intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập xây dựng cơ bản (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập xây dựng cơ bản (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu kỹ thuật khi gia công và lắp đặt cốt thép; trình tự và phương pháp tính toán, đo và cắt cốt thép; phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi gia công và lắp đặt cốt thép;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập xây dựng cơ bản (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộch loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dụng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi much đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của các ngành kỹ thuật nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong thời kỳ đổi mới và phát triển công nghệ trong xây dựng về vật liệu thi công và công nghệ thi công cũng ảnh hưởng và tác động rất nhiều trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho ngành xây dựng. Nó đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật và bổ sung các nội dung mới để đáp ứng với thực tiễn sản xuất. Trong lĩnh vực xây dựng, hiện nay đã được cơ giới hóa bằng các máy móc hiện đại ở rất nhiều các công đoạn thi công. Nhưng vẫn chưa có loại máy móc, thiết bị nào có thể làm hết được các công việc trong một công trình xây dựng. Người công nhân lành nghề, người cán bộ kỹ thuật cần phải có những hiểu biết cơ bản và sâu sắc các yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện, các tiêu chí đánh giá để kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm các công việc của nghề, để tự tin thực hiện các nhiệm vụ được giao. Từ đó có thể lựa chọn đúng các biện pháp thi công đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của công trình xây dựng. Giáo trình “MH 25. Thực tập xây dựng cơ bản” do tập thể giáo viên Trung tâm Thực hành Công nghệ và Đào tạo nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn gồm tập thể giáo viên trung tâm THCN&ĐTN; CNKH - Nguyễn Thiết Sơn làm chủ biên, theo đề cương của chương trình đào tạo Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế xây dựng do Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 ban hành năm 2019. Giáo trình giới thiệu những công việc cụ thể theo từng mô đun, được tích hợp cả lý thuyết và thực hành giúp cho người học tích lũy được những vấn đề cần thiết nhất trong từng công việc cụ thể. Giáo trình này chủ yếu dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên caio đẳng Xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên hệ trung cấp và cao đẳng của các ngành có liên quan đến công tác xây dựng nói chung. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song giáo trình vẫn không tránh khỏi những thiếu sót kể cả về nội dung lẫn hình thức, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã tạo điều kiện và giúp đỡ để cuốn giáo trình sớm được hoàn thành. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thiết Sơn 2. Biên soạn: Nguyễn Văn Nghĩa 3. Biên soạn: Cao Hải Lâm 2
  4. MỤC LỤC SỐ TT MÔ ĐUN NỘI DUNG TRANG 1 Tuyên bố bản quyền 1 2 Lời nói đầu. 2 3 Mục lục. 3 4 Danh mục môn học 4 5 MĐ 1 Gia công và lắp đặt cốt thép 5 6 1.1 Bài 1: Gia công cốt thép. 8 7 1.2 Bài 2: Lắp đặt cốt thép móng đơn 17 8 1.3 Bài 3: Lắp đặt cốt thép dầm. 41 9 MĐ 2 Lắp dựng và tháo dỡ cốp pha; giàn giáo 57 10 2.1 Bài 4: Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo Pan. 58 11 2.2 Bài 5: Lắp dựng cốp pha định hình cột. 67 12 2.3 Bài 6: Lắp dựng cốp pha định hình dầm. 90 13 MĐ 3 Xây; trát tường phẳng 110 14 3.1 Bài 7: Xây tường phẳng 110. 113 15 3.2 Bài 8: Trát tường phẳng. 127 16 Tài liệu tham khảo 138 3
  5. DANH MỤC CỦA MÔN HỌC MH 25. THỰC TẬP XÂY DỰNG CƠ BẢN Thời gian (giờ) TT NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN Tổng số Thực Kiểm hành tra Nội quy xưởng thực tập, nghe phổ biến 1 1 chương trình, phương pháp kiểm tra, đánh giá; mượn bảo hộ lao động; mượn dụng cụ; chuẩn bị mặt bằng xưởng thực hành… MĐ 1 Gia công và lắp đặt cốt thép: 32 giờ 1.1 Bài 1: Gia công cốt thép. 16 15,5 0,5 1.2 Bài 2: Lắp đặt cốt thép móng đơn 8 8 0 1.3 Bài 3: Lắp đặt cốt thép dầm. 8 8 0 MĐ 2 Lắp dựng và tháo dỡ cốp pha; giàn giáo: 32 giờ 2.1 Bài 4: Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo Pan. 16 15,5 0,5 2.2 Bài 5: Lắp dựng cốp pha định hình cột. 8 8 0 2.3 Bài 6: Lắp dựng cốp pha định hình dầm. 8 8 0 MĐ 3 Xây; trát tường phẳng: 71 giờ 3.1 Bài 7: Xây tường phẳng 110. 36 35,0 1,0 3.2 Bài 8: Trát tường phẳng. 35 34,0 1,0 Tổng cộng 135 132 3 4
  6. MĐ.1. GIA CÔNG LẮP ĐẶT CỐT THÉP * Mã số của mô đun: MĐ.1 * Thời gian của mô đun: - Tổng số: + Lý thuyết: 0 giờ + Thực hành: 32 giờ Tổng: 32 giờ 1. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun được bố trí sau khi học sinh đã hoàn thành các môn học chuyên môn chung. - Tính chất: mô đun nghề bắt buộc. 2. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này người học sẽ có khả năng: 2.1. Về kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi gia công và lắp đặt cốt thép. - Trình bày được trình tự và phương pháp tính toán, đo và cắt cốt thép. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi gia công và lắp đặt cốt thép. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi gia công và lắp đặt cốt thép. 2.2. Về kỹ năng - Tính toán được chiều dài thanh thép để gia công cốt thép đai chữ nhật, đai vuông. - Gia công được cốt thép đai chữ nhật, đai vuông bằng phương pháp thủ công. - Lắp đặt được cốt thép móng cột, móng băng và cốt thép dầm độc lập, và một phần cốt thép sàn. - Phát hiện, xử lý được một sai hỏng thường gặp trong quá trình gia công và lắp dựng cốt thép. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2.3.Về thái độ - Làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Thực hiện đầy đủ công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 3. Nội dung: Loại Thời lượng Địa Mã MĐ Tên mô đun bài Tổng Lý Thực Kiểm điểm giảng số thuyết hành tra Bài 1 Gia công cốt thép. TH Xưởng 16 0 15,5 0,5 Lắp đặt cốt thép TH Xưởng Bài 2 8 0 8 0 móng đơn. Lắp đặt cốt thép TH Xưởng Bài 3 8 0 8 0 dầm. TỔNG 32,0 0 31,50 0,5 5
  7. 4 . Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 4.1. Điều kiện thực hiện mô đun 4.1.1. Vật liệu: + Thép Ø1, Ø 6, Ø 8, Ø 14, Ø 16, Ø 18 4.1.2. Dụng cụ và trang thiết bị: + Máy chiếu, máy tính, đầu video. + Thước dây, móc buộc, vam nắn, bàn uốn, bút vạch dấu... + Máy cắt bàn; giá kê. + Bảo hộ lao động. 4.1.3. Học liệu: + 15 - 30 phút video (băng, đĩa) + Tài liệu phát tay. + Ảnh chụp; các Video clips. + Giáo trình kỹ thuật thi công. 4.1.4. Nguồn lực khác: lớp học, thư viện, xưởng thực hành. 4.2. Kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện mô đun 4.2.1. Về kiến thức: sau khi kết thúc đợt thực tập sinh viên nêu được các yêu cầu sau: + Nêu và phân loại được các loại dụng cụ, phạm vi sử dụng và bảo quản. + Trình bày được trình tự và phương pháp tính toán, đo và cắt cốt thép. + Phân tích được các sai phạm, nguyên nhân và cách khắc phục. 4.2.2 Về kỹ năng: được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm đạt các yêu cầu sau: - Sử dụng đúng dụng cụ, đúng chức năng và phạm vi sử dụng cho từng công việc cụ thể. - Tính toán được kích thước cốt thép để cắt, uốn đúng yêu cầu. - Lắp đặt được cốt thép móng đơn, dầm đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật. - Xử lý được một số sai hỏng thường gặp khi gia công và lắp đặt cốt thép. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 4.2.3 Về thái độ: đảm bảo đáp ứng các yêu cầu: + Kiên trì, gọn gàng, ngăn nắp, chính xác, cần cù, có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường làm việc. + Có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập. 4.3. Hướng dẫn thực hiện chương trình mô đun 4.3.1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế xây dựng. 4.3.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: 6
  8. - Trước khi giảng dạy, giảng viên cần phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung của từng bài học, chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt quan tâm phương pháp dạy học tích cực để người học có thể tham gia xây dựng bài học. Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống, nếu có điều kiện giảng viên nên sử dụng máy chiếu projector, laptop, và các phần mềm minh họa nhằm làm rõ và sinh động nội dung bài học. 4.3.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Phương pháp tính toán kích thước chiều dài thanh cốt thép cần cắt. - Phương pháp và trình tự gia công và lắp đặt cốt thép móng đơn, dầm. 4. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Phần học thực hành được tổ chức học tại xưởng trường. - Phương pháp dạy: + Thao tác mẫu kết hợp giảng giải + Làm mẫu lại kết hợp phân tích, tổng hợp. 5. Các tài liệu tham khảo: [1] Giáo trình vật liệu xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng – 2004. [2] Giáo trình kỹ thuật thi công – Nhà xuất bản xây dựng – 2003. [3] Giáo trình tổ chức thi công – Nhà xuất bản xây dựng – 2003. [4] Giáo trình kỹ thuật nề – Nhà xuất bản xây dựng – 2000. [5] TCVN 4453:1995- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. [6] Các tư liệu trên internet về công nghệ xây dựng. 6. Ghi chú và giải thích: - Căn cứ vào nội dung và thời gian các mục đã phân phối trong chương trình môn học và tình hình thực tế của trường. Ban giám hiệu chỉ đạo Khoa chuyên môn tổ chức, phân bổ thời gian học lý thuyết, thực hành, thí nghiệm cụ thể cho từng tiêu đề của môn học sao cho có hiệu quả và đạt được mục tiêu của môn học. BÀI 1: GIA CÔNG CỐT THÉP Thời gian: 16 giờ (lý thuyết: 0 giờ; thực hành: 15,5 giờ; kiểm tra: 0,5 giờ) 7
  9. 1. Mục tiêu của bài học: Học xong người học sẽ có khả năng: 1.1. Về kiến thức - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi gia công cốt thép. - Trình bày được trình tự và phương pháp tính toán, đo và cắt cốt thép. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi gia công cốt thép. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi gia công cốt thép. 1.2. Về kỹ năng - Tính toán được chiều dài thanh thép để gia công cốt thép đai chữ nhật, đai vuông. - Gia công được cốt thép đai chữ nhật, đai vuông bằng phương pháp thủ công. - Phát hiện, xử lý được một sai hỏng thường gặp trong quá trình gia công cốt thép. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 1.3.Về thái độ - Làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Nâng cao tinh thần tự lực, lòng yêu nghề. - Hợp tác theo nhóm, tổ để thực hiện công việc. 2. Nội dung: 2.1.1 Dụng cụ dùng trong công tác gia công cốt thép: - Dụng cụ, thiết bị tính toán: + Bút bi. + Máy tính cầm tay. Hình 1.1: Bút bi Hình 1.2: Máy tính cầm tay + Thước cuộn. + Thước thép lá: Hình 1.3: Thước cuộn Hình 1.4: Thước thép lá + Vam tay: + Kìm cộng lực: 8
  10. Hình 1.5: Vam tay Hình 1.6: Kìm cộng lực + Búa 2 kg: + Búa tạ: Hình 1.7: Búa 2kg Hình 1.8: Búa tạ + Bàn vam uốn: Hình 1.9 : Bàn vam uốn + Bút vạch dấu: Hình 1.10: Bút xóa 2.1.2. Phương pháp tính toán cốt thép: Tính chiều dài cắt thép: Chiều dài cắt thép phụ thuộc vào kích thước chi tiết gia công yêu cầu. 9
  11. Lduỗi = L + (2 x 6,25d) Lcắt = Lduỗi - δ Trong đó: + L: là chiều dài thanh thép hay chu vi cốt đai. + d: là đường kính thép. + δ: là độ giãn dài của thép khi uốn. Độ giãn góc uốn của thép: + Góc 90 độ = 1d + Góc 180 độ = 1,5d + Góc 45 độ = 0,5d 2.1.3. Trình tự tính toán: - Căn cứ vào bản vẽ thiết kế xác định L thiết kế của thanh thép cần cắt cho cốt đai hay cốt thép chịu lực. Hình 1.11: Hình minh họa - Căn cứ vào bảng thống kê cốt thép. - Tính toán theo công thức. 10
  12. - Thay số vào công thức tính để tính toán L cắt. Ví dụ: Cho hình vẽ sau đây, hãy tính toán L cắt để uốn cốt đai dầm. Hình 1.12: Mặt cắt dầm - Theo công thức tính và bản vẽ ta có: + Lduỗi = (600 + 350) x 2 + (2 x 6,25 x 8) + L cắt = [(600 + 350) x 2 ]+ [(2 x 6,25 x 8)] - (5 x 8) (950 x 2) + (2 x 50) - 40 1900 + 100 - 40 = 1960 Như vậy ta tính được kích thước đoạn cốt thép cần cắt để uốn được cốt đai 600 x 350 như thiết kế. 2.1.4. Yêu cầu kỹ thuật khi gia công cốt thép - Cốt thép phải đúng chủng loại, đường kính cốt thép theo bản vẽ thiết kế. - Cốt thép phải đúng hình dáng. - Kích thước phải đảm bảo đúng kích thước bản vẽ thiết kế. - Cốt thép phải sạch, không bị gỉ sét. - Thép phải được nắn thẳng trước khi uốn. 2.1.5. Gia công cốt thép bằng thủ công: 2.1.5.1. Kéo thẳng thép tròn dạng cuộn Dùng tời tay, pa lăng xích. Hình 1.13: Sơ đồ kéo nguội cốt thép 1- Thanh thép cần gia cường; 2- Bệ kéo; 3- Bệ giữ; 4- Tời; 5- Đối trọng. 11
  13. + Dùng bản kẹp để kẹp chặt một đầu sợi thép (kẹp chắc chắn) thông qua sợi dây cáp kẹp đặt vào vị trí định vị cố định chắc chắn, đầu còn lại kẹp vào bản mã kẹp của tời. + Quay tời để cuộn sợi cáp lại làm sợi thép được kéo căng ra, quan sát thấy sợi thép căng thẳng là được. + Khi kéo thép không được bước qua bước lại hoặc tiếp xúc trực tiếp với sợi thép. 2.1.5.2. Nắn thẳng thép tròn Đặt chỗ cong của thanh thép vào vị trí của vam hoặc cọc nắn sau đó xoay vam vào vùng cong tùy theo mực độ cong của thanh thép để nắn cho thẳng. Nếu thanh thép chưa thẳng thì kết hợp với búa đe để đập cho thẳng. Nhưng không được làm biến dạng bề mặt của thép. Chú ý: khi kéo thẳng thép bằng tời hoặc nắn thẳng thép bằng vam thì cần kết hợp các thao tác sao cho hiệu quả và an toàn. 2.1.5.3. Cắt thép tròn bằng thủ công Đo lấy dấu chính xác, sau đó đặt lưỡi chạm, kháp hoặc sấn phải vuông góc với thân thép, thân thép phải nằm ngang trên đe, lưỡi chạm đặt chính giữa vạch dấu. Người đánh búa không được đối diện với người ngồi cầm chạm. Đánh búa phải dứt khoát và chính xác, tránh hiện tượng đánh trượt rất nguy hiểm cho người giữ chạm hay kháp. 2.1.5.4. Làm sạch cốt thép Có nhiều phương pháp làm sạch cốt thép, tùy vào số lượng và điều kiện thi công mà lựa chọn một trong các phương pháp dưới đây: + Làm sạch bằng bàn chải sắt. + Làm sạch bằng cách kéo qua đống cát vàng. + Làm sạch cốt thép bằng máy cầm tay. + Làm sạch cốt thép bằng máy phun cát. 2.1.4.5. Uốn cốt thép Trong các kết cấu thép thường các thanh thép được uốn theo các góc sau: + Uốn góc vuông. + Uốn mỏ neo. + Uốn cốt xiên. Trước khi uốn cần căn cứ vào hình dạng, kích thước thanh thép cần uốn để xác định trình tự uốn các góc cần uốn. Với thanh thép có đường kính lớn, hình dáng phức tạp nên lấy dấu trực tiếp trên thanh thép, với thanh thép có đường kính nhỏ và đơn giản thì lấy dấu trên bàn uốn. 12
  14. Khi uốn phải đứng vững, tay giữ chặt vam, miệng vam kẹp chặt cốt thép. Dùng lực từ từ không nên mạnh quá để tránh trượt vam đập vào người hoặc ngã vì mất đà. 1. Uốn cốt đai: * Chuẩn bị: - Uốn cốt thép có đường kính d < 10 (mm) - Thớt uốn: Bằng thép tấm dầy 6 8 (mm), mỗi cạnh 20 30 (cm), 4 góc cólỗ để đóng đinh hoặc vít bu lông xuống bàn thao tác. - Trên thớt uốn cố định 2 cọc là cọc tựa và cọc tâm. - Vam uốn: Thường dùng một đoạn thép góc 40x40 (50x50) dài từ 35 ÷ 40(cm) được chế tạo như hình 7-1. - Bàn thao tác: Bằng gỗ hoặc kết hợp khung bàn bằng thép, mặt bàn bằng gỗ hoặc thép. Bàn cao 0,75 0,8 (m), dài nên từ 1,6 1,8 (m), rộng từ 0,5 0,6 (m).Mặt bàn nên làm bằng gỗ tốt, bằng phẳng. b) Hình 1.14: Sơ đồ kéo nguội cốt thép a) Tay vam bằng thép góc ; b) Thớt uốn; 1. Cọc tựa; 2. Cọc tâm; 3. Lỗ bắt bu lông; 4. Lỗ để tra vào cọc tâm; 5.Tay cầm 2. * Các bước uốn cốt thép. - Kiểm tra chiều dài thanh thép. Chiều dài thanh thép phải đủ theo yêu cầu thiết kế. Những thanh thép không đủ chiều dài thì loại ra. Những thanh thép dàiquá chiều dài cho phép thì phải cắt lại. - Chọn một đầu làm đầu thanh thép, Đánh dấu những vị trí thanh thép đặt vàosau cọc tâm khi uốn. - Bắt đầu uốn từ điểm đầu đến điểm cuối cùng theo sơ đồ phóng mẫu củathanh thép. - Uốn thử một thanh để điều chỉnh vị trí uốn, lực uốn để thanh thép sau khiuốn đạt yêu cầu kỹ thuật. * Ví dụ: Trình tự uốn một thanh cốt thép đai như hình 7-2. - Kiểm tra chiều dài thanh thép. 13
  15. - Đo, vạch dấu kích thước. - Xác định trình tự uốn: - Trình tự uốn các góc: 1; 2; 3; 4; 5 Hình 1.15: Trình tự các góc uốn - Uốn, kiểm tra, cố định dấu Hình 1.16: Trình tự các góc uốn * Uốn cốt thép chịu lực bằng vam: a) b) 14
  16. Hình 1.17: Trình tự các góc uốn a.Uốn góc 90o ; b. Uốn góc 180o - Trình tự và phương pháp uốn + Chuẩn bị: Dùng vam cần và bàn thao tác như đã trình bày ở phần nắn thép tròn. + Uốn, kiểm tra, cố định dấu Hình 1.17: Trình tự uốn cốt xiên 15
  17. Hình 1.18: Một số hình ảnh uốn cốt thép bằng vam 2.1.6. Một số sai hỏng thường gặp: - Xác định sai kích thước đoạn ống cần cắt (L cắt). + Nguyên nhân: Xác định không đúng L thiết kế; hay xác định kích thước từ mép đến tim phụ kiện sai. - Tính toán sai kết quả. + Nguyên nhân: thay số vào công thức và tính toán nhầm. - Uốn sai kích thước (sai số quá lớn). + Nguyên nhân: vạch nhầm kích thước hay khi uốn giữ thanh thép không chắc chắn. - Các góc uốn không vuông góc. + Nguyên nhân: khi uốn không quan sát và điều chỉnh góc uốn. - Cốt thép đai bị vênh. + Nguyên nhân: khi uốn tay giữ thanh thép và tay kéo cần vam không đồng phẳng. 2.1.7. An Toàn lao động và vệ sinh môi trường: - Bàn uốn cốt thép phải chắc chắn, nên cố định vào nền nhất là bàn để uốn cốt thép có đường kính lớn. - Khi thao tác phải đứng vững, miệng vam kẹp chặt cốt thép, tay vam phải giữ ngang bằng. - Khi uốn dùng lực từ từ, không nên mạnh quá đề phòng trượt vam bị ngã vì mất đà. 16
  18. - Không được uốn cốt thép to trên cao hoặc trên giàn giáo. - Không được đùa nghịch, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích khi làm việc BÀI 2: LẮP ĐẶT CỐT THÉP MÓNG ĐƠN Thời gian: 8 giờ (lý thuyết: 0 giờ; thực hành: 8 giờ; kiểm tra: 0 giờ) 1. Mục tiêu của bài học: Học xong người học sẽ có khả năng: 1.1. Về kiến thức - Mô tả được cấu tạo cốt thép móng đơn. - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cốt thép móng đơn. - Trình bày được trình tự và phương pháp lắp đặt cốt thép móng đơn. - Phân tích được một số sai hỏng thường gặp khi lắp đặt cốt thép móng đơn. - Nêu được biện pháp an toàn lao động khi lắp đặt cốt thép móng đơn. 1.2. Về kỹ năng - Quan sát, ghi nhớ và hiểu rõ quy trình thực hiện lắp đặt cốt thép móng đơn. - Lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, phương tiện phù hợp để thi công lắp đặt; kiểm tra; đánh giá sản phẩm. - Hiểu được cách vạch dấu tim, trục móng; Lắp đặt được cốt thép móng đơn đúng vị trí, ổn định; bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật. - Nhận biết được một số sai hỏng và cách khắc phục. - Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 1.3.Về thái độ 17
  19. - Làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. - Nâng cao tinh thần tự lực, lòng yêu nghề. - Hợp tác theo nhóm, tổ để thực hiện công việc. 2. Nội dung: 2.1. Cấu tạo móng đơn. Hình 2.1. Cấu tạo móng đơn a- Hình tháp; b- Hình giật cấp Thông thường móng đơn có cấu tạo[1]: - Đáy móng có dạng hình chữ nhật hoặc vuông đặt dưới mỗi cột, trụ, bệ máy. - Mặt cắt ngang của móng thường có dạng hình tháp hoặc hình giật cấp (móng toàn khối với cột ), hình cốc ( móng lắp ghép ). 2.2. Cấu tạo cốt thép móng đơn. - Cốt thép đáy móng có dạng lưới đặt dưới đáy móng (1); (2) . - Cổ móng có khung cốt thép chờ của cột gồm các cốt thép đứng - cốt dọc (4) và các cốt đai (3). 18
  20. Hình 2.2. Bố trí cốt thép móng đơn 1;2 – Cốt thép đế móng 3 – Cốt thép đai cổ móng 4 – Cốt thép dọc cổ móng 2.3.Yêu cầu kỹ thuật. Hình 2.3. Cốt thép móng đơn 2.3.1. Yêu cầu kiểm tra cốt thép khi đưa vào lắp dựng[3]. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4453-1995) cốt thép khi đưa vào lắp dựng đảm bảo các yêu cầu sau: - Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế; - Công tác gia công cốt thép; phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép trước khi gia công. Trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép đã gia công không vượt quá các trị số cho phép ghi ở bảng 4 (TCVN 4453-1995) ; - Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2