intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành tiện 2 (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thực hành tiện 2 (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên tính toán chính xác các yếu tố của hình côn theo yêu cầu kỹ thuật; lập được quy trình công nghệ hợp lý cho việc tiện côn, chi tiết ren; lựa chọn phương pháp gia công côn thích hợp theo yêu cầu của độ nhám, độ chính xác, dạng gia công, kích thước chiều dài, độ côn; chọn và điều chỉnh được các bước ren có trong bảng hướng dẫn của máy để tiện ren. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành tiện 2 (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. 1 CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH TIỆN 2 NGHỀ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ (Ban hành theo quyết định số 395/QĐ-CĐHHII, ngày 4 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Hàng Hải II) ( Lưu hành nội bộ) TP. HCM, năm 2021
  2. 2 MỤC LỤC TRANG I. Mục lục 1 II. Nội dung 2 Bài 1. Tiện trụ dài kém cứng vững dùng giá đỡ 7 Bài 2: Tiện côn Morse 19 Bài 3: Tiện côn lỗ 25 Bài 4. Khái niệm chung về ren tam giác 28 Bài 5. Tiện ren tam giác ngoài 45 Bài 6. Tiện ren tam giác trong 60 Bài 7. Tiện ren truyền động 74 IV. Tài liệu tham khảo: 81
  3. 3 TÊN MÔ ĐUN: THỰC HÀNH TIỆN 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Mã mô đun: MĐ20 Thời gian thực hiện môn học: 120 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 85 giờ; Kiểm tra: 5 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 1.Vị trí mô-đun: - Mô-đun thực hành tiện 2 là một mô-đun thực hành quan trọng nằm trong chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ Cao đẳng. Trước khi học mô-đun này, người học phải hoàn thành mô đun thực hành tiện 1. 2. Tính chất của mô-đun: - Là một mô-đun thực hành bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại với trình độ Cao đẳng. Nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng làm việc trên máy tiện, thực hành tiện được các loại chi tiết trục dài kém cứng vững, chi tiết côn Morse, côn lỗ; tiện được các loại ren tam giác và ren truyền động thông dụng như ren hình vuông, ren hình thang bằng nhiều phương pháp khác nhau. -Kết thúc mô-đun: Kiểm tra hết môn. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Tính toán chính xác các yếu tố của hình côn theo yêu cầu kỹ thuật. - Lập được quy trình công nghệ hợp lý cho việc tiện côn, chi tiết ren. - Lựa chọn phương pháp gia công côn thích hợp theo yêu cầu của độ nhám, độ chính xác, dạng gia công, kích thước chiều dài, độ côn. - Chọn và điều chỉnh được các bước ren có trong bảng hướng dẫn của máy để tiện ren. - Tính toán bánh răng thay thế và điều chính máy để tiện được các bước ren cần thiết không có trong bảng hướng dẫn của máy. - Xác định được các thông số của ren tam giác, ren truyền động. - Chọn chế độ cắt phù hợp với từng chi tiết cụ thể. - Nhận dạng, lựa chọn đúng, đủ và mài sửa được các loại dao tiện phù hợp với công việc.
  4. 4 - Sử dụng hợp lý, chính xác và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo. - Lựa chọn, tháo lắp đồ gá và gá lắp phôi đúng kỹ thuật. 2. Về kỹ năng: - Sử dụng và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo kiểm bề mặt côn: Thước cặp, thước đo góc vạn năng, thước sin, dưỡng góc, pan me, đồng hồ so. - Tiện trụ dài kém cứng vững đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình. - Trình bày đúng và thực hiện chính xác việc xoay xiên bàn trượt dọc trên, điều chỉnh ngang ụ động để tiện côn trong trường hợp cụ thể. - Tiện được các loại ren thông dụng trên máy tiện vạn năng đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình. - Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục. - Tổ chức nơi làm việc khoa học và đảm bảo an toàn cho người và máy. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tự giác, nghiêm túc trong công việc; bản thân người học độc lập làm việc hoặc làm việc nhóm. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Tiêu đề/Tiểu tiêu đề Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Bài 1. Tiện trụ dài kém cứng vững dùng giá đỡ 15 7 8 1. Yêu cầu kỹ thuật của trục dài 2. Công dụng và cách sử dụng giá đỡ di động 3. Phương pháp tiện trụ dài dùng giá đỡ di động 4. Xác định các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục 5. Các bước tiến hành Bài 2: Tiện côn Morse 15 4 9 2 1. Khái niệm và phạm vi ứng dụng. 2. Tiện côn Morse bằng phương pháp đánh lệch ụ động. 3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
  5. 5 Thời gian Tiêu đề/Tiểu tiêu đề Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 4. Các bước tiến hành tiện côn Morse. Bài 3: Tiện côn lỗ 15 3 12 1. Khái niệm và phạm vi ứng dụng. 2. Tiện côn lỗ bằng phương pháp đánh lệch bàn dao dọc phụ. 3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. 4. Các bước tiến hành tiện côn lỗ. Bài 4. Khái niệm chung về ren tam giác 5 3 2 1. Khái niệm chung về ren. 2. Hình dáng kích thước các loại ren tam giác. 3. Nguyên tắc tạo ren trên máy tiện. 4. Tính bánh răng thay thế. 5. Thực hành đo kích thước các loại ren trên chi tiết. Bài 5. Tiện ren tam giác ngoài 20 4 16 1. Dao tiện ren tam giác ngoài. 2. Các phương pháp tiện ren. 3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. 4. Các bước tiến hành tiện ren tam giác. Bài 6. Tiện ren tam giác trong 15 5 10 1. Yêu cầu kỹ thuật của ren tam giác trong 2. Phương pháp tiện ren tam giác trong 3. Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục 4. Các bước tiến hành tiện ren. Bài 7. Tiện ren truyền động 15 4 11 1 Công dụng, hình dáng và kích thước của ren
  6. 6 Thời gian Tiêu đề/Tiểu tiêu đề Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* truyền động. 2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với ren truyền động. 3. Phương pháp tiện ren truyền động. 4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. 5. Các bước tiến hành tiện ren. Bài 8: Bài tập tổng hợp 20 17 3 1. Phạm vi ứng dụng. 2. Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết. 3. Thực hành gia công. 4. Kiểm tra và đánh giá. Tổng cộng 120 30 85 5
  7. 7 Bài 1. TIỆN TRỤ DÀI KÉM CỨNG VỮNG DÙNG GIÁ ĐỠ 1. Các thông số cơ bản của mặt côn. Mục tiêu: - Vẽ hình và trình bày được các thông số cơ bản của côn; - Phân biệt được các loại côn tiêu chuẩn. Trong kỹ thuật thường sử dụng các chi tiết có mặt côn ngoài và côn trong. Ví dụ: bánh răng và bạc côn, ổ bi đũa côn…Các dụng cụ để gia công lỗ (mũi khoan, mũi khoét, mũi doa) có chuôi côn, còn trục chính của máy có lỗ côn để lắp chuôi côn của dụng cụ cắt hay trục gá. Hai mặt côn này có tâm trùng với tâm của máy tiện. Hình 1.1. Các loại côn thường dùng a-Bánh răng côn. b-Mũi khoét côn c-Mũi tâm. d-Bạc côn. d)Mũi khoan chuôi côn Các dạng hình côn: Côn thường có ba dạng: Côn đầu nhọn (hình 1.2a), côn đầu bằng (hình 1.2b) côn một phần trên toàn bộ chiều dài của chi tiết (hình 1.2c)
  8. 8 Hình 1.2. Các dạng côn a-Côn đầu nhọn. b-Côn đầu bằng. c-Côn một phần trên chiều dài toàn bộ Các loại côn tiêu chuẩn: Côn Mét và côn Mooc (morse) là các loại côn tiêu chuẩn được dùng rộng rãi nhất trong ngành chế tạo máy - Côn mooc bao gồm 7 số hiệu: 0, 1, 2, 3,4, 5 và 6, nhỏ nhất là số 0 lớn nhất là số 6. - Côn hệ mét gồm 8 số hiệu: 4, 6, 80, 100, 120, 140, 160 và 200, các số hiệu này chỉ kích thước đường kính lớn của bề mặt côn, còn độ côn k = 1: 20 thì không đổi. Hình 1.3. Các dạng chi tiết có mặt côn a-Bánh răng côn. b-Mũi khoét côn. c-Mũi tâm
  9. 9 d-Bạc lót côn. đ-Mũi khoan chuôi côn BẢNG KÍCH THƯỚC TIÊU CHUẨN CÔN METRIC VÀ CÔN MORSE TIỆN CÔN ĐỘ CÔN K GÓC DỐC ĐK LỚN ĐK NHỎ CHIỀU DÀI SỐ HIỆU  D(mm) d(mm) CÔN (mm) Côn Mét 4 1/20.000 1025’55” 4,100 2,850 25 6 1/20.000 1025’55” 6,150 4,400 35 Côn 0 1/19212 1029’27” 9,212 6,453 53 Morse 1 1/20047 1025’43” 12,240 9,396 57 2 1/20020 1025’50” 17,980 14,583 68 3 1/19922 1026’16” 24,051 19,784 85 4 1/19254 1029’15” 31,542 25,933 108 5 1/19002 1029’36” 44,731 37,574 136 6 1/19180 1029’36” 67,760 57,906 190 Côn 80 1/20.000 1025’55” 80,400 70,200 204 Metric 100 1/20.000 1025’55” 100,500 88,400 242 120 1/20.000 1025’55” 120,600 106,600 280 160 1/20.000 1025’55” 160,800 143,000 356 200 1/20.000 1025’55” 201,000 179,400 432 1.2. Các yếu tố của mặt côn Hình 1.4. Các yếu tố của côn
  10. 10 Mặt côn được đặc trưng bởi các yếu tố cơ bản sau: (hình 1.3) Góc côn (2): Là góc được tạo bởi hai đường sinh nằm trên cùng một mặt phẳng đi qua đường tâm của chi tiết. Góc dốc (): Là góc hợp bởi đường tâm của chi tiết và đường sinh. Đơn vị: Độ, phút, giây. Độ côn (k): Là tỷ số giữa hiệu của đường kính lớn và đường kính nhỏ với chiều dài đoạn côn. Dd k= l Độ dốc (i): Là tỷ số giữa nửa hiệu hai đường kính lớn và nhỏ với chiều dài đoạn côn. Dd k i = tg = = 2l 2 - D là đường kính đầu mút lớn của mặt côn - d là đường kính đầu mút nhỏ của mặt côn - l là chiều dài của mặt côn Độ nghiêng (độ dốc) Dd Độ nghiêng được xác định theo công thức sau: i = tg = 2l 2. Yêu cầu kỹ thuật của trục dài. Mục tiêu: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của trục dài; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo chính xác kích thước. - Có đường sinh thẳng. - Độ trụ (không có hình côn, hình tang trống, hình yên ngựa).
  11. 11 - Độ tròn: Mọi mặt cắt vuông góc với đường tâm đều có độ tròn (không bị ô van, không bị vát cạnh). - Độ đồng tâm: Tâm của mọi mặt cắt vuông góc với đường tâm nằm trên một đường thẳng. - Độ nhám bề mặt. 3. Công dụng và cách sử dụng giá đỡ di động. Mục tiêu: - Trình bày được công dụng, cấu tạo của giá đỡ di động; - Gá lắp và điều chỉnh được gá đỡ đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc. 3.1. Công dụng. Giá đỡ di động dùng khi tiện tinh và tiện ren trên phôi dạng trục kém cứng vững có tiết diện không đổi, có thể đạt cấp chính xác 8 ÷ 7, độ nhám R a = 2,5 ÷ 1,25 µm. Nếu chiều dài phôi lớn hơn 12 lần đường kính của nó mà chỉ gá trên hai mũi tâm hoặc một đầu trên mâm cặp một đầu gia công rất khó khăn vì độ cứng vững chịu lực theo hướng ngang rất nhỏ, khi cắt gọt trục bị đẩy, kích thước phần giữa trục bị lớn (dạng tang trống), nếu sử dụng tốc độ quay của phôi lớn sẽ gây rung động (có tiếng kêu lách cách) thậm chí chi tiết có thể văng ra ngoài. Muốn khắc phục các hiện tượng trên ta phải dùng giá đỡ kèm theo nhằm bảo đảm trục không bị uốn trong quá trình gia công. 3.2. Cách sử dụng. Giá đỡ di động (hình 1.1) được lắp trên bàn xe dao và cùng dịch chuyển theo đường dẫn hướng của băng máy dọc chi tiết gia công.
  12. 12 Hình 1.1: Giá đỡ di động. 1- Phôi; 2- Thân giá đỡ; 3- Vấu đỡ; 4- Vít điều chỉnh vấu đỡ; 5- Vít hãm vấu đỡ; 6- Bu lông bắt chặt giá đỡ với bàn xe dao; 7- Bàn xe dao. Giá đỡ di động có: Thân giá đỡ 2 được bắt chặt trên bàn xe dao 7 bằng bulông 6, có hai hoặc ba vấu đỡ 3 để đỡ phôi 1 . Vít 1’ và 4” dùng để điều chỉnh các vấu đỡ 3, vít hãm 5 dùng để cố định vị trí vấu đỡ 3. Các vấu đỡ làm bằng vật liệu dễ mài mòn như đồng thau đảm bảo cho bề mặt gia công không bị hư hỏng. Mặt các vấu phải bôi dầu mỡ thường xuyên. Khi cắt gọt với tốc độ cao bề mặt các vấu nhanh mòn và bị nóng lên. Nhiều khi bị mặc kẹt vấu và phôi. Để khắc phục tình trạng này người ta dùng giá đỡ có vấu là ổ lăn. Khi tiện trục dài kém cứng vững dùng giá đỡ phải có tay nghề vững. Mỗi lần điều chỉnh từng vấu không đều có thể làm uốn trục dẫn đến kích thước đường kính không đều trên suốt chiều dài. 4. Phương pháp tiện trục dài dùng giá đỡ di động. Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp tiện trục dài dùng giá đỡ di động; - Thực hiện đúng trình tự, tiện được trục dài đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc.
  13. 13 Khi tiện trục trơn kém cứng vững, giá đỡ di động được lắp lên mặt trên của bàn xe dao bằng bulông 6 (hình 1.1) hoặc ở một số máy lắp bên hông trái của bàn xe dao. Lùi các vấu đỡ ra khỏi tâm phôi bằng cách vặn các vít điều chỉnh 4. Phôi sau khi đã được tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm và tiện thô xong gá lên hai mũi chống tâm (hoặc gá một đầu trên mâm cặp một đầu trên mũi tâm sau). Hình 1.2: Gia công trục kém cứng vững dùng giá đỡ di động. 1- Mâm quay. 3- Luynet 2- Căp tốc. 4- Vít điều chỉnh Điều chỉnh các vít 4 sao cho các vấu đỡ được lắp trong thân giá đỡ 3 đỡ phôi đảm bảo quay nhẹ mà không bị đẩy cong do tác động của lực cắt gọt. Sau đó hãm các vấu đỡ bằng các vít hãm (giá đỡ di động có thể có hai hoặc ba vấu đỡ) Để giảm lực hướng kính (lực này luôn có hướng đẩy cong phôi) dùng dao tiện ngoài có góc nghiêng chính lớn φ1 = 600 ÷ 700, tốt nhất là dùng góc φ1 = 900 như vậy lực hướng kính gần như bằng không. Khi tiện tinh nên gá dao phía sau giá đỡ (theo hướng đi tới của giá đỡ), khi tiện thô gá dao trước giá đỡ để tránh các vấu đỡ cọ xát hoặc va vấp trên mặt thô của phôi.
  14. 14 5. Xác định các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. Mục tiêu: - Trình bày được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục; - Thực hiện các biện pháp khắc phục được các dạng sai hỏng. Các dạng sai Nguyên nhân Cách khắc phục hỏng - Đo sai. - Đo chính xác khi cắt thử. - Sử dụng mặt số không chính - Khử hết độ dơ khi sử dụng Kích thước xác khi điều chỉnh kích thước. mặt số. sai. - Gá cữ chặn không chắc - Gá cữ chặn chắc chắn. chắn. - Dùng cữ chặn lắp trong lỗ - Phôi bị xê dịch. côn trục chính. - Kiểm tra phôi. Bề mặt chi - Lượng dư thiếu. - Khoan lỗ tâm chính xác. tiết có phần - Khoan lỗ tâm lệch. - Rà gá đảm bảo độ đảo nhỏ không cắt gọt. - Gá phôi bị đảo. nhất. - Phôi bị uốn do lực hướng - Dùng dao cóc góc nghiêng kính đẩy dao. chính 900, giảm chiều sâu cắt Bị tang trống. - Phần giữa băng máy bị mòn và bước tiến. làm dao thấp hơn tâm vật gia - Cạo sửa lại băng máy. công. - Dùng giá đỡ hỗ trợ. - Hai mũi tâm bị lệch. - Mũi tâm sau bị lệch theo - Dao bị mòn. hướng ngang, các mặt côn lắp Bị côn. - Bàn trượt ngang bị rơ. ghép bị bẩn hoặc bị vết va - Dao gá không chắc. đập.
  15. 15 - Gá dao thấp hơn tâm vật gia - Điều chỉnh độ rơ của bàn công. trượt ngang. - Gá dao chắc chắn và ngang tâm. - Mũi tâm trước bị lệch do lau không sạch. - Lau sạch mũi tâm và lỗ côn - Trục chính bị đảo do ổ đỡ bị trục chính. Đường sinh mòn hoặc đai ốc điều chỉnh bị - Điều chỉnh ổ đỡ trục chính. không thẳng lỏng. - Mài sửa lại dao, xiết vít bắt - Dao bị hút vào vật gia công dao chắc chắn. do góc thoát quá lớn. - Gá dao không chắc. - Mài sửa lại dao. - Dao mòn. - Giảm bước tiến dao và chiều - Bước tiến dao và chiều sâu Độ nhám sâu cắt. cắt lớn. không đạt - Điều chỉnh giá đỡ chắc chắn, - Điều chỉnh giá đỡ không các vấu đỡ ôm phôi không quá đúng. chặt hoặc quá lỏng. 6. Các bước tiến hành. Mục tiêu: - Trình bày được trình tự các bước gia công; - Thực hiện đúng các bước công nghệ, gia công chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ các quy tắc an toàn vệ sinh công nghiệp. TT Nội dung Hướng dẫn
  16. 16 1 Đọc bản vẽ - Gá phôi lên mâm cặp ba vấu tự định tâm. - Gá dao đầu cong, mũi khoan tâm 3 2 Tiện mặt đầu, khoan tâm mm. - Tiện mặt đầu đạt chiều dài chi tiết và khoan lỗ tâm hai đầu trục. - Lắp hai mũi tâm lên máy. Kiểm tra sự trùng tâm giữa mũi 3 - Kiểm tra độ đồng tâm và điều chỉnh nếu tâm ụ trước và mũi tâm ụ sau. cần. - Giá đỡ di động được lắp lên phần trên của bàn xe dao bằng bu lông 6 (hình 1.1) hoặc ở một số máy lắp bên hông phải của bàn xe dao. Lùi các vấu đỡ 3 ra khỏi tâm máy bằng cách vặn các vít điều chỉnh 4’, Lắp giá đỡ di động lên bàn xe 4 4”. Cặp tốc vào phôi, gá phôi 1 lên hai dao, gá phôi, gá dao. mũi tâm. Sau đó hãm các vấu đỡ 3 bằng các vít hãm 5 sao cho các mặt vấu cách xa mặt trụ. - Gá dao tiện ngoài có góc nghiêng chính φ = 700 ÷ 900 đúng tâm. - Điều chỉnh n trục chính = 300 ÷ 350 v/ph. 5 Tiện trụ đầu thứ nhất. - Tiện trụ ngoài một khoảng 60mm. - Gá phôi trở đầu. 6 Tiện trụ. - Tiện trụ ngoài một đoạn khoảng 40 mm. Lùi dao ngang rồi di chuyển xe dao đưa
  17. 17 vấu đỡ tiếp xúc với mặt trụ vừa tiện. Điều chỉnh các vít 4 sao cho các vấu đỡ tiếp xúc với mặt phôi đảm bảo phôi quay nhẹ nhàng mà không bị đẩy cong. Hãm vấu đỡ bằng vít hãm. Dùng tay quay nhẹ phôi để kiểm tra độ tiếp xúc của vấu đỡ với mặt phôi, bôi mỡ công nghiệp vào các vị trí tiếp xúc của các vấu đỡ để giảm ma sát. Tiếp đó là quay tay quay bàn trượt dọc đưa dao lên trước vấu khoảng 5 mm để khi cắt gọt dao sẽ dọn đường tránh cho các vấu khỏi bị vấp trong quá trình di chuyển. - Khởi động trục chính quay, tiện tiếp đoạn còn lại đến lúc đạt yêu cầu. Chú ý: - Quay nhẹ phôi bằng tay sau khi điều chỉnh vấu đỡ để kiểm tra độ tiếp xúc của vấu đỡ với mặt phôi, cảm nhận không bị bó chặt mới khởi động trục chính. - Nghe tiếng kêu lách cách do phôi va đập vào mặt vấu đỡ, phải dừng máy giảm ngay tốc độ trục chính và điều chỉnh lại vấu cho sít nhẹ mặt phôi. - Dùng đồng hồ so kiểm tra và điều chỉnh 7 Kiểm tra độ không trụ.
  18. 18 - Dùng thước cặp hoặc pan me kiểm tra đường kính. - Làm vệ sinh công nghiệp.
  19. 19 BÀI 2: TIỆN CÔN MORSE 1. Phương pháp tiện côn ngoài Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp tiện côn ngoài bằng cách xê dịch ngang ụ động; - Thực hiện đúng trình tự gia công côn ngoài bằng cách xê dịch ngang ụ động đạt yêu cầu kỹ thuật; - Tuân thủ đúng các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc. 1.1. Gá lắp, điều chỉnh ụ động Trước khi dịch chuyển ngang thân ụ động cần phải kiểm tra độ đồng tâm giữa hai mũi chống tâm bằng cách lắp hai mũi tâm vào lỗ côn ở trục chính và lỗ côn ở nòng ụ động, sau đó đẩy ụ động về phía đầu trục chính để hai mũi tâm tiến sát lại với nhau và quan sát đường tâm của hai mũi tâm, hai mũi tâm này phải cùng nằm trên một đường thẳng. Nếu không thì phải điều chỉnh thân ụ động theo phương ngang để hai tâm này trùng nhau. Dịch chuyển ngang thân ụ động Công thức tính khoảng xê dịch: * Tính toán để tiện đơn giản: Khoảng dịch chuyển H của thân ụ động được xác định theo công thức: Dd S=L 2l Ví dụ: Tiện chi tiết có D = 28mm, d = 25mm, l = 125mm, L = 300mm. Tính khoảng xê dịch ụ động S? Giải: Dd 28  25 Áp dụng công thức: S = Lx = 300. = 3,6mm 2l 2.125
  20. 20 Vậy khoảng xê dịch S = 3,6mm * Công thức tính chính xác: Trong thực tế, chiều dài L không phải khoảng cách hai đầu nhọn mà phụ thuộc vào đường kính hai lỗ tâm. Vì vậy, ta tính toán theo công thức chính xác sau: Dd S = (L- 4n)x 2l Trong đó: L – là chiều dài toàn bộ chi tiết. n – là đường kính các lỗ tâm Cũng ví dụ trên ta tính theo công thức chính xác: Biết đường kính lỗ tâm n = 2,5 Dd 28  25 S = (L – 4n) = (300 – 4.2,5) = 3,48mm 2l 2.125 Khoảng xê dịch ụ động lúc này là S = 3,48mm Dịch chuyển ngang thân ụ động bằng 1 trong các cách sau: + Dựa vào các vạch khắc trên đế ụ động: 0 0 0 5 05 505 505 Hình 4.1. Điều chỉnh ụ động theo các vạch khắc trên đế + Dùng du xích bàn trượt ngang. + Dùng chi tiết mẫu gá trên hai mũi tâm, dùng đồng hồ so kiểm tra độ song song giữa đường sinh của bề mặt chi tiết mẫu và hướng chuyển động tiến của dao sau khi điều chỉnh xê dịch thân ụ sau. + Dùng đồng hồ so.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2