intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết lập cấu hình và lập trình điều khiển PLC trong hệ thống tự động (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thiết lập cấu hình và lập trình điều khiển PLC trong hệ thống tự động (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Bộ lập trình PLC S7-1200; xử lý các lệnh nâng cao trong PLC; xử lý tín hiệu Analog trong PLC; lập trình hệ thống băng chuyền phân loại sản phẩm;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết lập cấu hình và lập trình điều khiển PLC trong hệ thống tự động (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN GIÁO TRÌNH Môn đun: THIẾT LẬP CẤU HÌNH & LẬP TRÌNH ĐK TRONG HT TỰ ĐỘNG NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: ngày tháng năm của Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận Năm 2019
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở trình độ CĐN, giáo trình THIẾT LẬP CẤU HÌNH VÀ LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PLC TRONG HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG là một trong những giáo trình mô đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 120 giờ gồm có: Bài 1: Bộ lập trình PLC S7-1200 Bài 2: Xử lý các lệnh nâng cao trong PLC Bài 3: Xử lý tín hiệu Analog trong PLC Bài 4. Lập trình hệ thống băng chuyền phân loại sản phẩm Bài 5. Lập trình hệ thống bơm nước tự động Bài 6. Lập trình điều khiển hệ thống thang máy Bài 7. Các bài tập ứng dụng khác Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của người sử dụng, người đọc để nhóm biên soạn sẽ hiện chỉnh hoàn thiện hơn sau thời gian sử dụng Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 Giáo viên biên soạn Trần Văn Linh
  4. 3 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN...................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................... 2 MÔ ĐUN ĐÀO TẠO PLC NÂNG CAO ............................................................... 4 Bài 1: Bộ lập trình PLC S7-1200 ........................................................................... 7 Bài 2: Xử lý các lệnh nâng cao trong PLC .......................................................... 27 Bài 3: Xử lý tín hiệu Analog trong PLC.............................................................. 44 Bài 4: Lập trình hệ thống băng chuyền phân loại sản phẩm ........................ 6755 Bài 5: Lập trình hệ thống bơm nước tự động..................................................... 61 Bài 6: Lập trình điều khiển hệ thống thang máy ............................................... 65 Bài 7: Các bài tập ứng dụng khác ....................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 82
  5. 4 MÔ ĐUN THIẾT LẬP CẤU HÌNH VÀ LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN PLC TRONG HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: * Vị trí của môn học: Môđun được bố trí dạy cuối chương trình sau khi học xong các môn chuyên môn như kỹ thuật cảm biến, điện tử công suất, Vi xử lí, trang bị điện, lắp đặt điện điều khiển trong công nghiệp, PLC cơ bản. * Tính chất của môn học: Mô đun PLC nâng cao mang tính tích hợp. * Ý nghĩa của mô đun: Là môn học bắt buộc * Vai trò của mô đun: Sau khi học xong mô đun này, người học có thể kết nối dây giữa PC - CPU và thiết bị ngoại vi, nắm được cấu hình phần cứng của một số loại PLC của hãng khác, Viết chương trình, nạp trình để thực hiện được một số bài toán ứng dụng đơn giản trong công nghiệp, Phân tích luận lý một số chương trình, phát hiện sai lỗi và sửa chữa khắc phục. Mục tiêu của mô đun: Mô đun này học sau các môn học: An toàn lao động; Vật liệu điện; Đo lường điện; Mạch điện; Cài đặt và thử nghiệm các hệ thống điều khiển với PLC; Thiết lập cấu hình và lập trình điều khiển PLC trong hệ thống tự động; Lắp đặt, lập trình, kiểm tra, vận hành và bảo trì các hệ thống cơ điện tử; Lắp đặt và kiểm tra hệ thống điều khiển khí nén và thủy lực. Là mô đun bắt buộc trong đào tạo nghề điện tử công nghiệp. II. Mục tiêu mô đun: * Về kiến thức: - Trình bày cấu trúc và phương thức hoạt động của các loại PLC chính xác theo nội dung đã học - Mô tả cấu trúc các phần chính của hệ thống điều khiển: ngôn ngữ, liên kết, định thời của các loại PLC khác nhau - Phân tích được nguyên lý làm việc của các hệ thống căn bản * Về kỹ năng: - Thực hiện các kết nối giữa PLC và thiết bị ngoại vi - Viết chương trình cho các loại PLC khác nhau đạt yêu cầu kỹ thuật; - Kiểm tra sửa chữa đạt yêu cầu về thời gian với độ chính xác; - Thực hiện được các bài lập trình nâng ca. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
  6. 5 - Tự giác, tích cực, chủ động và hợp tác trong học tập. Nội dung mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng số Lý Thực Kiểm TT thuyết hành tra* 1 Bài 1: Bộ lập trình PLC S7-1200 16 4 12 2 Bài 2: Xử lý các lệnh nâng cao trong PLC 20 6 14 3 Bài 3: Xử lý tín hiệu Analog trong PLC 16 4 11 1 4 Bài 4: Lập trình hệ thống băng chuyền 20 4 15 1 phân loại sản phẩm 5 Bài 5: Lập trình hệ thống bơm nước tự 20 4 15 1 động 6 Bài 6: Lập trình điều khiển hệ thống thang 28 4 24 máy 7 Bài 7: Các bài tập ứng dụng khác 30 4 25 1 Tổng: 150 30 116 4 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành BÀI 1 BỘ LẬP TRÌNH PLC S7-1200 Mã bài: MĐ 29 - 01 Nội dung chính: 1. Giới thiệu về PLC S7-1200. Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) S7-1200 mang lại tính linh hoạt và sức mạnh để điều khiển nhiều thiết bị đa dạng hỗ trợ các yêu cầu về điều khiển tự động. Sự kết hợp giữa thiết kế thu gọn, cấu hình linh hoạt và tập lệnh mạnh mẽ đã khiến cho S7-1200 trở thành một giải pháp hoàn hảo dành cho việc điều khiển nhiều ứng dụng đa dạng khác nhau. Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích hợp, các mạch ngõ vào và mạch ngõ ra trong một kết cấu thu gọn, CPU trong S7-1200 đã tạo ra một PLC mạnh mẽ. Sau khi người dùng tải xuống một chương trình, CPU sẽ chứa mạch logic được yêu cầu để giám sát và điều khiển các thiết bị nằm trong ứng dụng. CPU giám sát các ngõ vào và làm thay đổi ngõ ra theo logic của chương trình người dùng, có thể bao gồm các hoạt động như logic Boolean, việc đếm, định thì, các phép toán phức hợp và việc truyền thông với các thiết bị thông minh khác. Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ việc truy xuất đến cả CPU và chương trình điều khiển:
  7. 6  Mỗi CPU cung cấp một sự bảo vệ bằng mật khẩu cho phép người dùng cấu hình việc truy xuất đến các chức năng của CPU.  Người dùng có thể sử dụng chức năng “know-how protection” để ẩn mã nằm trong một khối xác định. CPU cung cấp một cổng PROFINET để giao tiếp qua một mạng PROFINET. Các module truyền thông là có sẵn dành cho việc giao tiếp qua các mạng RS232 hay RS485.  Bộ phận kết nối nguồn  Các bộ phận kết nối nối dây của người dùng có thể tháo được (phía sau các nắp che)  Khe cắm thẻ nhớ nằm dưới cửa phía trên  Các LED trạng thái dành cho I/O tích hợp  Bộ phận kết nối PROFINET (phía trên của CPU. Các kiểu CPU khác nhau cung cấp một sự đa dạng các tính năng và dung lượng giúp cho người dùng tạo ra các giải pháp có hiệu quả cho nhiều ứng dụng khác nhau. Chức năng CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C Kích thước vật lý (mm) 90 x 100 x 75 110 x 100 x 75 Bộ nhớ người dùng:  Bộ nhớ làm việc  25 kB  50 kB  Bộ nhớ nạp  1 MB  2 MB  Bộ nhớ giữ lại  2 kB  2 kB I/O tích hợp cục bộ  6 ngõ vào / 4  8 ngõ vào / 6  14 ngõ vào /  Kiểu số ngõ ra ngõ ra 10 ngõ ra  Kiểu tương tự  2 ngõ ra  2 ngõ ra  2 ngõ ra Kích thước ảnh tiến trình 1024 byte ngõ vào (I) và 1024 byte ngõ ra (Q)
  8. 7 Bộ nhớ bit (M) 4096 byte 8192 byte Độ mở rộng các module tín Không 2 8 hiệu Bảng tín hiệu 1 Các module truyền thông 3 (mở rộng về bên trái) 3 4 6 Các bộ đếm tốc độ cao  3 tại 100 kHz  3 tại 100 kHz  3 tại 100 kHz  Đơn pha 1 tại 30 kHz 3 tại 30 kHz  3 tại 80 kHz  3 tại 80 kHz  3 tại 80 kHz  Vuông pha 1 tại 20 kHz 3 tại 20 kHz Các ngõ ra xung 2 Thẻ nhớ Thẻ nhớ SIMATIC (tùy chọn) Thời gian lưu giữ đồng hồ Thông thường 10 ngày / ít nhất 6 ngày tại 400C thời gian thực PROFINET 1 cổng truyền thông Ethernet Tốc độ thực thi tính toán thực 18 μs/lệnh Tốc độ thực thi Boolean 0,1 μs/lệnh Họ S7-1200 cung cấp một số lượng lớn các module tín hiệu và bảng tín hiệu để mở rộng dung lượng của CPU. Người dùng còn có thể lắp đặt thêm các module truyền thông để hỗ trợ các giao thức truyền thông khác. Module Chỉ ngõ vào Chỉ ngõ ra Kết hợp In/Out 8 x DC In 8 x DC Out 8 x DC In / 8 x DC Out 8 x Relay Out 8 x DC In / 8 x Relay Out Kiểu số 16 x DC In / 16 x DC Out Module tín 16 x DC In 16 x DC Out 16 x DC In / 16 x Relay hiệu (SM) 16 x Relay Out Out Kiểu 4 x Analog In 2 x Analog In 4 x Analog In / 2 x Analog tương tự 8 x Analog In 4 x Analog In Out Kiểu số _ _ 2 x DC In / 2 x DC Out
  9. 8 Bảng tín hiệu Kiểu _ 1 x Analog In _ (SB) tương tự Module truyền thông (CM)  RS485  RS232 1.1 Các bảng tín hiệu. Một bảng tín hiệu (SB) cho phép người dùng thêm vào I/O cho CPU. Người dùng có thể thêm một SB với cả I/O kiểu số hay kiểu tương tự. SB kết nối vào phía trước của CPU.  SB với 4 I/O kiểu số (ngõ vào 2 x DC và ngõ ra 2 x DC)  SB với 1 ngõ ra kiểu tương tự.  Các LED trạng thái trên SB  Bộ phận kết nối nối dây của người dùng có thể tháo ra 1.2 Các module tín hiệu. Người dùng có thể sử dụng các module tín hiệu để thêm vào CPU các chức năng. Các module tín hiệu kết nối vào phía bên phải của CPU.  Các LED trạng thái dành cho I/O của module tín hiệu  Bộ phận kết nối đường dẫn  Bộ phận kết nối nối dây của người dùng có thể tháo ra
  10. 9 1.3 Các module truyền thông. Họ S7-1200 cung cấp các module truyền thông (CM) dành cho các tính năng bổ sung vào hệ thống. Có 2 module truyền thông: RS232 và RS485.  CPU hỗ trợ tối đa 3 module truyền thông  Mỗi CM kết nối vào phía bên trái của CPU (hay về phía bên trái của một CM khác)  Các LED trạng thái dành cho module truyền thông  Bộ phận kết nối truyền thông 1.5 STEP 7 Basic Phần mềm STEP 7 Basic cung cấp một môi trường thân thiện cho người dùng nhằm phát triển, chỉnh sửa và giám sát mạng logic được yêu cầu để điều khiển ứng dụng, bao gồm các công cụ dành cho quản lý và cấu hình tất cả các thiết bị trong đề án, như các thiết bị PLC hay HMI. STEP 7 Basic cung cấp hai ngôn ngữ lập trình (LAD và FBD) để thuận tiện và có hiệu quả trong việc phát triển chương trình điều khiển đối với ứng dụng, và còn cung cấp các công cụ để tạo ra và cấu hình các thiết bị HMI trong đề án của người dùng. Để giúp người dùng tìm ra thông tin cần thiết, STEP 7 Basic cung cấp một hệ thống trợ giúp trực tuyến. Để cài đặt STEP 7 Basic, người dùng cần đưa đĩa CD vào trong ổ CD-ROM của máy tính. Trình thuật sĩ cài đặt sẽ khởi động một cách tự động và nhắc người dùng trong suốt quá trình cài đặt. Để cài đặt STEP 7 Basic trên một máy tính cá nhân dùng hệ điều hành Windows 2000, Windows XP hay Windows Vista, người dùng cần phải đăng nhập với quyền hạn 1.5.1. Các kiểu xem khác nhau giúp công việc dễ dàng hơn.
  11. 10 Nhằm giúp gia tăng hiệu suất công việc, phần Totally Intergrated Automation Portal cung cấp hai kiểu xem thiết lập công cụ khác nhau: một là thiết lập được định hướng theo công việc, thiết lập này được tổ chức trong chức năng của các công cụ (kiểu xem Portal), hai là kiểu xem được định hướng theo đề án gồm các phần tử bên trong đề án (kiểu xem Project). Người dùng cần chọn kiểu xem nào giúp làm việc với hiệu quả tốt nhất. Với một cú nhấp chuột, người dùng có thể chuyển đổi giữa kiểu xem Portal và kiểu xem Project. Kiểu xem Portal cung cấp một kiểu xem theo chức năng đối với các nhiệm vụ và tổ chức chức năng của các công cụ theo nhiệm vụ để được hoàn thành, như là tạo ra việc cấu hình các thành phần và các mạng phần cứng. Người dùng có thể dễ dàng xác định cách thức để tiến hành và nhiệm vụ để chọn. Kiểu xem Project cung cấp việc truy xuất đến tất cả các thành phần nằm trong một đề án. Với tất cả các thành phần này nằm trong một vị trí, người dùng có một truy xuất dễ dàng đến mỗi phương diện của đề án. Đề án chứa tất cả các các phần tử đã vừa được tạo ra hay hoàn thành. 1.5.2. Trợ giúp người dùng khi cần. Để giúp người dùng giải quyết những phát sinh một cách nhanh chóng và có hiệu quả, STEP 7 Basic cung cấp phần trợ giúp thông minh đến từng yêu cầu:  Một trường nhập vào cung cấp trợ giúp kiểu “mở ra” để hỗ trợ người dùng nhập vào thông tin chính xác (các phạm vi và kiểu dữ liệu) đối với trường đó. Ví dụ, nếu người dùng đã nhập một giá trị không hợp lệ, một hộp văn bản thông điệp sẽ mở ra nhằm cung cấp phạm vị các giá trị hợp lệ.
  12. 11  Một số thủ thuật về công cụ trong giao diện (ví dụ đối với các lệnh) “xếp tầng” nhằm cung cấp thông tin bổ sung. Các thủ thuật về công cụ này sẽ liên kết đến các chủ đề xác định trong hệ thống thông tin trực tuyến (trợ giúp trực tuyến). Thêm vào đó STEP 7 Basic có một hệ thống thông tin toàn diện miêu tả một cách đầy đủ chức năng của các công cụ SIMATIC. 1.6 Trợ giúp kiểu mở ra và các thủ thuật về công cụ xếp tầng Các trường nhập vào gồm nhiều hộp thoại khác nhau và các thẻ nhiệm vụ sẽ cung cấp phản hồi dưới dạng một hộp thông điệp, hộp này mở ra và cho người dùng biết về phạm vi hay các kiểu của dữ liệu được yêu cầu. Các phần tử trong giao diện phần mềm cung cấp các thủ thuật về công cụ để giải thích chức năng của phần tử đó. Một vài phần tử, ví dụ các biểu tượng “Open” hay “Save”, không yêu cầu các thông tin bổ sung. Tuy nhiên, một số phần tử cung cấp cơ chế để hiển thị phần miêu tả bổ sung về phần tử đó. Thông tin bổ sung này “xếp tầng” trong một hộp từ thủ thuật về công cụ. (Một mũi tên màu đen kế bên thủ thuật công cụ cho thấy rằng các thông tin thêm là có sẵn.) Ở xung quanh một phần tử trong giao diện phần mềm hiển thị thủ thuật công cụ. Cách đơn giản để hiển thị thông tin bổ sung là di chuyển con trỏ xung quanh phần thủ thuật công cụ. Một số các thủ thuật công cụ còn cung cấp các kiên kết đến những chủ đề có liên quan trong hệ thống thông tin. Việc nhấp chuột vào liên kết sẽ hiển thị chủ đề xác định. 1.7 Hệ thống thông tin Phần mềm STEP 7 Basic cung cấp các thông tin trực tuyến toàn diện và hệ thống trợ giúp miêu tả tất cả các sản phầm SIMATIC mà người dùng đã cài đặt. Hệ thống thông tin còn bao gồm các thông tin tham khảo và các ví dụ. Để hiển thị hệ thống thông tin, người dùng chọn từ các điểm truy xuất sau:  Từ kiểu xem Portal, lựa chọn cổng Start và nhấp chuột vào lệnh “Help”.  Từ kiểu xem Project, lựa chọn lệnh “Show help” trong trình đơn “Help”.
  13. 12  Từ một thủ thuật công cụ xếp tầng, nhấp vào liên kết để hiển thị thông tin bổ sung về chủ đề đó. Hệ thống thông tin sẽ mở ra trong một cửa sổ mà không che khuất vùng làm việc. Nhấp vào nút “Show/hide contents” trên hệ thống thông tin để hiển thị nội dung và tách khỏi cửa sổ trợ giúp. Người dùng có thể thay đổi kích thước của cửa sổ. Sử dụng các thẻ “Contents” hay “Index” để tìm kiếm xuyên suốt hệ thống thông tin theo chủ đề hay từ khóa. 1.8 Các bảng hiển thị. Do sự trực quan hóa trở thành một thành phần tiêu chuẩn đối với hầu hết các thiết kế máy móc, SIMATIC HMI Basic Panels cung cấp các thiết bị kiểu chạm màn hình dành cho việc điều khiển thuật toán cơ bản và việc giám sát các nhiệm vụ. Tất cả các bảng đều có cấp độ bảo vệ IP65 và chứng nhận CE, UL, cULus và NEMA 4x.
  14. 13  Kích thước: 3,8 inch  Độ phân giải: 320 x 240  128 mục nhập  50 màn hình xử lý  200 cảnh báo KTP 400 Basic PN  25 biểu đồ  Bộ nhớ nhận 32 kB  5 bộ nhận, 20 bản ghi dữ liệu, 20  Đơn sắc (STN, dải màu xám) mục nhập  Màn hình chạm 4 inch với 4 phím tiếp xúc  Màn hình chạm 6 inch với 6  Kiểu thẳng đứng hay nằm ngang phím tiếp xúc  Kiểu thẳng đứng hay nằm ngang  Kích thước: 5,7 inch  Độ phân giải: 320 x 240  128 mục nhập  50 màn hình xử lý  200 cảnh báo  25 biểu đồ KTP 600 Basic PN  Bộ nhớ nhận 32 kB  5 bộ nhận, 20 bản ghi dữ liệu, 20  Kiểu màu (TFT, 256 màu) hay mục nhập kiểu đơn sắc (STN, dải màu xám)
  15. 14 KTP 1000 Basic PN  Kiểu màu (TFT, 256 màu)  Màn hình chạm 10 inch với 8phím tiếp xúc  Kiểu thẳng đứng hay nằm ngang Kích thước: 10,4 inch  Độ phân giải: 640 x 480  256 mục nhập  50 màn hình xử lý  200 cảnh báo  25 biểu đồ  Bộ nhớ nhận 32 kB  5 bộ nhận, 20 bản ghi dữ liệu, 20mục nhập TP 1500 Basic PN  Kiểu màu (TFT, 256 màu)Màn hình chạm 15 inch  Kích thước: 15,1 inch  Độ phân giải: 1024 x 768
  16. 15  256 mục nhập  50 màn hình xử lý  200 cảnh báo  25 biểu đồ  Bộ nhớ nhận 32 kB  5 bộ nhận, 20 bản ghi dữ liệu, 20mục nhập 2. Tạo File Lập Trình Và Cấu Hình Phần Cứng Ta tạo ra cấu hình thiết bị cho PLC bằng cách thêm một CPU và các module bổ sung vào đề án.  Module truyền thông (CM): tối đa là 3, được chèn vào các khe số 101, 102 và 103  CPU: khe số 1  Cổng Ethernet của CPU  Bảng tín hiệu (SB): tối đa là 1, được chèn vào CPU  Module tín hiệu (SM) dành cho I/O tương tự hay số: tối đa là 8, được chèn vào trong các khe từ 2 đến 9 (CPU 1214C khởi động 8 SM, CPU 1212C khởi động 2 SM còn CPU 1211C không khởi động CM nào) Để tạo ra cấu hình của thiết bị, thêm một thiết bị vào đề án.  Trong kiểu xem Portal, chọn “Device & Networks” và nhấp vào “Add device”.  Trong kiểu xem Project, dưới cây đề án nhấp đôi chuột vào “Add new device”.
  17. 16 2.1 Chèn một CPU. Người dùng tạo ra cấu hình cho thiết bị bằng cách chèn một CPU vào đề án.Việc lựa chọn CPU từ hộp thoại “Add new device” sẽ tạo ra thanh đỡ (rack) và CPU. Hộp thoại “Add new device” Device view của cấu hình phần cứng Việc lựa chọn CPU trong mục Device view sẽ hiển thị các thuộc tính của CPU trong cửa sổ kiểm tra.
  18. 17 Lưu ý: CPU không có một địa chỉ IP được cấu hình trước. Một cách thủ công, người dùng phải gán giá trị địa chỉ IP cho CPU trong suốt việc cấu hình thiết bị. Nếu CPU được kết nối đến một bộ định tuyến (router) trong mạng, người dùng còn phải nhậpvào địa chỉ IP cho router đó. 2.2 Nhận biết cấu hình của một CPU chưa xác định. Tải lên dễ dàng một cấu hình phần cứng được tạo sẵn Nếu được kết nối đến một CPU, người dùng có thể tải lên cấu hình của CPU đó đến đề án, bao gồm bất kỳ các module nào. Thường là tạo ra một đề án mới và lựa chọn “Unspecified CPU” thay vì lựa chọn một CPU xác định. Người dùng hoàn toàn có thể bỏ qua việc cấu hình thiết bị bằng cách lựa chọn mục “Create a PLC program” từ “First Steps”. Phần mềm STEP 7 Basic sau đó sẽ tự động tạo ra một CPU chưa được xác định. Từ trình soạn thảo chương trình, lựa chọn lệnh “Hardware detection” trong trình đơn “Online”.
  19. 18 Từ trình soạn thảo cấu hình thiết bị, lựa chọn tùy chọn cho việc phát hiện cấu hình của thiết bị được kết nối. Sau khi người dùng lựa chọn CPU từ hộp thoại trực tuyến, STEP 7 Basic tải lên cấu hình phần cứng từ CPU, bao gồm bất kỳ module nào (SM, SB hay CM). Người dùng sau đó có thể cấu hình các thông số của CPU và các module. 2.3 Cấu hình sự hoạt động của CPU. Để cấu hình các thông số vận hành của CPU, lựa chọn CPU trong phần Device view (viền xanh dương quanh CPU đó), và sử dụng thẻ “Properties” của cửa sổ kiểm tra.
  20. 19 Chỉnh sửa các thuốc tính để cấu hình các thông số sau đây: 2.3.1 Giao diện PROFINET: thiết lập địa chỉ IP cho CPU và sự đồng bộ hóa thời gian 2.3.2 DI, DO và AI: cấu hình cách xử lý của I/O kiểu số và kiểu tương tự cục bộ (tíchhợp) 2.3.3 Các bộ đếm tốc độ cao và các máy phát xung: khởi động và cấu hình các bộ đếm tốc độ cao (HSC) và các máy phát xung được sử dụng cho các vận hành chuỗi xung (PTO) và bộ điều chế độ rộng xung (PWM). Khi người dùng cấu hình các ngõ ra của CPU hay của bảng tín hiệu như các máy phát xung (để sử dụng với PWM hay các lệnh điều khiển chuyển động cơ bản), các địa chỉ ngõ ra tương ứng (Q0.0, Q0.1, Q4.0 và Q4.1) được di chuyển khỏi bộ nhớ Q và không thể được sử dụng cho các mục đích khác trong chương trình người dùng. Nếu chương trình người dùng ghi một giá trị đến một ngõ ra được dùng như một máy phát xung, CPU sẽ không ghi giá trị đó đến ngõ ra vật lý. 2.3.4 Startup: lựa chọn cách xử lý của CPU theo một sự chuyển đổi từ OFF sang ON, ví dụ như khởi động trong chế độ STOP hay chuyển sang chế độ RUN sau một sự khởi động lại nóng. 2.3.5 Time of delay: thiết lập thời gian, múi giờ và thời gian tiết kiệm ánh sáng ngày. 2.3.6 Protection: thiết lập bảo vệ đọc/ghi và mật khẩu cho việc truy xuất CPU. 2.3.7 System and clock memory: khởi động một byte của các hàm “system memory” (đối với bit “first scan”, bit “always on” và bit “always off”)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2