Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
lượt xem 4
download
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Kỷ luật, an toàn lao động trong sản xuất; Tổ chức sản xuất xưởng thực tập; Tìm hiểu công việc hàng ngày của người thợ điện tử công nghiệp;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm 2019 của Trường cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2019 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Tài liệu Thực tập tốt nghiệp được thực hiện bởi sự tham gia của các giảng viên của trường Cao đẳng Cơ giới thực hiện Tài liệu này được thiết kế theo mô đun thuộc hệ thống mô đun/ môn học của chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở cấp trình độ trung cấp nghề và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo Thời gian trải nghiệm là 300 giờ. Mỗi tiêu đề, tiểu tiêu đề của từng nội dung được biên soạn theo các bước thực hiện công việc, với những kiến thức và kỹ năng được hình thành và rèn luyện sau khi trải nghiệm thực tế xong, sinh viên sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song sai sót là khó tránh. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến phê bình, nhận xét của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn Quảng Ngãi, ngày .... tháng ..... năm 20.... Tham gia biên soạn 1. Hồ Văn Tịnh Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 MỤC LỤC ........................................................................................................... 3 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP .............................. .. 5 Bài 1 ........................................................................................................... .. . ..11 Kỷ luật, an toàn lao động trong sản xuất ................................................. .. .11 1.1. Quy chế và an toàn lao động ............................................................... ........11 1.2. Nội quy thực hành tại xưởng............................................................... .........12 1.3 Sinh viên tìm hiểu khái quát hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp..12 Chương 2 ...................................................................................................... .....14 Tổ chức sản xuất xưởng thực tập .............................................................. ......15 2.1. Tổ chức sản xuất xưởng .................................................................... ..........17 2.2. Thực hiện bảo trì bảo quản thiết bị xưởng thực tập............................ .........17 Chương 3 ........................................................................................................... 18 Tìm hiểu công việc hàng ngày của người thợ điện tử công nghiệp............. .18 3.1. Khảo sát công việc hành ngày tại nhà máy..…………………………….... 19 3.2. Sử dụng và bảo trì máy móc thiết bị .......................................... .................20 Chương 4 ............................................................................................. ..............23 Tổ chức sắp xếp nơi làm việc của người thợ điện tử công nghiệp........ .......23 4.1. Tổ chức sắp xếp và bố trí nơi làm việc............................................. ............25 4.2. Môi trường nơi làm việc..................................................................... ..........25 Chương 5 ..................................................................................................... ......27 Tính hợp trong sản xuất .................................................................................. 27 5.1. Tổ chức phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình giải quyết công việc tại nhà xưởng............................................................................................... 28 5.2. Tổ chức phối hợp với các bộ phận liên quan trong quá trình giải quyết công việc tại nhà xưởng Chương 6 .................................................................................................... ......41 4
- Thực hiện các công việc của người thợ điện tử công nghiệp................ ........41 6.1. Nạp các chương trình vào PLC, vi điều khiển. ......................................... ..43 6.2. Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện tử........................................... ..........44 6.3. Kết nối mạch điện theo sơ đồ nguyên lý.. ....................................................47 Chương 7 ........................................................................................................... 56 Viết báo cáo thực tập .................................................................................. ......56 7.1. Tổng hợp kiến thức và kỹ năng thực tập tại doanh nghiệp …………….….57 7.2. Mô tả công việc trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp ………………..57 7.3. Thống kê nội dung công việc thực tập tại doanh nghiệp………………..….57 7.4. Viết báo cáo thực tập……………………………………………………….57 5
- MÔ ĐUN: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Mã số mô đun: MĐ 24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò mô đun: - Vị trí: Trước khi học mô đun này phải hoàn thành tất cả các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo. - Tính chất: Là mô đun kỹ thuật chuyên môn trải nghiệm tại doanh nghiệp. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun thực tập tốt nghiệp có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác đào tạo,nhằm gắn kết giữa lý thuyết-tay nghề và thực tiễn. Với những kiến thức và kỹ năng được hình thành và rèn luyện sau khi trải nghiệm thực tế xong, học viên sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: A1. Tổng hợp các kiến thức lý thuyết, trải nghiệm kỹ năng thực hành. A2. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm. - Kỹ năng: B1. Thực hành bảo trì, lắp đặt, kiểm tra, thay thế các mạch điện tử, thiết bị điện tử đúng qui định kỹ thuật của nhà nước và doanh nghiệp tuyển dụng lao động. B2. Vận dụng mối quan hệ vói các nghề liên quan - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Chủ động, nghiêm túc trong học tập và công việc. C2. Giữ gìn vệ sinh công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1. Chương trình khung nghề điện tử công nghiệp Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Mã Số Thực MH/M Tên mô đun, môn học Tín Tổng hành/ Đ chỉ Lý thực Kiểm số thuyết tập/thí tra nghiệm /bài tập I Các môn học chung/đại cương 12 255 94 148 13 MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 6
- MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An 2 45 21 21 3 ninh MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 4 90 30 56 4 II Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề II.1 Môn học, mô đun cơ sở 405 161 220 24 MH 07 An toàn lao động 2 30 15 13 2 MH 08 Điện kỹ thuật 3 60 40 16 4 MĐ 09 Máy điện 4 90 30 56 4 MĐ 10 Vẽ điện 2 30 12 16 2 MĐ 11 Linh kiện điện tử 2 60 20 36 4 MĐ 12 Đo lường điện tử 2 45 19 23 3 MĐ 13 Điện cơ bản 4 90 25 60 5 Môn học, mô đun II.2 1245 324 871 50 chuyên môn ngành, nghề MĐ 14 Trang bị điện 2 60 20 37 3 MĐ 15 Mạch điện tử cơ bản 4 90 25 60 5 MĐ 16 Điện tử tương tự 3 60 20 36 4 MĐ 17 Kỹ thuật xung - số 3 75 25 46 4 MĐ 18 Kỹ thuật cảm biến 3 75 30 42 3 MĐ 19 Điện tử nâng cao 8 180 50 121 9 MĐ 20 Thiết kế, chế tạo mạch in và hàn linh kiện 4 90 30 55 5 MĐ 21 Vi điều khiển 4 90 32 53 5 MĐ 22 PLC cơ bản 5 120 47 67 6 MĐ 23 Rô bốt công nghiệp 5 105 45 54 6 MĐ 24 Thực tập tốt nghiệp 7 300 15 275 10 Tổng cộng 79 1905 594 1214 97 2. Chương trình chi tiết mô đun Thời gian STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra+ 1 Kỷ luật, an toàn lao động trong sản xuất. 20 3 16 1 2 Tổ chức sản xuất xưởng thực tập 8 8 7
- Tìm hiểu công việc hàng ngày của người 3 8 8 thợ điện tử công nghiệp Tổ chức sắp xếp nơi làm việc của người 4 12 12 thợ điện tử công nghiệp 5 Tính hợp tác trong sản xuất 16 16 Thực hiện các công việc của người thợ 6 212 10 194 8 điện tử công nghiệp 7 Viết báo cáo thực tập 24 2 21 1 Cộng 300 15 275 10 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1.Phòng hoc chuyên môn hóa/nhà xưởng: Tại doanh nghiệp 3.2. Trang thiết bị máy móc: Do doanh nghiệp cung cấp 3.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, đề cương,tài liệu tham khảo , do doanh nghiệp cung cấp, do doanh nghiệp cung cấp 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1.Nội dung : - Kỹ năng: Sản phẩm thực tập, sản xuất tại doanh nghiệp - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chấp hành nội quy, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động của sinh viên 4.2. Phương pháp: - Kỹ năng: Đánh giá trực tiếp trong quá trình thực tập, sản xuất của sinh viên - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá bằng số giờ tham gia thực tập, ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an toàn, bảo hộ lao động 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đảng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số 8
- + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc mô đun 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 xuyên Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, C1, C2 thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc thực Vấn đáp Vấn đáp và A1, A2, B1, B2, 1 Sau 300 tập thực hành C1, C2 giờ tại doanh nghiệp 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc mô đun được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm mô đun là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của mô đun nhân với trọng số tương ứng. Điểm mô đun theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện mô đun 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng trung cấp Điện tử công nghiệp 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập mô đun 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: 9
- - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng các hệ truyền động dùng điện tử công suất, các loại thiết bị điều khiển. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc mô đun. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 10
- 6. Tài liệu tham khảo: [1]- Tiêu chuẩn IEC và TCVN 4514 – 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp, tổng mặt bằng, TCXDVN 394-2007 – Phần an toàn – Thiết kế và lắp đặt trang thiết bị điện [2]- TS Nguyễn Thanh Liêm (chủ biên) - Quản trị sản xuất - NXB Tài chính. [3]- Hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty. [4]- Quản trị Nguồn nhân lực - Korea Polytechnic [5]- Quản trị doanh nghiệp - Bộ Tài chính - Trường Đại học tài chính kế toán 3. 11
- BÀI 1: KỶ LUẬT, AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT Mã bài : MĐ 24- 01 Giới thiệu: Bài học này giúp cho người học nắm bắt được nội quy, qui định và công tác chuẩn bị cho sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp là rất cần thiết, từ đó có thể làm việc đảm bảo an toàn lao động. Vì vậy bài này cung cấp cho học viên các kiến thức trong an toàn lao động tại doanh nghiệp. Mục tiêu. - Thực hiện đúng nội qui, qui định an toàn lao động cho quá trình thực tập tại doanh nghiệp - Chuẩn bị được các điều kiện cần thiết cho thực tập tại doanh nghiệp Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Điều kiện về tài liệu, hồ sơ thực tập - Điều kiện đảm bảo an toàn lao động - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: - Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: - + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp - + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. - + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. - + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Quan sát, so sánh, đánh giá theo quy trình Nội dung: 1. Hiểu được nội quy quy định và biện pháp sử dụng các thiết bị phòng cháy, nổ, phương tiện cứu thương trong xưởng thực tập 12
- 1.1.Sử dụng, bảo quản dụng cụ - Dụng cụ cơ khí cầm tay - Dụng cụ, trang bị điện 1.2.Vệ sinh môi trường lao động - Phòng chống nhiễm độc - Phòng chống bụi - Thông gió công nghiệp 2. Sử dụng được các thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị phòng phòng cháy, nổ, phương tiện cứu thương trong xưởng thực tập 2.1.Sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động - Để nạn nhân nơi thoáng mát - Hô hấp nhân tạo - Sơ cứu vết thương 2.2. Sơ cứu nạn nhân tai nạn do điện giật - Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện - Để nạn nhân nơi thoáng mát - Hô hấp nhân tạo - Xoa bóp tim ngoài lồng ngực 3.Sinh viên tự tìm hiểu khái quát về hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp công nghiệp nơi mà sinh viên được phép đến thực tập 3.1. Hệ thống tổ chức quản lý trong doanh nghiệp 3.1.1.Chế độ quản lý doanh nghệp công nghiệp - Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sơ Đảng - Thi hành chế độ một thủ trưởng - Thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động trong doanh nghệp 3.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất trong doanh nghiệp - Các tổ chức quản lý sản xuất + Quản lý tiến độ + Quản lý năng lực dôi dư + Quản lý sản phẩm hiện có + Quản lý tài liệu về kết quả thực tế + Quản lý thông tin + Quản lý thời điểm sản xuất - Các mối liên hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất 3.1.3.Cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp - Các bộ phận của cơ cấu sản xuất 13
- - Các cấp sản xuất trong doanh nghiệp - Các kiếu cơ cấu sản xuất - Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất 3.2. Công tác kế hoach hoá trong doanh nghiệp - Kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm - Kế hoạch khoa học- kỹ thuật - Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn - Kế hoạch cung ứng vật tư - Kế hoạch lao động tiền lương - Kế hoạch tài chính 3.3.Biện pháp chủ yếu để tăng năng suất lao động - Định mức lao động - Tăng cường kỷ luật lao động + Kỷ luật về thời gian + Kỷ luật về công nghệ + Kỷ luật sản xuất + Kỷ luật về an toàn lao động 3.4. Công tác quản lý kỹ thuật - Quản lý chất lượng sản phẩm - Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm 3.5. Giá thành sản phẩm và biện pháp hạ giá thành sản phẩm - Cấu tạo giá thành sản phẩm - Tính biến động của giá thành - Những biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản phẩm 14
- BÀI 2: TỔ CHỨC SẢN XUẤT XƯỞNG THỰC TẬP Mã bài : MĐ 24- 02 Giới thiệu: Kỷ luật lao động là những nội dung được quy định mang tính chất bắt buộc mà người lao động trong quan hệ lao động cũng như người sử dụng lao động phải tuân theo, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện công việc được thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo trật tự tại nơi làm việc. Mục tiêu: - Tìm hiểu được công nghệ, đối tượng sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất của Công ty, Xí nghiệp mà học viên đến thực tập. - Xác định được nhiệm vụ của học viên thực tập. - Rèn luyện, nâng cao được tay nghề, đảm bảo an toàn, vệ sinh,tác phong công nghiệp. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Điều kiện về tài liệu, hồ sơ thực tập - Điều kiện đảm bảo an toàn lao động - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. 15
- + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Quan sát, so sánh, đánh giá theo quy trình Nội dung chính: 2.1 Tổ chức sản xuất tại xưởng thực tập 2.1.1. Khái niệm về hệ thống sản xuất Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hóa này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin…Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường. Chức năng sản xuất là mọi hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Nó không chỉ tồn tại trong hệ thống sản xuất chế tạo mà còn tồn tại trong lĩnh vực dịch vụ như hệ thống y tế, vận tải, khách sạn, nhà hàng… Hệ thống sản xuất chế tạo Hệ thống sản xuất dịch vụ Hệ thống sản xuất chế tạo làm ra các sản phẩm hữu hình có thể lưu giữ, tồn kho trong những chừng mực nhất định. Hệ thống sản xuất dịch vụ (Non-Manufacturing Operation) Là các hệ thống sản xuất không tạo ra sản phẩm có hình dạng cụ thể mà tạo ra các sản phẩm vô hình, các dịch vụ như: khách sạn, ngân hàng, nàh hàng, bảo hiểm, kiểm toán,… 16
- Hệ thống sản xuất dịch vụ có những đặc trưng sau: Sản phẩm không tồn kho được. Quá trình sản xuất đi đôi với tiêu thụ và sử dụng. Chất lượng sản phẩm của hệ thống sản xuất này chỉ được xác định sau khi đã sử dụng xong sản phẩm đó. Tuy nhiên, ngày nay có những hệ thống sản xuất vừa tạo ra sản phẩm hữu hình vừa tạo ra sản phẩm vô hình. 2.1.2. Nội dung và những yêu cầu cơ bản của tổ chức sản xuất Nội dung của quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp hợp lý các yếu tố sản xuất để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho xã hội. Nội dung cơ bản của quá trình sản xuất là quá trình lao động sáng tạo tích cực của con người. Trong sản xuất người ta thường chia quá trình sản xuất thành hai dạng quá trình: Quá trình tự nhiên: là quá trình mà đối tượng lao động có những biến đổi vật lý, hóa học, sinh học mà không cần có sự tác động của lao động, hoặc chỉ cần tác động ở một mức độ nhất định. Quá trình công nghệ: là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất chế tạo, đó chính là quá trình làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất vật lý, hóa học của đối tượng chế biến. Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, căn cứ vào các phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khác nhau. Loại hình sản xuất Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất được quy định chủ yếu bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc. Thực chất, loại hình sản xuất là dấu hiệu biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc. Loại hình sản xuất là căn cứ rất quan trọng cho công tác quản lý hệ thống sản xuất hiệu quả. Hiện nay có thể chia loại hình sản xuất thành các loại như sản xuất khối lượng lớn, sản xuất hàng loạt trong đó có sản xuất hàng loạt lớn, sản xuất hàng loạt vừa, sản xuất hàng loạt nhỏ; sản xuất đơn chiếc và sản xuất dự án. Đặc điểm các loại hình sản xuất Loại hình sản xuất khối lượng lớn Sản xuất khối lượng lớn biểu hiện rõ nhất đặc tính của hệ thống sản xuất liên tục. Đặc điểm của loại hình sản xuất khối lượng lớn là nơi làm việc chỉ tiến hành chế biến chi tiết của sản phẩm hay một bước công việc của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm, nhưng với khối lượng rất lớn. Với loại hình sản xuất này, người ta sử dụng máy móc thiết bị và dụng cụ chuyên dùng. Các nơi làm việc được bố trí theo nguyên tắc đối tượng. Công nhân được chuyên môn hóa cao. Đường đi của sản phẩm ngắn, ít quanh co, sản phẩm dở dang ít. Kết quả sản xuất được hạch toán đơn giản và khá chính xác. 17
- Loại hình sản xuất hàng loạt Trong loại hình sản xuất hàng loạt, nơi làm việc được phân công chế biến một số loại chi tiết, bước công việc khác nhau. Các chi tiết, bước công việc này thay nhau lần lượt chế biến theo định kỳ. Loại hình sản xuất đơn chiếc Sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất thuộc sản xuất gián đoạn. Trong sản xuất đơn chiếc, các nơi làm việc thực hiện chế biến nhiều loại chi tiết khác nhau, nhiều bước công việc khác nhau trong quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Mỗi loại chi tiết được chế biến với khối lượng rất ít, thậm chí có khi chỉ một chiếc. Các nơi làm việc không chuyên môn hóa, được bố trí theo nguyên tác công nghệ. Máy móc thiết bị vạn năng thường sử dụng trên các nơi làm việc. Loại hình sản xuất đơn chiếc có tính linh hoạt cao. Loại hình sản xuất dự án Sản xuất dự án cũng là một loại sản xuất gián đoạn, nhưng các nơi làm việc tồn taị trong khoảng thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một loại sản phẩm hay đơn hàng nào đó. Sự tồn tại của nơi làm việc ngắn, nên máy móc thiết bị, công nhân thường phải phân công theo công việc, khi công việc kết thúc có thể giải tán lực lượng lao động này hoặc di chuyển đến các công việc khác. c. Các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất Trình độ chuyên môn hóa của xí nghiệp Mức độ phức tạp của kết cấu sản phẩm Quy mô sản xuất của xí nghiệp 2.2. Thực hiện bảo trì bảo quản thiết bị xưởng thực tập 2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu sản xuất Cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp là tổng hợp tất cả các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất và mối liên hệ sản xuất giữa chúng với nhau. Cơ cấu sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, thể hiện trình độ phân công lao động. Cơ cấu sản xuất là cơ sở xác định cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp. 2.2.2. Các bộ phận của cơ cấu sản xuất Bộ phận sản xuất chính: là những bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính. Đặc điểm của bộ phận này là nguyên vật liệu mà nó chế biến phải trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp. Bộ phận sản xuất phụ trợ: là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếïp cho sản xuất chính bảo đảm cho sản xuất chính có thể tiến hành đều đặn liên tục (bộ phận cung cấp hơi ép, các loại dụng cụ cắt gọt, khuôn mẫu, sửa chữa cơ điện...) Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ (vải vụn được tận dụng may áo gối, mũ trẻ, sắt vụn sản xuất dao kéo...) Chú ý doanh nghiệp đường giấy rượu. Bộ phận sản xuất phục vụ: là bộ phận bảo đảm việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, kho tàng. Kiểm tra 18
- BÀI 3: TÌM HIỂU CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI THỢ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP Mã bài: MĐ24 - 03 Giới thiệu: Cách làm việc hiệu quả mỗi ngày là hãy giảm bớt thời gian cho việc đưa ra quyết định và lựa chọn. Thay vì lựa chọn bạn sẽ làm gì đầu tiên, mặc gì khi đi làm, hay món ăn gì thì hãy dành thời gian cho những công việc quan trọng khác. Mục tiêu Mô tả các công việc của người lao động cơ điện tử tại nơi thực tập. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Điều kiện về tài liệu, hồ sơ thực tập - Điều kiện đảm bảo an toàn lao động - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. 19
- + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Quan sát, so sánh, đánh giá theo quy trình 3.1. . Khảo sát công việc hành ngày tại nhà máy 3.1.1. Khái niệm quản lý kỹ thuật Kỹ thuật là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Quản lý kỹ thuật: Là sự tác động của các cơ quan quản lí nhà nước và các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố kĩ thuật để nâng cao chất lượng của quá trình sản xuất. 3.1.2. Ý nghĩa, nội dung của quản lý kỹ thuật Công tác quản lý kỹ thuật có ý nghĩa: Kiểm soát được quá trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất… nâng cao khả năng cạnh tranh. Mang tính thiết yếu nhất là trong thời đại mà sự biến đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ là một thách thức với quản lý kỹ thuật của tất cả các công ty. Quản lý kỹ thuật tốt cho phép lôi kéo tập thể những người có trình độ, năng động, sáng tạo… Nội dung quản lý kỹ thuật: Hoạt động của quản lý kỹ thuật xâm chiếm hầu hết các giai đoạn của quá trình sản xuất. Nó bao gồm tất cả các hoạt động kỹ thuật được phân thành ba loại: kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật máy móc thiết bị. Kỹ thuật sản phẩm thì chủ yếu liên quan đến thiết kế sản phẩm để chế tạo. Quá trình này thường được bắt đầu sau khi có ý tưởng về sản phẩm hay mô hình sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất liên quan đến việc tìm ra các quy trình công nghệ chế tạo các phương tiện và phương pháp chế tạo ra sản phẩm. Kỹ thuật máy móc thiết bị nhằm bảo đảm cho hệ thống máy móc thiết bị hoạt động liên tục, an toàn. 3.1.3. Quản lý chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là khả năng của một vật phẩm nào đó để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội, những đòi hỏi và sở thích của người sử dụng. Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua những khía cạnh chung sau đây: Trình độ kỹ thuật: là mức độ thể hiện trong sản phẩm những thành tựu khoa học kỹ thuật 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề Điện công nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
72 p | 48 | 10
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
59 p | 14 | 8
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
134 p | 17 | 8
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
72 p | 35 | 7
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
46 p | 15 | 7
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng hệ liên thông) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
52 p | 21 | 7
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
52 p | 12 | 6
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
133 p | 10 | 5
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
58 p | 17 | 5
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
58 p | 11 | 5
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
76 p | 14 | 4
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
127 p | 35 | 4
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
85 p | 10 | 3
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
173 p | 7 | 1
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp - Vị trí việc làm 2 (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 2 | 1
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
61 p | 2 | 1
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Mộc xây dựng và trang trí nội thất - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
26 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
34 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn