intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập cốt thép (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập cốt thép (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu kỹ thuật, trình tự các bước tiến hành và phương pháp thực hiện các công việc: Gia công cốt thép bằng thủ công, bằng máy, lắp đặt cốt thép, lắp đặt cốt thép cột,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập cốt thép (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP CỐT THÉP NGÀNH/NGHỀ: XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số:368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Chỉ được phép dùng khi đã được nghiệm thu và công bố. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép khi chưa được nghiệm thu phê duyệt và sự đồng ý của tác giả. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình MH 20.1. Thực tập cốt thép được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và làm tài liệu học tập cho học sinh hệ Trung cấp ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên của các ngành có liên quan đến công tác xây dựng nói chung. Giáo trình giới thiệu những công việc cụ thể theo từng Mô đun được tích hợp cả lý thuyết và thực hành giúp cho người học tích lũy được những vấn đề cần thiết trong môn học Thực tập cốt thép. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 07 mô đun: Mô đun 1: Gia công cốt thép bằng thủ công Mô đun 2: Gia công cốt thép bằng máy. Mô đun 3: Lắp đặt cốt thép móng đơn. Mô đun 4: Lắp đặt cốt thép móng băng. Mô đun 5: Lắp đặt cốt thép cột. Mô đun 6: Lắp đặt cốt thép dầm độc lập. Mô đun 7: Lắp đặt cốt thép dầm, sàn toàn khối. Giáo trình do bộ môn Cốt thép – Cốp pha – Giàn giáo xây dựng gồm: Ths.Hà Duy Tân làm chủ biên và các thầy đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Thực tập cốt thép hệ Trung cấp đã được Trường CĐXD1 ban hành. Trong quá trình biên soạn đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các góp ý, ý kiến phê bình, nhận xét của người đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng 9 năm 2021 Nhóm tác giả biên soạn: 1. Ks. Hà Duy Tân - Chủ biên 2. K.s Phạm Văn Cửu; Ks. Nguyễn Văn Quyết; Ks. Nguyễn Văn Tuấn 3
  4. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN; CÁC TỪ VIẾT TẮT ab : Chiều dày lớp bê tông bảo vệ b : Cạnh ngắn; bề rộng của tiết diện e ;e1; e2; e3 : Khoảng cách giữa các cốt thép dọc h : Chiều cao cấu kiện Ø; d : Đường kính cốt thép ATLĐ : An toàn lao động ATLĐ&VSCN : An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp BT : Bê tông BTCT : Bê tông cốt thép CT : Cốt thép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam YCKT : Yêu cầu kỹ thuật 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC THỰC TẬP CỐT THÉP Mã môn học: MH 20.1 Thời gian thực hiện môn học: 225 giờ. Trong đó: - Thực hành: 220 giờ; - Kiểm tra: 5 giờ I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2 và 3 + Môn học tiên quyết: Vẽ kỹ thuật; Thực tập cốp pha - giàn giáo - Tính chất: là môn học chuyên môn II. MỤC TIÊU MÔN HỌC Mục tiêu của môn học: Học xong môn học này người học có khả năng: 1. Kiến thức: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật, trình tự các bước tiến hành và phương pháp thực hiện các công việc: Gia công cốt thép bằng thủ công; bằng máy; Lắp đặt cốt thép: móng đơn; móng băng; Lắp đặt cốt thép cột; dầm độc lập; dầm, sàn toàn khối; - Trình bày được phương pháp kiểm tra, đánh giá các công việc trên theo yêu cầu kỹ thuật. - Nêu được một số các sai hỏng thường gặp trong quá trình thi công các công việc nêu trên và đưa ra được biện pháp khắc phục. 2. Kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác cơ bản; - Làm được các công việc: Gia công cốt thép bằng thủ công; bằng máy; Lắp đặt cốt thép: móng đơn; móng băng; Lắp đặt cốt thép cột; dầm độc lập; dầm, sàn toàn khối; - Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các dụng cụ, phương tiện để kiểm tra, đánh giá được các sản phẩm. - Phát hiện và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình thực hiện các công việc trên. - Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 3.Về thái độ: - Hình thành thái độ khách quan, nghiêm túc trong công việc. 5
  6. - Nâng cao tinh thần tự lực, lòng yêu nghề, có sức khỏe tốt để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Phát triển tư duy nghề nghiệp (khả năng làm việc độc lập, xử lý các tình huống trong quá trình thi công…) - Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, phát huy tốt về công tác quản lý và chỉ đạo thi công. III. NỘI DUNG MÔN HỌC Thời gian (giờ) Số Tên các mô đun trong môn học TH,TN, Kiểm TT Tổng Lý số thuyết TL,BT tra 1 Mô đun 1: Gia công cốt thép bằng thủ công 31,5 31,0 0,5 2 Mô đun 2: Gia công cốt thép bằng máy 31,5 31,0 0,5 3 Mô đun 3: Lắp đặt cốt thép móng đơn 24,5 23,5 1,0 4 Mô đun 4: Lắp đặt cốt thép móng băng 38,5 37,5 1,0 5 Mô đun 5: Lắp đặt cốt thép cột 21,0 20,5 0,5 6 Mô đun 6: Lắp đặt cốt thép dầm độc lập 17,5 17,0 0,5 7 Mô đun 7: Lắp đặt cốt thép dầm, sàn toàn 57,0 56,0 1,0 khối 8 Tổng kết mô học 1,0 1,0 Tổng cộng 225 220 5.0 6
  7. MÔ ĐUN 1. GIA CÔNG CỐT THÉP BẰNG THỦ CÔNG. Mục tiêu. Học xong bài này học sinh sẽ có khả năng: * Kiến thức: - Trình bày Trình bày các yêu cầu kỹ thuật khi gia công cốt thép. - Trình bày được các kỹ thuật nắn thẳng, cắt, uốn cốt thép bằng thủ công. - Trình bày cách tính chiều dài cắt thép; cách kiểm tra sản phẩm. - Nêu được công tác an toàn lao động trong gia công cốt thép bằng thủ công * Kỹ năng: - Lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, phương tiện để thực hiện công việc gia công cốt thép bằng thủ công và để kiểm tra, đánh giá sản phẩm sau gia công. - Tính toán được chiều dài thanh thép để gia công cốt thép đai chữ nhật, đai vuông. - Gia công được cốt thép đai chữ nhật, đai vuông bằng phương pháp thủ công. - Phát hiện, xử lý được một sai hỏng thường gặp trong quá trình gia công cốt thép. - Kiểm tra, đánh giá được sản phẩm mình làm ra theo yêu cầu kỹ thuật. * Thái độ: - Hình thành thái độ khách quan, nghiêm túc trong công việc. - Nâng cao tinh thần tự lực, lòng yêu nghề. Thực hiện tốt nội quy xưởng thực tập. 1.1. Công tác chuẩn bị. 1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị. + Thước. (a) (b) Hình 1 - 1. Thước a. Thước cuộn; b. Thước vuông + Dụng cụ vạch dấu: 7
  8. (a) (b) Hình 1 - 2. Dụng cụ vạch dấu a. Phấn; b. Bút xóa + Búa: dùng để gia công cốt thép. Hình 1 - 3. Búa thép - Đe. Hình 1 - 4. Đe thuyền - Vam khuy: Dùng để nắn thép nhỏ đường kính d
  9. Vam khuy làm bằng thép tròn có đường kính lớn hơn đường kính thép cần nắn một cấp. Ví dụ: Nắn thép Ø6 thì dùng vam thép có đường kính Ø8 - Vam khuy. Hình 1 - 5. Vam khuy - Thớt uốn: Bằng thép tấm dầy 6 ÷8 (mm), mỗi cạnh 20÷30 (cm), 4 góc có lỗ để đóng đinh hoặc vít bu lông xuống bàn thao tác. - Trên thớt uốn cố định 2 cọc là cọc tựa và cọc tâm. - Vam uốn: Thường dùng một đoạn thép góc 40x40 (50x50) dài từ 35÷40 (cm) được chế tạo như hình 7-1. Hình 1 - 6. Thớt uốn, Vam uốn thép (d < 10 mm) a.Tay vam bằng thép góc ; b. Thớt uốn. 1.Cọc tựa ; 2. Cọc tâm; 3. Lỗ bắt bu lông ; 4. Lỗ để tra vào cọc tâm ; 5. Tay cầm - Bàn thao tác: Bằng gỗ hoặc kết hợp khung bàn bằng thép, mặt bàn bằng gỗ hoặc thép. Bàn cao 0,75÷0,8 (m), dài nên từ 1,6÷1,8 (m), rộng từ 0,5÷0,6 (m).Mặt bàn nên làm bằng gỗ tốt, thép. - Kéo cắt thép 9
  10. Hình 1 - 7. Kéo cắt thép. 1.1.2. Chuẩn bị vật tư. Thép đường kính d
  11. - Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau. - Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo: + Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ; + Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại; - Cốt thép phải có hình dạng và kích thước đúng thiết kế. Cốt thép phải thẳng, phẳng. - Cốt thép phải đúng về loại số hiệu, đường kính theo quy định của thiết kế. - Mặt ngoài cốt thép sạch (không có bùn đất, dầu mỡ, sơn vv... bám vào) không có vảy hoặc gỉ, không bị sứt sẹo. 1.3. Kỹ thuật nắn cốt thép. 1.3.1. Dụng cụ sử dụng: Vam khuy, búa, đe. 1.3.2. Các bước thực hiện. - Lăn cuộn thép thành sợi. - Đưa ngang thân thép vào khe hở của vam ( chiều cong của vam cùng chiều cong của thanh thép ). Tay bóp cho vam và thanh thép gần nhau tùy theo độ cong của thanh thép đến khi thanh thép thẳng theo yêu cầu kỹ thuật . Hình 1 - 9. Nắn thép bằng vam - Nắn thẳng thanh thép bằng búa, đe (dùng nắn thanh thép có độ dài không lớn): Sử dụng loại búa nhỏ 1-1,5kg. Để thanh thép cần nắn nằm dọc theo chiều dài của đe và theo hướng nhìn của người nắn. Dùng búa đập vào những chỗ cong của thanh thép đến khi thanh thép thẳng theo yêu cầu kỹ thuật. 11
  12. Hình 1 - 10. Nắn thép sử dụng búa, đe. 1.3.3. Kiểm tra sản phẩm. Sau khi thực hiện xong công việc trên thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu trong công tác gia công cốt thép: - Kiểm tra hình dáng, độ phẳng: Quan sát bằng mắt thường. - Sự phù hợp các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế. - Công tác nắn thẳng cốt thép nếu có sai lệch thì phải nhỏ hơn trị số cho phép. 1.4. Tính chiều dài cốt thép đai. Lc = Ltk -∑Lg (1 - 1) Trong đó: Lc : Là chiều dài thanh thép cần cắt Ltk : Là kích thước hình học cốt thép đai theo thiết kế . Ltk = 2.(h+b) + 2.6,25.Ф = 2(b+h+6,25.Ф ) ∑Lg : Tổng độ giãn của thanh thép khi uốn ∑Lg = n.k Ф: là đường kính thanh thép uốn. n: là số góc uốn k: hệ số dãn dài Hình 1 - 11. Đai thép k = 0,5Ф Với góc uốn 450 k = 1Ф Với góc uốn 900 k = 1,5Ф Với góc uốn 1800 Ví dụ: ính chiều dài cắt cốt thép đai như hình vẽ (Hình 1- 11): Có: b = 190 mm ; h = 270 mm; thép Ф 6 Áp dụng công thức (1-1): 12
  13. Lc = Ltk - ∑Lg Ta có: Ltk = 2.(h+b) + 2.6,25.Ф = 2.(190+270) + 2.6,25.6 Ltk = 920 + 75 = 995 ∑Lg = n.k n: là số góc uốn (Ta có: n = 5) Góc uốn 900 → k = 1Ф Ta có: k = 1.6 = 6 ∑Lg = 5.6 = 30 → Lc = Ltk - ∑Lg = 995 – 30 = 965 mm = 96,5cm Vậy chiều dài đoạn thép cần cắt là 965mm. 1.5. Kỹ thuật đo, cắt cốt thép. 1.5.1.Đo vạch dấu. Dùng thước Thước mét, thước lá, thước cuộn dây vải dùng để đo, kiểm tra kích thước. + Đối với thép đã được nắn thẳng đặt đầu thước trùng với đầu thanh thép, áp thước sát thanh thép và kéo đến kích thước yêu cầu rồi vạch dấu. + Đối với thép cuộn thì đặt đầu thước bằng đầu thanh thép, áp thước sát theo cạnh ngoài vòng thép và kéo đến kích thước yêu cầu rồi vạch dấu. Hình 1 - 12. Đo cốt thép dạng cuộn Hình 1 - 13. Vạch dấu 1.5.2. Cắt cốt thép. Sau khi tính toán đo vạch dấu chiều dài thanh thép cần phải cắt chính xác, ta tiến hành cắt. - Dùng kìm cộng lực cắt được cốt thép đường kính đến 10mm. Chú ý: Khi cắt hàng loạt những thanh thép có kích thước bằng nhau, nên đo chính 13
  14. xác để cắt một thanh rồi dùng thanh đó làm cữ. Hình 1 - 14. Cắt thép bằng kìm công lực 1.5.3. Kiểm tra sản phẩm Sau khi thực hiện xong công việc trên thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu trong công tác gia công cốt thép: - Kiểm tra kích thước: Dùng thước đo. - Sự phù hợp các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế. - Công tác cắt cốt thép nếu có sai lệch thì phải nhỏ hơn trị số cho phép. 1.6. Kỹ thuật uốn cốt thép. Uốn cốt thép để tạo ra hình dạng và kích thước thanh thép theo yêu cầu. 1.6.1. Chuẩn bị. - Cốt thép uốn: Có đường kính < 10 (mm) đã cắt và nắn thẳng đảm bảo theo yêu cầu. - Thớt uốn, vam uốn, bàn thao tác. 1.6.2. Trình tự. - Trước khi uốn cần căn cứ vào hình dạng, kích thước thanh thép cần uốn để xác định trình tự uốn, các góc cần uốn. - Khi uốn phải đứng vững, chọn vị trí phù hợp để vừa uốn vừa quan sát được góc uốn. dùng lực từ từ, không nên mạnh quá. - Trước khi uốn hàng loạt cần uốn mẫu trước một thanh cho từng loại. Sau đó kiểm tra hình dáng, kích thước xem có đúng thiết kế không, đồng thời kiểm tra vạch dấu từ vam và cọc tựa có phù hợp không. - Trình tự uốn cốt đai bằng thủ công: + Uốn thuận đai: Được thực hiện như sau: Bước 1: Vạch dấu kích thước cốt đai: Vạch dấu về phía bên phải cọc tâm. 14
  15. = 6.25Ø -1Ø = b -1Ø = h -1Ø Hình 1 - 15. Vạch dấu kích thước cốt đai Bước 2: Đặt cốt thép vào vị trí, điều chỉnh cốt thép theo vạch dấu và tiến hành uốn. Cốt thép đai có 5 góc uốn 900 Uốn góc thứ nhất: Hình 1 - 16. Uốn góc thứ nhất Uốn các góc tiếp theo: = b -1Ø = h -1Ø Hình 1 – 17. Uốn các góc tiếp theo. Uốn góc thứ 5: 15
  16. = h -1Ø Hình 1 - 18. Uốn góc thứ 5 + Uốn ngược đai: Trình tự được thực hiện như sau: Bước 1: Vạch dấu kích thước cốt đai: Vạch dấu về phía bên trái cọc tâm. = 6.25Ø -1Ø = b -1Ø = h -1Ø Hình 1 - 19. Vạch dấu kích thước cốt đai Bước 2: Đặt cốt thép vào vị trí, điều chỉnh cốt thép theo vạch dấu và tiến hành uốn. Cốt thép đai có 5 góc uốn 900 Uốn góc thứ nhất: Hình 1 - 20. Uốn góc thứ nhất Uốn các góc tiếp theo: 16
  17. Hình 1 - 21. Uốn các góc tiếp theo. Uốn góc thứ 5: Hình 1 - 22. Uốn góc thứ 5 1.6.3. An toàn lao động khi uốn cốt thép. - Bàn uốn cốt thép phải chắc chắn, nên cố định vào nền nhất là bàn để uốn cốt thép có đường kính lớn. - Khi thao tác phải đứng vững, miệng vam kẹp chặt cốt thép, tay vam phải giữ ngang bằng. - Khi uốn dùng lực từ từ, không nên mạnh quá đề phòng trượt vam bị ngã vì mất đà. 1.6.4. Kiểm tra sản phẩm Sau khi thực hiện xong công việc trên thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu trong công tác gia công cốt thép: - Kiểm tra hình dáng, độ phẳng: Quan sát bằng mắt thường. - Kiểm tra kích thước: Dùng thước đo các cạnh của đai, mỏ. - Sự phù hợp các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế. - Công tác uốn cốt thép nếu có sai lệch thì phải nhỏ hơn trị số cho phép. 17
  18. 1.6.5. Một số sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng tránh. 1.6.5.1. Các cạnh của cốt đai sai kích thước. - Nguyên nhân: + Vạch dấu không chính xác. + Khi uốn đặt không đúng vạch dấu. + Khi uốn giữ cốt thép không ổn định, cốt thép bị kéo trượt về trục uốn. - Cách phòng tránh: + Vạch dấu chính xác trên đường thẳng. + Đặt đúng vạch dấu khi uốn. + Giữ thật chắc chắn và ổn định cốt thép khi kéo tay vam uốn. 1.6.5.2. Đai bị vặn, vênh. - Nguyên nhân: + Khi uốn tay giữ cốt thép không phẳng. + Khi uốn tay giữ cốt thép và tay vam uốn không đồng phẳng. - Cách phòng tránh: + Giữ cốt thép phẳng, mặt cốt thép song song với bàn vam uốn. + Giữ cốt thép phẳng và kéo tay vam đều tay, đồng phẳng với mỏ cốt thép. 1.6.5.3. Các góc uốn không vuông. - Nguyên nhân:Không quan sát và điều chỉnh góc uốn khi chuyển góc uốn tiếp theo. - Cách phòng tránh: Quan sát hoặc vạch dấu góc vuông trên bàn vam uốn để định vị góc uốn. 1.7. An toàn lao động trong gia công. - khi lăn cuộn thép phải chú ý đầu thép co lại bật vào người. - Phải đi găng tay bảo hộ, cán búa cần phải kiểm tra để đề phòng bị tuột - Xoay vam phải xoay từ từ. - Búa được chêm chắc chắn, cán phải nhẵn.(Tuyệt đối không được đi găng tay để đánh búa). - Bàn uốn cốt thép phải chắc chắn. - Khi thao tác phải đứng vững, miệng vam kẹp chặt vào thanh thép, tay vam phải giữ ngang bằng. - Khi uốn dùng lực từ từ, không nên mạnh quá đề phòng trượt vam bị ngã mất đà. CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 18
  19. Câu 1: Trình bày kỹ thuật nắn thẳng cốt thép bằng thủ công. Câu 2:Trình bày cách tính chiều dài cắt thép. Câu 3: Trình bày kỹ thuật cắt cốt thép bằng thủ công. Câu 4: Trình bày kỹ thuật uốn cốt thép bằng thủ công. Câu 5: Nêu được công tác an toàn lao động trong gia công cốt thép bằng thủ công? BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài thực hành số 1: Tính chiều dài, cắt, nắn, uốn cốt thép đai như hình vẽ (Hình 1 - 24); thép Ф 6 (kích thước b; h – Mỗi người học một kích thước) Hình 1 - 23. Hình vẽ cốt thép đai 1. Mô tả kỹ thuật bài tập Căn cứ bản vẽ cốt thép đai mẫu tính chiều dài, cắt, nắn, uốn cốt thép đai đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 2. Bố trí luyện tập. - Thời gian thực hiện 20 phút. - Khối lượng 01 sản phẩm/ 01thí sinh. - Địa điểm luyện tập: xưởng thực hành. 3. Danh mục các dụng cụ, thiết bị cho mỗi thí sinh cần có để thực hiện: Bảng 1 - 1. Vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị bài thực hành TT Số lượng Dụng cụ, thiết bị Đặc tính Ghi chú 1 Thước rút bằng thép 3m 01 chiếc Dùng chung cả nhóm (chuẩn bị 2 Vạch dấu kích thước Phấn trước) 3 Bảo hộ lao động TCVN 01 bộ Dùng chung cả nhóm (chuẩn bị 4 Thép Ø 6 TCVN trước) 5 Kìm cộng lực Cắt được thép ≤Ø10 01 chiếc 19
  20. 6 Vam khuy Ø8 dài 250mm 01 chiếc 7 Đe con rùa Đúc bằng thép 01 chiếc 8 Búa có cán 5 kg 01 chiếc 9 Bàn uốn bằng thép 01 chiếc 10 Vam uốn bằng thép 01 chiếc 4. Đánh giá kỹ năng thực hành Bảng 1 - 2. Đánh giá kỹ năng thực hành theo biểu chấm (Điểm trung bình đạt từ 60 điểm trở lên, bài đạt yêu cầu). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0