intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tổ chức quản lý y tế - Trường Tây Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tổ chức quản lý y tế được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được đường lối của Đảng về các công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, hệ thống tổ chức ngành y tế từ trung ương đến tận cơ sở, giám sát và đánh giá hoạt động y tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tổ chức quản lý y tế - Trường Tây Sài Gòn

  1. TRƯỜNG TÂY SÀI GÒN  GIÁO TRÌNH MÔN TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ  Lưu hành nội bộ
  2. Trường Tây Sài Gòn GIỚI THIỆU MÔN HỌC TỔ CHỨC- QUẢN LÝ Y TẾ 1. Tên môn học: Tổ chức quản lý Y tế 2. Số tiết: 30 tiết 3. Thời điểm thực hiện: Học kỳ .... 4. Thời gian: 10 tiết / Tuần Tổng số: 03 Tuần 5. Mục tiêu môn học: a) Nêu được đại cương về quản lý và quản lý y tế b) Trình bày được đường lối của Đảng về các công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, hệ thống tổ chức ngành y tế từ trung ương đến tận cơ sở, giám sát và dánh giá hoạt động y tế. c) Ứng dụng được các kiến thức đã học để lập kế hoạch hoạt động cũng như kiểm tra đánh giá hoạt động y tế đạt hiệu quả, thực hiện tốt y đức của người cán bộ y tế trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. 6. Chương trình chi tiết môn học: Bài 1: Đại cương về quản lý và quản lý y tế 1.1. Một số khái niệm về quản lý và quản lý y tế. 1. 2. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý. 1. 3. Chu trình quản lý và các phong cách quản lý. Bài 2: Đường lối của Đảng về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn hiện nay. 2.1. Các quan điểm cơ bản trong lịch sử phát triển y tế của Đảng ta. 2. 2. Các quan điểm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 2. 3. Các mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020 2.4. Các giải pháp chính để thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bài 3: Hệ thống tổ chức ngành y tế ở Việt Nam 3. 1. Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống tổ chức ngành y tế của Việt Nam Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 1
  3. Trường Tây Sài Gòn 3. 2. Các mô hình hệ thống tổ chức y tế Việt Nam 3. 3. Tổ chức y tế theo các tuyến. Bài 4: Chương trình mục tiêu y tế quốc gia 4. 1. Mục tiêu chung của chương trình y tế quốc gia . 4. 2. Các dực án thành phần và chỉ tiêu thực hiện. Bài 5: Chăm sóc sức khỏe ban đầu 5. 1. Khái niệm về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu. 5. 2. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam. 5. 3. Các nguyên lý cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu và các giảipháp thực hiện . Bài 6: Tổ chức và quản lý y tế cơ sở 6. 1. Khái niệm về y tế cơ sở. 6. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cổ chức cơ cấu tổ chức và họat động của trung tâm y tế huyện. 6. 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động trạm y tế cơ sở. Bài 7: Giám sát các hoạt động y tế 7. 1. Khái niệm về giám sát. 7. 2. Các nguyên tắc cơ bản, phương pháp và hình thức giám sát. 7. 3. Các bước của hoạt động giám sát. Bài 8: Đánh giá các hoạt động y tế 8. 1. Các khái niệm, mục đích và phân loại đánh giá các hoạt động y tế. 8. 2. Những phương pháp thu thập thông tin cho đánh giá các hoạt động y tế 8. 3. Định nghĩa chỉ số và các loại chỉ số dùng đánh giá. 8. 4. Những bước cơ bản của đánh giá. Bài 9: Đạo đức của người cán bộ y tế 8.1. Khái niệm về y đức, tầm quan trọng của y đức. 8.2. 12 điều y đức. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 2
  4. Trường Tây Sài Gòn 8.3. Các mối quan hệ trong y đức. Bài 10: Nhiệm vụ chức năng bệnh viện và nhiệm vụ của y sỹ y học cổ truyền 10.1. Nhiệm vụ chức năng của bệnh viện nói chung. 10.2. Nhiệm vụ chức năng bệnh viện đa khoa hạng 1, 2 và 3. 10.3. Nhiệm vụ chức năng của bệnh viện chuyên khoa hạng 1, 2 và 3. 10.4. Nhiệm vụ chức năng của bệnh viện viện y học cổ truyền trung ương và nhiệm vụ y sỹ y học cổ truyển. 7. Phương pháp dạy và học: - Lý thuyết: thuyết trình, giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực - Thảo luận nhóm, đóng vai, bài tập tình huống, thực hành giám sát, đánh giá. 8. Đánh giá kết thúc học phần: - Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm HS 1 - Kiểm tra định kỳ: 1 điểm HS 2 - Thi kết thúc môn học: thi trắc nghiệm Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 3
  5. Trường Tây Sài Gòn CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỆNH VIỆN VÀ CỦA Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN Mục tiêu 1.Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng I, II và III. 2.Trình bày được chức năng nhiệm vụ của bệnh viện chuyên khoa hạng I, II và II. 3. Trình bày được chức năng nhiệm vụ bệnh viện y học cổ truyền và nhiệm vụ của y sỹ y học cổ truyền 1. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA BỆNH VIỆN Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ sau: 1. Khám bệnh, chữa bệnh: a. Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách Nhà nước quy định. b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. 2. Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện. 3. Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh. 4. Chỉ đạo tuyến: Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới. 5. Phòng bệnh: Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. 6. Hợp tác quốc tế: Theo đúng các quy định của Nhà nước. 7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức thực hiện việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện. 2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG I Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 4
  6. Trường Tây Sài Gòn chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp. I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ: 1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. c. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. 2. Đào tạo cán bộ y tế: a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn. 3. Nghiên cứu khoa học về y học: a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. b. Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu … 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. b. Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực. 5. Phòng bệnh: a. Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. b. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. 6. Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước. 7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện: a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 5
  7. Trường Tây Sài Gòn c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. II. TỔ CHỨC: 1. Các phòng chức năng: 1. Phòng Kế hoạch tổng hợp 2. Phòng Y tá (điều dưỡng) 3. Phòng Chỉ đạo tuyến 4. Phòng Vật tư – thiết bị y tế 5. Phòng Hành chính quản trị 6. Phòng Tổ chức cán bộ 7. Phòng Tài chính kế toán 2. Các khoa: 1. Khoa khám bệnh 2. Khoa Hồi sức cấp cứu 3. Khoa Nội tổng hợp 4. Khoa Nội tim mạch 5. Khoa Nội tiêu hóa 6. Khoa Nội cơ – xương – khớp 7. Khoa Nội thận – tiết niệu 8. Khoa Nội tiết 9. Khoa Dị ứng 10. Khoa Huyến Học lâm sàng 11. Khoa Truyền nhiễm 12. Khoa Lao 13. Khoa Da Liễu 14. Khoa Thần kinh 15. Khoa Tâm thần 16. Khoa Y học cổ truyền 17. Khoa Lão học 18. Khoa Nhi 19. Khoa Ngoại tổng hợp 20. Khoa Ngoại thần kinh 21. Khoa Ngoại lồng ngực 22. Khoa Ngoại tiêu hóa Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 6
  8. Trường Tây Sài Gòn 23. Khoa Ngoại thận – tiết niệu 24. Khoa Chấn thương chỉnh hình 25. Khoa Bỏng 26. Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức 27. Khoa Phụ sản 28. Khoa Tai – mũi – họng 29. Khoa Răng - hàm – mặt 30. Khoa mắt 31. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng 32. Khoa Y học hạt nhân 33. Khoa Truyền máu 35. Khoa Lọc máu (thận nhân tạo) 36. Khoa Huyến học 37. Khoa Hóa Sinh 38. Khoa Vi sinh 39. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 40. Khoa Thăm dò chức năng 41. Khoa Nội soi 42. Khoa Giải phẫu bệnh 43. Khoa Chống nhiễm khuẩn 44. Khoa Dược 45. Khoa Dinh dưỡng 3. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành, có độ ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III. I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ: 1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: a. Tiến nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. c. Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 7
  9. Trường Tây Sài Gòn d. Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. e. Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết. 2. Đào tạo cán bộ y tế: a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học. b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn. 3. Nghiên cứu khoa học về y học: a. Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. b. Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. c. Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện,. 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: a. Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. b. Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. 5. Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. 6. Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước. 7. Quản lý kinh tế y tế: a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh. b. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác. II. TỔ CHỨC: 1. Các phòng chức năng: 1. Phòng Kế hoạch tổng hợp 2. Phòng Y tá (điều dưỡng) 3. Phòng Vật tư thiết bị y tế 4. Phòng Tổ chức cán bộ Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 8
  10. Trường Tây Sài Gòn 5. Phòng Hành chính quản trị 6. Phòng Tài chính kế toán 2. Các khoa: 1. Khoa Khám bệnh 2. Khoa Hồi sức cấp cứu 3. Khoa Nội tổng hợp 4. Khoa Nội tim mạch – Lão học 5. Khoa Truyền nhiễm 6. Khoa Lao 7. Khoa Da liễu 8. Khoa Thần kinh 9. Khoa tâm thần 10. Khoa Y học Cổ truyền 11. Khoa Nhi 12. Khoa Ngoại tổng hợp 13. Khoa Phẩu thuật – gây mê hồi sức 14. Khoa Phụ sản 15. Khoa Tai – mũi – họng 16. Khoa Răng – hàm – mặt 17. Khoa Mắt 18. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng 19. Khoa Ung bướu (điều trị tia xạ) 20. Khoa Huyết học truyền máu 21. Khoa Hóa sinh 22. Khoa Vi sinh 23. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 24. Khoa Thăm dò chức năng 25. Khoa Nội soi 26. Khoa Giải phẫu bệnh 27. Khoa Chống nhiễm khuẩn 28. Khoa Dược 29. Khoa Dinh dưỡng Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 9
  11. Trường Tây Sài Gòn 4. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG III Bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp. I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ: 1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. c. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa. d. Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu. e. Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện. 2. Đào tạo cán bộ y tế: a. Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường lớp trung học y tế. b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu. 3. Nghiên cứu khoa học về y học: a. Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu. b. Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở. c. Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: a. Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị. b. Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương. 5. Phòng bệnh: a. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. b. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. 6. Hợp tác quốc tế: - Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 10
  12. Trường Tây Sài Gòn 7. Quản lý kinh tế y tế: a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí. b. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiệm y tế, đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức kinh tế. c. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. II. TỔ CHỨC 1. Các phòng chức năng: 1. Phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư – thiết bị y tế 2. Phòng Y tá (điều dưỡng) 3. Phòng hành chính – quản trị và Tổ chức cán bộ. 4. Phòng Tài chính – kế toán 2. Các khoa 1. Khoa Khám bệnh 2. Khoa Hồi sức cấp cứu 3. Khoa Nội tổng hợp 4. Khoa Truyền nhiễm 5. Khoa Nhi 6. Khoa Ngoại tổng hợp 7. Khoa Phụ Sản 8. Liên chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm Mặt, Mắt 9. Khoa Xét nghiệm (Huyết học, Hóa sinh, Vi sinh) 10. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 11. Khoa Giải phẫu bệnh 12. Khoa Chống nhiễm khuẩn 13. Khoa Dược 14. Khoa Dinh dưỡng. 5. VỊ TRÍ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG I Bệnh viện chuyên khoa hạng I là cơ sở khám bệnh chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành, làm nhiệm vụ khám bệnh chuyên khoa bao gồm nhiều tỉnh, thành phố. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên khoa sâu có trình độ kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, cơ sở hạ tầng phù hợp. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 11
  13. Trường Tây Sài Gòn 1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc phạm vi chuyên khoa của bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú. b. Giải quyết các bệnh thuộc chuyên khoa bằng các phương tiện hiện có. c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. 2. Đào tạo cán bộ: a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp đại học và trên đại học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trên đại học. b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa. 3. Nghiên cứu khoa học về y học: a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học về chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. b. Nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa để nâng cao chất lượng cấp cứu – chẩn đoán và điều trị chuyên khoa trong địa phương. b. Kết hợp với các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa phương. 5. Phòng bệnh: - Phối hợp với cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh và phòng dịch. 6. Hợp tác quốc tế: - Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước. 7. Quản lý kinh tế: a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 12
  14. Trường Tây Sài Gòn 6. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG II Bệnh viện chuyên khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành, có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa khu vực bao gồm nhiều tỉnh, thành phố. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên khoa, trang bị thích hợp và cơ sở hạ tầng phù hợp. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ: 1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc chuyên khoa của bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. b. Giải quyết hầu hết các bệnh thuộc chuyên khoa ở địa phương. c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. 2. Đào tạo cán bộ: a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc đại học và trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trung học. b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa. 3. Nghiên cứu khoa học về y học: a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. b. Nghiên cứu, triển khai dịch tễ học cộng đồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo chuyên khoa tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên khoa trong địa bàn được Sở Y tế phân công để phát triển kỹ thuật chuyên khoa và nâng cao chất lượng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa. b. Kết hợp với các cơ sở y tế thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng trong khu vực được phân công. 5. Phòng bệnh: - Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng và thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch. 6. Hợp tác quốc tế: - Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước. 7. Quản lý kinh tế: Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 13
  15. Trường Tây Sài Gòn a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. 7. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA HẠNG III Bệnh viện chuyên khoa hạng III là cơ sở khám bệnh chữa bệnh chuyên khoa trực thuộc sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ngành, có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa cho người bệnh ở địa phương. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ: 1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: a. Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh về chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú. b. Giải quyết các bệnh chuyên khoa thuộc khu vực. c. Tham gia khám giám định sức khỏe và khám giám định pháp y khi hướng dẫn giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. 2. Đào tạo cán bộ: a. Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc trung học. b. Tổ chức đào tạo liên tục các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa. 3. Nghiên cứu khoa học về y học: a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa ở cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu các đề tài về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. b. Tham gia với y tế cơ sở triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình chuyên khoa tại cộng đồng. 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: a. Lập kế hoạch và chỉ đạo hoạt động chuyên khoa ở tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên khoa trong khu vực để phát triển và nâng cao kỹ thuật chuyên khoa. b. Kết hợp với y tế cơ sở chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng. 5. Phòng bệnh: - Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch. 6. Hợp tác quốc tế: Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 14
  16. Trường Tây Sài Gòn Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước. 7. Quản lý kinh tế: a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG Với chức năng là Bệnh viện đầu ngành của cả nước về Y học cổ truyền, Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ: 1. Khám, cấp cứu, điều trị nội trú, phục hồi chức năng cho mọi đối tượng ở tuyến cao nhất bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại 2. Nghiên cứu thừa kế các bài thuốc Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, hiện đại hóa Y Dược học cổ truyền. 3. Đào tạo cán bộ chuyên ngành Y học cổ truyền, đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo bác sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền trong và ngoài nước 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, tham mưu cho Bộ Y tế chỉ đạo mạng lưới chuyên môn xây dựng phác đồ điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại 5. Tuyên truyền phòng bệnh bằng Y học cổ truyền, tham gia phòng chống dịch bệnh. 6. Bào chế và sản xuất thuốc Y học cổ truyền; cung cấp đầy đủ, kịp thời về nhu cầu sử dụng thuốc trong và ngoài Bệnh viện 7. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị của Bệnh viện. 8. Hợp tác quốc tế về Y học cổ truyền, khai thác nguồn viện trợ đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị lớp học quốc tế về Y học cổ truyền. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 15
  17. Trường Tây Sài Gòn NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. Khám và chữa các bệnh và chứng bệnh thông thường bằng YHCT, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại. 2. Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu. 3. Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng YHCT trong nhân dân địa phương. 4. Chế biến và bào chế một số dạng thuốc YHCT 5. Hướng dẫn nhân dân trồng và xử dụng thuốc Nam để chữa một số bệnh và chứng bệnh tại nhà. 6. Giáo dục, hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng, khai thác các cây, con và nguyên liệu làm thuốc. 7. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng YHCT 8. Tham gia các hoạt động chăm sóc – bảo vệ sức khỏe nhân dân và các chương trình Y tế Quốc gia tại địa phương. 9. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá, công tác YHCT của địa phương. 10. Tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề về sức khỏe và bảo vệ sức khỏe. 11. Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên y tế, học sinh y tế thực tập tại đơn vị. 12. Tham gia công tác hành chính, quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án theo sự phân công. 13. Quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị trong khoa/ phòng, đơn vị. 14. Thực hiện Luật Bảo Vệ Sức Khỏe Nhân Dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y Tế. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 16
  18. Trường Tây Sài Gòn BÀI: CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU Mục tiêu học tập • Trình bày được khái niệm về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ). • Trình bày được 10 nội dung của CSSKBĐ ở Việt Nam. • Nêu được các nguyên lý cơ bản của CSSKBĐ. • Liệt kê được các giải pháp thực hiện mục tiêu CSSKBĐ tại Việt Nam. - Hội nghị quốc tế về CSSKBĐ tổ chức từ 6-12/9/1978 tại Alma-Ata, thủ đô nước Cộng Hòa Kazakhstan, do WHO & UNICEF tổ chức, 134 nước tham dự, trong đó có Việt Nam. - Hội nghị đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong việc thống nhất các quan niệm & định hướng công tác CSSK trên thế giới. - Nội dung & các nguyên lý CSSKĐ đã được xác định. Khái niệm về sức khỏe WHO đã nêu định nghĩa về sức khỏe như sau: “Sức khỏe( SK) là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần & xã hội, không phải chỉ bao gồm tình trạng không bệnh hay không tật”. Khái niệm về CSSKBĐ CSSKBĐ đã được đề cập tại hội nghị Alma Ata năm 1978 là: ─ những CSSK thiết yếu, dựa trên phương pháp & kỹ thuật thực hành ─ đưa đến tận cá nhân & từng gia đình trong cộng đồng ─ được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ với giá thành mà họ chấp nhận được nhằm đạt được SK cao nhất. ─CSSKBĐ nhằm nâng cao SK, phòng bệnh, chữa bệnh & phục hồi SK. Các nội dung của CSSKBĐ theo Alma Ata Gồm 8 nội dung: 1) Giáo dục sức khỏe 2) Cải thiện dinh dưỡng & ăn uống hợp lý 3) Cung cấp nước sạch & vệ sinh môi trường ( VSMT)) 4) Sức khỏe bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) 5) Tiêm chủng mở rộng 6) Phòng chống bệnh dịch lưu hành địa phương 7) Chữa bệnh & chấn thương thông thường. 8) Cung cấp đủ thuốc thiết yếu. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 17
  19. Trường Tây Sài Gòn Tại Việt nam  12/9/1978, sau khi tuyên ngôn Alma –Ata ra đời, ngành y tế Việt Nam đẩy mạnh công tác xây dựng ngành y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở (TYT cơ sở) để CSSK toàn dân ở mức cao nhất.  Do điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, tình hình chính trị  Việt Nam đưa thêm 2 nội dung nữa vào 8 nội dung CSSKBĐ của tuyên ngôn Alma- Ata, đó là nội dung thứ 9 và 10. Nội dung CSSKBĐ tại Việt Nam 1) Giáo dục sức khỏe 2) Cải thiện dinh dưỡng & ăn uống hợp lý 3) Cung cấp nước sạch & VSMT 4) Sức khỏe bà mẹ trẻ em – KHHGĐ 5) Tiêm chủng mở rộng 6) Phòng chống bệnh dịch lưu hành địa phương 7) Chữa bệnh & chấn thương thông thường 8) Cung cấp đủ thuốc thiết yếu. 9) Quản lý sức khỏe toàn dân 10)Xây dựng & củng cố mạng lưới y tế cơ sở 1. Giáo dục sức khỏe (GDSK) o Nhằm thay đổi thói quen, lối sống không lành mạnh, có hại thành có lợi cho SK. o GDSK là để người dân có kiến thức tự bảo vệ & tăng cường SK. Khi người dân tự nhận ra thói quen, lối sống & phong tục tập quán có hại cho SK, họ sẽ tự thực hành các hành vi có lợi cho SK. Họ sẽ thấy trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ SK & nâng cao SK cho bản thân, gia đình & cộng đồng. o GDSK có vị trí đặc biệt quan trọng trong CSSKBĐ vì nó có liên quan đến tất cả nội dung khác của CSSKBĐ. 2. Cải thiện dinh dưỡng & ăn uống hợp lý o Cải thiện điều kiện dinh dưỡng (DD) là cấp thiết đối với nước đang phát triển. Điều kiện kinh tế VN khó khăn, mục tiêu là xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng DD, DD hợp lý & an toàn thực phẩm (ATTP). o Giáo dục DD nâng cao nhận thức cộng đồng về DD hợp lý, đảm bảo phòng tránh được những bệnh do DD gây ra. o Vận động cộng đồng tự giải quyết vấn đề DD & sử dụng hợp lý nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có ở địa phương, phát triển hệ sinh thái vườn ao chuống (V. A.C). o Giúp cộng đồng biết cách tổ chức bữa ăn hợp lý: đảm bảo DD, phù hợp với khẩu vị từng địa phương. 3. Cung cấp nước sạch & VSMT o Đẩy mạnh giáo dục (GD) VSMT: GD thế hệ trẻ & người ít được tiếp cận thông tin về môi trường trên phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, nhà trường… Thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện. o Giải quyết tốt các chất thải bỏ: phân người & gia súc, nước, rác thải… o Tiêu diệt các trung gian truyền bệnh: ruồi, muỗi, gián, rận, rệp, bọ chét, chuột… Khuyến khích người dân sống vệ sinh & diệt các trung gian truyền bệnh bằng phương tiện tránh ô nhiễm môi trường. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 18
  20. Trường Tây Sài Gòn o Cung cấp nước sạch cho nhân dân: là cách phòng tránh cho cộng đồng khỏi mắc nhiều bệnh, trong đó thông thường nhất là bệnh lây qua đường tiêu hóa & bệnh ngoài da. o Đẩy mạnh trồng cây xanh để tạo những lá phổi lớn làm trong sạch môi trường. Do hiện tượng hiệu ứng nhà kính, Trái đất ngày càng nóng lên. Để tránh thảm họa này, con người phải tích cực trồng cây xanh. Cây xanh giúp điều hòa khí hậu, tránh xói lở đất khi có lũ lụt xảy ra. 4. Sức khỏe bà mẹ trẻ em – KHHGĐ o Đẩy mạnh GD về dân số KHHGĐ: phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số, thực hiện mỗi gia đình có 1-2 con, đẩy mạnh phong trào nuôi con khỏe, dạy con ngoan. o Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ & trẻ em, nhất là tử vong sơ sinh. Tỷ lệ bà mẹ & trẻ sơ sinh tử vong rất cao do chưa được quan tâm đúng mức, phong tục tập quán lạc hậu (tự đỡ đẻ hoặc mời các bà lang vườn…). Vận động người dân tự nguyện đến TTYT để được chăm sóc từ khi có thai đến khi sinh & sau sinh là việc làm của cả cộng đồng. o Giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ & trẻ em: Trẻ em được chăm sóc tốt từ trong bụng mẹ sẽ phát triển về tinh thần & thể chất tốt. o Nội dung chủ yếu của công tác BVSKBMTE hiện nay có thể tóm tắt trong chương trình GOBIFFF gồm: ─ Sử dụng biểu đồ tăng trưởng (Growth monitoring): theo dõi sự phát triển về thể chất của trẻ. ─ Bù nước & điện giải bằng đường uống (Oral rehydratation): để hạn chế tỷ lệ trẻ tử vong do tiêu chảy & các bệnh: Sốt chưa rõ nguyên nhân, SXH, SR… ─ Nuôi con bằng sữa mẹ (Breast feeding): Trước – bú mẹ hoàn toàn, nay – dùng sữa ngoài nhiều. Sữa mẹ rẻ tiền, đảm bảo tránh cho trẻ mắc các bệnh đường ruột; trẻ nhận nguồn kháng thể từ sữa mẹ có sức đề kháng tốt tránh các bệnh nhiễm trùng. ─ Tiêm chủng phòng bệnh (Immunisation) ─ KHHGĐ (Family planning): để hạn chế bùng nổ dân số, các quốc gia phải tham gia vào chương trình nhằm đưa tỷ lệ sinh trong tầm kiểm soát. ─ Thực phẩm bổ sung cho bà mẹ & trẻ em (Food supplements): bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể trong đó có các vi chất và vitamin. ─ Giáo dục nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ (Female education): người phụ nữ đảm trách công việc nuôi dạy con  sự hiểu biết của họ vô cùng quan trọng. Trong 3 năm đầu được nuôi dạy một cách khoa học sẽ tạo nền tảng cho nhận thức của trẻ sau này. Giáo Trình Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0