Giáo trình Thống kê doanh nghiệp: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội
lượt xem 5
download
(NB) Giáo trình Thống kê doanh nghiệp: Phần 2 gồm có 2 chương, trình bày các nội dung về các yếu tố sản kinh doanh trong doanh nghiệp và thống kê các yếu tố đó. Trong phần 2 này cũng đề cập đến những nội dung cơ bản về tài chính và thống kê tài chính trong doanh nghiệp bao gồm: Chi phí, giá thành, doanh thu, lợi nhuận, vốn trong doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội
- CHƯƠNG 4 THỐNG KÊ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Giới thiệu: Chương 4 trình bày nội dung về các yếu tố sản kinh doanh trong doanh nghiệp và thống kê các yếu tố đó. Bao gồm: Tài sản cố định, lao động, năng suất lao động, tiền lương và vật tư trong doanh nghiệp. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm và phân loại tài sản cố định. - Biết cách thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. - Phân tích được biến động của tài sản cố định. - Tính được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Hiểu được khái niệm lao động trong doanh nghiệp. - Thống kê được số lượng, chất lượng và tình hình sử dụng thời gian lao động. - Phân tích được biến động của số lượng lao động trong doanh nghiệp. - Biết cách tính năng suất lao động. - Phân tích được biến động của năng suất lao động theo các nhân tố ảnh hưởng. - Phân tích được biến động của kết quả kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng lao động. - Hiểu được khái niệm tiền lương. - Biết các tính các chỉ tiêu tiền lương trong doanh nghiệp. - Biết cách phhân tích biến động chung của tổng quỹ lương. - Phân tích được biến động của tổng quỹ lương theo các nhân tố ảnh hưởng. - Biết cách thống kê vật tư trong doanh nghiệp. - Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập ứng dụng Nội dung chính: 4.1. Thống kê tài sản cố định 4.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định 4.1.1.1. Khái niệm tài sản cố định Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng 105
- lao động doanh nghiệp còn cần phải có tư liệu lao động. Trong đó, tài sản cố định là bộ phận các tư liệu lao động có giá trị lớn và có thời gian sử dụng qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Như vậy, cơ sở để nhận biết các tư liệu lao động là tài sản cố định phải dựa trên hai tiêu chuẩn (được quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của mỗi quốc gia) là: - Tiêu chuẩn về mặt giá trị. - Tiêu chuẩn về thời gian sử dụng. Hai tiêu chuẩn này thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, nhất là tiêu chuẩn về mặt giá trị. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, tài sản cố định trong các doanh nghiệp không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng nhanh chóng về số lượng, góp phần quan trọng vào việc giải phóng lao động chân tay của con người, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển. Xuất phát từ vai trò của tài sản cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải tính toán các chỉ tiêu thống kê phục vụ quản lý chặt chẽ tài sản cố định về mặt hiện vật và giá trị, về tình hình biến động tài sản cố định, về tình hình hao mòn, tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định v.v... 4.1.1.2. Phân loại tài sản cố định Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại, để thuận tiện cho công tác quản lý, công tác hạch toán và các nghiên cứu về tài sản cố định ở các doanh nghiệp cần phải phân loại chúng theo một số tiêu thức chủ yếu sau: Theo hình thái biểu hiện Theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định của doanh nghiệp được phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình: - Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Theo tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp được phân thành các nhóm sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, chuồng, tháp nước, bể chứa, đường sá, hàng rào v.v... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Máy móc, thiết bị: Gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như thiết bị động lực, máy móc, thiết bị công tác và cá loại thiết bị 106
- chuyên dùng khác. + Phương tiện vận tài, thiết bị truyền dẫn: Gồm ôtô, máy kéo, tàu thuyền, hệ thống truyền dãn như hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn nguyên liệu, dẫn điện, truyền thanh, thông tin v.v... + Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quản lý kinh doanh, quản lý hành chính như thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, máy vi tính, máy fax v.v... + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Gồm các loại vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm. + Tài sản cố định hữu hình khác: Gồm các loại tài sản cố định chưa được xếp vào các loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật v.v... - Tài sản cố định vô hình là các tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Theo tính chất và mục địch sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản cố định vô hình được phân thành các nhóm sau: + Quyền sử dụng đất có thời hạn: Bao gồm số tiền doanh nghiệp đã chi ra để có quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ v.v... không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất. + Nhãn hiệu hàng hoá: Là các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra liên quan trực tiếp đến việc mua nhãn hiệu hàng hoá. + Quyền phát hành: Là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành. + Phần mềm máy vi tính: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính. + Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất sản phẩm mới v.v... + Bản quyền, bằng sáng chế: Là chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế. + Công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu: Là các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu. + Tài sản cố định vô hình đang triển khai: Là tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Theo quyền sở hữu 107
- Theo quyền sở hữu, tài sản cố định của doanh nghiệp được phân thành tài sản cố định tự có và tài sản cố định thuê ngoài. - Tài sản cố định tự có là tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các tài sản cố định được biếu, tặng v.v... Đây là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. - Tài sản cố định thuê ngoài là tài sản cố định đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng thuê mà tài sản cố đinh được chia thành: Tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định thuê hoạt động. 4.1.2. Thống kê số lượng tài sản cố định Số lượng tài sản cố định doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được ghi vào sổ tài sản cố định của doanh nghiệp gọi là số lượng tài sản cố định hiện có. Số lượng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp được thống kê theo số thời điểm và số bình quân. Trong đó, tài sản cố định bình quân trong thời kỳ được sử dụng phổ biến trong tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Số lượng tài sản cố định bình quân trong kỳ được tính theo từng loại tài sản cố định theo các công thức sau: S S i (4.1) n Hoặc: S S n i i (4.2) n Trong đó: S : Số lượng tài sản cố định bình quân. Si : Số lượng tài sản cố định có trong ngày i của kỳ nghiên. n: Số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu. ni: Số ngày có số lượng tài sản cố định là Si . Nếu các khoảng cách thời gian bằng nhau, số lượng tài sản bình quân sẽ tính theo công thức: S1 / 2 S2 ... Sn 1 Sn / 2 S (4.3) n 1 108
- Chỉ tiêu tài sản cố định có bình quân trong kỳ nghiên cứu còn được tính chung cho các loại tài sản cố định khác nhau theo công thức: Giá trị TSCĐ có Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ có + bình quân trong kỳ có đầu kỳ cuối kỳ (4.4) nghiên cứu (theo = nguyên giá) 2 Chỉ tiêu này phản ánh quy mô giá trị tài sản cố định doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong kỳ nghiên cứu tính theo nguyên giá. 4.1.3. Thống kê giá trị và kết cấu tài sản cố định 4.1.3.1. Thống kê giá trị tài sản cố định Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp được thống kê thông qua việc đánh giá tài sản cố định. Tài sản cố định của doanh nghiệp được tính theo đơn vị tiền tệ và đánh giá theo các loại giá khác nhau để nắm được tổng giá trị của tài sản cố định đã đầu tư ban đầu, tổng giá trị tài sản cố định đã hao mòn và tổng giá trị tài sản cố định còn lại. Các loại giá dùng trong đánh giá tài sản cố định bao gồm: - Nguyên giá của tài sản cố định (hay giá ban đầu của tài sản cố định) là toàn bộ chi phí đã chi ra để mua sắm, lắp đặt, chạy thử và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi sử dụng. Nguyên giá của tài sản cố định trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: + Nguyên giá của tài sản cố định mua sắm: bằng (=) Giá thuần (đã trừ các khoản chiết khấu, giảm giá) cộng (+) Thuế nhập khẩu và các loại thuế không thể thu hồi cộng (+) Chi phí vận chuyển và các chi phí hợp lý, cần thiết liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào hoạt động. + Nguyên giá của tài sản cố định tự chế tạo, xây dựng: gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc chế tạo, xây dựng và đưa tài sản đó vào hoạt động. + Nguyên giá của tài sản cố định nhận của đơn vị khác: bằng (=) Trị giá thỏa thuận của các bên tham gia liên doanh đánh giá cộng (+) Chi phí vận chuyển và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào hoạt động. + Nguyên giá của tài sản cố định quyên tặng: bằng nguyên giá của tài sản cố định tương đương. - Giá đánh giá lại của tài sản cố định (hay giá khôi phục của tài sản cố định) là nguyên giá của tài sản cố định mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo, được dùng để đánh giá lại tài sản cố định đã mua sắm ở các thời kỳ trước. 109
- - Giá còn lại của tài sản cố định là hiệu số giữa nguyên giá (hay giá đánh lại) với số khấu hao lũy kế. Hoặc: Giá trị còn lại của Nguyên giá (hay giá Tỷ lệ còn lại của = x (4.5) TSCĐ đánh giá lại) TSCĐ Để đánh giá tài sản cố định người ta sử dụng các cách đánh giá sau: - Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá. Cách đánh giá này cho biết quy mô của nguồn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định từ khi doanh nghiệp thành lập đến nay. - Đánh giá tài sản cố định theo giá đánh giá lại. Cách đánh giá này giúp nắm được quy mô nguồn vốn để trang bị lại tài sản cố định ở tình trạng mới nguyên. - Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu còn lại. Cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị tài sản cố định danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn hữu hình lũy kế của chúng. - Đánh giá tài sản cố định theo giá khôi phục còn lại. Cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị tài sản cố định thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng. Chỉ tiêu này phản ánh đúng đắn nhất hiện trạng của tài sản cố định vì nó đã loại trừ cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Trường hợp cần nghiên cứu tình hình tăng, giảm tài sản cố định theo thời gian, có thể dùng cách đánh giá tài sản cố định theo giá so sánh để loại trừ sự thay đổi giá cả. 4.1.3.2. Thống kê kết cấu tài sản cố định Kết cấu tài sản cố định phản ánh tỷ trọng của từng loại tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Công thức tính chỉ tiêu như sau: Gi K Gi (4.6) G Trong đó: KGi : Kết cấu của loại tài sản cố định i trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Gi : Giá trị của loại tài sản cố định i. G : Tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp. K Gi : Có thể tính cho từng thời điểm hoặc tính bình quân cho kỳ nghiên 110
- cứu còn G i và G được tính theo nguyên giá hoặc giá đánh lại. 4.1.4. Thống kê biến động tài sản cố định Tài sản cố định của doanh nghiệp luôn có sự biến động theo thời gian do sự biến động của quy mô sản xuất kinh doanh. Để nghiên cứu sự biến động của tài sản cố định có thể sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối tài sản cố định. Bảng cân đối tài sản cố định phản ánh quy mô tài sản cố định có đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ và có cuối kỳ cho tổng số và từng loại tài sản cố định. Tuỳ theo từng thời kỳ mà có thể chi tiết hoặc đơn giản (Xem bảng sơ đồ bảng cân đối tài sản cố định dưới đây). 111
- Loại TSCĐ Dùng trong hoạt động Dùng trong hoạt động hành Dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính sự nghiệp phúc lợi công cộng Trong đó Trong đó Trong đó Chung Thiết Nhà Phương toàn Máy bị, Tổng cửa, tiện Tổng Tổng doanh Chỉ tiêu móc, dụng số vật vận tải, ... ... số ... ... ... ... số ... ... ... ... nghiệp thiết cụ kiến truyền bị quản trúc dẫn lý A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 + Có đầu kỳ + Tăng trong kỳ Trong đó: - Mua sắm, xây dựng - Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ - Nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ - Do đánh giá lại TSCĐ + Giảm trong kỳ Trong đó: - Nhượng bán - Thanh lý - Do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ - Do trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh - Các nguyên nhân khác + Có cuối kỳ 106
- Từ bảng cân đối tài sản cố định có thể tính toán được một số chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động tài sản cố định trong kỳ nghiên cứu: Hệ số gia tăng Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ = (4.7) TSCĐ Giá trị TSCĐ có cuối kỳ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Hệ số giảm TSCĐ = (4.8) Giá trị TSCĐ có đầu kỳ Các hệ số tăng và hệ số giảm tài sản cố định cho biết thông tin về tình hình biến động tài sản cố định trong kỳ nghiên cứu theo công dụng và theo nguồn hình thành tài sản. Muốn biết thêm thông tin về xu hướng tăng cường áp dụng kỹ thuật mới và loại bỏ kỹ thuật cũ, cần tính và phân tích thêm các chỉ tiêu hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ tài sản cố định. Công thức tính hai hệ số này như sau: Hệ số đổi mới Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ = (4.9) TSCĐ Giá trị TSCĐ có cuối kỳ Hệ số loại bỏ Giá trị TSCĐ loại bỏ trong kỳ = (4.10) TSCĐ Giá trị TSCĐ có cuối kỳ Kết quả tính toán sẽ cho ta thông tin về bốn cặp hệ số: hệ số tăng và hệ số đổi mới, hệ số giảm và hệ loại bỏ của toàn bộ tài sản cố định và của từng loại tài sản cố định trong kỳ nghiên cứu. 4.1.5. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định Nhóm chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp - Năng suất (hay hiệu năng) sử dụng tài sản cố định ( H G ) Q HG (4.11) G Trong đó: Q: Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh. Q có thể tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và tình bằng tiền tệ (GO, VA, NVA, Doanh thu, Doanh thu thuần v.v...). G : Là giá trị tài sản cố định bình quân (theo nguyên giá) trong kỳ. - Suất tiêu hao tài sản cố định ( H 'G ) G H 'G (4.12) Q 107
- - Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi ) theo tài sản cố định ( R G ) M RG (4.13) G Trong đó: M là lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả gián tiếp - Năng suất (hay hiệu năng) sử dụng mức khấu hao tài sản cố định ( H C1 ) Q H C1 (4.14) C1 Trong đó: C1 là tổng mức khấu hao tài sản cố định trong kỳ. - Tỷ suất lợi nhuận (hay mức doanh lợi) theo mức khấu hao tài sản cố định ( R C1 ). M R C1 (4.15) C1 4.2. Thống kê lao động 4.2.1. Thống kê số lượng, chất lượng và tình hình sử dụng lao động 4.2.1.1. Thống kê số lượng lao động Số lượng lao động của doanh nghiệp là những người lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương. Số lượng lao động của doanh nghiệp được thống kê theo số thời điểm và số bình quân. Trong đó số lượng lao động bình quân trong thời kỳ được sử dụng phổ biến trong tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Số lao động bình quân của doanh nghiệp được tính như sau: L Li (4.16) n Hoặc L Li n i (4.17) ni Trong đó: 108
- L : Là số lao động bình quân. L i : Là số lao động có trong ngày i của kỳ nghiên cứu (i = 1,n). Những ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ 7, chủ nhật thì lấy số lao động có ở ngày liền trước đó. n: Là số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu. ni: Là số ngày có số lao động là L i . Công thức (4.16) là công thức bình quân cộng giản đơn, công thức (4.17) là công thức bình quân cộng gia quyền. Ví dụ: Cho số liệu thống kê của một nhà hàng X như sau: Chỉ tiêu Tuần thứ 22 năm 2007 Tổng Ngày (n) Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật 7 Số lượng lao động ( L i ) 229 216 218 234 212 212 212 1533 Yêu cầu: Tính số lao động bình quân của nhà hàng X trong tuần thứ 22 năm 2007. Hướng dẫn: Số lao động bình quân của nhà hàng X trong tuần thứ 22 năm 2007 là: L i L 1533 219 người n 7 Ví dụ: Cho số liệu thống kê của một khách sạn X như sau: Chỉ tiêu Tháng 4 năm 2007 Tổng Số ngày (ni) 1 2 3 4 5 7 8 30 Số lượng lao động ( L i ) 225 230 245 254 271 283 291 1799 L ini 225 460 735 1016 1355 1981 2328 8100 Yêu cầu: Tính số lao động bình quân của khách sạn X trong tháng 4 năm 2007. Hướng dẫn: Số lao động bình quân của khách sạn X trong tháng 4 năm 2007 là: L Li n i 8100 270 người. ni 30 Nếu các khoảng cách thời gian bằng nhau, số lao động bình quân sẽ tính theo công thức: 109
- L1 / 2 L 2 ... L n 1 L n / 2 L (4.18) n 1 Phân tích thống kê biến động của số lượng lao động theo các phương pháp sau: - Phương pháp so sánh trực tiếp Số tương đối: L1 IL (4.19) L0 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: ΔL L1 L0 (4.20) Trong đó: L1 , L 0 : Số lao động bình quân của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Nếu kết quả so sánh I L >1, Δ L >0, số lượng lao động kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc và ngược lại. - Phương pháp so sánh có tính đến hệ số điều chỉnh Số tương đối: L1 IL (4.21) L 0 .I Q Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: ΔL L1 L0 .IQ (4.22) Trong đó: L1 , L 0 : Số lao động bình quân của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Q1 IQ : Chỉ số kết quả sản xuất. Q0 Q1 , Q 0 : Kết quả kinh doanh của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Nếu kết quả so sánh I L
- Ví dụ: Cho số liệu thống kê của công ty lữ hành X như sau: Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu (Q) USD 8.230.000 10.150.000 Số lao động bình quân ( L ) Người 430 520 Yêu cầu: Phân tích biến động số lượng lao động của công ty lữ hành X. Hướng dẫn: - Phương pháp so sánh trực tiếp Số tương đối: L1 520 IL 1,2093 120,93% . L0 430 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: ΔL L1 L 0 520 430 90 người. Số lượng lao động của công ty lữ hành X năm 2007 so với năm 2006 tăng 20,93% tương ứng với 90 người. - Phương pháp so sánh có tính đến hệ số điều chỉnh Số tương đối: L1 520 = 98,05%. IL 0,9805 L 0 .I Q 430 10.150.000 8.230.000 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 10.150.000 ΔL L1 L 0 .I Q 520 430 10,32 8.230.000 - 10 người. Công ty lữ hành X năm 2007 so với năm 2006 sử dụng lao động tiết kiệm hơn 10 người. 4.2.1.2. Thống kê chất lượng lao động Chất lượng lao động được thống kê theo một số chỉ tiêu chủ yếu sau: - Cơ cấu lao động theo tiêu thức chất lượng i (di) Li di (4.23) Li Trong đó: 111
- L i : Số lượng lao động đạt tiêu thức chất lượng i (i = 1,n). Li : Tổng số lao động tham gia tính cơ cấu. Tiêu thức chất lượng i của lao động có thể là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, bậc nghề, thâm niên nghề nghiệp v.v... Ví dụ: Cho số liệu thống kê của một khách sạn X như sau: STT Trình độ học vấn Số lượng lao động (Li) 1 Sơ cấp 100 2 Trung cấp 155 3 Cao đẳng 120 4 Đại học 80 5 Sau đại học 10 Tổng 465 Yêu cầu: Tính cơ cấu lao động theo tiêu thức trình độ học vấn của khách sạn X. Vẽ đồ thị minh họa. Hướng dẫn: Li Áp dụng công thức: d i ta có: Li STT Trình độ học vấn Số lượng lao động (Li) Tỷ trọng (%) 1 Sơ cấp 100 21,51 2 Trung cấp 155 33,33 3 Cao đẳng 120 25,81 4 Đại học 80 17,20 5 Sau đại học 10 2,15 Tổng 465 100,00 112
- Sau ®¹i häc §¹i häc S¬ cÊp S¬ cÊp Trung cÊp Cao ®¼ng §¹i häc Sau ®¹i häc Cao ®¼ng Trung cÊp - Thâm niên nghề bình quân ( TN ) TN N i Li (4.24) Li Trong đó: N i : Mức thâm niên công tác thứ i của lao động. L i : Số lao động có mức thâm niên N i . Li : Tổng số lao động tham gia tính thâm niên nghề. Thâm niên nghề bình quân của từng bộ phận lao động tăng lên phản ánh trình độ chuyên môn và trình độ thành thạo tăng lên. Nhưng thông thường đồng thời tuổi đời cũng tăng lên. Vì vậy, chỉ tiêu chỉ có hiệu quả quan sát ở một giới hạn nhất định. Ví dụ: Cho số liệu thống kê của một nhà hàng X như sau: Tổn Chỉ tiêu Năm 2007 g Số năm làm việc 2 3 4 5 7 8 9 11 12 13 14 15 17 18 19 20 21 22 Số lượng lao động 11 10 22 18 28 18 19 15 14 25 10 9 22 25 13 12 22 7 300 17 NiLi 22 30 88 90 196 144 1 165 168 325 140 135 374 450 247 240 462 154 3601 Yêu cầu: Tính thâm niên nghề bình quân của nhà hàng X trong năm 2007. Hướng dẫn: Thâm niên nghề bình quân của nhà hàng X trong năm 2007 là: 113
- TN N i Li 3601 12 năm. Li 300 - Bậc nghề bình quân ( BN ) BN Bi L i (4.25) Li Trong đó: B i : Bậc nghề thứ i. L i : Số lao động ứng với bậc B i . Li : Tổng số lao động tham gia tính bậc nghề bình quân. Bậc nghề bình quân có thể tính cho một tổ lao động, một bộ phận, một nghề thuộc lao động trực tiếp sản xuất. Chỉ tiêu cũng có thể áp dụng tính cho các bộ phận lao động quản lý, lao động kỹ thuật v.v... Bậc nghề bình quân phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của lao động tại thời điểm nghiên cứu. Ví dụ: Cho số liệu thống kê của nhà hàng X trong năm 2007 như sau: Bậc nghề ( B i ) Số lượng lao động ( L i ) Bi L i 1 13 13 2 15 30 3 12 36 4 9 36 5 6 30 6 4 24 7 2 14 Tổng 61 183 Yêu cầu: Tính bậc nghề bình quân của lao động của nhà hàng X trong năm 2007. Hướng dẫn: Bậc nghề bình quân của lao động của nhà hàng X trong năm 2007 là: BN Bi L i 183 3 Li 61 - Hệ số đảm nhiệm công việc của lao động (Hđci) 114
- Bậc công việc thứ i theo yêu cầu Hđci = (4.26) Bậc nghề bình quân thực tế làm công việc thứ i Nếu: Hđci > 1: thể hiện mức đảm nhiệm công việc của lao động của doanh nghiệp là cao. Hđci = 1: thể hiện sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của lao động với mức độ của công việc. Hđci < 1: thể hiện sự dư thừa về trình độ chuyên môn và tay nghề của lao động. 4.2.1.3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động Các loại thời gian lao động Quỹ thời gian làm việc của lao động trong doanh nghiệp được tính theo hai loại đơn vị: ngày công và giờ công. Quỹ thời gian làm việc theo ngày công, gồm các chỉ tiêu: - Tổng số ngày công theo lịch: Là toàn bộ số ngày công tính theo ngày lịch của kỳ nghiên cứu. Tổng số ngày công Số lao động bình quân Số ngày theo lịch của kỳ = x (4.27) theo lịch kỳ nghiên cứu nghiên cứu - Tổng số ngày công theo chế độ lao động: Là tổng số ngày công Nhà nước quy định người lao động phải làm việc trong kỳ nghiên cứu. Tổng số ngày công theo Tổng số ngày Số ngày công nghỉ lễ, nghỉ = - (4.28) chế độ lao động công theo lịch thứ 7 và chủ nhật Hoặc: Tổng số ngày công Số lao động bình Số ngày làm việc theo chế độ theo chế độ lao = quân kỳ nghiên X tính bình quân cho một lao (4.29) động cứu động kỳ nghiên cứu - Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất vào sản xuất kinh doanh: Là quỹ thời gian tính theo ngày công doanh nghiệp có thể huy động tối đa vào sản xuất trong kỳ. Tổng số ngày công có Tổng số ngày công Số ngày công nghỉ thể sử dụng cao nhất = - (4.30) theo chế độ lao động phép năm vào SXKD - Số ngày công vắng mặt: Là toàn bộ số ngày công lao động không có mặt ở nơi làm việc vì các lý do như ốm, sinh đẻ, đi học, hội họp hoặc nghỉ không lý do v.v... Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động: Là tổng số ngày công lao động có mặt tại nơi làm việc của họ để nhận nhiệm vụ sản xuất. 115
- Tổng số ngày công có Tổng số ngày công có thể Số ngày công mặt theo chế độ lao = sử dụng cao nhất vào - (4.31) vắng mặt động SXKD - Số ngày công ngừng làm việc: là toàn bộ số ngày công lao động có mặt tại nơi làm việc nhưng không được giao việc do lỗi tại doanh nghiệp. - Tổng số ngày công làm việc theo chế độ lao động: Là tổng số ngày công lao động đã thực tế làm việc trong tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động. - Tổng số ngày công thực tế làm việc: Bằng (=) Tổng số ngày công làm việc theo chế độ lao động cộng (+) Số ngày công lao động làm thêm ngoài chế độ lao động. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên đây có thể mô tả bằng bảng tổng hợp sau đây: Tổng số ngày công theo lịch Số ngày công nghỉ lễ, Tổng số ngày công theo chế độ lao động nghỉ thứ 7 và chủ nhật Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất vào Số ngày công SXKD nghỉ phép năm Tổng số ngày công có mặt theo chế Số ngày công độ lao động vắng mặt Số ngày công làm Tổng số ngày làm Số ngày công thêm ngoài chế độ công làm việc theo ngừng làm việc lao động chế độ lao động Tổng số ngày công thực tế làm việc Quỹ thời gian làm việc theo giờ công, gồm các chỉ tiêu: - Tổng số giờ công theo chế độ lao động. - Tổng số giờ công làm việc theo chế độ lao động. - Tổng số giờ công thực tế làm việc. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu giờ công trên đây có thể mô tả bằng bảng tổng hợp sau đây: Tổng số giờ công theo chế độ lao động Số giờ công làm việc Tổng số giờ công Số giờ công thêm ngoài chế độ làm việc theo chế độ ngừng làm việc lao động lao động trong ca Tổng số giờ công thực tế làm việc Phân tích thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động 116
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động bao gồm: - Hệ số có mặt của lao động ( H1 ) H1 = Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động (4.32) Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất vào SXKD - Hệ số sử dụng quỹ thời gian có mặt của lao động ( H 2 ) H 2 = Tổng số ngày công làm việc theo chế độ lao động (4.33) Tổng số ngày công có mặt theo chế độ lao động - Hệ số sử dụng quỹ thời gian có thể sử dụng cao nhất của lao động ( H 3 ) H 3 = Tổng số ngày công làm việc theo chế độ lao động (4.34) Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất vào SXKD Mối liên hệ giữa ba chỉ tiêu trên được thể hiện: H 3 H1 H 2 (4.35) - Hệ số sử dụng quỹ thời gian theo lịch của lao động ( H 4 ) H 4 = Tổng số ngày công thực tế làm việc (4.36) Tổng số ngày công theo lịch - Hệ số vắng mặt của lao động ( H '1 ) H'1 1 H1 (4.37) - Hệ số ngừng việc của lao động ( H ' 2 ) H' 2 1 H 2 (4.38) - Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 lao động ( N ) Tổng số ngày công thực tế làm việc NN N = Số lao động bình quân (4.39) L - Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế ( d ) Tổng số giờ công thực tế làm việc GN d = (4.40) Tổng số ngày công thực tế làm việc NN 4.2.2. Thống kê năng suất lao động 4.2.2.1. Khái niệm năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động. 117
- Năng suất lao động được xác định bằng số lượng (hay giá trị) sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí hoặc bằng số đơn vị lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Nếu ký hiệu số lượng (hay giá trị) sản phẩm là Q, số lao động hao phí để tạo ra số lượng (hay giá trị) sản phẩm đó là L và năng suất lao động là W hoặc , thì công thức tổng quát tính mức năng suất lao động có dạng: Q W (4.41) L Hoặc L ω (4.42) Q W gọi là năng suất lao động thuận, còn gọi là năng suất lao động nghịch. 4.2.2.2. Phương pháp tính năng suất lao động Đơn vị tính của Q và L Để tính năng suất lao động trước hết chúng ta cần làm rõ đơn vị tính của Q và L. - Đơn vị tính của Q có thể là đơn vị hiện vật hoặc đơn vị tiền tệ: + Nếu Q tính bằng đơn vị hiện vật thì kết quả tính toán cho năng suất lao động tính bằng đơn vị hiện vật. + Nếu Q tính bằng đơn vị tiền tệ thì kết quả tính toán cho năng suất lao động tính bằng đơn vị tiền tệ. - Đơn vị tính của L có thể là: + Số lao động bình quân. + Tổng số ngày người thực tế làm việc. + Tổng số giờ người thực tế làm việc. Phương pháp tính năng suất lao động thuận Nếu L tính bằng số lao động bình quân ( L ), ta sẽ có năng suất lao động bình quân một lao động (ký hiệu là W L ) được tính bằng công thức: Q WL (4.43) L 118
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nghiệp vụ lữ hành (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp) - Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội
67 p | 37 | 12
-
Phát triển du lịch giáo dục ở Thừa Thiên Huế
12 p | 108 | 6
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp: Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội
107 p | 33 | 6
-
Giáo trình Thống kê kinh doanh (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
91 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn