intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp tại doanh nghiệp - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp tại doanh nghiệp - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp lắp đặt, sửa chữa thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp tại doanh nghiệp - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP HỆ THỐNG MÁY LẠNH DÂN DỤNG VÀ THƯƠNG NGHIỆP TẠI DOANH NGHIỆP (CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO) NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: …… /QĐ-CĐNCT ngày …tháng …năm 2021 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Cần Thơ. Cần Thơ, năm 2021 (lưu hành nội bộ)
  2. LỜI GIỚI THIỆU Tài liệu Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp tại doanh nghiệp được thực hiện bởi sự tham gia của các giảng viên của Tổ bộ môn Điện lạnh Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các doanh nghiệp, các giáo viên trường bạn đã góp nhiều công sức để nội dung tài liệu được hoàn thành. Tài liệu này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun/môn học của chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí ở cấp trình độ cao đẳng và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo. Thời gian trải nghiệm là 270 giờ. Mỗi tiêu đề, tiểu tiêu đề của từng nội dung được biên soạn theo các bước thực hiện công việc, với những kiến thức và kỹ năng được hình thành và rèn luyện sau khi trải nghiệm thực tế xong, sinh viên sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện sẽ còn những sai sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý, nhận xét của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Trần Minh Khoa
  3. MỤC LỤC Trang BÀI 1: NỘI QUY ĐƠN VỊ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ .............................................. 01 BÀI 2: THỰC HIỆN AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG ..................................... 10 BÀI 3: SỬA CHỮA MÁY NÉN TỦ LẠNH ................................................................ 27 BÀI 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN TỦ LẠNH .................................................... 34 BÀI 5: CÂN CÁP TỦ LẠNH ....................................................................................... 40 BÀI 6: NẠP GAS TỦ LẠNH ....................................................................................... 43 BÀI 7: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH THƯƠNG NGHIỆP ................................... 48 BÀI 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ ......................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78
  4. GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Tên mô đun: THỰC TẬP HỆ THỐNG MÁY LẠNH DÂN DỤNG VÀ THƯƠNG NGHIỆP TẠI DOANH NGHIỆP Mã mô đun: MĐ26 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Trước khi học mô đun này phải hoàn thành tất cả các mô đun 14 trong chương trình đào tạo. - Tính chất: Là mô đun kỹ thuật chuyên môn tự chọn trải nghiệm tại doanh nghiệp. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun Thực tập hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp tại doanh nghiệp có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác đào tạo, nhằm gắn kết giữa lý thuyết - tay nghề đã học được và thực tiễn. Với những kiến thức và kỹ năng được hình thành và rèn luyện sau khi trải nghiệm thực tế xong, học viên sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong các mô đun, môn học tiếp theo của chương trình. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Tổng hợp các kiến thức lý thuyết đã được học, trải nghiệm kỹ năng thực hành vào chuyên môn cụ thể. - Kỹ năng: + Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp lắp đặt, sửa chữa thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, kỹ năng tự trau dồi bổ sung kiến thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể, mở rộng mối quan hệ vói các nghề liên quan. + Rèn luyện tính tỉ mỉ, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Nội dung của mô đun:
  5. BÀI 1: NỘI QUY ĐƠN VỊ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ. Mã bài: MĐ26-01 Giới thiệu: - Thực hành tại doanh nghiệp là giai đoạn trải nghiệm thực tế cho sinh viên để trải nghiệm và có cái nhìn trực quan hơn về nghề nghiệp mình đang theo học. Mục tiêu của chương trình thực hành tại doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào trong môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. - Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên khi chuẩn bị đi thực hành tại doanh nghiệp đều rất bỡ ngỡ về việc chọn nơi thực hành tại doanh nghiệp và những điều cần biết để có thể giao tiếp ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Cũng có những người nghĩ thực hành tại doanh nghiệp cũng chỉ là một học phần, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ và có bảng điểm thực hành tại doanh nghiệp mang về để đủ điều kiện tốt nghiệp, mà không nhận thấy rằng đó cũng là dịp để các bạn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong tay. - Để sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp đạt kết quả tốt, nội dung dài này trình bày các nội quy, quy định của nhà trường khi sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp, đồng thời trang bị cẩm nang “bỏ túi” cần thiết cho sinh viên trước khi đi thực hành tại doanh nghiệp. Mục tiêu: - Trình bày được nội quy của nhà trường đối với sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việcthực hành tại doanh nghiệp. Nội dung chính: 1.1. Nội quy, quy định của cơ sở trải nghiệm. 1.1.1. Nội dung thực tập tại doanh nghiệp Sinh viên được nhận giấy giới thiệu và nội dung thực tập tại doanh nghiệp do nhà trường cung cấp (Có đóng mộc đỏ của nhà trường), sinh viên được bố trí như một nhân viên tập sự làm việc thực sự tại các doanh nghiệp. Trường hợp nhà trường ký hợp đồng với doanh nghiệp để gửi sinh viên đi thực 1
  6. tập tại doanh nghiệp thì bắt buộc sinh viên phải thực hành tại doanh nghiệp theo đúng địa chỉ mà nhà trường đã bố trí. Trường hợp này nhà trường sẽ lo toàn bộ giấy tờ cần thiết, sinh viên không cần giấy giới thiệu và nội dung thực hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có xe đưa sinh viên đến nơi thực tập tại doanh nghiệp đầu mỗi đợt và trả sinh viên về sau mỗi đợt thực hành tại doanh nghiệp. Trong quá trình này sinh viên tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp. 1.1.2. Hình thức tham gia thực tập tại doanh nghiệp. 1.1.2.1. Sinh viên tự liên hệ nơi thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên đăng ký tự thực tập tại doanh nghiệp với giáo viên hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp. Giáo viên hướng dẫn sẽ cung cấp 2 giấy giới thiệu và 1 giấy ghi nội dung thực tập tại doanh nghiệp có đóng mộc đỏ của nhà trường, sinh viên nộp các giấy tờ này đến doanh nghiệp nơi sinh viên tự xin thực tập tại doanh nghiệp. * Lưu ý: Giấy giới thiệu sau khi đã được doanh nghiệp tiếp nhận, đóng mộc sinh viên nộp về Khoa 1 bản. 1.1.2.2. Sinh viên thực tập tại doanh nghiệp theo sự bố trí của nhà trường. Trường hợp sinh viên không tự liên hệ được nơi thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên đăng ký với giáo viên hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp. Giáo viên hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp sẽ phối hợp với khoa và phòng chức năng sẽ liên hệ nơi thực hành tại doanh nghiệp, sau đó cung cấp 2 giấy giới thiệu và nội dung thực hành tại doanh nghiệp có đóng mộc đỏ của nhà trường, sinh viên nộp các giấy tờ này đến doanh nghiệp nơi giáo viên liên hệ cho sinh viên thực hành tại doanh nghiệp. * Lưu ý: Giấy giới thiệu sau khi đã được doanh nghiệp tiếp nhận, đóng mộc sinh viên nộp về Tổ bộ môn 1 bản. 1.1.3. Yêu cầu đối với sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp. - Tác phong: đầu tóc gọn gàng, quần áo chỉnh tề. - Đồng phục: mặc đồng phục xưởng của trường khi đến nhận công tác thực hành tại doanh nghiệp. - Thái độ: Lịch sự, lễ phép, nhã nhặn với cấp trên và đồng nghiệp. - Không tranh cãi, đôi co với cấp trên, tuân thủ theo sự phân công sắp xếp của cơ quan. 2
  7. - Đi thực hành tại doanh nghiệp tại cơ quan phải tuyệt đối đúng giờ. Không đi trễ về sớm - Không được tự động nghỉ mà không xin phép (tuyệt đối hạn chế xin nghỉ). - Không tự động rời bỏ vị trí, tụ tập đùa giỡn trong giờ thực hành tại doanh nghiệp. - Việc thay đổi thực hành tại doanh nghiệp thực tế vì các lý do: sức khỏe, môi trường làm việc hoặc không phù hợp với chuyên môn phải báo ngay cho giáo viên hướng dẫn. - Nghiêm túc tuân thủ các nội qui lao động và an toàn lao động nơi làm việc. - Đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. - Năng động và có phẩm chất đạo đức tốt. * Lưu ý: Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp sinh viên báo cáo theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. 1.1.4. Báo cáo thực tập tại doanh nghiệp. Sau khi kết thúc đợt thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên phải nộp cho giáo viên hướng dẫn: - Phiếu đánh giá kết quả thực tập tại doanh nghiệp (thời hạn nộp trong vòng 1 tuần kể từ ngày kết thúc thực hành tại doanh nghiệp). - Báo cáo thực tập tại doanh nghiệp (thời hạn nộp trong vòng 1 tuần kể từ sau ngày kết thúc thực hành tại doanh nghiệp). - Nếu nộp trễ 2 ngày sẽ bị trừ 1 điểm. - Nếu điểm báo cáo thực tập tại doanh nghiệp >= 5: đạt. Giáo viên hướng dẫn sẽ chuyển bảng điểm lên Tổ bộ môn, công bố cho sinh viên biết và lưu (thời gian công bố điểm là 1 tuần kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo). - Nếu điểm báo cáo thực tập tại doanh nghiệp < 5: không đạt. Báo cáo sẽ được trả về cho sinh viên làm lại (thời gian nộp lại là 1 tuần kể từ ngày ra thông báo). Nếu trường hợp báo cáo trả về cho sinh viên làm lại vẫn không đạt điểm trung bình thì lần thực tập tại doanh nghiệp đó sẽ bị hủy, sinh viên phải tự xin thực tập hành tại doanh nghiệp lại và phải nộp phiếu đánh giá, làm báo cáo thực tập tại doanh nghiệp giống như lần đầu. 3
  8. * Lưu ý: Sinh viên lấy mẫu báo cáo thực tập tại doanh nghiệp ở giáo viên hướng dẫn. 1.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị. - Trước khi đi thực hành tại doanh nghiệp bạn nên tìm hiểu thêm kiến thức ngành nghề liên quan để thích nghi với kế hoạch thực tập tại doanh nghiệp và đơn vị mình muốn thực tập tại doanh nghiệp như: + Thời gian thực tập tại doanh nghiệp cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc. + Trách nhiệm, bổn phận hàng ngày của bạn khi thực tập tại doanh nghiệp là gì? + Nơi và bộ phận bạn muốn thực hành tại doanh nghiệp. + Điều gì là ưu tiên chính của công việc? + Nên tạo mối quan hệ tốt với nơi thực tập tại doanh nghiệp: bạn sẽ nhờ tới họ trong quá trình làm việc, xin số liệu và đặc biệt là chứng nhận để hoàn thành báo cáo thực tập tại doanh nghiệp. Chìa khóa để các bạn sinh viên dẫn đến thành công đó chính là phải có sự chuẩn bị tốt không những về mặt kiến thức mà còn về mặt tâm lý vì có kết quả hay không là do tính thích nghi của mỗi người. Nên có ý thức học hỏi và nhanh nhạy, chú tâm vào công việc đặc biệt là phải trung thực, chân thành. Nếu làm tốt và có tinh thần cầu tiến, các bạn có thể sẽ được làm nhân viên chính thức cũng như được giới thiệu cho các công ty đang có ý định muốn tuyển nhân sự. - Hãy cố gắng để biến kỳ thực tập tại doanh nghiệp của mình không phải là “kỳ đày ải” mà là kỳ trải nghiệm thực tế bổ ích các bạn nhé, chúc các bạn thành công! 1.3. Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của các tổ sản xuất. - Thực tập tại doanh nghiệp là giai đoạn trải nghiệm thực tế cho những sinh viên năm cuối khi chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới. Mục tiêu của chương trình thực tập tại doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào trong môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. - Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên khi chuẩn bị đi thực tập tại doanh nghiệp đều rất bỡ ngỡ về việc chọn nơi thực tập hành tại doanh nghiệp và những điều cần biết để có thể giao tiếp ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Cũng có những người nghĩ thực hành tại doanh nghiệp cũng chỉ là một học phần, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ 4
  9. và có bảng điểm thực hành tại doanh nghiệp mang về để đủ điều kiện tốt nghiệp, mà không nhận thấy rằng đó cũng là dịp để các bạn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong tay. - Vậy làm cách nào để bạn có thể tỏa sáng và ghi dấu ấn trong kỳ thực hành tại doanh nghiệp của mình? Dưới đây là những kỹ năng bỏ túi giúp bạn thành công và giảm thiểu khả năng phải long nhong vác hồ sơ đi xin việc khắp nơi sau khi ra trường. 1.3.1. Định hướng rõ môi trường thực tập tại doanh nghiệp. Trước khi bắt tay vào tìm chỗ thực tập tại doanh nghiệp, bạn nên có một sự định hướng cụ thể rõ ràng, chọn nơi thực tập hành tại doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề mà bạn muốn gắn bó trong tương lai. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn sau khi ra trường. Sự tiếp xúc với công việc thực tế sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc mà sau này mình sẽ gắn bó. 1.3.2. Đừng quên ghi chú những điều quan trọng. Đi thực hành tại doanh nghiệp bạn sẽ phải chuẩn bị sổ và bút để viết lại những ghi chú chuẩn bị khi đi thực hành tại doanh nghiệp. Và những thứ cần lưu ý trước khi thực hành tại doanh nghiệp chính là: giờ làm việc công ty quy định, những luật lệ công ty, các bộ phận trong công ty và bạn đang trực thuộc vị trí nào, những việc bạn sẽ làm. Chuẩn bị một cuốn sổ và một cây bút không quá khó khăn nhưng rất cần thiết. 1.3.3. Trang phục. Một số công ty sẽ ghi rõ quy định về trang phục, nhưng trong trường hợp họ không nhắc đến, hãy tìm chúng trong điều luật công ty hoặc hỏi những anh chị hướng dẫn của mình. Nếu công ty không quy định về quần áo khi đi thực tập tại doanh nghiệp thì bạn phải tự hiểu rằng những trang phục khi đi làm sẽ một phần thể hiện cho tính cách của mình. Vì vậy, cần trang nhã, lịch sự và với sinh viên nghề thì tốt nhất là nên mặc đồ bảo hộ lao động mà khi thực hành ở xưởng trường quy định. 1.3.4. Thái độ. - Hơn 90% công ty sẽ đánh giá thái độ của bạn khi bạn đang thực tập tại doanh nghiệp ở đây. Đừng tỏ ra bức xúc nếu suốt ngày bạn được sai đi làm việc vặt mà hãy bình tĩnh đối mặt với chúng. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu thêm công việc cho bản thân. Đừng vướng vào những sai lầm khi đi thực hành tại doanh nghiệp, vì điều đó sẽ khiến bạn mất đi một cơ hội làm việc chính thức tại công ty đó. - Khi đi thực tập tại doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị cho mình tính thích nghi 5
  10. cao và những đồ dùng cần thiết, đừng quên rằng, bạn thực hành tại doanh nghiệp để lấy kinh nghiệm mà không phải chứng tỏ bản thân giỏi đến đâu! Chúc bạn thành công làm quen với môi trường thực hành tại doanh nghiệp mới. 1.3.5. Hãy chăm chỉ. Hãy chăm chỉ từ những việc nhỏ nhất Trên thực tế, chẳng cơ quan nào lại giao ngay việc chuyên môn cho một bạn sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp cả. Nhiều người than thở rằng, công việc chính của họ khi đi thực hành tại doanh nghiệp chỉ là rót nước, pha trà và phô tô tài liệu. Bạn đừng nản nếu rơi vào hoàn cảnh đó. Hãy chăm chỉ làm tốt từ những việc nhỏ nhất, bạn sẽ được tin tưởng để giao những việc tiếp theo. 1.3.6. Học từ những điều nhỏ nhặt nhất - Bạn đừng nghĩ pha trà, rót nước hay phô tô tài liệu là những việc tầm thường và không đòi hỏi kỹ năng. Mỗi việc, dù nhỏ nhất bạn cũng cần học hỏi trau dồi để trở nên thành thục và chuyên nghiệp. Bạn có biết rằng ngay cả việc pha trà, rót rượu cũng nằm trong bộ kỹ năng mềm cần học hỏi để phục vụ cho công việc sau này. - Khi khởi đầu bất cứ công việc gì, bạn phải làm tốt từ những việc nhỏ nhất. Việc nhỏ như phô tô, scan bạn còn không hoàn thành được thì không thể nào người khác đủ tin tưởng để giao cho bạn các công việc lớn hơn. Đây là những bước đi ban đầu và bạn không thể nào “đốt cháy giai đoạn” được. Việc nhỏ nhặt nhất bạn không làm tốt thì chẳng ai tin tưởng để giao cho bạn công việc lớn hơn. - Hơn nữa, các nhà tuyển dụng và quản lý sẽ đánh giá bạn thông qua thái độ và cách thức xử lý công việc hàng ngày. Cùng là một công việc phô tô, nhưng những bạn nào thông minh sẽ biết cách phô tô nhanh và đỡ tốn giấy hơn. Ngoài ra, sau này khi đi làm một công việc chính thức, bạn sẽ không sợ bất cứ thứ gì kể cả các công việc tay chân và hoàn toàn có thể chủ động một mình thực hiện được mọi việc. 1.3.7. Cần chủ động quan sát và học hỏi. - Khi đi thực tập tại doanh nghiệp, bạn sẽ thấy mọi thứ khác rất nhiều so với những gì bạn đã được học ở trường, bởi đây là một thế giới thực tế. Những đồng nghiệp của bạn biết bạn là một nhân viên mới và muốn giúp đỡ bạn, nhưng họ không thể dành nhiều thời gian giải thích mọi thứ cho bạn biết. Tất cả bạn phải hoàn toàn chủ 6
  11. động. - Chủ động trong việc tìm hiểu tri thức thực tế, chủ động tìm hiểu về doanh nghiệp nơi mà bạn đang đi thực hành tại doanh nghiệp, chủ động tìm hiểu thêm về công việc mà bạn đang làm…Và quan trọng hơn cả là bạn phải chủ động quan sát. Quan sát những đồng nghiệp của bạn sẽ nói chuyện với nhau như thế nào? Họ ứng xử với cấp trên ra sao? Đâu là những mục tiêu và mối quan tâm lớn của họ? Học hỏi văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp với khách hàng thông qua họ. Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều trong quá trình quan sát ấy. 1.3.8. Thể hiện tác phong chuyên nghiệp. Hãy giữ tác phong chuyên nghiệp trong ứng xử và làm việc Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình ngay từ những việc làm nhỏ nhất, chẳng hạn như cách ăn mặc, đi đứng, tác phong làm việc, chấp hành các nội quy của cơ quan thực hành tại doanh nghiệp… Và điều quan trọng là luôn đúng giờ. Mặc dù, là sinh viên thực tập tại doanh nghiệp bạn có thể không nhất thiết phải làm theo giờ hành chính. Tuy nhiên, hãy để cho mọi người trong cơ quan nơi bạn đang thực hành tại doanh nghiệp thấy được sự nghiêm túc của bạn khi thực hành tại doanh nghiệp tại công ty. Điều này sẽ giúp bạn tăng điểm hơn trong mắt mọi người ở cơ quan. 1.3.9. Đừng quên giữ liên lạc sau khi thực tập tại doanh nghiệp. - Sau khi kết thúc kỳ thực tập tại doanh nghiệp, việc đầu tiên bạn cần là xin được tài liệu và xác nhận của cơ quan nơi bạn thực tập hành tại doanh nghiệp phục vụ cho quá trình viết báo cáo. Với những tài liệu bạn có, những nhận xét tích cực, bạn hoàn toàn tự tin mình sẽ có một báo cáo thực hành tại doanh nghiệp chất lượng và đạt điểm cao. - Tuy nhiên, bạn đừng quên một việc hết sức quan trọng là giữ liên lạc với cơ quan nơi mình thực tập tại doanh nghiệp. Cách ứng xử thông minh là hãy gửi email hoặc thư cám ơn đến cơ quan bạn đã thực hành tại doanh nghiệp để họ hiểu thái độ thiện chí, tinh thần làm việc chuyên nghiệp của bạn. Rất có thể sau này bạn sẽ có cơ hội được nhận vào làm việc chính thức hơn các ứng viên xa lạ khác. Những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã rèn luyện từ kỳ thực hành tại doanh nghiệp sẽ giúp rất nhiều trong công việc, ít nhất là sinh viên đã quen với môi trường làm việc tại đó được một thời gian nhất định. 7
  12. 1.4. Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng các phân xưởng. Việc làm này giúp các bạn có được hình dung cơ bản nhất về môi trường, không gian mà các bạn đang thực tập. Đồng thời sau này có thể ứng dụng vào trong bài Báo cáo sau khi kết thúc quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên tự tìm hiểu khái quát về cách thức quản lý, tổ chức, điều hành giải quyết các vấn đề kỹ thuật của công ty, xí nghiệp nơi mà sinh viên được phép đến thực hành tại doanh nghiệp 1.4.1. Hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. 1.4.1.1. Chế độ quản lý doanh nghệp công nghiệp. - Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sơ Đảng. - Thi hành chế độ một thủ trưởng. - Thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động trong doanh nghệp. 1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất trong doanh nghiệp. - Các tổ chức quản lý sản xuất. + Quản lý tiến độ. + Quản lý năng lực dôi dư. + Quản lý sản phẩm hiện có. + Quản lý tài liệu về kết quả thực tế. + Quản lý thông tin. + Quản lý thời điểm sản xuất. - Các mối liên hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất. 1.4.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. - Các bộ phận của cơ cấu sản xuất. - Các cấp sản xuất trong doanh nghiệp. - Các kiếu cơ cấu sản xuất. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. 1.4.2. Công tác kế hoach hoá trong doanh nghiệp. - Kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm. - Kế hoạch khoa học- kỹ thuật. - Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn. - Kế hoạch cung ứng vật tư. 8
  13. - Kế hoạch lao động tiền lương. - Kế hoạch tài chính. 1.4.3. Biện pháp chủ yếu để tăng năng suất lao động. - Định mức lao động - Tăng cường kỷ luật lao động + Kỷ luật về thời gian. + Kỷ luật về công nghệ. + Kỷ luật sản xuất. + Kỷ luật về an toàn lao động 1.4.4. Công tác quản lý kỹ thuật. - Quản lý chất lượng sản phẩm. - Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. 9
  14. BÀI 2: THỰC HIỆN AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG. Mã bài: MĐ26-02 Giới thiệu: - Người lao động khi làm việc sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện lao động, trong đó có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao động, có thể gây ra tai nạn lao động, ảnh hưỏng xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó cần phải được bảo vệ tránh những tác động của các yếu tố này. - Quy định về an toàn và vệ sinh lao động là quy định luật pháp, bắt buộc phải thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động đều là hành vi vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động. - An toàn và vệ sinh lao động gắn liền với sản xuất do vậy khoa học về an toàn và vệ sinh lao động phải gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất. - Người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình về an toàn và vệ sinh lao động, là người có điều kiện phát hiện các yếu tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục hoặc tự giải quyết nguy cơ phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp. - Trong bài này sẽ giới thiệu các thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động. Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp an toàn và quy trình phòng chống cháy nổ. - Thực hiện được các biện pháp sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động và điện giật. - Thực hiện đúng nội quy, quy định về bảo quản dụng cụ và vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 2.1. Các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất an toàn. 2.1.1. Chất độc. 2.1.1.1. Đặc tính chung của hóa chất độc. - Chất độc công nghiệp là những hóa chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Độc tính hóa chất khi vượt qua giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu sẽ có nguy cơ gây bệnh. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Tính độc hại 10
  15. của các hóa chất phụ thuộc vào các loại hóa chất, nồng độ, thời gian tồn tại trong môi trường mà người lao động tiếp xúc với nó. Các chất độc càng dễ tan vào nước thì càng độc vì dễ thấm vào các tổ chức thần kinh của người và gây tác hại. - Trong môi trường sản xuất có thể cùng tồn tại nhiều loại hóa chất độc hại. Các loại có thể gây độc hại: CO, C2H2, MnO, ZO2, hơi sơn, hơi ôxit crom khi mạ, hơi các axit,…Nồng độ của từng chất có thể không đáng kể, chưa vượt quá giới hạn cho phép, nhưng nồng độ tổng cộng của các chất độc cùng tồn tại coa thể vượt quá giới hạn cho phép và có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính. - Hóa chất độc có trong môi trường sản xuất có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua việc tiếp xúc với da. 2.1.1.2. Tác hại của hóa chất độc. Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm: - Nhóm 1: Kích thích + Tác động kích thích đối với da, làm biến đổi các lớp bảo vệ khiến cho da bị khô, xù xì và xót, gọi là viêm da + Tác động kích thích đối với mắt, có thể gây tác động từ khó chịu nhẹ, tạm thời tới thương tật lâu dài. Mức độ thương tật phụ thuộc vào lượng, độc tính của hóa chất và các biện pháp cấp cứu. Ví dụ các chất: axit, kiềm và các dung môi,… + Tác động kích thích đối với đường hô hấp sẽ gây cảm giác bỏng rát. Ví dụ amoniac, sunfuzơ,… - Nhóm 2: Dị ứng (có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất). + Dị ứng da: tình trạng giống như viêm da. Dị ứng có thể không xuất hiện ở nơi tiếp xúc mà ở một vị trí khác trên cơ thể. Ví dụ nhựa epoxy, thuốc nhuộm azo,… + Dị ứng đường hô hấp: ho nhiều về đêm, khó thở, thở khò khè và ngắn. Ví dụ fomaldehit,… - Nhóm 3: Các chất gây ngạt do làm loãng không khí như: CO, CO2, CH4,… - Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần kinh như các loại hidro cacbua, các loại rượu, xăng,… - Nhóm 5: Các chất gây độc với cơ quan nội tạng gan, thận, bộ phận sinh dục như hidro cacbon, clorua metyl,…Chất gây tổn thương cho hệ tạo máu như benzen, 11
  16. phenon,…Các kim loại và á kim độc như chì, thủy ngân, mangan, hợp chất asen,… 2.1.1.3. Cách phòng tránh nhiễm độc. - Cấp cứu: + Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay quần áo, giữ yên tĩnh và ủ ấm cho nạn nhân + Cho ngay thuốc trợ tim hay hô hấp nhân tạo. Nếu bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng, rửa da bằng xà phòng, nơi bị nhiễm chất độc kiềm, axit phải rửa ngay bằng nước sạch + Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng phải đưa cấp cứu bệnh viện + Sử dụng chất giải độc đúng hoặc phương pháp giải độc đúng cách ( gây nôn, sau đó cho uống 2 thìa than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát nước rồi uống nước đường gluco hay nước mía, hoặc rửa dạ dày,…) - Biện pháp chung đề phòng kỹ thuật: + Các hóa chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn mác rõ ràng + Chú ý công tác phòng cháy, chữa cháy + Tự động hóa quá trình sản xuất hóa chất + Tổ chức hợp lý hóa quá trình sản xuất: bố trí riêng các bộ phận tỏa ra hơi độc, đặt ở cuối chiều gió. Phải thiết kế hệ thống thông gió hút hơi khí độc tại chỗ. - Dụng cụ phòng hộ cá nhân: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất: mặt nạ phòng độc ( mặt nạ lọc độc, mặt nạ cung cấp không khí), găng tay, ủng, khẩu trang,… - Vệ sinh cá nhân: + Tắm và rửa sạch những bộ phận cơ thể đã tiếp xúc với hóa chất sau khi làm việc, trước khi ăn, uống và hút thuốc. + Hàng ngày thay giặt sạch sẽ trang phục bảo hộ lao động để tránh sự nhiễm bẩn. + Không ăn, uống, hút thuốc ở khu vực sản xuất. - Biện pháp vệ sinh y tế: + Xử lý chất thải trước khi đổ ra ngoài. + Kiểm tra sức khỏe định kỳ, có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1