intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành làm mô hình (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực hành làm mô hình (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Dụng cụ và vật liệu sử dụng làm mô hình; Hướng dẫn sử dụng dụng cụ và vật liệu; Trình tự các bước làm mô hình; Các bản vẽ sử dụng làm mô hình;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành làm mô hình (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH LÀM MÔ HÌNH NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hành làm mô hình là học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành làm các loại mô hình mô tả các hình khối, công trình. Dành cho học sinh trình độ Trung cấp ngành Thiết kế đồ họa. Để giải quyết các công việc phục vụ cho công tác diễn họa, mô phỏng công trình xây dựng dân dụng. Nhằm đáp ứng nhu cầu tự học hỏi và thực hành làm mô hình. Chúng tôi biên soạn cuốn tài liệu hướng dẫn Thực hành làm mô hình, giúp học sinh chủ động tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng và trình tự làm mô hình công trình XDDD. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng biên soạn nhưng do khả năng vẫn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy giáo, cô giáo, các độc giả đóng góp ý kiến để tài liệu hướng dẫn Thực hành làm mô hình được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày … tháng … năm 202… ThS. KTS. Nguyễn Thị Thu Hằng _ Chủ biên 2
  4. MỤC LỤC 1. Khái niệm chung ..................................................................................................................................... 4 1.1 Đặc điểm và phân loại ....................................................................................................................... 4 1.2 Yêu cầu............................................................................................................................................... 4 2. Dụng cụ và vật liệu sử dụng làm mô hình ............................................................................................ 5 2.1 Dụng cụ.............................................................................................................................................. 5 2.2 Vật liệu ............................................................................................................................................... 6 3. Hướng dẫn sử dụng dụng cụ và vật liệu ............................................................................................. 17 3.1 Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng dụng cụ ...................................................................................... 17 3.2 Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng vật liệu.......................................................................................... 26 4. Trình tự các bước làm mô hình ........................................................................................................... 27 4.1 Lên kế hoạch cho mô hình ................................................................................................................ 27 4.2 Dựng mô hình ................................................................................................................................... 37 5. Thực hành làm mô hình ....................................................................................................................... 41 5.1 Lựa chọn bản vẽ ............................................................................................................................... 41 5.2 Dựng mô hình công trình chính........................................................................................................ 41 5.3 Làm mô hình phần phụ ..................................................................................................................... 51 6. Các bản vẽ sử dụng làm mô hình ........................................................................................................ 57 3
  5. 1. Khái niệm chung 1.1 Đặc điểm và phân loại 1.1.1 Đặc điểm Mô hình là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu. Mô hình kiến trúc là một sản phẩm thu nhỏ các công trình, dự án thật trên thực tế, các dự án xây dựng như: biệt thự, chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại, khu quy hoạch đô thị, nhà máy, khu công nghiệp... Sử dụng mô hình kiến trúc để minh họa, trưng bày, … chính là sự thể hiện một cách chân thật nhất về cấu tạo, hình dáng, cảnh quan của toàn bộ công trình được thi công trên thực tế. Thông qua mô hình kiến trúc, người xem có thể dễ dàng quan sát, nhận biết những bấp cập, giảm thiểu mức rủi ro và chi phí cho công trình. 1.1.2 Phân loại mô hình kiến trúc Tùy thuộc đặc điểm của nó mà được phân ra thành các loại khác nhau. 1.1.2.1 Phân loại theo thể loại mô hình Mô hình công trình Mô hình quy hoạch Mô hình nội thất Mô hình chi tiết cấu tạo 1.1.2.2 Phân loại vật liệu cấu tạo mô hình Mô hình bằng bìa Mô hình bằng formex Mô hình bằng gỗ Mô hình bằng nhựa Mô hình cấu tạo từ nhiều loại vật liệu 1.1.2.3 Phân loại theo tính năng mô hình Mô hình 1 khối cố định Mô hình cấu tạo từ nhiều khối di chuyển được 1.2 Yêu cầu Mô hình phải đảm bảo được thu nhỏ (hoặc phóng to) theo đúng tỉ lệ với công trình thật. Màu sắc: mô hình có thể đơn sắc hoặc có tương quan về màu sắc phù hợp với màu sắc, sắc độ của công trình thật. Kết cấu mô hình phải ổn định, vững chắc đảm bảo khi trưng bày, sử dụng không bị gãy, rụng các bộ phận. Vật liệu làm mô hình đảm bảo phù hợp với điều kiện thời tiết, không bị ẩm mốc trong quá tình sử dụng. 4
  6. 2. Dụng cụ và vật liệu sử dụng làm mô hình 2.1 Dụng cụ Có nhiều dụng khác nhau để làm mô hình, tùy thuộc vào từng thể loại mô hình, mức độ hoàn thiện của của mô hình. Trong phạm vi môn học Thực hành làm mô hình, chúng ta sẽ sử dụng một số loại dụng cụ phổ biến như sau. Hình 2.1 Thước tỉ lệ Hình 2.2 Thước thẳng Hình 2.3 Bút chì: chì kim, chì gỗ HB, 2B Hình 2.4 Com pa Hình 2.5 Bảng cắt A3 Hình 2.6 Dao: dao trổ, dao cắt 5
  7. Hình 2.7 Kìm 2.2 Vật liệu Trên thực tế, có rất nhiều loại vật liệu để làm mô hình như: bìa, xốp, gỗ, mica, nhựa, … Việc lựa chọn loại vật liệu cần được cân nhắc để đảm bảo yêu cầu sử dụng và tiết kiệm chi phí. Hình 2.8 Tấm formex Hình 2.9 Bìa carton Hình 2.10 Bìa cứng trắng Hình 2.11 Bìa cứng màu tự nhiên 6
  8. Hình 2.12 Xốp Hình 2.13 Mút Hình 2.14 Gỗ Hình 2.15 Mica Hình 2.16 Nhựa dùng để in 3D Hình 2.17 Tăm tre 7
  9. - Hình 2.18 Keo Hình 2.19 Keo 502 Hình 2.20 Hồ khô Hình 2.2 1Băng dính sữa 2.2.1 Bìa 2.2.1.1 Bìa cứng màu tự nhiên Chiều dày phổ biến: 1.0mm, 2.0mm, 3.0mm Ưu điểm Dễ cắt, dán Vật liệu tự nhiên không tẩy, thân thiện với môi trường Giá thành thấp hơn so với bìa màu trắng cùng chiều dày Nhược điểm Cứng, khó uốn các diện cong Một số mô hình sử dụng bìa màu tự nhiên Hình 2.22 Mô hình bằng bìa cứng màu tự nhiên 2.2.1.2 Bìa carton màu nâu Kích thước phổ biến: 1.5mm, 2.5mm, 3,6mm và 4.7mm Ưu điểm: 8
  10. Dễ cắt Chi phí thấp Nhược điểm Mềm, khó cố đinh Chiều dày lớn nên khó sử dụng cho mô hình đòi hỏi thành mỏng Phạm vi áp dụng: Mô hình công trình, quy hoạch, … không đòi hỏi độ hoàn thiện chi tiết, tinh tế. Một số mô hình sử dụng bìa carton màu nâu 2.2.1.3 Bìa cứng màu trắng 9
  11. Chiều dày phổ biến: 1.0mm, 2.0mm, 3.0mm, 4.0mm Ưu điểm: Dễ cắt, uốn Chi phí thấp Nhược điểm Khó cố định Màu trắng nên dễ bi bẩn trong quá trình gia công Phạm vi áp dụng: Mô hình công trình, cấu tạo, … Một số mô hình sử dụng bìa cứng màu trắng Hình 2. Mô hình bằng bìa cứng màu trắng 2.2.2 Xốp 2.2.2.1 Tấm formex Hiện nay, đây là loại vật liệu phổ biến dùng để làm mô hình. Nó còn có tên gọi khác là foarm. Chiều dày phổ biến: 2.0mm, 3.0mm, 4.5mm, 5.0mm, 8.0mm, 10mm, 15mm, 20mm Ưu điểm Dễ cắt, dán, chiều dày đa dạng nên không phải bồi; Giá thành rẻ; Nhược điểm Màu trắng nên dễ bị bẩn trong quá trình gia công. Phạm vi áp dụng: Mô hình công trình, quy hoạch, cấu tạo, … Một số mô hình sử dụng formex 10
  12. Hình 2. Mô hình bằng tấm formex 2.2.2.2 Xốp Phù hợp làm các công trình có khối đặc, mô hình quy hoạch. Chiều dày phổ biến: 10mm, 15mm, 20mm, … Ưu điểm Mềm, dễ cắt, dán; Chiều dày đa dạng; Giá thành rẻ; Nhược điểm Bề mặt mềm, không ổn định Màu trắng nên dễ bị bẩn trong quá trình gia công. Phạm vi áp dụng: Mô hình khối công trình đơn giản, quy hoạch. Một số mô hình sử dụng xốp 11
  13. Hình 2. Mô hình bằng xốp 2.2.3 Nhựa Sử dụng dây nhựa trong in 3D, các khối nhựa đúc. Ưu điểm Màu sắc đa dạng; In được các hình khối đặc biệt; Giá thành dây nhựa thấp (nhưng giá thành máy in khá cao). Nhược điểm Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào chất lượng vào máy in. Phạm vi áp dụng: Mô hình công trình, các khối nhà trong mô hình quy hoạch, … Một số mô hình sử dụng nhựa in 3D 12
  14. Hình 2. Mô hình sử dụng nhựa in 3D 2.2.4 Gỗ Gỗ cũng là loại vật liệu được sử dụng nhiều trong gia công mô hình. Ưu điểm Màu sắc mộc mạc, đẹp tự nhiên; Cứng, bề mặt phẳng nhẵn, độ ổn định cao Nhược điểm Khó cắt, uốn. Phạm vi áp dụng: Mô hình công trình, quy hoạch, cấu tạo, … Một số mô hình sử dụng gỗ 13
  15. Hình 2. Mô hình sử dụng gỗ 2.2.4 Kết hợp nhiều loại vật liệu để làm mô hình Có thể kết hợp nhiều loại vật liệu để làm mô hình. Như các loại bìa màu, bìa và gỗ, … để gia công mô hình dễ dàng và mô hình sau khi hoàn thiện được sinh động hơn. Một số mô hình sử dụng nhiều loại vật liệu kết hợp 14
  16. 15
  17. 16
  18. 3. Hướng dẫn sử dụng dụng cụ và vật liệu 3.1 Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng dụng cụ 3.1.1 Lựa chọn dụng cụ phù hợp Với mỗi loại vật liệu khác nhau cần có dụng cụ phù hợp. Ví dụ như để cắt bìa có thể sử dụng dao, kéo. Nhưng để cắt gỗ thì cần 1 chiếc cưa nhỏ. Vì vậy, việc lựa chọn dụng cụ phù hợp để thao tác được thuận tiện, chính xác là quyết định quan trọng. 3.1.2 Sử dụng dụng cụ - Các loại thước sử dụng để cắt: thước nhựa, thước sắt - Cách giữ thước khi cắt: 17
  19. Với đường cắt dài: ngón trỏ và ngón cái tỳ đều vào giữa thước. Chia thước thành 3 khoảng đều nhau Với đường cắt ngắn: ngón trỏ và ngón giữa tỳ vào thước - Phương pháp cắt: Tay đặt trên thước, lưu ý các ngón tay nằm trong phạm vi thước, không đưa ra phía trước của thước để tránh bị dao cắt vào tay. Khi cắt, dao phải tì vào cạnh của thước và lưỡi dao phải vuông góc với thước - Các cách cắt Trường hợp 1: - Cắt đứt hoàn toàn miếng bìa - Cắt đứt không hoàn toàn Trường hợp 2: - Cắt đường thẳng dài - Cắt đường thẳng ngắn Trường hợp 3: Cắt đường cong: sử dụng các vật có bán kính phù hợp với đường cong cần cắt 18
  20. Hình 3. Giữ thước để cắt các đường cắt dài Hình 3. Lưu ý không để tay ở phía trước của thước để tránh dao cắt vào tay 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2