Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
lượt xem 1
download
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) được biên soạn nhằm giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản và nâng cao tay nghề thông qua việc thực tập tại các công ty. Mục tiêu của môn học này nhằm tổng hợp các kiến thức lý thuyết, trải nghiệm kỹ năng thực hành; nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm; vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, kỹ năng tự trau dồi bổ sung kiến thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể, mở rộng mối quan hệ với các nghề liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình để biết thêm nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
- TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC TẬP XÍ NGHIỆP NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXLngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân lộc ) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Mô-đun Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo, nhằm giúp sinh viên áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế công việc. Thực tập tại các doanh nghiệp, tổ chức không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn cung cấp cơ hội trải nghiệm các tình huống thực tế, phát triển kỹ năng mềm, và nâng cao năng lực chuyên môn. Mô-đun này cũng giúp sinh viên rèn luyện tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ và khả năng giải quyết vấn đề. Qua quá trình thực tập, sinh viên có thể xác định rõ hơn định hướng nghề nghiệp của mình và tạo dựng mạng lưới quan hệ trong ngành. Mô-đun Thực tập tốt nghiệp đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa nhà trường và doanh nghiệp, đảm bảo sinh viên có sự chuẩn bị tốt nhất để bước vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu mô đun "Thực tập tốt nghiệp", sinh viên thường phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, dẫn đến sự không đồng nhất trong cách tiếp cận và hiểu biết về ngành. Đồng thời, một số tài liệu tham khảo còn mang tính hàn lâm, thiếu tính thực tiễn, khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc liên hệ lý thuyết với thực tế ngành Điện công nghiệp đang phát triển nhanh chóng và đầy biến động. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, cập nhật và gắn liền với thực tiễn hơn, nhóm giảng viên chúng tôi đề xuất và biên soạn giáo trình mô đun "Thực tập tốt nghiệp" này. Giáo trình được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết vững chắc, kết hợp với các ví dụ thực tế giúp sinh viên phát triển tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên sẽ sẵn sàng đối mặt với các thách thức và nắm bắt các cơ hội trong lĩnh vực Điện công nghiệp. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Ks . Nguyễn Đình Khiêm 2. Ks . Trần Quang Minh 3. Ths . Nguyễn Thành Hưng 4. Ths . Nguyễn Văn Sang 5. Ths . Đinh Công Sang 2
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC .............................................................................................. 4 BÀI MỞ ĐẦU: PHỔ BIẾN NỘ QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐI THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP ............................................................... 9 BÀI 1: THỰC CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG ................. 12 BÀI 2: THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP MỘC ....................................................... 20 BÀI 3: THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP ................................................................. 23 3
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: THỰC TẬP XÍ NGHIỆP 2. Mã môn học: MĐ29 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Trước khi học mô đun này phải hoàn thành tất cả các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo. 3.2. Tính chất: Là mô đun kĩ thuật chuyên môn thực hành, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành điện công nghiệp . Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản và nâng cao tay nghề thông qua việc thực tập tại các công ty. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Tổng hợp các kiến thức lý thuyết, trải nghiệm kỹ năng thực hành. 4.2 Về kỹ năng: B1. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm. B2. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, kỹ năng tự trau dồi bổ sung kiến thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể, mở rộng mối quan hệ vói các nghề liên quan. 4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung Thời gian học tập (giờ) Trong đó Mã Số MH/ Tên môn học/mô đun tín Tổng Thực hành/ MĐ chỉ số Lý Thực Kiểm thuyết tập/Thí tra nghiệm/Bài 4
- tập/Thảo luận I Các môn học chung 21 435 172 240 23 MH01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 MH02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục Quốc phòng và An MH04 4 75 36 35 4 ninh MH05 Tin học 3 75 15 58 2 MH06 Tiếng Anh 6 120 57 57 6 Các môn học, mô đun II 97 2265 703 1476 86 chuyên môn II.1 Môn học, mô đun cơ sở 15 270 133 122 15 MH07 An toàn lao động 2 30 28 2 MH08 Mạch điện 4 75 45 26 4 MH09 Auto cad 2 30 15 13 2 MH10 Vẽ điện 2 30 15 13 2 MĐ11 Điện tử cơ bản 3 60 15 42 3 MĐ12 Qua ban cơ khí 2 45 15 28 2 Môn học, mô đun chuyên II.2 82 1995 570 1354 71 môn MĐ13 Kỹ thuật lắp đặt điện 3 75 15 56 4 MĐ14 Máy điện 1 6 120 60 54 6 MĐ15 Máy điện 2 5 120 30 85 5 MĐ16 Máy điện 3 4 90 30 56 4 MĐ17 Trang bị điện 1 5 120 30 85 5 MĐ18 Trang bị điện 2 5 120 30 85 5 MĐ19 Trang bị điện 3 5 120 30 85 5 5
- MH20 Cung cấp điện 1 3 45 30 12 3 MH21 Cung cấp điện 2 4 90 30 56 4 MĐ22 PLC cơ bản 5 120 30 85 5 MĐ23 Điều khiển Điện - Khí nén 7 150 60 85 5 Phần mềm chuyên nghành MĐ24 4 90 30 56 4 điện MĐ25 Kỹ thuật xung - số 4 90 30 56 4 MĐ26 Điện tử công suất 6 120 60 56 4 MĐ27 Kỹ thuật cảm biến 4 75 45 26 4 MĐ28 PLC nâng cao 4 90 30 56 4 MĐ29 Thực tập xí nghiệp 8 360 360 Tổng cộng 118 2700 875 1716 109 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Học cách lãnh đạo và động viên đội ngũ, quản lý xung đột và xây dựng môi trường làm việc tích cực. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá 6
- - Áp dụng quy chế đào tạo trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra ra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ A1 Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ B1, B2 1 Sau 12 giờ. Thuyết trình Báo cáo C1 Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A1, ,B1, 1 Sau 300giờ Thuyết trình Báo cáo A1, Kết thúc môn Viết Báo cáo B1, B2, 1 Sau 356giờ học C1, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 7
- 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Mộc xây dựng và trang trí nội thất. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: - "Tổ Chức Sản Xuất Trong Doanh Nghiệp" Tác giả: Lê Văn Minh Nhà xuất bản: Xây dựng Năm xuất bản: 2018 - "Quản Lý Sản Xuất Và Tổ Chức Công Việc" Tác giả: Phạm Hồng Quân Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam Năm xuất bản: 2019 - "Tổ Chức Sản Xuất Và Quản Lý Chất Lượng" Tác giả: Nguyễn Hoài Nam Nhà xuất bản: Bách khoa Hà Nội Năm xuất bản: 2020 8
- BÀI MỞ ĐẦU: PHỔ BIẾN NỘ QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐI THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP GIỚI THIỆU BÀI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp tập trung vào việc chuẩn bị cần thiết trước khi bắt đầu kỳ thực tập. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo sinh viên có một kỳ thực tập thành công. Bài học này sẽ hướng dẫn sinh viên về mục tiêu, yêu cầu, và phương pháp thực tập, giúp họ xác định vị trí thực tập phù hợp, thiết lập mối liên hệ với doanh nghiệp, và chuẩn bị hồ sơ, kế hoạch thực tập một cách chi tiết. MỤC TIÊU BÀI MỞ ĐẦU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu và phương pháp thực tập. - Nắm vững quy trình xác định vị trí thực tập và thiết lập mối liên hệ với doanh nghiệp. Về kỹ năng: - Kỹ năng lập kế hoạch thực tập cụ thể và chi tiết. - Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ thực tập chuyên nghiệp và đầy đủ. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tự chủ trong việc tìm kiếm và xác định vị trí thực tập. - Chịu trách nhiệm về quá trình chuẩn bị và thực hiện kế hoạch thực tập. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI MỞ ĐẦU - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài mở đầu (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài mở đầu ) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI MỞ ĐẦU - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác 9
- - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI MỞ ĐẦU - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 10
- NỘI DUNG BÀI MỞ ĐẦU 1. Nội quy thực tập của nhà trường đối với sinh viên đi thực tập Trước khi bắt đầu kỳ thực tập, sinh viên cần hiểu rõ mục tiêu của kỳ thực tập, bao gồm việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, phát triển kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Yêu cầu của kỳ thực tập thường bao gồm số giờ làm việc tối thiểu, các báo cáo định kỳ và báo cáo cuối kỳ. Phương pháp thực tập bao gồm việc làm việc dưới sự hướng dẫn của người giám sát tại doanh nghiệp và tham gia vào các hoạt động, dự án cụ thể. 2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thực tập tại doanh nghiệp Sinh viên cần chủ động tìm kiếm và xác định vị trí thực tập phù hợp với ngành học và sở thích cá nhân. Quá trình này bao gồm việc tìm hiểu về các doanh nghiệp , và gửi hồ sơ ứng tuyển. Sau khi nhận được chấp thuận, sinh viên cần thiết lập mối quan hệ với người giám sát tại nơi thực tập, đảm bảo có sự hỗ trợ và hướng dẫn trong suốt kỳ thực tập. Hồ sơ thực tập bao gồm CV, thư xin việc, và các giấy tờ liên quan khác. Sinh viên cần chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp, trình bày rõ ràng về mục tiêu thực tập, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng hiện có. Kế hoạch thực tập cần chi tiết, bao gồm lịch trình làm việc, các nhiệm vụ dự kiến và các mục tiêu cần đạt được. Kế hoạch này giúp sinh viên có định hướng rõ ràng và dễ dàng theo dõi tiến trình thực tập của mình. TÓM TẮT BÀI MỞ ĐẦU giúp sinh viên chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thực tập bằng cách hướng dẫn về mục tiêu, yêu cầu và phương pháp thực tập. Sinh viên sẽ học cách xác định vị trí thực tập phù hợp và thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng sẽ được hướng dẫn chi tiết về việc chuẩn bị hồ sơ và kế hoạch thực tập, đảm bảo mọi thứ được sắp xếp chu đáo trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế. CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI MỞ ĐẦU Câu hỏi 1: Mục tiêu của kỳ thực tập là gì? Câu hỏi 2: Những yêu cầu chung của kỳ thực tập bao gồm những gì? 11
- BÀI 1: THỰC CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU BÀI 1 Thực tập tốt nghiệp tập trung vào việc thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc hoặc ccc doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Sinh viên sẽ có cơ hội làm quen với môi trường làm việc thực tế, tham gia sản xuất , thực hành quản lý và đánh giá hoàn thiện kỹ năng. Đây là bước quan trọng giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Mộc xây dựng và trang trí nội thất. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được các biện pháp an toàn và quy trình phòng chống cháy nổ Về kỹ năng: - Thực hiện được các biện pháp sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động và điện giật. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thực hiện đúng nội quy, quy định về bảo quản dụng cụ và vệ sinh công nghiệp PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp 12
- + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 13
- NỘI DUNG BÀI 1 1. Bảo quản dụng cụ và vệ sinh môi trường lao động 1.1.Trang thiết bị bảo hộ lao động Người lao động lúc làm việc phải sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động hay dụng cụ bảo hộ như kính bảo hộ lao động để bảo vệ an toàn cho bản thân. Ngoài ra, với công nghệ hiện đại như bây giờ thì có thể sử dụng máy, thiết bị, công nghệ an toàn thay cho các máy, thiết bị không đảm bảo an toàn. Sử dụng cơ cấu, thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa như van an toàn của nồi hơi, thiết bị áp lực, aptomat, cầu chì ở các thiết bị điện… Khi làm việc phải tuân thủ các khoảng cách an toàn đã được quy định, không vi phạm hành lang an toàn của điện cao thế… Sử dungh các tín hiệu, dấu hiệu để phòng ngừa như tín hiệu bằng âm thanh, màu sắc, ánh sáng và các biển báo an toàn khác. Bên cạnh đó, luôn phải bảo dưỡng, sửa chữa, phòng ngừa kiểm nghiệm dự phòng đối với máy, thiết bị. 1.2. Các biện pháp an toàn Chủ doanh nghiệp phải đề ra những khóa đào tạo, huấn luyện an toàn cho người lao động để nâng cao ý thức, hiểu biết và nhận thức của con người về tầm quan trọng của bảo hộ lao động. Tổ chức các dây chuyền công nghệ, xây dựng các quy trình, hướng dẫn vận hành an toàn thiết bị bảo hộ lao động, nội quy sản xuất. Tổ chức công việc lao động khoa học, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lí. Bên cạnh đó, người lao động luôn có ý thức mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc. 1.3 Giữ vệ sinh an toàn Người lao động phải luôn ý thức giữ vệ sinh an toàn lao động trong khu sản xuất. Chủ doanh nghiệp phải cung cấp cho người lao động đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo sự tiện nghi, thoải mái, vệ sinh cho người lao động khi làm việc với máy móc và các thiết bị đầy chất bẩn. Theo thống kê, do bảo hộ an toàn trong lao động cho công nhân chưa được tốt nên hàng năm xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Qua đó có thể thấy việc đảm bảo an toàn lao động trong nhà máy sản xuất là rất quan trọng. Chính vì vậy, người lao động luôn chú ý thực hiện tuyệt đối các quy tắc an toàn lao động để không gặp tai nạn đáng tiếc nào trong quá trình làm việc. 2. Thực hiện các biện pháp an toàn và phòng chống cháy nổ 2.1.Kiểm tra và bảo trì hệ thống nguồn điện Để đảm bảo an toàn, hệ thống điện trong khu dân cư cần được kiểm tra và bảo trì định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện và sửa chữa các vấn đề về điện trước khi chúng gây ra nguy hiểm. 14
- 2.2.Lưu trữ và sử dụng hóa chất an toàn Hóa chất cần được lưu trữ và sử dụng một cách an toàn để tránh gây ra nguy hiểm. Điều này có nghĩa là hóa chất cần được lưu trữ gọn gàng trong các thùng chứa an toàn và được đánh dấu rõ ràng. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất cũng cần được thực hiện một cách cẩn thận và tuân thủ các hướng dẫn an toàn. 2.3.Tuân thủ các quy định về an toàn PCCC Việc tuân thủ các là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Điều này có nghĩa là cần phải có các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn, như lắp đặt báo cháy và cách sử dụng bình chữa cháy an toàn, tuân thủ các quy định về sử dụng lò sưởi và các thiết bị khác. 2.4.Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động là một trong những biện pháp phòng chống cháy nổ hiệu quả nhất. Khi phát hiện có cháy nổ, hệ thống sẽ tự động phát ra tín hiệu cảnh báo và kích hoạt hệ thống chữa cháy để dập tắt ngọn lửa. Điều này giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an toàn cho con người. 2.5.Không để các chất dễ gây cháy gần nguồn lửa dễ cháy nổ Các chất dễ cháy gần nguồn lửa như: trữ xăng, dầu, bình gas … nên được lưu trữ một cách an toàn và đúng cách. Không để các chất dễ cháy nổ này gần lửa hoặc nơi có nhiệt độ cao để tránh nguy cơ cháy nổ. 2.6.Tắt điện ngắt cầu dao trước khi ra khỏi nhà Trước khi ra khỏi nhà, cần kiểm tra và tắt các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị có thể gây cháy nổ như bếp gas, lò vi sóng, máy sấy tóc… Ngoài ra, cần ngắt cầu dao để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. 2.7.Trang bị bình chữa cháy xách tay và lắp đặt hệ thống cảnh báo Ngoài hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, cần trang bị thêm bình chữa cháy xách tay để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, cần lắp đặt hệ thống cảnh báo để phát hiện sớm các trường hợp cháy nổ và kịp thời xử lý. Lưu ý quan trọng hãy thật bình tĩnh, không nên hốt hoảng và dập tắt đám cháy từ từ. 3. Sơ cứu nạn nhân tai nạn lao động và điện giật 3.2. Các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật. 15
- Khi có người bị điện giật bất cứ ai nhìn thấy cũng phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để cứu người bị nạn. Việc cứu người cần được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và có phương pháp. Đó là yếu tố quyết định đến tính mạng của nạn nhân 3.2.Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện. - Nhanh chóng cắt nguồn điện bằng cách cắt các thiết bị đóng cắt gần nạn nhân nhất. Khi cắt cần chú ý: + Nếu người bị nạn đang ở trên cao thì cần có biện pháp hứng đỡ khi người đó rơi xuống + Có thể dùng dao, rìu,… có cán cách điện để chặt đứt dây điện - Nếu không cắt được nguồn điện thì người cứu phải dùng các vật cách điện để gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân, ví dụ như sào cách điện, gậy tre hoặc gỗ khô. Người cứu cũng có thể đứng trên các vật cách điện, đi ủng, găng cách điện để gỡ nạn nhân ra khỏi vật có điện hoặc làm ngắn mạch đường dây để các thiết bị bảo vệ tự động cắt đường dây ra khỏi lưới điện. Người bị điện giật ngay sau khi được tách ra khỏi lưới điện nếu chỉ bị ngất thôi chỉ cần đặt ở nơi thoáng khí, nới quần áo, thắt lưng và cho ngửi mặt. Nếu nạn nhân ngừng thở và tim ngừng đập phải tìm mọi cách cho hô hấp và tim đập trở lại 3.3.Hô hấp nhân tạo. Nếu người bị nạn đã tắt thở, tim ngừng đập, toàn thân sinh co giật như chết, cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng quần áo và thắt lưng, cạy miệng, lau sạch nhớt dãi và các chất bẩn rồi thực hiện hô hấp nhân tạo. Cần thực hiện cho đên khi có y – bác sỹ đến, có ý kiến quyết định - Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp: Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu, một tay để duỗi thẳng, đặt đầu nghiêng về phía tay duỗi. Người cứu chữa quỳ trên lưng nạn nhân, hai tay bóp theo hơi thở của mình, ấn vào hoành cách mô theo hướng tim. Khi tim đập được thì hô hấp cũng sẽ dần dần hồi phục được. + Nhược điểm: khối lượng không khí vào trong phổi ít + Ưu điểm: các chất dịch vị và nước miếng không theo đường khí quản vào bên trong và cản trở sự hô hấp. 16
- - Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa: Đặt người bị nạn nằm ngửa, dưới lưng đặt thêm áo, quần cho đầu ngửa ra sau và lồng ngực được rộng rãi thoải mái. Người cứu ngồi quỳ ở phía trên đầu, hai tay cầm hai tay nạn nhân kéo lên thả xuống theo nhịp thở của mình + Nhược điểm: Dịch vị dễ chạy lên cuống họng làm cản trở hô hấp + Ưu điểm: không khí vào phổi nhiều hơn. - Phương pháp hà hơi thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngửa, ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía trước để cho cuống lưỡi không bịt kín đường hô hấp. Đặt một miếng gạc mỏng che kín miệng nạn nhân. Người cứu hít thật mạnh, một tay bóp mũi nạn nhân rồi áp kín miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh (đối với trẻ em thì thổi nhẹ hơn một chút). Ngực nạn nhân phồng lên, người cấp cứu ngẩng đầu lên hít hơi thứ hai, khi đó nạn nhân sẽ tự thở ra được do sức đàn hồi của lồng ngực. Tiếp tục như thế với nhịp độ khoảng 10 lần 1 phút, liên tục cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh. 3.4. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu gặp nạn nhân mê man, không nhúc nhích, tím tái, ngừng thở, không nghe thấy tim đập phải lập tức kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực: hai bàn tay chồng lên nhau, (hoặc dùng cùi tay) đè vào 1/3 dưới xương ức, ấn mạnh bằng cả sức cơ thể, tì xuống vùng xương ức. Sau mỗi lần ấn xuống lại nới nhẹ tay để lồng ngực trở lại như cũ. 17
- Nhịp độ phối hợp giữa ấn tim và thổi ngạt là: cứ ấn tim 5 đến 6 lần thì thổi ngạt 1 lần. Thổi ngạt kết hợp với ấn tim là phương pháp hiệu quả nhất nhưng cần chú ý là khi nạn nhân bị tổn thương cột sống không nên làm động tác ấn tim 4.1.Các biện pháp bảo vệ an toàn cho ngƣời và thiết bị khi sử dụng điện. Mục tiêu: Nêu được các qui tắc về mặt kỹ thuật cũng như về mặt tổ chức trong việc bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng điện. 4.2.Các qui tắc chung để đảm bảo an toàn điện. Để đảm bảo an toàn điện cần thực hiện tốt các qui định sau đây: - Phải che chắn các thiết bị và bộ phận mang điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ - Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các phần tử bình thường không mang điện nhưng có nguy cơ bị dò điện theo đúng qui chuẩn - Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ bảo vệ khi làm việc - Nghiêm chỉnh thực hiện, chấp hành các qui định, qui trình, qui phạm về an toàn điện - Tổ chức, kiểm tra, vận hành theo đúng qui tắc an toàn - Thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị điện và hệ thống điện - Các cán bộ phụ trách về điện, bao gồm cả kỹ sư và công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất đều phải có kiến thức về kỹ thuật điện, an toàn điện và hoàn toàn chịu 4.3.Các biện pháp về tổ chức. Trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật an toàn điện ở cơ sở của mình - Các công nhân vận hành phải được học về qui trình vận hành thiết bị, máy móc nhằm đảm bảo an toàn chung cho người và thiết bị, đặc biệt là biện pháp kỹ thuật an toàn khi đóng cắt cầu dao điện các máy công tác, phải biết và thực hiện đúng các biện pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật - Khi phân công công việc phải có “Phiếu giao việc” - Khi làm việc phải có 2 người 18
- - Khi cắt điện để sửa chữa phải treo biển “ Cấm đóng điện có người đang làm việc” lên thiết bị đóng cắt - Phải thực hiện kiểm tra không điện bằng đèn, bằng bút thử điện để khẳng định không còn điện trên các phần tử của thiết bị điện sắp được sửa chữa 4.4.Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện. Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điệ cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật sau đây: - Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn + Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị + Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các thiết bị mang điện + Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly + Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động - Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm +Thực hiện nối dây trung tính bảo vệ + Thực hiện nối đất bảo vệ + Sử dụng máy cắt điện an toàn, thiết bị chống dò điện, thiết bị tự động ngắt điện + Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ 4. Sinh viên tự tìm hiểu khái quát về cách thức quản lý, tổ chức, điều hành giải quyết các vấn đề kỹ thuật của công ty, xí nghiệp nơi mà sinh viên được phép đến thực tập. TÓM TẮT BÀI 1 Trong bài thực tập này, sinh viên sẽ tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp , tham gia các buổi đào tạo nội bộ và hỗ trợ. Sinh viên sẽ thực hành sàn xuất, thi công. Cuối cùng, sinh viên sẽ đánh giá kết quả thực tập và hoàn thiện kỹ năng thông qua các buổi học hỏi từ kinh nghiệm thực tế và phản hồi từ doanh nghiệp. CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 1 Câu hỏi 1: An toàn vệ sinh là gì? Câu hỏi 2: Cách cứu lạn nhân khi bị điện giật? 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sửa chữa điện xí nghiệp, điện tử công nghiệp - NXB Giáo Dục
353 p | 412 | 227
-
CƠ SỞ GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG CỌC CÁT - XI MĂNG
9 p | 265 | 50
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - CĐLT) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
61 p | 14 | 7
-
Giáo trình Thực tâp xí nghiệp (Nghề: Hàn) - CĐ Nghề Việt Đức, Hà Tĩnh
218 p | 34 | 5
-
Giáo trình Kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế (Nghề Hàn - Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
52 p | 31 | 5
-
Giáo trình Kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế (Nghề Hàn - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 38 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn