏ hơn R12. - Khả năng hòa tan gấp 5 lần R12 → không sợ bị tắc dường ống do đóng băng . - Không hòa tan dầu → bôi trơn phức tạp . - Không dẫn điện ở thể khí nhưng ở thể lỏng lại dẫn điện → trong máy nén kín không cho phần ga lỏng trong máy nén tồn tại. → Dùng máy làm lạnh nén hơi loại công suất trung bình, công suất lớn, điều tiết không khí. 1.3.4. Gas môi chất lạnh R134A: - Là chất khí không màu, không đục, không có mùi hôi. - t0 ngưng tụ 300C , Pngưng tụ = 4,05 MPa, sôi ở -26,10C. - Nhiệt độ nén 101,1° C - Độ hòa tan (nước, 25 ° C), 0,15% - Độ tinh khiết,% ≥ 99,9 1.3.5. Gas môi chất lạnh R600A: Điểm sôi, -11,70 Nhiệt độ nén 134,71° C Áp lực quan trọng, Pngưng tụ = 3,64Mpa Xuất hiện không màu, không đục Không có mùi hôi thối mùi lạ Ứng dụng: làm lạnh, có thể thay thế R12. 1.4. Nhận biết, phân biệt các bộ phận của tủ lạnh a. Hệ thống lạnh của tủ lạnh Blốk Phin lọc Dàn ngưng Bình tách lỏng ------------------------------------------------------11-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện Ống mao Dàn bay hơi b. Bộ phận điện của tủ lạnh: - Tụ điện (hình a,b) - Động cơ (hình A,B) - Rơle nhiệt (rơle dòng điện) ------------------------------------------------------12-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện - Rơle khởi động - Rơle khởi động kiểu điện áp - Rơle nhiệt độ (Thermostat) ------------------------------------------------------13-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện - Hình dáng bên ngoài của Thermostat. - Rơle thời gian Hình 4.10. Sơ đồ đấu dây Timer Hình 4.9. Một số dạng On-delay của hãng ANLY - Đài Loan On-delay hãng ANLY - Đài Loan Ký hiệu: ------------------------------------------------------14-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện - Rơ le áp suất: + Rơ le tổ hợp áp suất cao và thấp + Rơ le áp suất cao HP + Rơ le áp suất thấp LP Rơ le tổ hợp áp suất cao và thấp ------------------------------------------------------15-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện BÀI 2: HỆ THỐNG LẠNH CỦA TỦ LẠNH 2.1. Máy nén của tủ lạnh gia đình. a. Nhiệm vụ của máy nén. - Hút hết môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp. - Nén môi chất ở trạng thái hơi từ áp suất bay hơi tới áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng. - Phải đủ năng suất, khối lượng, lưu lượng môi chất qua máy nén, phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ. b. Yêu cầu của máy nén - Làm việc chắc chắn, ổn định, có tuổi thọ cao và độ tin cậy cao, có khả năng sản xuất hàng loạt. - Hiệu suất làm việc cao. - Khi làm việc không rung, không ồn. c. Phân loại máy nén. Hiện nay ở nước ta dùng rất nhiều loại tủ lạnh của nhiều hãng và nhiều nước khác nhau. Mỗi hãng, mỗi nước chế tạo máy nén có những đặc điểm khác nhau, nhưng về nguyên tắc cơ bản đều giống nhau. Máy nén tủ lạnh gia đình chủ yếu là loại máy nén pittông 1 hoặc 2 xilanh. Ngoài ra còn máy nén rôto nhưng chủ yếu sử dụng trong máy điều hoà nhiệt độ, hiếm thấy trong tủ lạnh gia đình. d. Nguyên lý làm việc * Máy nén pittông dùng cơ cấu tay quay thanh truyền, biến chuyển động quay của động cơ điện thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittông. Quá trình hút và nén thực hiện nhờ sự thay đổi thể tích của khoảng giữa pittông và xilanh. Hình - 2.1 là sơ đồ máy nén pittông có cơ cấu tay quay thanh truyền. - Máy nén pittông làm việc như sau: Pittông chuyển động lên xuống trong xilanh. Khi pittông di chuyển từ trên xuống dưới, áp suất trong khoang hút giảm, clapê hút tự động mở ra do chênh lệch áp suất, máy nén thực hiện quá trình hút. Khi pittông đạt điểm chết dưới, quá trình hút kết thúc, pittông đổi hướng chuyển động lên trên thực hiện quá trình nén. Khi áp suất trong xilanh cao hơn áp suất trong khoang đẩy, clapê đẩy tự động mở ra cho môi chất đi vào khoang đẩy. Quá trình đẩy hơi môi chất kết thúc khi xilanh đạt điểm chết trên. Quá trình hút và nén lại lặp lại. Với tủ lạnh dùng môi chất R12, nhiệt độ sau khi ra khỏi máy nén khoảng trên 800C. ------------------------------------------------------16-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện Hình -2.1: - Ưu điểm của máy nén kiểu pittông là công nghệ gia công đơn giản, dễ bôi trơn, có thể đạt tỉ số nén pittông n = Pk/P0 ≈ 10 với một cấp nén, trong đó Pk là áp suất trên dàn ngưng, P0 là áp suất sau ống mao dẫn (dàn bay hơi) - Nhược điểm của máy nén pittông là có nhiều chi tiết và cặp ma sát nên dễ bị mài mòn. - Máy nén pittông ứng dụng rộng rãi trong tủ lạnh gia đình và cả máy lạnh có công suất lớn. * Máy nén rôto lăn có cấu tạo như ở hình-2.2. Xilanh 7 hình trụ đứng im, rôto lệch t âm 6 lăn trên bề mặt xilanh. Ngăn cách giữa khoang hút và khoang đẩy là tấm trượt 3. Khi pittông lăn trên xilanh luôn luôn tồn tại hai khoang, khoang hút có thể tích lớn dần và khoang nén có thể tích nhỏ dần. Có một thời điểm khi điểm hình -2.2 cao của rôto nằm trên tấm trượt 3 khoang nén bằng không và khoang hút đạt cực đại. - Khi pittông lăn qua clapê hút lại xuất hiện hai khoang hút và nén. Ngoài loại rôto lăn ra còn loại máy nén rôto tấm trượt (không giới thiệu ở đây). - Loại máy nén rôto lăn và rôto tấm trượt có ưu điểm là đơn giản, ít chi tiết, nhược điểm là công nghệ gia công khó, bôi trơn cũng khó khăn. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các loại máy điều hoà nhiệt độ cửa sổ. Vì stato của động cơ gắn liền với vỏ ngoài của lốc nên khó quấn lại động cơ khi bị cháy. ------------------------------------------------------17-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện 2.2. Dàn ngưng. a. Nhiệm vụ. Dàn ngưng là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ và một bên là môi trường làm mát là nước hoặc không khí. Dàn ngưng của hệ thống lạnh có nhiệm vụ thải nhiệt của môi chất ra ngoài môi trường xung quanh. Lượng nhiệt thải qua dàn ngưng đúng bằng nhiệt lượng mà dàn bay hơi thu ở trong tủ (để làm lạnh) cộng với điện năng tiêu tốn cho máy nén. Trong quá trình thải nhiệt, môi chất lạnh từ dạng hơi biến thành dạng lỏng áp suất cao, áp suất này phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh cao thì áp suất môi chất ở dàn ngung càng cao. Ở nước ta nhiệt độ không khí dao động trong khoảng 8 ÷ 40 0C, áp suất dàn ngưng nằm trong khoảng 7 ÷ 10 at. b. Phân loại Có thể phân loại dàn ngưng theo cấu tạo và môi trường làm mát: - Bình ngưng làm mát bằng nước: môi trường làm mát là nước. - Dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên (không có quạt) và đối lưu cưỡng bức (có quạt): môi trường làm mát bằng không khí. - Dàn ngưng tưới (còn gọi là thiết bị ngưng tụ bay hơi nước): môi trường làm mát kết hợp nước và không khí. Tủ lạnh gia đình đa số có dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên. Một số ít tủ lạnh gia đình và tủ lạnh thương nghiệp có dàn ngưng không khí cưỡng bức. c. Yêu cầu đối với dàn ngưng. Dàn ngưng phải có khả năng toả nhiệt phù hợp với năng suất lạnh của máy nén trong điều kiện làm việc đã cho: - Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ và tốt; - Sự tiếp xúc giữa cánh tản nhiệt và ống phải tốt; - Chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị ăn mòn; - Tuần hoàn không khí phải tốt; - Công nghệ chế tạo đơn giản, bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng, giá thành hạ. d. Vị trí lắp đặt: Dàn ngưng tủ lạnh đầu vào được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao. Dàn ngưng được bố trí sau tủ lạnh (hình -2.3), một số còn thêm một phần đặt dưới đáy tủ. Dàn ngưng được bố trí sao cho việc đối lưu không khí là tốt nhất để tủ thải nhiệt được dễ dàng. ------------------------------------------------------18-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện hình -2.3 e. Cấu tạo của dàn ngưng. Dàn ngưng của tủ lạnh hấp thụ thường làm bằng ống thép lớn có 1, 2 vòng xoắn, cánh tản nhiệt bằng thép tấm hình vuông hoặc tròn. Dàn ngưng của tủ lạnh nén hơi có dạng cấu tạo như ở hành -2.4. hình -2.4 Dàn ngưng của tủ lạnh nén hơi gồm ống thép có đường kính cỡ Φ5 với cánh tản nhiệt làm bằng dây thép cỡ Φ1,2 ÷ 2. Môi chất đi từ trên xuống, không khí đối lưu tự nhiên đi từ dưới dàn ngưng lên, thực hiện trao đổi nhiệt ngược dòng. Dàn ống của dàn ngưng có thể bố trí nằm ngang (hình -2.5), cũng có thể bố trí thẳng đứng (hình -2.4). Khi ống bố trí thẳng đứng, đầu ra của môi chất lạnh lỏng ở xa đầu lốc nên không bị nhiệt thải từ đầu lốc làm cho nóng lên, đây là ưu điểm cơ bản so với dàn ống nằm ngang. Các ngưng nói chung có cánh tản nhiệt bằng dây thép vì công nghệ chế tạo dễ dàng, bảo dưỡng và sửa chữa thuận lợi. ------------------------------------------------------19-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
- Giáo trình: Thiết bị lạnh gia dụng Khoa điện Tuy nhiên cũng có dàn ngưng có cánh tản nhiệt dạng tấm liền hoặc có dập các khe hở để tạo đối lưu không khí tốt hơn. Ngoài các loại dàn ngưng bằng các dàn ống thép còn có các loại dàn ngưng bằng nhôm tấm. Các dàn ngưng này được tạo từ hai lá nhôm dày 1,5 mm, cán dính vào nhau, ở giữa có các rãnh cho môi chất lưu thông thay cho các ống. Khoảng giữa các rãnh có dập các khe gió để nâng cao khả năng đối lưu không khí qua dàn. Do hệ số truyền nhiệt của lá nhôm lớn và do tạo được bề mặt trao đổi nhiệt lớn nên loại dàn ngưng này gọn nhẹ hơn các loại dàn hình -2.5 ngưng khác. Hiện nay các dàn ngưng thường được bố trí bên trong vỏ tủ phía sau hoặc cả hai bên sườn nên không thể nhìn thấy dàn ngưng. Khi đặt dàn ngưng nên đặt nghiêng 5 0 so với vị trí thẳng đứng để tránh hiện tượng dòng không khí nóng ở ống phía dưới bao bọc ống phía trên. 2.3. Dàn bay hơi. a. Nhiệm vụ: Dàn bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh sôi và một bên là môi trường cần làm lạnh như không khí, nước hoặc sản phẩm cần bảo quản lạnh. Dàn bay hơi có nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp để tạo ra và duy trì môi trường lạnh có nhiệt độ thấp. Thường nhiệt độ sôi của môi chất trong dàn bay hơi từ - 200C đến -150C tương ứng với áp suất 1,5at đến 1,9 at. Sự trao đổi nhiệt giữa không khí trong tủ lạnh và dàn bay hơi có thể do đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức (dùng quạt khuấy không khí). Phần lớn các tủ lạnh dùng đối lưu tự nhiên. b. Phân loại Có thể phân loại theo cấu tạo và môi trường làm lạnh: - Môi trường làm lạnh là không khí đối lưu tự nhiên hoặc cưỡng bức gọi là dàn lạnh hoặc dàn bay hơi. - Môi trường làm lạnh là nước, nước muối hoặc chất lỏng có thể là dàn lạnh nước hoặc bình bay hơi làm lạnh nước. ------------------------------------------------------20-------------------------------------------------------- Lưu hành nội bộ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng - Nghề: Điện dân dụng - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)
112 p | 87 | 27
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
104 p | 68 | 15
-
Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng - Nghề: Điện dân dụng - Trình độ: Cao đẳng nghề (Tổng cục Dạy nghề)
112 p | 74 | 12
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
48 p | 69 | 12
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
160 p | 25 | 11
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp GTVT Nam Định
95 p | 13 | 9
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
69 p | 19 | 9
-
Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng (Nghề Điện dân dụng - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 30 | 9
-
Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng (Nghề: Điện dân dụng) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
37 p | 42 | 7
-
Giáo trình Thiết bị điện gia đình: Phần 1
100 p | 18 | 7
-
Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng (Nghề Điện dân dụng - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
62 p | 38 | 6
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)
31 p | 12 | 6
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp): Phần 1 - Trường TC nghề Đông Sài Gòn
78 p | 32 | 6
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
147 p | 11 | 5
-
Giáo trình Thiết bị lạnh gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)
42 p | 7 | 5
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
56 p | 24 | 5
-
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp-CĐ) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
108 p | 40 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn