intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập máy điện 2 (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:46

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập máy điện 2 (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Cấu tạo, phân tích nguyên l‎ý làm việc của động cơ vạn năng thông dụng; Bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được động cơ vạn năng như: máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay, máy xay sinh tố đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập máy điện 2 (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

  1. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TT MÁY ĐIỆN 2 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 91/QĐ-TTCTM, ngày 10 tháng 07 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Tháp Mười Tháp Mười, năm 2024 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ
  2. bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Máy điện 2 nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quấn dây máy điện. Tài liệu gồm 4 bài. Yêu cầu đối với học sinh sau khi học xong mô đun này học sinh phải phân tích được các sơ đồ trải của động cơ và quấn được hệ thống điện dân dụng.
  3. Giáo trình này là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên chuyên nghành Điện công nghiệp, điện dân dụng. Tháp Mười, ngày ….. tháng …. năm 2024 Giáo viên cập nhật Đặng Văn Chính
  4. MỤC LỤC  Bài 1: Đại cương động cơ vạn năng………………………………… 6 1.Cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng……………….….6 1.1.Cấu tạo của động cơ vạn năng………………………………………..6 1.2.Nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng…..………………………9 2.Phương pháp xây dựng sơ đồ khai triển dây quấn rô to…………….10 2.1.Khái niệm cơ bản về dây quấn rô to…………..……………..………10 2.2.Phương pháp xây dựng sơ đồ dây quấn rô to………………………12 Bài 2 : Sửa chữa máy xay sinh tố………………………………...……18 1.Tháo vệ sinh và khảo sát máy xay sinh tố……………………………… 2. Khảo sát và vẽ lại sơ đồ đấu dây………………………………………... 3.Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử………………………………... Bài 3 : Sửa chữa máy khoan cầm tay…………………………………31 1.Tháo vệ sinh và khảo sát máy khoan cầm tay…………………………… 2. Khảo sát và vẽ lại sơ đồ đấu dây………………………………………. 3.Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử……………………………….. Bài 4: Sửa chữa máy mài cầm tay……………………………………42 1.Tháo vệ sinh và khảo sát máy mài cầm tay……………………………. 2. Khảo sát và vẽ lại sơ đồ đấu dây……………………………………….. 3.Kiểm tra, lắp ráp hoàn thiện và chạy thử………………………………. Tài liệu tham khảo……………………………………………………….46
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: TT MÁY ĐIỆN 2 Mã môn học/mô đun: 5ĐCN113 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô-đun này học sau các môn: An toàn lao động; Mạch điện; Vẽ điện - Tính chất: Là mô đun kĩ thuật chuyên ngành, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mô đun này phải học sau khi đã hoàn thành các môn học cơ sở và các môn học chuyên môn, đặc biệt là sau mô đun máy điện 1. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: Mô tả được cấu tạo, phân tích nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng thông dụng. - Về kỹ năng: Bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được động cơ vạn năng như: máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay, máy xay sinh tố đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự lập, sáng tạo, cẩn thận, chính xác, nghiêm túc, thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn. BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG ĐỘNG CƠ VẠN NĂNG MÃ BÀI: MĐ18-1 GIỚI THIỆU: 5
  6. Động cơ vạn năng là loại động cơ điện có thể hoạt động bằng nguồn điện AC và DC và sử dụng nam châm điện làm roto để tạo ra từ trường. MỤC TIÊU CỦA BÀI: - Phân tích cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng. -Xây dựng được sơ đồ khai triển dây quấn rô to động cơ vạn năng thông dụng. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học. NỘI DUNG CHÍNH: 1.Cấu tạo, nguyên l‎ý l‎àm việc của động cơ vạn năng 1.1. Cấu tao. Động cơ vạn năng (UNIVERSAL MOTOR hoặc SERIE MOTOR) hay còn gọi là đông cơ cổ góp điện, cấu tạo gồm có 2 phần. a. Stato: Là phần đứng yên ( phần cảm) bên trong có gắn cực từ chính và cực từ phụ + Cực từ chính: được ghép bởi những lá thép kĩ thuật điện (tonsilic) dày khoảng 0,5÷ mm và dây quấn kích từ lồng ngoài lổi sắt. Cực từ chính tạo nên từ trường chính trong máy và phân bố tư trường trên bề mặt phần ứng. Cực từ gắn lên vỏ máy bằng bu long hoặt đinh vít. Dây quấn kích từ là dây đồng hoặt dây nhôm các cuộn dây kích từ đặt trên các cực từ này được nối tiếp với nhau. + Cực từ phụ: các cực từ phụ được đặt xen kẽ giữa các cực từ chính để hạn chế các tia lửa điện và cải thiện đổi chiều. Lổi thép cực từ phụ thường làm bằng thép, dây quấn bằng đồng hoặt nhôm được bọc cách điện, mắc nối tiếp với phần ứng. Các bộ phận khác và cơ cấu chổi than gồm (chổi than được đặt trong hộp chổi than, giá chổi than). 6
  7. Hình 1: Cấu tạo của Stator b. Roto: Phần quay hay còn gọi là phần ứng gồm: trục, lỗi thép, dây quấn, cổ góp. + Lõi thép phần ứng: gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành hình trụ. Trên bề mặt lõi thép người ta dập rãnh ở xung quanh và được quấn dây theo một trật tự nhất định. Các đầu cuộn dây này được nối ra đầu cổ góp để tạo thành mạch kín goi la phần ứng. Dây quấn phần ứng thường làm bằng đồng, nhôm tròn hoặt dẹp. Hình 2: Cấu tạo rotor + Cổ góp (vành đổi chiều) điện được cấu tạo nhiều phiến đồng ghép lại và được cách điện độc lập với nhau bởi mica, cổ góp cũng được cách điện với trục rotor bằng ống phíp. 7
  8. Nhiệm vu của cổ góp điện là chỉnh lưu sức điện động xoay chiều thành sức điện động một chiều trên các chổi than, chổi than tiếp xúc tì lên cổ góp để lấy điện ra ngoài hoặt ngược lại đưa nguồn điện một chiều vào trong dây quấn phần ứng. Hình 3: Một số hình ảnh của Stator và rotor 8
  9. 1.2. Nguyên l‎ý l‎àm việc, công dụng. 1.2.1. Nguyên lý làm việc: Nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng cũng tương tự như ở máy điện kích từ nối tiếp. Từ trường của cực từ chính tác dụng với dòng điện ở cuộn dây phần ứng tạo thành momen quay vì mạch điện vào động cơ qua stato và roto nối tiếp nhau. Do đó có thể coi phần cảm và phần ứng cùng pha và momen của chúng sinh ra có chiều tác dụng không đổi làm cho động cơ quay. Nói cách khác, khi cho dòng điện vào động cơ, do tác dụng của từ trường phần cảm lên dòng điện rotor 1 lực từ làm roto quay, khi roto quay được 180 0 thì lùc đó phiến góp cũng di chuyển nên dòng điện di chuyển trong thanh dẩn ở mỗi từ cực vẫn giữ nguyên chiều cũ. Vì thế, roto vẩn tiếp tục quay tròn do lực điện từ tác dụng không đổi chiều. Nếu cho dòng điện xoay chiều vào động cơ, thì khi dòng điện đổi chiều ở bán kỳ âm, ngay lúc đó chiều từ trường trong phần cảm cũng đổi chiều nên lực tác dụng cũng không đổi chiều. vì thế động cơ sẽ quay được liên tục theo một chiều nhất định. Do đặc tính của động cơ như thế nên được gọi là động cơ vạn năng. Vì nó sử dụng đươc trên cả hai dòng điện: Dòng một chiều và dòng xoay chiều. b. Công dụng: Công dụng của động cơ vạn năng được sử dụng nhiều trong công nghiệp, giao thông vận tải và trong dân dụng như: các loại quạt lắp trên ôtô, tàu hỏa, động cơ cho máy may, máy bơm nước, máy hút bụi. các loại máy công cụ cầm tay, máy khoan, máy mai, máy cắt, máy dao, máy bào gỗ, … 2. Phương pháp xây dựng sơ đồ dây quấn động cơ vạn năng. 2.1.Khái niệm cơ bản về dây quấn rô to. * Phân loại dây quấn rô to: - Dây quấn xếp: xếp đơn giản và xếp phức tạp. - Dây quấn sóng: sóng đơn giản và sóng phức tạp. - Dây quấn hỗn hợp: Kết hợp giữa xếp đơn giản và sóng phức tạp cùng nối lên một cổ góp. * Phần tử (bối dây): * Rãnh thực- rãnh phần tử (rãnh nguyên tố) - Rãnh thực Z: là rãnh hiện hữu thực tế trên kết cấu roto nhìn thấy được. 9
  10. - Rãnh phần tử Z nt: là rãnh tưởng tượng chỉ chứa 1 cạnh tác dụng trên và 1 cạnh tác dụng dưới của 2 bối dây khác nhau. - Một rảnh thực có thể chứa 1 hay nhiều rãnh nguyên tố. * Các bước dây và bước phiến góp: - Bước thứ nhất y 1: là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng của bối dây. - Bước thứ hai y 2: là khoảng cách giữa cạnh chứa đầu ra của bối trước đến cạnh chứa đầu vào của bối kế tiếp. - Bước tổng hợp y: là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng cùng chứa đầu vào hoặc đầu ra của 2 bối dây kế tiếp nhau. - Bước phiến góp y G: là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng của 1 phần tử nối lên phiến góp. - y1, y2, y tính bằng rãnh nguyên tố. - yG: tính bằng số phiến góp. 2.2.Phương pháp xây dựng sơ đồ dây quấn rô to. 2.2.1 Công thức tính toán. * Dây quấn xếp: (y1- số nguyên). y2= y1- y (m là bậc dây quấn) + m= 1, ta có dây quấn xếp đơn. + m≥ 2, ta có dây quấn xếp phức. + Dùng dấu(+)→quấn tiến( quấn phải). 10
  11. + Dùng dấu(-)→quấn lùi( quấn trái). *Dây quấn sóng: ( giống dây quấn xếp) + m= 1, ta có dây quấn sóng đơn. + m≥ 2, ta có dây quấn sóng phức. + Dùng dấu(+)→quấn tiến( quấn phải). + Dùng dấu(-)→quấn lùi( quấn trái). 2.2.2. Cách lập sơ đồ nối các phần tử: Gọi số thứ tự rãnh nguyên tố chứa cạnh tác dụng trên là lớp trên- cũng là số thứ tự phiến góp nối với đầu dây vào lớp trên. Gọi số thứ tự rãnh chứa cạnh tác dụng dưới là lớp dưới. * Tổng quát ta có: - Dây quấn xếp: Nếu m= 2( dây quấn xếp phức) thì ta có 2 mạch kín. - Dây quấn sóng: Nếu m= 2( dây quấn sóng phức) thì ta có 2 mạch kín. Chú ý: Nếu số thứ tự rãnh tìm được là số 0, số âm hay số dương có giá trị lớn hơn k( rãnh nguyên tố) thì ta quy đổi: - Nếu số thứ tự có giá trị là 0 hay số âm thì: số quy đổi= số hiện có + k. - Nếu số thứ tự có giá trị dương lớn hơn K thì : số quy đổi= số hiện có - k. 2.2.3. Cách xác định đầu dây của vị trí nối dây lên phiến góp: - Đầu dây nối lên phiến góp sẽ là 1 trong 3 vị trí: Hoặc lên thẳng, hoặc đá lệch phải, hoặc đá lệch trái tùy thuộc vào vị trí đặt ổ chổi than. - Lý thuyết: Khi trục phân chia 2 nhóm dòng điện trên rotor trùng với trung tính hình học thì rotor cho ngẫu lực quay cực đại. 11
  12. - Nếu trục phân chia 2 nhóm dòng điện không trùng trục trung tính hình học, ta phải dời trục theo các bước sau: B1: Dựng sơ đồ trải có đầu dây lên thẳng phiến góp, rồi cho dòng điện vào để xác định trục phân chia 2 nhóm dòng điện trên roto. B2: Xác định vị trí trục chổi than thực tế trên động cơ so với trung tính hình học. B3: Biểu diễn các đường trục trên sơ đồ tròn để xác định hướng và số lượng rãnh cần dời trục phân chia 2 nhóm dòng điện về trùng với trung tính hình học theo quy tắc sau: * Quy tắc: Muốn dời trục phân chia 2 nhóm dòng điện trên rotor về hướng trái thì đầu dây vào nối lên phiến góp phải đá lệch phải; số rãnh cần dời trục về hướng trái bằng số rãnh cần đá lệch phải cho đầu dây vào nối lên phiến góp. Tương tự cho hướng dời trục ngược lại. Ví dụ 1: Động cơ vạn năng có Z=12; K=12; 2p= 2 có trục chổi than lệch 60 0 so với trung tính hình học. Hãy xây dựng sơ đồ động cơ. - Bước 1: Xácđịnh số liệu cần thiết: + Số rãnh Z của rotor, số cực 2p: Z = 12 rãnh, 2p = 2. + Số phiến góp K = 12 + Vị trí lắpđặt chổi than so với trục cực từ hay đường trung tính hình học. - Bước 2: Xác định bước dây quấn: y,y1, y2, yG. (bước thiếu) yG= y= +1 (quấn phải) Nếu dây quấn xếp đơn , nếu quấn xếp phức - Bước 3: Lập bảng xác định cách bố trí các bối dây trên rotor - Bước 4: Vẽ sơ đồ khai triển Dựng sơ đồ trải dây lên thẳng phiến góp và xác định trục phân chia hai nhóm dòng điện (hình 1.1). 12
  13. Hình 1.1 Sơ đồ xác định trục phân chia 2 nhóm dòng điện trên rotor. - Vẽ sơ đồ biểu diễn các đường trục( hình 1.2): Lưu ý: Chiều đánh số thứ tự rãnh và số thứ tự phiến góp ngược chiều quay của rotor. Hình 1.2 Sơ đồ xác định vị trí đầu dây vào nối lên phiến góp. Sơ đồ cho thấy hướng dời trục là hướng trái ; số lượng rãnh cần dời là 1 rãnh. Đầu dây vào lên phiến góp phải đá lệch về hướng phải, số lượng cần đá là 1 rãnh. Vẽ lại sơ đồ và cho dòng điện vào, thấy trục phân chia 2 nhóm dòng điện nằm ở rãnh 5 và rãnh 11 trùng với trung tính hình học như mong muốn (hình 1.3). Hình 1.3 Sơ đồ khai triển dây quấn rotor động cơ vạn năng có đầu dây vào đá phải 1 rãnh. Ví dụ 2: Động cơ vạn năng có Z=12; K=24; 2p= 2. Hãy xây dựng sơ đồ động cơ. - Bước 1: Xácđịnh số liệu cần thiết: 13
  14. + Số rãnh Z của rotor, số cực 2p: Z = 12 rãnh, 2p = 2. + Số phiến góp Znt=2Z=K = 24 - Bước 2: Xác định bước dây quấn: y,y1, y2, yG. (bước thiếu) yG= y= +1 (quấn tiến) - Bước 3: Lập bảng xác định cách bố trí các bối dây trên rotor - Bước 4: Vẽ sơ đồ khai triển 3. Quy trình tháo lắp, xác định các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục. 3.1. Quy trình tháo lắp: * Quy trình tháo: - Tháo vỏ máy: Tháo các ốc định vị hai nửa vỏ khoan. Khi lật một nửa vỏ ra sẽ thấy toàn bộ cấu tạo bên trong của máy. 14
  15. - Tháo chổi than khỏi giá đỡ chổi than: Chổi than phải được tháo trước khi tháo phần ứng, nếu không khi tháo phần ứng chổi than sẽ bị vấp phải ổ bi. + Tháo nắp chặn chổi than + Tháo chổi than ra khỏi giá đỡ. - Tháo động cơ ra khỏi vỏ máy: tháo các vít định vị ổ đỡ hai đầu trục động cơ, tháo đầu nối dây giữa dây quấn phần cảm với giá đỡ chổi than, công tắc và tách động cơ, bộ phận truyền động ra khỏi vỏ. * Quy trình lắp: Ngược lại với quy trình tháo. 3.2. Một số hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục: 15
  16. Bài 2: SỬA CHỮA MÁY XAY SINH TỐ MÃ BÀI: MĐ18-2 GIỚI THIỆU: Máy xay sinh tố là công cụ nghiền thức ăn, nước uống, sử dụng rất phổ biến trong gia đình. Đây cũng là những việc cơ bản nhất mà người mới sử dụng nào cũng nên quan tâm. MỤC TIÊU BÀI: - Bảo trì, sửa chữa, vận hành được máy xay sinh tố đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn. - Quấn lại được bộ dây stato, rô to máy xay sinh tố thông dụng. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học. NỘI DUNGCHÍNH: A. Tổng quan về máy xay sinh tố: Hiện nay, người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất là các loại máy xay sinh tố đơn giản, có 16
  17. 2 chức năng xay khô, xay ướt. Các loại máy này đặc biệt phong phú về hương hiệu như: Goldsun, Fujiyama, Panasonic, Gali, Philips, Media, Hitachi,… rất dễ sử dụng, có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, hàng liên doanh. Giá dòng sản phẩm này dao động từ 200.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/sản phẩm, thời gian bảo hành khoảng 12 - 24 tháng. Thông thường, bộ sản phẩm gồm có 2 loại cối xay để người dùng có thể thay đổi, gồm cối có thể tích 1-2 lít để xay sinh tố (xay có nước), còn loại cối xay nhỏ hơn có thể dùng xay khô như thịt, xay ngũ cốc… Ngoài ra, các loại máy này còn được thiết kế từ 2-3 nút chuyển đổi tốc độ nhanh chậm để điều chỉnh độ nhuyễn của sản phẩm. Khi mua dòng sản phẩm này, người tiêu dùng nên chú ý chọn loại lưỡi dao bằng inox hoặc kim loại chống gỉ, bình đựng bằng thủy tinh hay nhựa thì cũng phải chịu lực, chịu nhiệt tốt. Một số model còn được thiết kế chức năng khóa an toàn cho người sử dụng, có mạch tự động bảo vệ ngắt điện khi quá tải… Máy xay đa năng Thị trường hiện có loại máy xay đa năng được “tích hợp” thêm nhiều chức năng như ép nước trái cây, vắt cam, đánh trứng… Mỗi tính năng của máy sẽ có một cối xay và dao xay khác nhau, khi sử dụng tính năng nào, người tiêu dùng sẽ lắp cối và dao của tính năng đó. Điều này đặc biệt tiện lợi, giúp nhà bếp gọn hơn. Hầu hết các máy đa năng đều có hệ thống an toàn sẽ tự ngắt điện khi gặp 17
  18. sự cố. Máy cho phép người dùng xay và ép sinh tố cùng một lúc trên cùng một bệ máy. Một số model máy Philips có chức năng Auto Clean giúp vệ sinh cối xay và lưỡi dao, một số model khác có màn hình hiển thị chế độ hoạt động. Máy xay cầm tay Gọn nhẹ, thuận tiện khi sử dụng, các loại máy xay sinh tố cầm tay nhãn hiệu Philips, Braun, Shinil... ngày càng được ưa chuộng. Các chức năng ép trái cây, xay đậu nành, ngũ cốc, đánh kem trứng sẽ được thực hiện đơn giản khi lắp ghép với các dụng cụ hỗ trợ được thiết kế theo từng bộ phận rời. Sử dụng sản phẩm này, thức ăn không chỉ nhuyễn hơn, thuận tiện khi di chuyển mà người dùng còn có thể điều chỉnh tốc độ theo ý muốn, đặc biệt là vệ sinh máy rất dễ dàng. Giá cả của dòng sản phẩm này dao động khoảng trên dưới 1 triệu đồng/sản phẩm. 1.Tháo vệ sinh và khảo sát máy xay sinh tố. Tiện lợi, sử dụng dễ dàng, máy xay sinh tố là dụng cụ không thể thiếu trong phòng bếp hiện đại...Nhưng bạn đã biết vệ sinh đúng cách chưa? Sau khi sử dụng máy xong, đổ nước vào ngâm và làm sạch máy ngay sau đó. Nếu để lâu, rau quả, trái cây, thực phẩm… sẽ bám chặt, vừa là môi trường tốt cho các vi khuẩn gây bệnh phát sinh, vừa khó khăn khi làm sạch sau này. Ngay khi dùng xong, bạn rút ổ cắm điện, nhấc cối ra khỏi bệ, sau đó xoay theo chiều kim đồng hồ để tháo đáy cối ra. Thấm nước rửa chén vào miếng giẻ mềm, chùi rửa sạch cối, nắp cối và đũa quấy. Dùng đũa luồn khăn rửa vào từng khe để lấy hết phần thực phẩm còn bám lại. Rửa máy dưới vòi nước mạnh, xúc thật mạnh để những gì còn sót lại có thể ra hết. Khi dùng máy xay có vòi mở bên dưới, nên vệ sinh thường xuyên vòi mở vì nguyên liệu dễ đọng tại vòi. Khi máy đã thật sạch, lấy giẻ mềm, ẩm lau, sau đó hong chỗ thoáng mát hoặc úp xuống để máy thật khô nếu không máy sẽ có mùi khó chịu. 2. Khảo sát và vẽ l‎ại sơ đồ đấu dây. (Bài 1) 2. Bảo dưỡng và sửa chữa: 18
  19. 1.1 - Tháo lắp máy xay sinh tố: - Tháo vỏ máy: Tháo các ốc định vị hai nửa vỏ máy. Khi lật một nửa vỏ ra sẽ thấy toàn bộ cấu tạo bên trong của máy. - Tháo chổi than khỏi giá đỡ chổi than: Chổi than phải được tháo trước khi tháo phần ứng, nếu không khi tháo phần ứng chổi than sẽ bị vấp phải ổ bi. + Tháo nắp chặn chổi than + Tháo chổi than ra khỏi giá đỡ. - Tháo động cơ ra khỏi vỏ máy: tháo các vít định vị ổ đỡ hai đầu trục động cơ, tháo đầu nối dây giữa dây quấn phần cảm với giá đỡ chổi than, công tắc và tách động cơ, bộ phận truyền động ra khỏi vỏ. - Tháo bộ phận truyền động ra khỏi trục động cơ: Sau khi tách động cơ ra khỏi vỏ máy, thì thực hiện tháo bộ phận truyền động ra khỏi trục động cơ. - Tháo phần ứng ra khỏi phần cảm: Cầm phần ứng rút theo chiều dọc trục, nếu phần ứng không tách ra được thì dùng đột tròn đóng chính tâm vào 4 đầu trục phía chổi than. Trong quá trình tháo lưu ý tránh sây sước dây quấn phần cảm, phần ứng. 1.2 - Bảo dưỡng máy: - Bảo dưỡng hộp số: Định kỳ kiểm tra bôi trơn hộp số, thay mỡ đúng chủng loại với số lượng vừa đủ - Bảo dưỡng chổi than cổ góp: + Thổi và lau sạch bụi than bám trên cổ góp + Sử dụng giấy ráp số 0, làm sạch bề mặt cổ góp + Kiểm tra điều chỉnh sức căng lò so của giá đỡ chổi than. Lực nén lênchổi than phải phù hợp với loại chổi than và tốc độ đường tại bề mặt cổ góp. Lực nén cần điều chỉnh vừa đủ để giảm được tổn hao cơ do ma sát và giảm độ mài mòn của chổi than và cổ góp. + Kiểm tra dây nối với chổi than, bề mặt làm việc cảu chổi than. Bề mặt của chổi than phải ôm khít với bề mặt cổ góp. Để đạt được điều đó, cắt giấy ráp thành băng dài, ốp lên bề mặt cổ góp và mặt ráp về phía chổi than, lực ép lên chổi than giữ bằng khi máy đang làm việc bình thường, kéo giấu giáp qua lại để tạo nên bề mặt làm việc của chổi than. Thay thế chổi than khi chổi than mòn quá quy định. 19
  20. Hình 1.2 : Tạo bề mặt tiếp xúc chổi than 1.3 - Sửa chữa các hư hỏng: - Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng Bảng 1.1: Trình tự sửa chữa máy khoan cầm tay 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0