intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Trình tự và phương pháp triển khai bản vẽ kết cấu; các bản vẽ chi tiết kết cấu: móng, giằng – dầm móng, tường móng, chờ cột, cột, dầm, sàn, lanh tô – ô văng; trình tự và phương pháp thể hiện bản vẽ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (KẾT CẤU – ĐIỆN NƯỚC) NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 597 /QĐ-CĐXD1 ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình THỰC TẬP LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (phần kết cấu - điện nước) được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho hệ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. THỰC TẬP LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG là môn học chuyên môn cho vị trí việc làm 02: Cán bộ tham gia thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, lập bản vẽ hoàn công, tính toán khối lượng hoàn thành. Giáo trình THỰC TẬP LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG ( phần kết cấu – điện nước) do bộ môn Thực hành công nghệ gồm: Cô Nguyễn Thanh Hà làm chủ biên và các thầy cô Phạm Thùy Linh, Nguyễn Văn Thắng cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Thực tập lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 7 nhiệm vụ : Nhiệm vụ 1: Nhận nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập và nghiên cứu tài liệu. Nhiệm vụ 2: Thể hiện bản vẽ kết cấu phần ngầm. Nhiệm vụ 3: Thể hiện bản vẽ kết cấu phần thân. Nhiệm vụ 4: Tổng hợp, in ấn hồ sơ theo quy định để nộp cho giáo viên hướng dẫn. Nhiệm vụ 5: Thể hiện bản vẽ phần điện. Nhiệm vụ 6: Thể hiện bản vẽ phần nước. Nhiệm vụ 7: Kiểm bản vẽ, chỉnh sửa, in và tập hợp bản vẽ điện, nước. Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Công nghệ kết cấu của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn!
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ......................................................................................................... 2 Nhiệm vụ 1: Nhận nhiệm vụ phần kết cấu ................................................................................. 3 1 Nhận phiếu, nhận đề. ........................................................................................................... 3 2. Lập danh mục bản vẽ theo nhiệm vụ được giao. ................................................................ 3 Nhiệm vụ 2: Thể hiện bản vẽ kết cấu phần ngầm. ..................................................................... 4 1. Bản vẽ kết cấu móng .......................................................................................................... 4 2. Bản vẽ tường móng ............................................................................................................ 4 Nhiệm vụ 3: Thể hiện bản vẽ kết cấu phần thân ………………………………………………4 1. Mặt bằng kết cấu................................................................................................................. 4 2. Mặt bằng bố trí thép sàn, mặt cắt sàn ................................................................................. 4 3. Chi tiết dầm ........................................................................................................................ 5 4. Mặt bằng định vị cột, chi tiết cột ........................................................................................ 5 5. Mặt bằng lanh tô ô văng, chi tiết lanh tô ô văng ................................................................ 5 Nhiệm vụ 4: Tổng hợp, in ấn hồ sơ theo quy định để nộp cho giáo viên hướng dẫn. ............... 6 Nhiệm vụ 5: Thể hiện bản vẽ phần điện ................................................................................ .6 5.1. Nhận đề............................................................................................................................6 5.2 Lập danh mục bản vẽ. ....................................................................................................... 6 5.3 Thể hiện bản vẽ mặt bằng cấp điện ................................................................................. 6 5.4 Thể hiện bản vẽ nguyên lý cấp điện ................................................................................. 7 5.5 Thể hiện bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê thiết bị .............................. 7 Nhiệm vụ 6: Thể hiện bản vẽ phần nước .................................................................................... 8 6.1. Nhận đề. Lập danh mục bản vẽ ....................................................................................... 8 6.2. Thể hiện bản vẽ mặt bằng cấp, thoát nước ……………………………….…………... 9 6.3 Thể hiện bản vẽ sơ đồ không gian cấp, thoát nước ....... Error! Bookmark not defined.0 6.4 Thể hiện bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị. ........................ Error! Bookmark not defined.0 Nhiệm vụ 7: Kiểm bản vẽ, chỉnh sửa, in và tập hợp bản vẽ điện, nước .... Error! Bookmark not defined.1
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THỰC TẬP LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG Mã môn học: MH33.2 Thời gian thực hiện môn học: Phần Kết cấu – Điện, nước: 165 giờ (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 161 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) (Trong đó: Tổng số giờ giảng dạy và học tập trực tiếp: 115 giờ, trực tuyến: 50 giờ). I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: + Môn học được bố trí kỳ V; + Môn học tiên quyết: Đọc bản vẽ xây dựng - Tính chất: là môn học chuyên môn cho nhóm vị trí việc làm 2. II. Mục tiêu môn học: 1. Về kiến thức: - Trình tự và phương pháp triển khai bản vẽ kết cấu: mặt bằng kết cấu móng, mặt bằng xây tường móng - giằng tường móng, mặt bằng định vị cột, mặt bằng kết cấu sàn, mặt bằng kết cấu lanh tô - ô văng. Các bản vẽ chi tiết kết cấu: móng, giằng – dầm móng, tường móng, chờ cột, cột, dầm, sàn, lanh tô – ô văng. - Trình tự và phương pháp thể hiện bản vẽ: mặt bằng cấp điện, mặt bằng chiếu sáng tầng 1, 2, 3, nguyên lý cấp điện, chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê thiết bị. - Trình tự và phương pháp thể hiện bản vẽ: mặt bằng cấp, thoát nước tầng 1, 2, 3, mái, chi tiết cấp, thoát nước khu vệ sinh, sơ đồ không gian cấp, thoát nước khu vệ sinh, sơ đồ không gian cấp, thoát nước công trình, chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê vật tư. 2. Về kỹ năng: - Triển khai được bản vẽ kết cấu, bố trí cốt thép và lập bảng thống kê cốt thép cho các kết cấu: móng, tường móng - giằng tường móng, cột, dầm, sàn, lanh tô – ô văng. - Thể hiện được bản vẽ phần điện: mặt bằng cấp điện, mặt bằng chiếu sáng tầng 1, 2, 3, nguyên lý cấp điện, chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê thiết bị. - Thể hiện được bản vẽ mặt bằng cấp, thoát nước tầng 1, 2, 3, mái, chi tiết cấp, thoát nước khu vệ sinh, sơ đồ không gian cấp, thoát nước khu vệ sinh, sơ đồ không gian cấp, thoát nước công trình, chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê vật tư. - In và kiểm được bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện và nước 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm khi thực hiện công tác triển khai hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng; - Chịu trách nhiệm với sản phẩm của bản thân và nhóm làm ra; - Có tác phong nghề nghiệp: nghiêm túc, cẩn thận, khoa học...; - Cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc. III. Nội dung môn học Nhiệm vụ 1: Nhận nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập và nghiên cứu tài liệu. Mục tiêu: - Trình bày được các nhiệm vụ đã được giao - Tạo được khung bản vẽ, khung tên và danh mục bản vẽ theo nhiệm vụ đã nhận. Nội dung:
  6. 1.1 Giao nhiệm vụ Trình tự: Giao đề : - Tập bản vẽ: hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phần Kiến trúc và tài liệu tham khảo. - Phiếu giao nhiệm vụ: Thực tập lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (kết cấu) - Giao khối lượng công việc cần thực hiện 1.2. Lập danh mục bản vẽ theo nhiệm vụ được giao. Trình tự: - Lập bảng Danh mục bản vẽ bao gồm các cột: số thứ tự, tên bản vẽ, ký hiệu bản vẽ. - Căn cứ vào phiếu giao nhiệm vụ ghi tên các bản vẽ sẽ thực hiện vào cột Tên bản vẽ ở bảng Danh mục bản vẽ. - Đánh số thứ tự các bản vẽ với phần kết cấu ký hiệu là KC và bắt đầu từ 01 đến hết: KC – 01, KC – 02,... 1.3 Thiết lập bản vẽ. Trình tự: - Tạo bản vẽ mới từ file acadiso.dwt - Thiết lập các lớp (layer) - Thiết lập kiểu chữ (text) - Thiết lập kiểu đường gióng, đường kích thước (dim) - Tạo khung bản vẽ và khung tên. Nhiệm vụ 2: Thể hiện bản vẽ kết cấu phần ngầm. Mục tiêu: - Trình bày được các bước thiết lập bản vẽ mặt bằng kết cấu móng, giằng tường móng; - Thể hiện được các chi tiết móng, giằng – dầm móng và thống kê cốt thép. - Thể hiện được các chi tiết tường móng, giằng tường móng và thống kê cốt thép. Nội dung: 2.1 Bản vẽ kết cấu móng Trình tự: - Dựa trên bản vẽ mặt bằng kiến trúc tầng 1 vẽ các trục định vị, kích thước lưới cột tầng 1 (mặt bằng định vị cột tầng ) - Vẽ mặt bằng móng - giằng móng. - Đặt tên cho các giằng móng là GM1, GM2, ....và tên cho các móng là M1, M2, .... trên mặt bằng. Các giằng móng, móng có chiều dài, kích thước khác nhau thì đặt tên khác nhau. - Vẽ chi tiết móng – giằng móng: thể hiện đáy móng, giằng móng, chiều sâu chôn móng, cổ cột, cốt thép chờ cột, cốt thép móng, cốt thép dầm móng, bê tông lót, các cốt cao độ móng, giằng móng… đúng cấu tạo và kích thước đề bài cho. - Thể hiện các ghi chú lên bản vẽ. - Thống kê cốt thép móng: Bảng thống kê cốt thép gồm: Số hiệu thép, hình dạng kích thước, đường kính thép, số lượng, tổng chiều dài và tổng trọng lượng thanh thép. - In bản vẽ ra file pdf và ra giấy A3 theo đúng quy định. 2.2 Bản vẽ giằng tường móng. Trình tự: - Dựa trên bản vẽ mặt bằng kiến trúc tầng 1 vẽ mặt bằng tường móng- giăng tường móng (các vị trí có xây tường tầng cần có giằng tường)
  7. - Vẽ chi tiết giằng tường: thể hiện kích thước bề rộng tường móng, chiều dầy giằng móng, các cốt cao độ, cốt thép giằng tường theo đúng yêu cầu cấu tạo và đề bài được giao. - Thống kê cốt thép giằng tường móng: Số hiệu thép, hình dạng kích thước, đường kính thép, số lượng, tổng chiều dài và tổng trọng lượng thanh thép. - In bản vẽ ra file pdf và ra giấy A3 theo đúng quy định. Nhiệm vụ 3: Thể hiện bản vẽ kết cấu phần thân. Mục tiêu: - Trình bày được các bước thiết lập bản vẽ mặt bằng định vị cột, mặt bằng kết cấu sàn, lanh tô – ô văng; - Triển khai được các chi tiết kết cấu: cột, dầm, sàn, lanh tô - ô văng; - Thống kê được cốt thép cho cột, dầm, sàn, lanh tô – ô văng. Nội dung: - Mặt bằng kết cấu. - Mặt bằng bố trí cốt thép sàn. - Các mặt cắt ngang sàn. - Bố trí cốt thép dầm; mặt cắt ngang dầm. - Mặt bằng định vị cột, chi tiết cột. - Mặt bằng lanh tô – ô văng, chi tiết lanh tô ô văng. - Bảng thống kê cốt thép cho các cấu kiện: Sàn, dầm, cột. - In bản vẽ ra file pdf và ra giấy A3 theo đúng tiêu chuẩn. 3.1 Bản vẽ mặt bằng kết cấu. - Vẽ mặt bằng định vị cột tầng điển hình từ mặt bằng kiến trúc tầng tương ứng theo đề bài được giao. - Xác định các vị trí có dầm, vẽ và đặt tên cho dầm: ghi rõ kích thước tiết diện dầm bxh. Các dầm có chiều dài, kích thước khác nhau thì kí hiệu tên dầm khác nhau. - Đặt tên cho các ô bản: S1, S2…Lưu ý các khu vực có cầu thang, ô thoáng, hộp kỹ thuật, hạ cốt sàn… - Thể hiện các kích thước trên bản vẽ, chiều dầy bản sàn, cao độ sàn. - Thể hiện các ghi chú trên bản vẽ. 3.2. Bản vẽ mặt bằng bố trí thép sàn và mặt cắt a. Mặt bằng bố trí thép sàn - Từ mặt bằng kết cấu vẽ mặt bằng bố trí thép. - Vẽ thép trong từng ô sàn theo thứ tự: thép nhịp rồi đến thép gối. - Vẽ thép nhịp ngắn, nhịp dài theo số liệu đề đã nhận. - Vẽ thép gối ngắn, gối dài theo số liệu đề đã nhận. - Đặt tên số hiệu cho các thanh thép nhịp và thép gối. - Ghi đường kính, khoảng cách các thanh thép nhịp, thép gối trong từng ô sàn theo đề bài đã nhận. - Thể hiện các kích thước trên bản vẽ. - Thể hiện các ghi chú trên bản vẽ. - Các thép có chiều dài, có đường kính, có hình dạng khác nhau thì đặt tên khác nhau. b. Thể hiện mặt cắt sàn - Xác định vị trí mặt cắt sàn trên mặt bằng bố trí thép sàn.
  8. - Vẽ mặt cắt sàn bao gồm: vị trí các trục cắt qua; các đường kích thước trục; hình dạng dầm, chiều dày sàn; cốt cao độ của tầng. - Thể hiện thép nhịp, thép gối, thép cấu tạo trên mặt bằng lên mặt cắt. - Thể hiện các kích thước trên bản vẽ - Thể hiện các ghi chú trên bản vẽ - Thống kê cốt thép sàn theo yêu cầu được giao: Số hiệu thép, hình dạng kích thước, đường kính thép, số lượng, tổng chiều dài và tổng trọng lượng thanh thép. - In bản vẽ ra file pdf và ra giấy A3 theo đúng quy định. 3.3. Bản vẽ chi tiết dầm - Vẽ dầm: Vẽ hình dạng, chiều dài, chiều cao dầm, cột. - Vẽ thép nhịp, thép gối, thép đai dầm. - Đặt tên số hiệu cho các thanh thép nhịp và thép gối dầm. - Ghi đường kính, khoảng cách các thanh thép nhịp, thép gối theo đề bài đã nhận. - Vẽ mặt cắt dầm bao gồm: kích thước hình học dầm: bề rộng, chiều cao, chiều dày sàn. - Thể hiện thép chịu lực là các chấm tròn; thép đai là các thanh thẳng chạy xung quanh chu vi mặt cắt dầm (đai bao quanh các chấm tròn). - Chỉ rõ tên thép, số hiệu thép trên mặt cắt ngang. - Ghi tên mặt cắt vừa thể hiện. - Thống kê cốt thép dầm: Số hiệu thép, hình dạng kích thước, đường kính thép, số lượng, tổng chiều dài và tổng trọng lượng thanh thép. 3.4. Bản vẽ mặt bằng định vị cột, chi tiết cột - Vẽ cột: Vẽ hình dạng, kích thước, chiều cao cột ở các tầng của công trình. - Vẽ thép cột, thép đai cột. - Thể hiện thép neo nối theo đúng quy định. - Đặt tên số hiệu cho các thanh thép cột. - Ghi đường kính, khoảng cách các thanh thép cột theo đề bài đã nhận. - Vẽ mặt cắt cột bao gồm: kích thước hình học cột: bề rộng, chiều cao. - Thể hiện thép chịu lực là các chấm tròn; thép đai là các thanh thẳng chạy xung quanh chu vi mặt cắt cột (đai bao quanh các chấm tròn). - Chỉ rõ tên thép, số hiệu thép trên mặt cắt ngang. - Ghi tên mặt cắt vừa thể hiện. - Thống kê cốt thép cột: Số hiệu thép, hình dạng kích thước, đường kính thép, số lượng, tổng chiều dài và tổng trọng lượng thanh thép. 3.5. Mặt bằng lanh tô - ô văng. Chi tiết lanh tô, ô văng - Từ mặt bằng kiến trúc tầng điển hình xác định các vị trí có lanh tô – ô văng - Vẽ mặt bằng lanh tô – ô văng tại các vị trí có cửa. - Đặt tên cho các lanh tô – ô văng vừa thể hiện. - Vẽ mặt cắt lanh tô - ô văng bao gồm: kích thước hình học, bề rộng, chiều cao, chiều dày lanh tô - ô văng. - Thể hiện thép chịu lực là các chấm tròn; thép đai là các thanh thẳng chạy xung quanh chu vi mặt cắt lanh tô - ô văng (đai bao quanh các chấm tròn). - Chỉ rõ tên thép, số hiệu thép trên mặt cắt ngang. - Ghi tên mặt cắt vừa thể hiện.
  9. - Thống kê cốt thép lanh tô – ô văng: Số hiệu thép, hình dạng kích thước, đường kính thép, số lượng, tổng chiều dài và tổng trọng lượng thanh thép. Nhiệm vụ 4: Tổng hợp, in ấn hồ sơ theo quy định để nộp cho giáo viên hướng dẫn. Mục tiêu: - Nộp file pdf và bản in A3 phần kết cấu: Nội dung: - Bản vẽ móng, tường móng, mặt bằng kết cấu, mặt bằng định vị cột, mặt bằng bố trí thép sàn, bản vẽ chi tiết dầm, chi tiết cột, bản vẽ lanh tô – ô văng đã thể hiện. - Bảng thống kê thép các cấu kiện: móng, cột, dầm, sàn, lanh tô – ô văng đã thể hiện. Trình tự: - Kiểm tra các đầu mục: trục định vị, lưới cột, kích thước của mặt bằng móng, chi tiết móng, chi tiết giằng móng. - Kiểm tra mặt bằng kết cấu: vị trí, kích thước dầm, sàn; tên dầm, sàn, cột. - Kiểm tra mặt bằng bố trí thép sàn, mặt cắt sàn: vị trí, kích thước, hình dạng các thanh thép trong từng ô sàn; Đường kính, khoảng cách các thanh thép và số hiệu thép từng loại. - Kiểm tra kích thước hình học dầm, mặt cắt dầm; Đường kính, khoảng cách các thanh thép và số hiệu thép từng loại. - Kiểm tra kích thước hình học cột, mặt cắt cột; Đường kính, khoảng cách các thanh thép và số hiệu thép từng loại. - Kiểm tra mặt bằng bố trí thép thang bộ, chi tiết kết cấu thang bộ: vị trí, kích thước, hình dạng các thanh thép trong từng ô sàn; Đường kính, khoảng cách các thanh thép và số hiệu thép từng loại. - Kiểm tra kích thước hình học lanh tô – ô văng, mặt cắt lanh tô – ô văng; Đường kính, khoảng cách các thanh thép và số hiệu thép từng loại. Yêu cầu: - Tất cả các số liệu trong bản vẽ phải đúng với số liệu được giao trong đề. - Bố cục bản vẽ hợp lý, chặt chẽ. - Các thông số trong khung tên đúng quy định. Nhiệm vụ 5: Thể hiện bản vẽ phần điện Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ đã được giao; - Trình bày được trình tự và phương pháp thể hiện bản vẽ: mặt bằng cấp điện, mặt bằng chiếu sáng tầng 1, 2, 3, nguyên lý cấp điện, chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê thiết bị; Nội dung: 5.1. Nhận đề + Lập danh mục bản vẽ. Công cụ: - Các bản vẽ thiết kế thi công phần Điện. - Phiếu giao nhiệm vụ. Trình tự: * Giao đề Giao khối lượng công việc cần thực hiện: - Danh mục bản vẽ
  10. - Bản vẽ bản vẽ mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3; - Bản vẽ mặt bằng chiếu sáng tầng 1, 2, 3; - Bản vẽ nguyên lý cấp điện; - Bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị điện; - Bảng thống kê thiết bị điện; * Nhận phiếu, nhận đề. Phiếu giao nhiệm vụ Thể hiện bản vẽ thiết kế thi công phần Điện theo mẫu. Yêu cầu: Điền đầy đủ thông tin và được giảng viên hướng dẫn ký xác nhận. Đề bài: Tập bản vẽ: hồ sơ thiết kế bản vẽ thiết kế thi công phần Điện. * Lập bảng Danh mục bản vẽ bao gồm: + Tên các cột: STT, Tên bản vẽ, Ký hiệu bản vẽ; + Nội dung theo các hàng: STT: từ 01 đến ...; Tên bản vẽ: danh mục bản vẽ, mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3; mặt bằng chiếu sáng tầng 1, 2, 3; ... Ký hiệu bản vẽ từ Đ.01 đến Đ.. Yêu cầu: - Lập đúng, đủ tên các bản vẽ và ký hiệu bản vẽ như trong đề đã nhận. 5.2. Thể hiện bản vẽ mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3 và mặt bằng chiếu sáng tầng 1, 2,3. Công cụ: - Mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3. - Mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 1, 2, 3. Trình tự: * Mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3: - Copy bản vẽ Mặt bằng tầng 1 (phần Kiến trúc) - Xóa bỏ các phần như: ký hiệu mặt cắt, cốt cao độ, ghi chú, kích thước chi tiết,… - Bố trí vị trí các thiết bị điện như: tủ điện, công tắc, ổ cắm, điều hóa, dây cấp trong công trình. * Mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 1, 2, 3: - Copy bản vẽ Mặt bằng cấp điện tầng 1 đã thể hiện; - Xóa bỏ các phần: ký hiệu thiết bị điện, dây,... - Bố trí vị trí các thiết bị chiếu sáng trong công trình. Yêu cầu: * Mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3: - Bản vẽ Mặt bằng cấp điện tầng 1,2,3 phải khớp với mặt bằng tầng 1,2,3 (phần Kiến trúc); - Bản vẽ Mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3 chi thể hiện các thông tin liên quan đến phần cấp điện; - Các thiết bị điện được bố trí giống với bản vẽ mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3 đã được giao * Mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 1, 2, 3: - Bản vẽ Mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 1 phải khớp với mặt bằng cấp điện tầng 1, 2, 3; - Bản vẽ Mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 1, 2, 3 chi thể hiện các thông tin liên quan
  11. đến phần cấp điện chiếu sáng; - Các thiết bị chiếu sáng được bố trí giống với bản vẽ mặt bằng cấp điện chiếu sáng tầng 1, 2, 3 đã được giao 5.3. Thể hiện bản vẽ nguyên lý cấp điện. Công cụ: - Các bản vẽ thiết kế thi công phần Điện. Trình tự: - Thể hiện sơ đồ nguyên lý cấp điện của tủ điện tổng; - Ghi chú: chủng loại, thông số của Aptomat, dây dẫn điện. Yêu cầu: Bản vẽ Nguyên lý cấp điện của tủ điện tổng thể hiện phải khớp với bản vẽ Nguyên lý cấp điện của tủ điện tổng đã nhận. 5.4. Thể hiện bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê thiết bị. Công cụ: - Các bản vẽ thiết kế thi công phần Điện. Trình tự: - Thể hiện mặt đứng và mặt cắt vị trí lắp đặt tủ điện tổng. - Thể hiện mặt bằng, mặt cắt/mặt đứng vị trí lắp đặt đèn - Thể hiện mặt bằng, mặt cắt/mặt đứng vị trí lắp đặt quạt - Tạo bảng và điền các thông số theo cột và theo hàng Yêu cầu: Thể hiện được vị trí, hình dáng, cao độ lắp đặt tủ điện tổng và phải khớp với bản vẽ chi tiết lắp đặt đã nhận Thể hiện được vị trí, cao độ, giải pháp liên kết đèn vào trần và phải khớp với bản vẽ chi tiết lắp đặt đã nhận Thể hiện được vị trí, cao độ, giải pháp liên kết quạt vào trần và phải khớp với bản vẽ chi tiết lắp đặt đã nhận Bảng thống kê thiết bị gồm 5 cột: STT, Ký hiệu, tên thiết bị, Đơn vị, Số lượng; Các hàng được điền đầy đủ các thiết bị đã thể hiện; Phải khớp với bảng thống kê thiết bị điện đã nhận. Nhiệm vụ 6: Thể hiện bản vẽ phần nước Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ đã được giao; - Trình bày được trình tự và phương pháp thể hiện bản vẽ: mặt bằng cấp, thoát nước tầng 1, 2, 3, mái, chi tiết cấp, thoát nước khu vệ sinh, sơ đồ không gian cấp, thoát nước khu vệ sinh, sơ đồ không gian cấp, thoát nước công trình, chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê vật tư; Nội dung: 6.1. Nhận đề + Lập danh mục bản vẽ. Công cụ: - Các bản vẽ thiết kế thi công phần Nước. - Phiếu giao nhiệm vụ. Trình tự: * Giao đề
  12. Giao khối lượng công việc cần thực hiện: - Danh mục bản vẽ - Bản vẽ bản vẽ mặt bằng cấp, thoát nước tầng 1, 2, 3; chi tiết mặt bằng cấp, thoát nước khu vệ sinh - Bản vẽ sơ đồ cấp, thoát nước; - Bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị nước; - Bảng thống kê vật tư nước; * Nhận phiếu, nhận đề. Phiếu giao nhiệm vụ Thể hiện bản vẽ thiết kế thi công phần Nước theo mẫu. Yêu cầu: Điền đầy đủ thông tin và được giảng viên hướng dẫn ký xác nhận. Đề bài: Tập bản vẽ: hồ sơ thiết kế bản vẽ thiết kế thi công phần Nước. * Lập bảng Danh mục bản vẽ bao gồm: + Tên các cột: STT, Tên bản vẽ, Ký hiệu bản vẽ; + Nội dung theo các hàng: - STT: từ 01 đến ...; - Tên bản vẽ: danh mục bản vẽ, mặt bằng cấp thoát nước tầng 1, 2, 3, mái; chi tiết cấp thoát nước khu vệ sinh,... - Ký hiệu bản vẽ từ N.01 đến N.. Yêu cầu: - Lập đúng, đủ tên các bản vẽ và ký hiệu bản vẽ như trong đề đã nhận. 6.2. Thể hiện bản vẽ mặt bằng cấp, thoát nước tầng 1, 2, 3, mái; mặt bằng chi tiết cấp nước khu vệ sinh. Công cụ: - Mặt bằng cấp thoát nước tầng 1, 2, 3. - Bản vẽ mặt bằng chi tiết khu vệ sinh (phần Kiến trúc) - Thư viện ký hiệu, quy ước thiết bị nước - Bản vẽ Mặt bằng chi tiết cấp thoát nước khu vệ sinh tầng 1 - Bản vẽ mặt bằng chi tiết khu vệ sinh tầng 2 - Bản vẽ Mặt bằng chi tiết cấp thoát nước khu vệ sinh tầng 1 - Bản vẽ mặt bằng chi tiết khu vệ sinh tầng 3 Trình tự: - Copy bản vẽ Mặt bằng tầng 1, 2, 3 (phần Kiến trúc) - Xóa bỏ các phần như: ký hiệu mặt cắt, cốt cao độ, ghi chú, kích thước chi tiết,… - Bố trí vị trí các đường ống cấp thoát nước trong hộp kỹ thuật khu vệ sinh và các ống thoát nước mái trong hộp kỹ thuật của công trình. - Copy bản vẽ Mặt bằng chi tiết khu vệ sinh tầng 1 (phần Kiến trúc); - Bố trí vị trí các đường ống trong các hộp kỹ thuật của công trình. Yêu cầu: - Bản vẽ Mặt bằng cấp Nước tầng 1, 2, 3 chi thể hiện các thông tin liên quan đến phần cấp Nước; - Các đường ống cấp thoát nước được bố trí giống với bản vẽ mặt bằng cấp thoát nước tầng 1, 2, 3 đã được giao - Các đường ống, thiết bị được bố trí giống với bản vẽ mặt bằng chi tiết cấp thoát nước khu vệ sinh tầng 1 đã nhận 6.3. Thể hiện bản vẽ sơ đồ không gian cấp, thoát nước khu vệ sinh; sơ đồ không gian
  13. cấp, thoát nước công trình. Công cụ: - Bản vẽ mẫu: Sơ đồ không gian cấp nước khu vệ sinh - N07. - Bản vẽ mẫu: Sơ đồ không gian thoát nước khu vệ sinh - N08 - Bản vẽ mẫu: Sơ đồ không gian cấp nước công trình - N10 - Bản vẽ mẫu: Sơ đồ không gian thoát nước thải công trình - N10 Trình tự: - Vị trí ống cấp; - Vị trí các thiết bị như: xí, tiểu, rửa, van, vòi,…; - Ghi chú: đường kính, chiều dài ống, cao độ lắp đặt ống.. - Vị trí ống thoát nước; - Vị trí các thiết bị: xí, tiểu, rửa, ga thu nước sàn,…; - Ghi chú: đường kính, chiều dài, độ dốc ống. - Đường ống cấp nước lên két; - Đường ống cấp nước từ két xuống các khu vệ sinh; - Vị trí két nước mái. - Đường ống thoát nước xí; - Đường ống thoát nước rửa; - Đường ống thông hơi; - Đường ống thoát nước mưa; - Ghi chú: kích thước ống, độ dốc,… Yêu cầu: Các thông tin phải khớp với bản vẽ đã được nhận. 6.4. Thể hiện bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị và lập bảng thống kê vật tư. Công cụ: - Bản vẽ mẫu: Chi tiết lắp đặt thiết bị - N12. - Bản vẽ mẫu: Bảng thống kê vật tư - N13 Trình tự: - Thể hiện bản vẽ chi tiết lắp đặt tiểu nam, chậu rửa, bệ xí; - Thể hiện chi tiết ống xuyên sàn, phễu thu nước sàn; - Thể hiện bản vẽ neo ống lên trần, tường. Yêu cầu: - Thể hiện các cột: STT, ký hiệu, tên vật liệu, đơn vị, số lượng trên từng tầng và tổng số trong công trình Yêu cầu: - Thể hiện được cao độ lắp đặt thiết bị, kích thước ống, đường đi của ống, các yêu cầu cụ thể đối với mỗi loại thiết bị; - Thể hiện được giải pháp chống thấm, giải pháp cấu tạo, yêu cầu lắp đặt ống,… - Thể hiện được giải pháp neo, cấu kiện treo, giữ ống,... - Bảng thống kê liệt kê được đầy đủ nội dung các cột và thông tin theo các hàng. Nhiệm vụ 7: Kiểm bản vẽ, chỉnh sửa, in và tập hợp bản vẽ điện, nước Nội dung: 7.1. Kiểm bản vẽ và chỉnh sửa (nếu có). Công cụ: - Các bản vẽ phần Điện đã thể hiện.
  14. - Các bản vẽ phần Nước đã thể hiện Trình tự: - In ra file PDF - In ra giấy A3 - Kiểm theo nội dung từng bản vẽ Yêu cầu: - Bản vẽ in đúng khổ giấy A3, đúng chiều và đúng tỉ lệ; - Hình vẽ, kích thước và chữ rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn thể hiện bản vẽ 7.1. In và tập hợp bản vẽ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0