intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành điện cơ bản: Phần 1 - TS. Bùi Văn Hồng

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

56
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua các bài tập thực hành trong giáo trình Thực hành điện cơ bản, tác giả giới thiệu đến các bạn đọc những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực điện như: An toàn trong sử dụng điện; hướng dẫn sử dụng các dụng cụ của người thợ điện; lắp đặt điện trong sinh hoạt và trong công nghiệp; vận hành động cơ điện xoay chiều một pha; vận hành động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi động từ; khảo sát và vận hành máy cắt hạ áp. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành điện cơ bản: Phần 1 - TS. Bùi Văn Hồng

  1. TS. BÙI VĂN HỒNG GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH ĐIỆN CƠ BẢN
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* TS. BUØI VAÊN HOÀNG GIÁO TRÌNH NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH – 2014
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thực hành Điện cơ bản là một trong những môn học chính trong chương trình đào tạo các ngành thuộc khối kỹ thuật nói chung và chuyên ngành Điện – Điện tử nói riêng ở mọi bậc học. Các kiến thức và kỹ năng của môn học này rất cần thiết cho các công nhân, kỹ sư đang làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, và là nền tảng cơ bản giúp cho các bạn sinh viên học tốt các môn học khác của chuyên ngành. Giáo trình được biện soạn theo đề cương CDIO trong chương trình đào tạo 150 tín chỉ do trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM biên soạn và chuẩn hóa. Trong giáo trình này, thông qua các bài tập thực hành, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn đọc những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực điện như: - An toàn trong sử dụng điện - Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ của người thợ điện - Lắp đặt điện trong sinh hoạt và trong công nghiệp - Vận hành động cơ điện xoay chiều một pha - Vận hành động cơ xoay chiều ba pha bằng khởi động từ - Khảo sát và vận hành máy cắt hạ áp Các nội dung trên được trình bày cụ thể, quy trình rõ ràng, gắn liền với thực tế rất phù hợp với các bạn sinh viên mới học điện thuộc khối ngành kỹ thuật như: Điện, Điện tử, Tự động hóa, Cơ khí, Xây dựng,… và các bạn đọc có quan tâm. Với mong muốn thông qua cuốn giáo trình này, bạn đọc có thể tự mình rèn luyện các kiến thức và kỹ năng cơ bản về lĩnh vực điện, nên chúng tôi đã cố gắng trình bày các nội dung từ dễ đến khó, lý thuyết ngắn gọn, thực hành theo quy trình cụ thể. Tuy nhiên, giáo trình khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc. Thư góp ý xin gởi theo địa chỉ e-mail: hongbv@hcmute.edu.vn. Xin trân trọng cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, 03/2014 Tác giả 3
  4. 4
  5. MUÏC LUÏC LỜI NÓI ĐẦU 3 MỤC LỤC 5 Bài 1. Thực hành an toàn điện và sử dụng thiết bị thực tập 7 Bài 2. Thực hành nối dây dẫn và dây cáp 25 Bài 3. Thực hành lắp bảng điện 37 Bài 4. Thực hành lắp mạch điện chiếu sáng theo sơ đồ nguyên lý 53 Bài 5. Thực hành lắp mạch điện chiếu sáng đi dây trong ống 77 Bài 6. Thực hành tính toán lắp đặt mạch điện chiếu sáng một pha trong sinh hoạt 91 Bài 7. Thực hành tính toán lắp đặt mạch điện ba pha công suất nhỏ 109 Bài 8. Thực hành vận hành động cơ điện một pha rotor lồng sóc 129 Bài 9. Thực hành vận hành động cơ điện ba pha rotor lồng sóc 141 Bài 10. Thực hành khảo sát và vận hành máy cắt hạ áp 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO 187 5
  6. 6
  7. BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 THỰC HÀNH AN TOÀN ĐIỆN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ THỰC TẬP 1. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học đạt được: - Xác định được các nội quy của xưởng thực hành - Trình bày được nguyên nhân gây điện giật và các biện pháp an toàn khi sử dụng điện - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thực tập - Thực hiện đúng quy trình và nguyên tắc an toàn 2. NHIỆM VỤ THỰC HÀNH 2.1. Tìm hiểu kiến thức lý thuyết của bài thực hành 1. Nội quy xưởng thực hành 2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện 3. Chức năng của các dụng cụ điện cầm tay 2.2. Thực hành theo quy trình 1. Quy trình sơ cứu người bị điện giật 2. Quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng và ampe kẹp 3. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT Phương tiện dạy học tối thiểu cho một nhóm (2 – 3 sinh viên) Chủng loại – quy cách Số STT Đơn vị lượng Ghi chú kỹ thuật 1 Kìm cắt Chiếc 01 2 Kìm vạn năng Chiếc 01 3 Kìm bấm đầu code Chiếc 01 4 Kìm mỏ nhọn Chiếc 01 7
  8. 5 Kìm đầu tròn Chiếc 01 6 Vít dẹp Chiếc 01 7 Vít pake Chiếc 01 8 Đồng hồ VOM Chiếc 01 9 Thước kẹp Chiếc 01 10 Thước palme Chiếc 01 11 Thước lá nhôm Chiếc 01 12 Kéo cắt giấy Chiếc 01 13 Càlơ 10 Chiếc 01 14 Dao nhỏ Chiếc 01 15 Bút thử điện Chiếc 01 16 Máy quấn dây Chiếc 01 17 Búa sắt Chiếc 01 18 Búa cao su Chiếc 01 19 Mỏ hàn cán gỗ Chiếc 01 4. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CỦA BÀI THỰC HÀNH 4.1. Nội quy xưởng thực hành Sinh viên thực hiện đúng các nội của xưởng thực hành sau: - Vào xưởng đúng giờ, mang bảng tên, mặc đồ đồng phục và bảo hộ lao động theo quy định. - Thực hiện đúng hướng dẫn của giảng viên về vận hành máy móc, thiết bị, sử dụng dụng cụ thực hành trong xưởng. - Không tự ý khởi động, vận hành các loại máy móc, thiết bị trong xưởng khi chưa được sự hướng dẫn của giảng viên. - Không tự ý rời khỏi vị trí làm việc được phân công. - Không được sử dụng điện thoại, hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, hoặc ăn uống trong giờ học. - Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhận và kiểm tra dụng cụ, thiết bị trước và sau giờ thực hành. 8
  9. - Cuối buổi thực hành phải vệ sinh nhà xưởng và máy móc thiết bị sạch sẽ. Dụng cụ, thiết bị, máy móc và vật tư phải để đúng nơi quy định. - Thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại xưởng. - Kính trọng, lễ phép với giảng viên và khách tham quan. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong lớp cùng học tập tiến bộ. - Những trường hợp sau đây sẽ không được vào lớp học: + Đến xưởng quá trễ so với quy định + Trang phục không đúng quy định, không có bảng tên + Người có hơi rượu, bia + Sử dụng nhiều lần điện thoại trong giờ học + Mang theo hung khí, chất gây cháy nổ và gây nguy hại khác, … 4.2. An toàn trong sử dụng điện 4.2.1. Những nguy hiểm, tai nạn do dòng điện gây ra 4.2.1.1. Điện giật - Điện giật chiếm phần lớn trong tai nạn điện và có khả năng gây ra chết người với tỷ lệ cao. A B C A B C PE Hình 1.1. Tiếp xúc trực tiếp với phần tử dẫn điện 9
  10. - Điện giật do tiếp xúc với phần tử dẫn điện trong các trường hợp sau: + Tiếp xúc trực tiếp: Cơ thể người tiếp xúc trực tiếp với các phần tử dẫn điện (hình 1.1) + Tiếp xúc gián tiếp: Cơ thể người tiếp xúc với vỏ của máy móc bị nhiễm điện (hình 1.2) + Tiếp xúc điện áp bước: Bước chân người đi vào vùng đất bị nhiễm điện (hình 1.3) - Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau: + Cơ bị co giật nhưng không bị ngạc + Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn + Người bị ngất, hoạt động của tim và hô hấp bị rối loạn + Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động). A B C A B C PE  Hình 1.2. Tiếp xúc gián tiếp với phần vỏ dẫn điện của thiết bị 4.2.1.2. Chấn thương do điện - Chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện gây ra. Các chấn thương do điện như: + Bỏng điện: bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ quang điện, một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng. 10
  11. + Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật. + Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím. P A B P VB VA VP Hình 1.3. Tiếp xúc với điện áp bước 4.2.1.3. Cháy nổ và hỏa hoạn Sự cố này thường xảy ra do chập điện hoặc sử dụng điện không đúng yêu cầu, dẫn đến cháy dây dẫn điện, phát nhiệt cao tại các mối nối và các đầu tiếp xúc điện gây cháy nổ khi nguồn nhiệt tiếp xúc với vật liệu dễ cháy. 4.2.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người - Khi tiếp xúc với phần tử mang điện, dòng điện sẽ xuất hiện và tác dụng vào cơ thể người. - Về bản chất, dòng điện qua người chính là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương cho con người khi bị điện giật. - Mức độ nguy hiểm của điện giật tùy theo: + Biên độ dòng điện (trị số dòng điện) + Tần số dòng điện + Đường đi của dòng điện 11
  12. + Thời gian tồn tại điện giật + Tình trạng sức khỏe (hoàn cảnh xảy ra tai nạn và phản xạ của nạn nhân). Bảng 1.1. Ngưỡng giá trị dòng điện Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người Tác hại đối với người Ing (mA) Điện xoay chiều, f = (50 – 60) [Hz] Điện một chiều DC 0,6 – 1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác 2–3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác 5–7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim đâm 8 – 10 Tay khó rời vật có điện Nóng tăng dần Tay khó rời vật có điện, bắt đầu khó 20 – 25 Bắp thịt co và rung thở Tay khó rời vật có 50 – 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh điện, khó thở Nếu kéo dài với t ≥ 3 [s] thì tim 90 – 100 Hô hấp tê liệt ngừng đập 4.2.3. Các phương pháp bảo vệ tránh điện giật 4.2.3.1. Nguyên tắc bảo vệ an toàn ba lớp a. Bảo vệ cơ bản - Bảo vệ thông qua thiết kế lắp đặt hệ thống, các thiết bị nhờ cách điện và khoảng cách không khí, rào chắn để tránh tiếp xúc với các phần tử mang điện. b. Bảo vệ gián tiếp - Khi không chủ động tránh khỏi việc tiếp xúc với các phần mang điện, thì cần có các thiết bị bảo vệ bổ sung để có thể tự động ngắt mạch khỏi nguồn điện khi sự cố xảy ra. c. Bảo vệ trực tiếp - Khi bảo vệ gián tiếp chưa bảo đảm, mức độ bảo vệ có thể được tăng cường bằng các thiết bị bảo vệ có độ nhạy cao hơn hoặc sử dụng các thiết bị chống dòng rò là giải pháp cho vấn đề này (hình 1.4). 12
  13. Bảo vệ cơ bản Bảo vệ gián tiếp Bảo vệ trực tiếp Hình 1.4. Mô hình về an toàn theo nguyên tắc bảo vệ ba lớp 4.2.3.2. Bảo vệ bằng cách nối đất cho vỏ thiết bị - Nối đất bảo vệ là biện pháp được sử dụng để tránh các tai nạn bị điện giật cho người vận hành khi có sự cố rò điện ra vỏ của các máy móc, thiết bị có vỏ kim loại. Để tăng mức cường độ an toàn đối với lưới điện có trung tính nguồn được nối đất, đặc biệt là các thiết bị điện một pha, hệ thống bảo vệ thường được kết hợp giữa biện pháp nối đất với nối trung tính bảo vệ và được gọi là thống nối đất bảo vệ dạng TT (hình 1.6). - Khi sử dụng biện pháp nối đất kết hợp với nối trung tính bảo vệ, có hai trường hợp bảo vệ cho người như sau: + Trường hợp xảy ra sự cố chạm vỏ ở mức độ nhẹ (dòng rò nhỏ), thì dòng điện rò phần lớn sẽ qua điện trở đất Rp, nên hạn chế được dòng điện qua người vì Rp có giá trị nhỏ hơn Rng rất nhiều. + Trường hợp xảy ra sự cố chạm vỏ ở mức nặng với dòng rò lớn, các thiết bị bảo vệ như cầu chì, áp-tô-mát (CB) sẽ tác động để ngắt thiết bị có sự cố ra khỏi nguồn điện. 13
  14. Nguồn ba pha CB1 L1 L2 L3 N PE CB2 CB3 CC1 CC2 PE Tải một PE pha Tải ba pha Nối đất trung tính Nối đất Nối đất vận hành bảo vệ bảo vệ R0 RP RP Hình 1.5. Hệ thống nối đất dạng TT 4.2.3.3. Bảo vệ bằng cách sử dụng thiết bị có cách điện - Mặc quần áo bảo hộ, mang ủng và găng tay cao su khi tiếp xúc với các phần tử dẫn điện. - Sử dụng các trang thiết bị và dụng cụ cầm tay có cách điện an toàn khi làm việc. - Sử dụng thảm cao su hoặc sàn gỗ khô để cách điện với đất và những phần tử dẫn điện tốt tiếp xúc với đất. 4.2.3.4. Bảo vệ bằng thiết bị chống dòng rò a. Tiêu chuẩn quy định Tiêu chuẩn IEC 60364 quy định về việc sử dụng thiết bị chống dòng rò như bảng 1.2. Bảng 1.2. Tiêu chuẩn quy định sử dụng thiết bị chống dòng rò Đối tượng bảo vệ Tiêu chuẩn Quy định Bảo vệ con người trước IEC 60364 Bắt buộc nguy cơ điện giật Bảo vệ con người trước IEC 60364 Bắt buộc nguy cơ hỏa hoạn Bảo vệ tài sản và thiết bị IEC 60364 Đề nghị trước nguy cơ hư hỏng 14
  15. b. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp - Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp được thực hiện bởi ELCB có độ nhay cao, I n  30 [mA] như minh họa ở hình 1.6. - Trong trường hợp này không cho phép có thời gian trễ, tác động Trip phải là tức thời. A B C Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp: ELCB 30 mA - Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp được thực hiện bởi ELCB có độ nhạy cao (ví dụ: 30mA). A B C -Trong trường hợp này không cho phép có thời gian trễ, tác động Trip phải là tức thời. PE Hình 1.6. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp bằng ELCB c. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp - Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp được thực hiện bởi cơ cấu tác động cắt tức thời của cầu dao tự động (MCCB). - Nếu dòng điện sự cố kéo dài hoặc không được kiểm soát tốt, khuyến cáo sử dụng ELCB có độ nhạy trung bình, I n  300 [mA] như minh họa ở hình 1.7. d. Bảo vệ con người trước nguy cơ hỏa hoạn và phá hủy thiết bị - Bảo vệ hệ thống trước nguy cơ hỏa hoạn được thực hiện bằng cách sử dụng ELCB có độ nhạy trung bình, I n  300 [mA]. 15
  16. A B C Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp: MCCB hoặc ELCB 300 mA - Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp được thực hiện bởi cơ cấu tác động cắt tức thời của cầu dao tự động (MCCB). - Nếu dòng điện sự cố kéo dài hoặc không kiểm soát tốt, khuyến cáo sử dụng ELCB có độ nhạy A B C trung bình (ví dụ: 300mA). PE  Hình 1.7. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng ELCB - Bảo vệ hệ thống chống lại sự phá hủy thiết bị được thực hiện bởi ELCB có độ nhạy thấp, I n  30 [A]. Điều này ngăn ngừa được lực điện động tác động vào cáp và thanh dẫn (hình 1.8). Bảo vệ con người trước nguy cơ hỏa hoạn và phá hủy thiết bị: - Bảo vệ hệ thống trước nguy cơ hỏa hoạn được thực hiện bằng cách sử dụng ELCB có độ nhạy trung bình (ví dụ: 300mA). - Bảo vệ hệ thống chống lại sự phá hủy thiết bị được  ELCB 300 mA thực hiện bằng ELCB < 30A. ELCB 30 A Hình 1.8. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng ELCB 16
  17. 4.3. Sơ cứu người bị điện giật 4.3.1. Những công việc đầu tiên khi gặp người bị điện giật - Nhanh chóng đưa nạn nhân thoát khỏi mạch điện. - Đưa nạn nhân ra chổ thoáng khí, yên tĩnh. - Nới rộng quần áo, thắt lưng. Lấy hết các vật trong miệng ra. - Tiến hành các phương pháp sơ cấp cứu. 4.3.2. Hô hấp nhân tạo 4.3.2.1. Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay nạn nhân đặt dưới đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi thẳng. Lấy nhớt dãi trong miệng, kéo lưỡi ra nếu lưỡi thụt vào. Người làm hô hấp nhân tạo ngồi trên lưng nạn nhân, hai đầu gối quỳ kẹp vào hai bên hông, hai bàn tay để hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống lưng. Khi làm động tác hô hấp nhân tạo, người cứu hơi chồm lên phía trước, ấn tay xuống, đưa cả trọng lượng cơ thể về phía trước, miệng đếm 1, 2, 3 rồi từ từ trở về tư thế ban đầu, tay vẫn đặt trên lưng, miệng đếm 4, 5, 6. Cứ làm như vậy 12 lần trong một phút đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của mới thôi (Hình 1.9). Hình 1.9 Đặt nạn nhân nằm sấp 4.3.2.2. Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa Đặt người bị nạn nằm ngửa, dưới lưng đặt một cái gối hay quần áo vo trịn lại, đầu hơi ngửa, lấy khăn sạch kéo lưỡi ra và một người ngồi giữ lưỡi. Người cứu ngồi phía trên đầu, hai đầu gối quỳ cách đầu nạn nhân 20 – 30 cm, hai tay cầm lấy hai khủy tay nạn nhân từ từ đưa lên phía trên đầu. Sau 2 – 3 giây lại từ từ nhẹ nhàng đưa tay người bị nạn xuống dưới, gập lại và lấy sức của người cứu để ép khuỷu tay của nạn nhân vào lồng ngực của nạn nhân sau đó 2 – 3 giây lại đưa trở lên đầu. 17
  18. Cần thực hiện từ 16 – 18 lần trong một phút cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của y bác sĩ bảo mới thôi (hình 1.10). Hình 1.10. Đặt nạn nhân nằm ngửa 4.3.2. Hà hơi thổi ngạt 4.3.2.1. Phương pháp hà hơi thổi ngạt Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh sát ngang vai nạn nhân. Dùng hai tay để ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía trước, một tay mở miệng, một ngón tay có cuốn vải kiểm tra họng nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi thật mạnh rồi áp kín miệng mình vào miệng nạn nhân thổi mạnh, sau đó ngửa cổ ra phía sau lấy hơi. Khi thổi thì dùng hai ngón tay trỏ và tay cái của bàn tay phải bịt cánh mũi của nạn nhân lại, khi lấy hơi thì thả hai ngón tay bịt mũi nạn nhân ra. Tiếp tục như vậy với nhịp độ 14 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có lệnh của y bác sĩ bảo thôi mới thôi. Hình 1.11. Phương pháp hà hơi thổi ngạt a. Thổi ngạt kết hợp ấn tim; b. Vị trí ấn tim 4.3.2.2. Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với ấn tim Một người tiến hành hà hơi thổi ngạt như trên. Một người thứ hai nhấn tim. Hai tay người nhấn tim đặt chồng lên nhau, để 1/3 dưới xương ức nạn nhân. Nhịp độ phối hợp giữa hai người như sau: ấn tim 4 – 5 lần 18
  19. thì thổi ngạt một lần. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là một phương pháp hiệu quả nhất, nhưng lưu ý khi nạn nhân bị tổn thương cột sống chúng ta không nên làm động tác nhấn tim (hình 1.11). 4.4. Sử dụng dụng cụ cầm tay của người thợ điện 4.4.1. Sử dụng thước kẹp Thước kẹp được sử dụng để đo kích thước lõi thép khi tính toán kiểm tra, quấn lại dây quấn máy điện (hình 1.12). Hình 1.12. Thước kẹp 4.4.2. Sử dụng thước Panme Thước panme được sử dụng để đo kiểm tra đường kính của dây điện từ (dây emay) dùng trong máy điện (hình 1.13). Hình 1.13. Thước panme 4.4.3. Sử dụng đồng hồ vạn năng Đồng hồ đo điện van năng (đồng hồ VOM) được sử dụng để kiểm tra thông mạch, chạm vỏ của các dây quấn trong máy điện, kiểm tra điện áp nguồn,... (hình 1.14). Hình 1.14. Đồng hồ đo VOM 19
  20. 4.4.4. Sử dụng ampe kẹp Ampe kẹp được sử dụng để kiểm tra dòng điện chạy trong các dây pha của máy điện (hình 1.15). Hình 1.15. Đồng hồ ampe kẹp 4.4.5. Sử dụng kìm điện Kìm vạn Kìm vạn năng năng Kìm nhọn Kìm cắt Kìm cắt Hình 1.16. Các loại kìm điện - Kìm vạn năng: loại kìm này được dùng để vặn các mối nối của dây dẫn điện, vặn các đai ốc có lực vặn nhỏ (hạn chế sử dụng chức năng này), và cũng có thể được sử dụng để cắt dây dẫn điện (hình 1.16). - Kìm cắt: loại kìm được dùng để cắt dây dẫn điện và vỏ cách điện của dây dẫn điện khi thực hiện nối các đầu dây (hình 1.15). - Kìm mỏ nhọn: loại kìm này được sử dụng để cắt dây dẫn điện, vặn các mối nối của dây dẫn điện với lực nhỏ và không gian hẹp (hình 1.15). 4.4.6. Sử dụng khoan điện Khoan điện cầm tay được sử dụng trong gia khuôn quấn máy điện, vặn vít với lực vặn nhỏ và một số gia công xuyên lỗ khác (hình 1.17). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2