intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập đọc hồ sơ bản vẽ hoàn công toà nhà (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập đọc hồ sơ bản vẽ hoàn công toà nhà (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tổng quan về chương trình AutoCAD và thiết lập bản vẽ cơ bản; các lệnh vẽ và hiệu chỉnh hình vẽ; khái niệm về lớp, cách tạo, quản lý lớp và gán thuộc tính;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập đọc hồ sơ bản vẽ hoàn công toà nhà (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP ĐỌC HỒ SƠ BẢN VẼ HOÀN CÔNG TOÀ NHÀ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGÀNH: QUẢN LÝ TÒA NHÀ Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ - CĐXD1 ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, Năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Môn học Thực tập đọc hồ sơ bản vẽ hoàn công tòa nhà giúp cho HS có những kỹ năng: - Trình bày được trình tự và phương pháp đọc bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng định vị công trình, mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt - Đọc và khai thác được các thông tin: vị trí, kích thước, hướng, ... của khu đất xây dựng, công trình và cao trình, cao độ các tầng, giải pháp kiến trúc mái, vị trí, kích thước, số lượng, vật liệu của: tường, lan can, nền, sàn, mái,... trong bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng định vị công trình - Trình bày được trình tự và phương pháp đọc bản vẽ chi tiết: mái; các lớp cấu tạo: nền, sàn, mái; cửa; cầu thang; vệ sinh - Đọc và khai thác được các thông tin: vị trí, kích thước, số lượng, vật liệu của cửa, cầu thang, vệ sinh trong bản vẽ chi tiết: mái; các lớp cấu tạo: nền, sàn, mái; cửa; cầu thang; vệ sinh Cấu trúc giáo trình bao gồm 13 bài sau: Bài 1: Các khái niệm cơ bản Bài 2: Hướng dẫn đọc các ký hiệu, quy ước Bài 3: Đọc bản vẽ kiến trúc phần mặt bằng Bài 4: Đọc bản vẽ kiến trúc phần mặt đứng Bài 5: Đọc bản vẽ kiến trúc phần mặt cắt Bài 6: Đọc bản vẽ kiến trúc các chi tiết cấu tạo Bài 7: Đọc bản vẽ kết cấu móng Bài 8: Đọc bản vẽ kết cấu cột Bài 9: Đọc bản vẽ kết cấu dầm Bài 10: Đọc bản vẽ kết cấu sàn Bài 11: Đọc bản vẽ điện Bài 12: Đọc bản vẽ nước Bài 13: Đọc bản vẽ chống sét Trong quá trình biên soạn giáo trình, nếu có phần nào chưa hoàn thiện xin quý thầy cô và người đọc góp ý để nhóm tác giả hoàn thiện giáo trình tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thanh Vĩnh 2. Tô Thị Lan Phương 3
  4. MỤC LỤC Bài 1: Các khái niệm cơ bản 7 Các khái niệm cơ bản về bản vẽ xây dựng & giới thiệu về bản vẽ xây dựng Hệ thống được các bản vẽ kỹ thuật xây dựng Bài 2: Hướng dẫn đọc các ký hiệu, quy ước 12 Các ký hiệu, quy ước trong bản vẽ kiến trúc, kết cấu Các ký hiệu, quy ước trong bản vẽ điện, nước, chống sét Bài 3: Đọc bản vẽ kiến trúc phần mặt bằng 19 Phương pháp trình bày bản vẽ mặt bằng Nội dung và trình tự đọc bản vẽ mặt bằng Bài 4: Đọc bản vẽ kiến trúc phần mặt đứng 21 Phương pháp trình bày bản vẽ mặt đứng Nội dung và trình tự đọc bản vẽ mặt đứng Bài 5: Đọc bản vẽ kiến trúc phần mặt cắt 22 Phương pháp trình bày bản vẽ mặt cắt Nội dung và trình tự đọc bản vẽ mặt cắt Bài 6: Đọc bản vẽ kiến trúc các chi tiết cấu tạo 23 Đọc bản vẽ chi tiết móng, nền, hè, rãnh, tam cấp Đọc bản vẽ chi tiết khu vệ sinh và các chi tiết kiến trúc khác Kiểm tra định kỳ (hệ số 2) Bài 7: Đọc bản vẽ kết cấu móng 24 Phương pháp trình bày bản vẽ kết cấu móng Nội dung và trình tự đọc bản vẽ kết cấu móng Bài 8: Đọc bản vẽ kết cấu cột 31 Phương pháp trình bày bản vẽ kết cấu cột Nội dung và trình tự đọc bản vẽ kết cấu cột 4
  5. Bài 9: Đọc bản vẽ kết cấu dầm 32 Phương pháp trình bày bản vẽ kết cấu dầm Nội dung và trình tự đọc bản vẽ kết cấu dầm Bài 10: Đọc bản vẽ kết cấu sàn 33 Phương pháp trình bày bản vẽ kết cấu sàn Nội dung và trình tự đọc bản vẽ kết cấu sàn Bài 11: Đọc bản vẽ điện 34 Phương pháp trình bày bản vẽ điện Nội dung và trình tự đọc bản vẽ điện Bài 12: Đọc bản vẽ nước 40 Phương pháp trình bày bản vẽ nước Nội dung và trình tự đọc bản vẽ nước Bài 13: Đọc bản vẽ chống sét 43 Phương pháp trình bày bản vẽ chống sét Nội dung và trình tự đọc bản vẽ chống sét Kiểm tra định kỳ (hệ số 2) 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: THỰC TẬP ĐỌC HỒ SƠ BẢN VẼ HOÀN CÔNG TÒA NHÀ Mã môn học/mô đun: MĐ26 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ: 4 + Môn học tiên quyết: không - Tính chất: là môn học chuyên môn - Ý nghĩa và vai trò của môn học: trang bị cho SV kiến thức và kỹ năng vẽ chuyên môn bằng phần mềm vẽ chuyên nghiệp AutoCad. Từ đó có thể ứng dụng để thể hiện các bài tập lớn và đố án các môn chuyên ngành khác. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức + Trình bày được tổng quan về chương trình AutoCAD và thiết lập bản vẽ cơ bản; + Trình bày được các lệnh vẽ và hiệu chỉnh hình vẽ; + Trình bày được khái niệm về lớp, cách tạo, quản lý lớp và gán thuộc tính; + Trình bày được các bước tô và chỉnh sửa vật liệu; + Trình bày được việc tạo kiểu chữ, ghi chú và chỉnh sửa ghi chú; + Trình bày được các thành phần của đường kích thước và lệnh đo kích thước; + Trình bày được việc tạo và quản lý Block; + Trình bày được việc thiết lập và bố trí bản vẽ theo Layout, in ấn và xuất bản vẽ. - Kỹ năng + Quản lý tập tin, nhập tọa độ, truy bắt điểm và thiết lập bản vẽ cơ bản; + Vẽ và hiệu chỉnh hình vẽ; + Tạo, quản lý đối tượng theo lớp và gán thuộc tính ; + Tô và chỉnh sửa vật liệu; + Tạo kiểu chữ, ghi chú và chỉnh sửa ghi chú; + Đặt định dạng đường kích thước, đo và hiệu chỉnh kích thước; + Tạo và quản lý Block; + Thiết lập và bố trí bản vẽ theo Layout, in ấn và xuất bản vẽ ra file ảnh. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Nghiêm túc, cầu thị, trung thực trong học tập; + Cẩn thận, chính xác trong thực hành; + Có tinh thần tự học hỏi, làm việc nhóm. Nội dung của môn học/mô đun: 6
  7. Bài 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Các khái niệm cơ bản về bản vẽ xây dựng & giới thiệu về bản vẽ xây dựng 1.1. Các khái niệm cơ bản về bản vẽ xây dựng (bản vẽ thiết kế) Bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công) là bản vẽ biểu diễn hình dáng, cấu tạo, phối cảnh của công trình phục vụ cho việc thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho công trình. Bản vẽ thiết kế thể hiện cụ thể kích thước, tính năng, kỹ thuật, chủng loại vật liệu cấu tạo nên bộ phận công trình và công trình; thể hiện hình dạng tổng thể của công trình (phối cảnh) Bản vẽ xây dựng là một tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của các vật thể trong công trình hoặc là hình không gian của công trình. Các bản vẽ nói trên là hình biểu diễn các đối tượng trong thực tế (công trình xây dựng, bản vẽ máy móc,…) lên mặt phẳng bằng các phương pháp biểu diễn khác nhau (như phương pháp chiếu thẳng góc, phương pháp chiếu phối cảnh) 1.2. Giới thiệu về bản vẽ xây dựng 1.2.1. Bản vẽ quy hoạch Bản vẽ quy hoạch là bản vẽ thể hiện quy hoạch của một khu vực địa lý hành chính về xây dựng. Tình trạng và vị trí sử dụng đất, cách bố trí các công trình dân dụng trong một tổng thể... 1.2.2. Bản vẽ kiến trúc 7
  8. Bản vẽ kiến trúc là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cơ cấu của một khu vực, một quần thể hay một công trình cụ thể, căn cứ vào đó người ta có thể xây dựng được công trình Cụ thể bản vẽ kiến trúc là bản vẽ biểu diễn cấu tạo về mặt kiến trúc của công trình. Thể hiện mô hình, đường nét, hình dáng, cách thức bố trí (các kết cấu, bộ phận, hạng mục công trình), đường giao thông... đảm bảo công năng và thẩm mỹ cho công trình. Ví dụ: Công trình dân dụng, bản vẽ kiến trúc thể hiện mô hình, đường nét, hình dáng, cách thức bố trí các phòng, đường giao thông đi lại trong công trình... Bản vẽ kiến trúc của công trình ký hiệu là KT. Ví dụ: KT 01; KT 02... thường xếp theo thứ tự: Mặt bằng tầng 1, Mặt bằng tầng 2,... Mặt đứng, Mặt cắt. Bản vẽ thiết kế kiến trúc sử dụng phương pháp đồ hoạ, dùng đường nét miêu tả là chủ yếu, thường dùng 3 loại hình biểu diễn: + Hình chiếu thẳng góc: đa số sử dụng loại hình chiếu này; + Hình chiếu phối cảnh: mô tả hình dáng chung hoặc một phần, một bộ phận, một góc không gian bên trong hay ngoài công trình; + Hình chiếu trục đo (ít sử dụng) : để mô tả bổ sung các chi tiết. Cách trình bày bản vẽ kiến trúc + Mặt bằng tổng thể + Mặt bằng tầng, mặt bằng mái, mặt bằng hoàn thiện,… + Mặt đứng + Mặt cắt + Bản vẽ chi tiết các bộ phận kiến trúc 1.2.3. Bản vẽ kết cấu Bản vẽ kết cấu là bản vẽ biểu diễn cấu tạo về mặt bằng kết cấu của một công trình; thể hiện cách bố trí của cốt thép... nhằm đảm bảo khả năng chịu tải (chịu lực) của công trình. Bản vẽ kết cấu của công trình được ký hiệu là KC. Ví dụ: KC 01; KC 02… thường được xắp xếp theo thứ tự: - Bản vẽ kết cấu phần ngầm: + Mặt bằng định vị cọc, chi tiết cọc (nếu có) 8
  9. + Mặt bẳng kết cấu móng + Chi tiết móng + Mặt bằng xây tường móng + Chi tiết xây tường móng, giằng tường móng + Thống kê thép + Bản vẽ kết cấu bể nước, bể ngầm - Bản vẽ kết cấu phần thân + Mặt bằng định vị cột- vách, chi tiết cột- vách + Mặt bằng kết cấu tầng + Chi tiết dầm + Mặt bằng, mặt cắt thép sàn + Chi tiết thang + Mặt bằng lanh tô, chi tiết lanh tô + Mặt bằng tường thu hồi, chi tiết giằng tường thu hồi (nếu có), chi tiết vì kèo (nếu có) + Thống kê thép 1.2.4. Bản vẽ hệ thống kỹ thuật Bản vẽ bố trí thiết bị là bản vẽ biểu diễn vị trí đặt các thiết bị trong công trình. Bản vẽ bố trí thiết bị thường dựa trên tên, loại thiết bị lắp đặt vào công trình. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động Đối với công trình dân dụng: bản vẽ bố trí thiết bị thường là các bản vẽ thể hiện vị trí lắp đặt các thiết bị như: Điện, nước, hệ thống PCCC, điều hoà thông gió, hệ thống kỹ thuật công trình (camera an ninh, điều khiển toà nhà)... Ví dụ: + Bản vẽ thiết kế điện có: Đ 01, Đ 02... + Bản vẽ thiết kế cấp nước, thoát nước: N 01, N 02... 2. Hệ thống các bản vẽ kỹ thuật xây dựng (1) Có nhiều loại bản vẽ khác nhau có thể được sử dụng trong quá trình thiết kế và xây dựng các công trình; 9
  10. Đối với các dự án xây dựng , thông thường các thay đổi sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng vì các tình huống xuất hiện thực tế . Kết quả là, thông thường các bản vẽ được xây dựng sẽ được hình thành trong quá trình chuẩn bị, quá trình xây dựng hoặc khi công trình hoàn thành, để phản ánh những gì đã thực sự được xây dựng. Để phù hợp với mỗi giai đoạn của dự án bản vẽ thiết kế được chia làm các loại sau: Bản vẽ thiết kế sơ bộ Bản vẽ thiết kế cơ sở Bản vẽ thiết kế kỹ thuật Bản vẽ thiết kế thi công Bản vẽ hoàn công 2.1. Bản vẽ thiết kế sơ bộ Thiết kế sơ bộ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình 2.2. Bản vẽ thiết kế cơ sở Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo 2.3. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật 10
  11. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật là bản vẽ thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở. Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. Bản vẽ thiết kế kỹ thuật được thể hiện khi công trình có thiết kế 3 bước 2.4. Bản vẽ thiết kế thi công Là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình 2.5. Bản vẽ hoàn công Bản vẽ hoàn công dùng để thể hiện những thay đổi của công trình xây dựng so với thiết kế ban đầu. Nó cũng bao gồm các hạng mục công trình chi tiết không khác gì bản vẽ thiết kế gốc; Là bản vẽ chi tiết bộ phận công trình xây dựng. Bản vẽ này được dùng để tái hiện tình trạng thực tế công trình sau khi hoàn thành. Đồng nghĩa với việc trong đó phải thế hiện được kích thước thực so với kích thước ban đầu được phê duyệt của bản thiết kế. 11
  12. Bài 2. HƯỚNG DẪN ĐỌC KÝ HIỆU, QUY ƯỚC 1. Các ký hiệu, quy ước trong bản vẽ kiến trúc, kết cấu 1.1. Các ký hiệu 1.1.1. Ký hiệu trục trong bản vẽ xây dựng(2) Trục trong bản vẽ xây dựng thể hiện là các đường nối các vị trí tim kết cấu chính (cột, tim tường, dầm …). Có hai loại chính là trục dọc và trục ngang. Thiết lập lưới trục cho công trình chính là thiết lập tọa độ vị trí kết cấu chính cho công trình (tường, cột, trụ, mố, tim đường, tim đập…). Về nguyên tắc đặt tên trục cho công trình xây dựng được thực hiện như sau: - Đối với trục ngang được ký hiệu bằng các chữ cái, kiểu chữ in hoa. - Đối với trục dọc được ký hiệu là các con số. Ngoại trừ hai chữ là I và O vì dễ dẫn tới lẫn chữ với số. Trong trường hợp khi dùng các chữ số mà hết thì có thể ký hiệu tới hai chữ hoặc 2 số ghép lại. Tất cả các chữ cái và con số được ghi trong một vòng tròn đơn. 1.1.2. Ký hiệu cốt (cao độ) bản vẽ xây dựng(2) Cốt xây dựng là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa. Ký hiệu cốt trong bản vẽ là việc ghi cao độ (độ cao, chiều cao) của các bộ phận, chi tiết của công trình Cao độ của công trình, cao độ của các kết cấu, chi tiết cần thể hiện cao độ được ghi theo đơn vị mét (m) với độ chính xác 3 số lẻ sau dấu “,” hoặc dấu “.” và ghi trên mũi tên ký hiệu. Ký hiệu cao độ là mũi tên hình tam giác đều, tô nửa đen nửa trắng, độ cao của tam giác bằng độ cao của chữ số ghi cao độ. - Cao độ ± 0.000 (còn gọi là cốt 0) được quy ước là cốt mặt nền của công trình sau khi hoàn thiện. Ví dụ: - Cao độ của các kết cấu, bộ phận ở vị trí thấp hơn ± 0.000 (nằm dưới mặt nền) được gọi là cao độ âm và ký hiệu dấu (-) Ví dụ: (sâu xuống dưới mặt nền 0,05m) 12
  13. - Cao độ của các kết cấu, bộ phận ở vị trí cao hơn ± 0.000 (nằm trên mặt nền) được gọi là cao độ dương và ký hiệu dấu (+) Ví dụ: (cao lên trên 3,9m) - Quy định là phải ghi dấu (-) trước cao độ âm, đối với cao độ dương thì có thể ghi dấu (+) hoặc không ghi. - Cao độ trên mặt cắt và mặt đứng ghi theo đường dóng từ các kết cấu và bộ phận. Có thể ghi cao độ ngay tại mặt bằng tại vị trí cần thể hiện hoặc trích ra ngoài hình vẽ. 1.1.3. Quy tắc ghi kích thước (3) Ghi kích thước là việc thể hiện các kính thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao (hoặc sâu) của chi tiết trên bản vẽ. Đường kích thước gồm có: - Con số ghi kích thước chỉ kích thước thật của vật thể. - Đơn vị chỉ độ dài là mm, trên bản vẽ không cần ghi đơn vị. Khi ghi kích thước phải sử dụng: - Đường kích thước là đường phải cách mép vật thể ít nhất là 10mm và đầu mép phải kéo dài quá các đường dóng biên từ 1 - 3 mm. Tại điểm giao nhau giữa đường dóng kích thước và đường ghi kích thước phải dùng nét gạch ngắt có chiều dài 2 - 4 mm nghiêng 450 về phía bên phải đường dóng để giới hạn phần ghi kích thước. - Đường ghi kích thước vật thể trong bản vẽ xây dựng có 3 lớp: + Lớp 1 (lớp trong cùng tiếp giáp với vật thể) ghi các kích thước của cửa đi, cửa sổ, các mảng tường, vách; + Lớp 2 (giữa) ghi kích thước từ trục nọ đến trục kia (khoảng cách giữa các trục); + Lớp 3 (ngoài cùng) ghi kích thước tổng từ trục đầu tiên đến trục cuối cùng. Trong bản vẽ xây dựng cũng dùng cách ghi kích thước mà thay cho đường gạch ngắt là mũi tên trong các trường hợp sau: - Kích thước đường kính, bán kính và góc; 13
  14. - Kích thước bán kính góc lượn; - Kích thước từ một điểm nào đó đến một điểm góc quy ước 1.1.4. Ký hiệu vật liệu: 1.1.5. Ký hiệu các bộ phận Các bộ phận trong công trình được ký hiệu thống nhất. Người làm công tác đo bóc khối lượng xem bản vẽ (đọc bản vẽ) và dựa vào các ký hiệu để biết được tại vị trí nào đó của công trình thể hiện cái gì. Một số ký hiệu xem TCVN 4614:2012 14
  15. Tên gọi Ký hiệu Cửa đi 1 cánh mở Cửa đi 2 cánh mở Cửa đi 4 cánh mở Cửa đi 1 cánh lùa Cử đi 2 cánh lùa Cửa sổ 1 cánh Cửa sổ 2 cánh Cửa sổ 4 cánh Cửa sổ lùa 1.2. Các quy ước(3) - Đơn vị đo kích thước dài là milimét (mm), không ghi đơn vị sau con số kích thước. - Đơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau con số kích thước. - Đường dóng: vẽ bằng nét liền mảnh, dùng để giới hạn một đoạn (thẳng hoặc cong) hoặc một góc cần ghi kích thước - Đường kích thước: vẽ bằng nét liền mảnh, hai đầu có mũi tên chạm sát vào đường dóng. Mũi tên vẽ thuôn nhọn có chiều dài (4- 6)b và chiều rộng khoảng 2b với (b) là chiều rộng của nét liền đậm. Thường mũi tên được vẽ có chiều dài khoảng 3mm, rộng khoảng 1mm - Hình chiếu đứng là hình chiếu từ trước - Hình chiếu bằng hình chiếu từ trên xuống dưới - Đường trục là nét liền mảnh (1 ngắn 2 dài) 15
  16. - Đường khuất là nét đứt - Đường nhìn thấy là nét liền đậm 2. Các ký hiệu, quy ước trong bản vẽ điện, nước, chống sét 2.1. Các ký hiệu Ký hiệu bản vẽ nước Tên gọi Ký hiệu Chậu rửa mặt Xí bệt Chậu tiểu nam Thoát sàn Bồn tắm Bình nóng lạnh Van 1 chiều Côn thu 16
  17. Van khóa Van khóa+ đồng hồ Van phao cơ Ký hiệu bản vẽ điện Tên gọi Ký hiệu Công tác đơn, đôi, ba Công tác xoay chiều Ổ cắm đôi Ổ cắm mạng, thoại Tủ điện Đèn huỳnh quang 2 bóng Đèn huỳnh quang 1 bóng Đèn dowlight Đèn tranh Điều hòa treo tường Điều hòa âm trần 17
  18. Ký hiệu bản vẽ chống sét Tên gọi Ký hiệu Kim thu sét Hộp kiểm tra tiếp địa Cọc thép mạ đồng 2.2. Các quy ước 18
  19. BÀI 3. ĐỌC BẢN VẼ KIẾN TRÚC MẶT BẰNG 1. Phương pháp trình bày bản vẽ mặt bằng 1.1. Vị trì mặt phẳng cắt và phương pháp trình bày a. Vị trí mặt phẳng cắt: (4) Sau khi tưởng tượng cắt bỏ đi phần trên của ngôi nhà (phần này thường cao 1m so với cao độ tầng nhà đó), mặt bằng là hình chiếu phần còn lại của 1 tầng của ngôi nhà lên mặt phẳng. Phần mặt bằng dùng để bố trí các vật dụng và phân vùng phòng ốc, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà. Ví dụ như: Mặt bằng tầng 1 là bản vẽ nhìn từ khoảng cách 1m trên cốt sàn tầng 1 xuống bố trí các phòng và vật dụng trong tầng 1 của ngôi nhà; Mặt bằng tầng 2 là bản vẽ nhìn từ khoảng cách 1m trên cốt sàn tầng 2 xuống bố trí các phòng và vật dụng trong tầng 1 của ngôi nhà. b. Phương pháp trình bày: (4) Bản vẽ mặt bằng của công trình phải thể hiện được các phần sau: - Ý tưởng thiết kế; - Hình dáng cơ bản của công trình; - Hệ trục định vị; - Kích thước; - Hệ thống tường (tường trong, tường ngoài); - Hệ thống cột, vách; - Hệ thống cửa; - Sơ đồ tổ chức không gian: phòng chức năng, số phòng, diện tích phòng,… - Mặt bằng phần hoàn thiện: mặt bẳng lát nền, trải thảm, mặt bằng trần, mái,… - Thể hiện số lượng mặt cắt qua công trình 1.2. Tỷ lệ bản vẽ mặt bằng (4) Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên thực tế. Ví dụ trên bản vẽ A3 có ghi tỷ lệ 1/100 thì có nghĩa là 1cm trên bản vẽ kiến trúc tương ứng với 1m ngoài thực tế 19
  20. Tỷ lệ bản vẽ mặt bằng thường được thể hiện ở phía dưới góc phải của bản vẽ, đôi khi được thể hiện ở ngay chi tiết bản vẽ trong trường hợp trên 1 bản vẽ thể hiện nhiều tỷ lệ khác nhau; 2. Nội dung và trình tự đọc bản vẽ mặt bằng - Xác định tổng chiều dài, chiều rộng của công trình (xác định các trục, khoảng cách các trục, khoảng cách 2 trục dầu và cuối, khoảng cách mép ngoài của công trình,…) - Xem các ký hiệu trên bản vẽ hoặc phần ghi chung để xác định các cấu kiện, vật liệu tạo thành ( vị trí cửa, vách kính, vị trí cột, vách, vị trí tường, các phòng chức năng, khu hành lang, cầu thang, sảnh, bậc tam cấp, vị trí hộp kỹ thuật, vị trí thông tầng,…) Khi chi tiết nào không rõ ràng cần xem thêm bản vẽ mặt đứng, mặt cắt, bản vẽ chi tiết. - Kiểm tra các vị trí có ký hiệu hach khác biệt để xem chi tiết - Xem các cao độ trên mặt bằng và kiểm tra lại trên mặt cắt - Xác định kích thước các cấu kiện, các bộ phận (chiều dài, chiều rộng, chiều dày) Chú ý: - Nét liền là thể hiện vật nhìn thấy, nét khuất là vị trí vật bị che khuất - Xem bản vẽ theo hướng giao thông chính để tránh sai sót và bỏ qua chi tiết (tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=2tWoqKOyeGs) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2