intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tổ chức và quản lý labo răng hàm mặt (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Tổ chức và quản lý labo răng hàm mặt (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp những kiến thức về: Cách tổ chức và quản lý labo răng hàm mặt một cách khoa học, nâng cao chất lượng và năng suất công việc; cách thiết lập mối quan hệ hai chiều hiệu quả giữa labo và nha khoa trao đổi kinh nghiệm, kiến thức công nghệ mới giúp cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng; quản lý tốt nhân sự trong labo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tổ chức và quản lý labo răng hàm mặt (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LABO RĂNG HÀM MẶT NGÀNH: KỸ THUẬT PHỤC HÌNH RĂNG VĂN BẰNG 2 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:629 /QĐ-CYT ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá Thanh hóa, tháng 11 năm 2022
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng “Tổ chức và quản lý Labo Răng Hàm Mặt” được các giảng viên Bộ môn chuyên khoa biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Kỹ thuật Phục hình răng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2022, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn “Tổ chức và quản lý Labo Răng Hàm Mặt” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học để biết cách tổ chức và quản lý Labo Răng Hàm Mặt một cách khoa học, nâng cao chất lượng và năng suất công việc. Biết cách thiết lập mối quan hệ hai chiều hiệu quả giữa Labo và Nha khoa trao đổi kinh nghiệm, kiến thức công nghệ mới giúp cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Quản lý tốt nhân sự trong Labo giúp công việc thuận lợi. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 07 tháng 11 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Ths.Bs. Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths. Bs. Hoàng Thị Thuỳ 3. Bs. Nguyễn Thị Hằng 4. Bs. Nguyễn Thị Hà Linh 5. CN. Bùi Huyền Trang 6. CN. Nguyễn Ngọc Thuý Hồng
  4. 4 MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu ………………………………………………………………..……….3 Giáo trình môn học …………………………………………………….....................5 Bài 1. Hệ thống tổ chức ngành Răng Hàm Mặt và Labo răng giả ở các tuyến y tế…. 6 Bài 2. Tổ chức thực hiện kiểm soát lây nhiễm tại Labo phục hình răng ……………..9 Bài 3. Hợp tác giữa kỹ thuật viên phục hình răng và bác sỹ răng hàm mặt ………….12 Bài 4. Quản lý nhân sự trong Labo phục hình răng …………………………………..15 Bài 5. Xây dựng Labo phục hình răng ………………………………………………..18 Bài 6. Chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu ……………………………………....22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….28
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Tổ chức và quản lý Labo Răng Hàm Mặt Mã môn học: MH31 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Là môn chuyên ngành, thuộc môn đào tạo bắt buộc học sau các môn cơ sở ngành. - Tính chất: Cung cấp cho người học về kiến thức cách tổ chức và vận hành labo phục hình răng. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học giúp cung cấp những kiến thức về cách tổ chức và quản lý Labo Răng Hàm Mặt một cách khoa học, nâng cao chất lượng và năng suất công việc. Cách thiết lập mối quan hệ hai chiều hiệu quả giữa Labo và Nha khoa trao đổi kinh nghiệm, kiến thức công nghệ mới giúp cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Quản lý tốt nhân sự trong Labo. Mục tiêu của môn học/mô đun: 1. Kiến thức - Trình bày nguyên lý vận hành các trang thiết bị chủ yếu trong labo. - Trình được các nguyên tắc hợp lý hóa lao động trong labo. - Trình bày được các mô hình quản lý labo phục hình răng chuyên nghiệp. 2. Kỹ năng - Vận hành được các trang thiết bị chủ yếu trong labo phục hình răng. 3. Năng Lực tự chủ và trách nhiệm - Rèn luyện tác phong nghiêm túc, cẩn thận thực hiện nguyên tắc hợp lý hóa lao động trong labo phục hình răng. Nội dung môn học:
  6. 6 BÀI 1: HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH RĂNG HÀM MẶT VÀ LABO RĂNG GIẢ Ở CÁC TUYẾN Y TẾ (2 tiết) GIỚI THIỆU: Bài học cung cấp kiến thức hiểu biết về mô hình ngành Răng Hàm Mặt nói chung và mô hình ngành Răng Hàm Mặt tuyến tỉnh, quận/huyện nói riêng và công việc tổ chức của labo tại các tuyến y tế. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: 1. Mô hình tổ chức ngành răng hàm mặt Việt Nam. 2. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tổ chức công việc của labo răng giả thuộc khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện. 3. Mô hình tổ chức chức năng, nhiệm vụ khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện tuyến quận/huyện và tổ chức, công việc của labo răng giả thuộc phòng/khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện. NỘI DUNG CHÍNH 1. Đại cương Theo phân công của Bộ Y tế, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở Răng Hàm Mặt. Sơ đổ tổ chức ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam
  7. 7 2. Mô hình tổ chức khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Đa khoa tuyến Tỉnh 2.1. Mô hình tổ chức 2.2 Chức năng, nhiệm vụ - Tổ chức khám bệnh và chữa bệnh về Răng Hàm Mặt - Chỉ đạo tuyến trước. - Tổ chức thực hiện và quản lý chương trình nha khoa công cộng - Đào tạo cán bộ - Nghiên cứu khoa học 2.3. Tổ chức, công việc của labo răng giả ở bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Labo răng giả ở bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh phải được tổ chức để có thể thực hiện được các loại phục hình răng cố định, phục hình răng tháo lắp từng phần, toàn phần và các khí cụ chỉnh nha. 3. Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ phòng khoa Răng Hàm Mặt ở bệnh viện Quận – Huyện 3.1. Mô hình tổ chức
  8. 8 GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN KHỐI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ PHÕNG KHOA RĂNG HÀM MẶT KHÁM CẤP CỨU NHỔ RĂNG ĐIỀU TRỊ NỘI- PHỤC HÌNH RĂNG CHỮA RĂNG NGOẠI KHOA LABO RĂNG GIẢ RĂNG HÀM MẶT NHA CHU 3.2. Chức năng và nhiệm vụ - Nhổ răng, chữa răng và điều trị nha chu. - Thực hiện hàm giả tháo lắp bán phần. - Khám, cấp cứu và điều trị nội khoa, ngoại khoa hàm mặt. - Tổ chức mạng lưới chăm sóc răng miệng tại phường, xã. - Phối hợp chỉ đạo công tác Nha học đường và nha cộng đồng tuyến huyện, quận, xã và phường. 3.3. Tổ chức, công việc của labo răng giả ở bệnh viện tuyến quận - huyện Labo răng giả nhỏ ở bệnh viện quận - huyện phải được tổ chức để có thể thực hiện được ít nhất là các loại hình phục hình tháp lắp từng phần để có thể đáp ứng yêu cầu làm các loại phục hình răng đơn giản cho bệnh nhân. GHI NHỚ: - Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ khoa Răng Hàm Mặt tuyến tỉnh, quận/huyện. - Tổ chức, công việc của Labo răng giả ở các bệnh viện tuyến Tỉnh, Quận/Huyện. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày mô hình tổ chức khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Đa khoa tuyến Tỉnh. 2. Trình bày mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Quận – Huyện. 3. Trình bày mô hình tổ chức khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Đa khoa tuyến Tỉnh và Quận - Huyện. BÀI 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM TẠI LABO PHỤC HÌNH RĂNG (2 tiết)
  9. 9 GIỚI THIỆU: Bài học cung cấp kiến thức để biết cách tổ chức thực hiện kiểm soát tốt lây nhiễm tại Labo, tạo môi trường làm việc an toàn và hạn chế tốt nhất việc lây nhiễm mầm bệnh. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: 1. Nêu được mục đích và nguyên tắc kiểm soát lây nhiễm tại labo phục hình răng. 2. Cách tổ chức, thực hiện kiểm soát lây nhiễm tại labo phục hình răng. NỘI DUNG CHÍNH 1. Đại cương Các mầm bệnh có khả năng gây lây nhiễm tại labo phục hình răng qua các dấu răng và các vật dụng được gửi đến labo để làm răng, hàm giả hay các khí cụ chỉnh nha. Các vi sinh vật có thể lây truyền từ các dấu răng qua các mẫu hàm thạch cao qua việc đỗ mẫu và các vi khuẩn trong miệng có thể sống sót, tăng sinh và gây lây nhiễm ở các mẫu hàm thạch cao cho đến 07 ngày. Kỹ thuật viên Phục hình răng làm việc tại các labo phục hình răng có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp như là: làm việc với dấu răng (cầm, nắm, đổ mẫu hàm, mài, cắt mẫu thạch cao) hay qua đường không khí: hít thở các mầm vi khuẩn văng, bắn trong không khí hoặc qua đường tiêu hóa trong quá trình làm răng, hàm giả cho bệnh nhân (cụ thể qua tiếp xúc bề mặt các mẫu hàm, mặt bằng làm việc, tay khoan, mũi khoan cắt, mài, bụi mài, bột đánh bóng, tay không rửa…) Bệnh nhân cũng có thể bị lây nhiễm chéo ngược lại qua việc gắn hàm giả, khí cụ chỉnh nha bị nhiễm khuẩn từ labo. Như vậy khả năng lây nhiễm chéo có thể đi từ các phòng khám, điều trị nha khoa sang các labo phục hình răng và ngược lại. 2. Mục đích và nguyên tắc kiểm soát lây nhiễm tại Labo Phục hình răng 2.1. Mục đích Mục đích của việc kiểm soát lây nhiễm tại labo phục hình răng là cố gắng tạo môi trường làm việc an toàn và hạn chế tốt nhất việc lây nhiễm mầm bệnh qua việc sử dụng các dung dịch, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn trước khi làm việc với các vật dụng có khả năng mang mầm bệnh được gửi đến phòng labo. 2.2. Nguyên tắc - Thực hiện việc kiểm soát lây nhiễm tại labo trong mọi lúc của quá trình làm việc. - Phải áp dụng việc kiểm soát lây nhiễm cho tất cả các vật dụng nha khoa được gửi đến labo và từ labo gửi đi. - Phải xem như tất cả bệnh nhân đều có khả năng mang mầm bệnh và gây lây nhiễm. - Các nhân viên làm việc tại labo cần được tiêm chủng phòng ngừa bệnh viêm gan.
  10. 10 3. Tổ chức thực hiện kiểm soát lây nhiễm tại Labo Phục hình răng 3.1. Thực hiện chung - Phối hợp chặt chẽ giữa labo phục hình răng với phòng khám điều trị nha khoa trong việc kiểm soát lây nhiễm. - Phải tổ chức, hướng dẫn cho tất cả nhân viên làm việc tại labo hiểu rõ thực hiện được quy trình khử nhiễm, khử trùng các vật dụng nha khoa được gửi đến labo. Chú ý dùng các hóa chất thích hợp và hiệu quả để khử nhiễm các vết bẩn ở vật dụng nha khoa khi vừa được gửi đến labo và phải khử nhiễm, khử khuẩn tất cả các vật dụng nha khoa được gửi đến trước khi làm việc ở labo và trước khi gửi trả lại cho phòng khám, điều trị nha khoa hay cho bệnh nhân. - Bảo đảm việc thực hiện quy trình kiểm soát lây nhiễm nghiêm chỉnh và thường xuyên tại labo. 3.2. Thực hiện biện pháp phòng chống lây nhiễm cho nhân viên labo, kỹ thuật viên phục hình răng Nhân viên labo cần thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm bằng cách: - Rửa tay với xà phòng thông thường hay xà phòng sát khuẩn ( hoặc chà xát tay với cồn nếu tay không bẩn). - Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt, áo choàng. * Đối với việc dùng găng tay: - Sử dụng găng tay xài 1 lần khi tay cần phải tiếp xúc trực tiếp, cầm nắm các vật dụng nhiễm bẩn. - Thay găng tay và bỏ găng tay đúng nơi quy định sau khi thực hiện xong công việc. - Rửa tay sạch trước và sau khi mang găng tay. - Sử dụng găng tay dầy (găng tay vệ sinh) khi khử nhieemzr dụng cụ, lau chùi các bề mặt làm việc. * Đối với khẩu trang và áo bảo vệ bảo hộ lao động: - Phải mang khẩu trang, kính bảo vệ mắt và áo choàng khi làm các công việc có khả năng gây văng, bắn, dính bẩn như khi sử dụng máy mài, đánh bóng, các máy có dụng cụ quay… - Phải mang áo choàng trong khi làm việc cả ngày và thay áo choàng hàng ngày. Chú ý không mặc áo choàng khi ra khỏi labo. - Áo choàng phải được giặt ủi cẩn thận, giặt riêng và đúng quy cách. * Đối với các vật dụng nha khoa được gửi đến labo, các bước thực hiện như sau: - Rửa sạch dưới vòi nước đang chảy để làm sạch má, nước bọt dính theo các vật dụng nha khoa hay là khay lấy dấu. - Sử dụng dung dịch khử khuẩn thích hợp để khử khuẩn (Iodophors, Chlorhexidine, Sodium hypochloride…). - Rửa sạch dưới vòi nước đang chảy để làm sạch các dung dịch khử khuẩn còn sót lại.
  11. 11 Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại dung dịch khử khuẩn không gây biến dạng, sai lệch mẫu dấu ( thường dùng loại dung dịch không phải cho tiếp xúc trong thời gian lâu, với các chất khử khuẩn mới, phải dùng thử để kiểm tra trước khi sử dụng cho các vật dụng nha khoa/ mẫu dấu lấy từ bệnh nhân). * Đối với các răng, hàm giả và khay lấy dấu được gửi tại phòng khám, điều trị nha khoa: - Rửa sạch và khử khuẩn trước khi gửi răng, hàm giả cho phòng khám, điều trị nha khoa để gắn cho bệnh nhân. - Sau khi khử khuẩn, rửa sạch lại, để khô và cho vào bao nhựa có sẵn ít nước súc miệng pha loãng để chờ gắn cho bệnh nhân. - Gắn nhãn tên bệnh nhân và ghi để cho biết răng/hàm giả đó đã được khử khuẩn. - Các khay lấy dấu cũng phải được khử khuẩn trước khi gửi trả lại cho phòng khám, điều trị nha khoa. * Đối với các hàm giả bẩn ( trong các trường hợp vá hàm gãy, đệm hàm…): - Dùng bàn chải chà rửa sạch với xà phòng sát khuẩn ( mang găng tay, sau đó phải khử khuẩn lại các bàn chải). - Ngâm hàm giả trong bao nhựa/ly đựng có chứa dung dịch khử khuẩn hoặc dung dịch loại bỏ cao răng để loại bỏ cao răng bám ở hàm, răng giả, sau đó rửa hết dung dịch khử khuẩn với nước sạch. * Đối với sáp cắn: - Dung dịch phun khử khuẩn để khử khuẩn các miếng sáp lấy dấu khớp cán trước khi làm việc với sáp cắn. * Đối với các máy móc, dụng cụ làm phục hình trong labo: Ngoài việc chú ý khâu bảo trì cần: - Làm sạch máy móc, dụng cụ sau khi sử dụng. - Dung dịch khử khuẩn thích hợp để khử khuẩn. GHI NHỚ: - Mục đích và nguyên tắc kiểm soát lây nhiễm tại labo phục hình răng. - Cách tổ chức, thực hiện kiểm soát lây nhiễm tại labo phục hình răng. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày mục đích và nguyên tắc kiểm soát lây nhiễm tại Labo Phục hình răng. 2. Trình bày mục đích và cách tổ chức thực hiện chung kiểm soát lây nhiễm tại Labo Phục hình răng. 3. Trình bày nguyên tắc và cách tỏ chức thực hiện chung kiểm soát lây nhiễm tại labo phục hình răng. 4. Trình bày cách thực hiện biện pháp phòng chống lây nhiễm cho nhân viên labo và kỹ thuật viên phục hình răng.
  12. 12 BÀI 3: HỢP TÁC GIỮA KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HÌNH RĂNG VÀ BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT (2 tiết) GIỚI THIỆU: Bài học cung cấp kiến thức để biết được nhiệm vụ, yêu cầu công tác của Kỹ thuật viên phục hình răng và tầm quan trọng của việc hợp tác tốt giữa Kỹ thuật viên phục hình răng và Bác sĩ Răng Hàm Mặt. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu công tác của Kỹ thuật viên phục hình răng trung học. 2. Sự quan trọng của việc hợp tác tốt giữa kỹ thuật viên phục hình răng và bác sĩ Răng hàm mặt. NỘI DUNG CHÍNH 1. Nhiệm vụ, yêu cầu công tác của Kỹ thuật viên Phục hình răng Sau khi tốt nghiệp ra trường, kỹ thuật viên phục hình răng có thể làm việc ở các Labo răng giả ở các khoa Răng Hàm Mặt của các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước hay tư nhân hoặc có thể làm việc độc lập ở các Labo răng giả đơn thuần với các dịch vụ phục vụ theo yêu cầu của các Bác sĩ RHM.ở các phòng khám, điều trị nha khoa và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau: 1.1. Về chuyên môn - Thực hiện các loại phục hình răng cố định và tháo lắp toàn phần, từng phần, khung bộ. - Làm các loại khí cụ chỉnh nha đơn giản và phối hợp với bác sĩ, cử nhân phục hình răng để thực hiện các loại phục hình răng và hàm chỉnh nha. 1.2. Về tổ chức quản lý - Tham gia tổ chức quản lý và sử dụng các trang thiết bị về phục hình răng - Trực tiếp hoặc phối hợp với bác sĩ điều trị xây dựng kế hoạch về trang thiết bị, nguyên vật liệu phục hình răng hàng năm. 1.3. Phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ - Tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ & chăm sóc răng miệng cho cộng đồng. - Tham gia các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng. 1.4. Thực hiện công tác đào tạo & nghiên cứu khoa học - Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới. - Tham gia đào tạo, hướng dẫn chuyên môn cho học sinh, nhân viên mới và cán bộ y tế tuyến dưới. - Tham gia, hợp tác nghiên cứu khoa học. 1.5. Yêu cầu công tác - Thực hiện nghiêm chỉnh đúng theo yêu cầu của các Bác sĩ RHM trong khi thực hiện các loại phục hình răng/ khí cụ chỉnh nha. - Đảm bảo thực hiện đúng quy trình kiểm soát lây nhiễm tại Labo răng giả để phòng tránh lây nhiễm mầm bệnh cho nhân viên, Kỹ thuật viên phục hình răng. làm
  13. 13 việc tại Labo cũng như lây nhiễm chéo từ Labo răng giả sang cho nhân viên ở phòng khám, điều trị nha khoa và bệnh nhân. - Đảm bảo thực hiện đúng quy trình chuyên môn, kỹ thuật khi làm các loại phục hình răng/khí cụ chỉnh nha để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của phục hình/ khí cụ. 2. Sự quan trọng của việc hợp tác giữa Kỹ thuật viên Phục hình răng và Bác sĩ Răng hàm mặt Vì phục hình răng là kết quả của sự hợp tác của bác sĩ Răng hàm mặt và Kỹ thuật viên phục hình răng trong quá trình thực hiện phục hình với mục tiêu cuối cùng là tạo ra được một phục hình răng thay thế các răng đã mất để phục hồi được chức năng ăn nhai, nói và thẩm mỹ đến mức tối đa cho bệnh nhân; do vậy sự hợp tác giữa bác sĩ Răng hàm mặt và Kỹ thuật viên phục hình răng vô cùng quan trọng. Nếu có sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp tốt giữa bác sĩ và Kỹ thuật viên phục hình răng, đảm bảo việc lấy dấu chính xác và sự cẩn trọng, tỷ mỹ, chính xác trong quá trình thực hiện phục hình trong labo sẽ giúp thực hiện được một phục hình tốt và đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân. Ngược lại, phục hình sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn, không phục hồi tốt chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, nói, gây khó khăn, trở ngại (đau, vướng víu, khó chịu) cho bệnh nhân khi mang hàm, thậm chí có khi không lắp được phục hình vào miệng bệnh nhân. Để có được sự hợp tác tốt giữa bác sĩ và Kỹ thuật viên phục hình răng., cần có một số điều kiện sau: - Bác sĩ và Kỹ thuật viên phục hình răng cần có hiểu biết về các công việc của nhau, có sự phối hợp chặt chẽ, và có thể nhanh chóng, dễ dàng trao đổi các thông tin cần thiết cho việc thực hiện phục hình. - Bác sĩ và Kỹ thuật viên phục hình răng đều cần có kiến thức tốt và có sự tinh thông, thành thạo trong công việc chuyên môn. - Bác sĩ và Kỹ thuật viên phục hình răng luôn tôn trọng lãnh vực chuyên môn của nhau và hổ trợ nhau trong công việc; hiểu biết được các khó khăn trên lâm sàng và trong lãnh vực labo để giúp nhau khắc phục, hoàn thành tốt công việc. - Bác sĩ cần cẩn trọng, đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn khi thực hiện công việc trên lâm sàng. - Kỹ thuật viên phục hình răng cần tôn trọng các yêu cầu của bác sĩ, đảm bảo cẩn thận, tỷ mỹ và chính xác tuyệt đối trong quá trình thực hiện phục hình. Đảm bảo được các yêu cầu trên sẽ giúp xây dựng quan hệ hợp tác hữu hiệu giữa bác sĩ và kỹ thuật viên phục hình răng và bệnh nhân sẽ là người cuối cùng được hưởng các lợi ích tối đa do sự hợp tác tốt mang lại trong việc thực hiện phục hình. Tuyệt đối tránh không để cho bệnh nhân phải hứng chịu và là nạn nhân của sự hợp tác lỏng lẽo và thiếu cẩn trọng, chính xác từ cả 2 phía bác sĩ và kỹ thuật viên phục hình răng. GHI NHỚ - Nhiệm vụ, yêu cầu công tác của Kỹ thuật viên Phục hình răng.
  14. 14 - Sự quan trọng của việc hợp tác giữa Kỹ thuật viên Phục hình răng và Bác sĩ Răng hàm mặt LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Phục hình răng. 2. Trình bày yêu cầu công tác của Kỹ thuật viên Phục hình răng. 3. Trình bày tầm quan trọng của việc hợp tác giữa Kỹ thuật viên Phục hình răng và Bác sĩ Răng hàm mặt.
  15. 15 BÀI 4: QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG LABO PHỤC HÌNH RĂNG (2 tiết) GIỚI THIỆU: Bài học cung cấp kiến thức để biết được những khó khăn và thuận lợi trong việc quản lý nhân sự. Nắm được vai trò, nhiệm vụ của người quản lý labo và nhân viên kỹ thuật phục hình răng để điều hành tốt công việc trong Labo phục hình răng. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: 1 Nêu được những khó khăn và thuận lợi trong việc quản lý nhân sự. 2 Nêu được vai trò và nhiệm vụ của người quản lý labo phục hình răng. 3 Nêu được vai trò và nhiệm vụ của nhân viên kỹ thuật viên phục hình răng. NỘI DUNG CHÍNH 1. Đại cương Để một bộ máy chạy tốt đòi hỏi từng mắt xích cũng phải tốt. Tương tự như vậy, các labo phục hình răng muốn thành công cần có một đội ngũ nhân viên giỏi và nhiệt tình. Để được như vậy, phần lớn do nghệ thuật dùng người của người quản lý. 2. Những khó khăn và thuận lợi trong việc quản lý nhân sự 2.1. Quản lý nhân sự không tốt sẽ dẫn đến - Sự bất mãn của nhân viên: Các nhân viên sẽ không còn sự hào hứng với công việc, tồi tệ hơn nữa họ sẽ cố tình phá hoại ngầm các hoạt động của labo phục hình răng. Thậm chí, khi nói chuyện với khách hàng họ sẽ nói những điều không tốt về labo phục hình răng. - Không tuân thủ các quy tắc: Các nhân viên sẽ không tôn trọng các quy tắc nữa, họ sẽ thường xuyên đi làm muộn, không tham gia các buổi họp và đi ăn trưa nhiều giờ đồng hồ. - “Đầu độc” môi trường làm việc: Họ sẽ tìm cách biến sự nhiệt tình, hào hứng với công việc của những người mới đến trở nên tiêu cực. 2.2. Nếu tìm được đúng đáp án cho bài toán quản lý nhân sự - Sự nhiệt tình của nhân viên: Các nhân viên sẽ cảm thấy vui vẻ và luôn muốn tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho labo phục hình răng vì chúng ta giúp họ hiểu rằng lợi nhuận của labo phục hình răng tăng tỷ lệ thuận với lương của họ. - Luôn đi làm với ý thức trách nhiệm cao: Họ ý thức được rằng mỗi ngày lao động của họ đã đóng góp không chỉ cho họ, cho labo phục hình răng họ mà còn cho sự phát triển của xã hội. - Luôn tin tưởng lẫn nhau: Các nhân viên làm việc với nhau trên tinh thần hợp tác và thân thiện, với người quản lý/ban điều hành là sự tôn trọng giữa nhân viên cấp trên và cấp dưới. 2.3. Để việc quản lý nhân sự có hiệu quả, cần tuân thủ những mục tiêu sau - Công bằng: Khi áp dụng bất kỳ chính sách nào chúng ta cần phải tìm hiểu xem liệu chúng có phù hợp với nhân viên hay không? Đảm bảo tiền lương, thưởng, thủ tục trả lương và môi trường làm việc phù hợp với tiêu chuẩn luật pháp đưa ra. - Biết cách khuyến khích nhân viên: Khi nhân viên nào đó có đóng góp đặc biệt cho labo phục hình răng cần có chế độ thưởng và khen ngợi tức thì. Cần tìm ra liệu
  16. 16 điều gì sẽ thúc đẩy các nhân viên làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm. Đôi khi chúng ta nên tổ chức cho mọi người một buổi tiệc nhỏ để giúp giảm bớt căng thẳng và mọi người có cơ hội trò chuyện với nhau nhiều hơn. - Thái độ của người quản lý/ban điều hành: Cách cư xử của người quản lý/ban điều hành chính là yếu tố cần thiết để tạo ra thành công. Nếu người quản lý/ban điều hành luôn đối xử với nhân viên trên tin trọng lẫn nhau và một thái độ tích cực thì người quản lý/ban điều hành sẽ có những nhân viên làm việc năng suất thực sự. 3. Vai trò, nhiệm vụ của người quản lý trong Labo Phục hình răng Người quản lý trong labo phục hình răng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tổ chức để labo phát triển. Để đáp ứng được mục tiêu đó người quản lý labo đòi hỏi cần phải có những yêu cầu sau: - Phải xác định được quy mô của labo từ đó lập ra kế hoạch, chỉ đạo, tuyển và quản lý nhân viên trong quá trình làm việc.- Phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý để đánh giá được năng lực của nhân viên trong quá trình làm việc. - Biết nắm điểm mạnh điểm yếu của nhân viên trong labo để từ đó giao công việc phù hợp với năng lực và đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề cho nhân viên. - Trong công việc phải luôn tỏ thái độ nghiêm túc, nêu cao tinh thần trách nhiệm. - Thân thiện và quan tâm đến nhân viên trong labo, biết động viên nhân viên khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống. - Quan tâm tới điều kiện làm việc của nhân viên: chế độ ăn uống, đi lại, bảo hiểm làm việc. - Quản lý kho vật liệu, trang thiết bị máy móc của labo. - Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng ( bệnh viện, phòng khám, bcs sĩ…). - Nắm bắt được các kỹ thuật công nghệ mới về labo. 4. Vai trò, nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Phục hình răng trong Labo 4.1. Vai trò của kỹ thuật viên phục hình răng Nhân viên kỹ thuật viên phục hình răng là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm răng giả, vai trò, nhiệm vụ của người kỹ thuật viên đống vai trò then chốt trong việc phát triển labo đồng thời tạo ra uy tín và thương hiệu của chính labo. Vì vậy, để đáp ứng được những yêu cầu đó, kỹ thuật viên cần phải có vai trò như sau: - Tuân thủ nội quy làm việc tại labo. - Làm việc cần tỉ mỉ chính xác trong việc làm răng giả cũng như các sản phẩm hàm giả khác. - Phải được bố trí công việc đúng chuyên môn và năng lực. - Hoàn thành sản phẩm đúng quy trình và đúng thời gian. - Kiểm tra sản phẩm trước khi bàn giao qua khâu khác hoặc trước khi hoàn tất sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh đó, là một người làm công hưởng thu nhập bằng chính sản phẩm mình tạo ra, nhân viên kỹ thuật phục hình răng có thể cần có một số quyền lợi đảm bảo như sau:
  17. 17 - Có chế độ làm việc theo thời gian phù hợp trong giờ cũng như ngoài giờ. - Được trang bị bảo hộ lao động (khẩu trang, áo choàng, găng tay, mắt kính). - Môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng, đầy đủ ánh sáng. - Có hợp đồng trong quá trình làm việc. - Được đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn. - Có chế độ lương thưởng các dịp lễ tết hợp lý. 4.2. Nhiệm vụ của kỹ thuật viên phục hình răng 4.2.1. Về chuyên môn - Thực hiện các loại phục hình răng: + Cố định: kim loại, nhựa, composit + Tháo lắp toàn phần, từng phần, khung bộ . - Làm các loại khí cụ chỉnh nha đơn giản và phối hợp với bác sĩ, cử nhân phục hình răng để thực hiện các loại phục hình răng và hàm chỉnh nha. 4.2.2. Về tổ chức quản lý - Tham gia tổ chức quản lý và sử dụng các trang thiết bị về phục hình răng. - Trực tiếp hoặc phối hợp với bác sĩ điều trị xây dựng kế hoạch về trang thiết bị, nguyên vật liệu phục hình răng hàng năm . 4.2.3. Phòng bệnh và Giáo dục sức khoẻ - Tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ và chăm sóc răng miệng cho cộng đồng. - Tham gia các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng. 4.2.4. Thực hiện công tác đào tạo - nghiên cứu khoa học - Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới. - Tham gia đào tạo, hướng dẫn chuyên môn cho học sinh, nhân viên mới và cán bộ y tế tuyến dưới. - Tham gia nghiên cứu khoa học. GHI NHỚ - Những khó khăn và thuận lợi trong việc quản lý nhân sự. - Vai trò, nhiệm vụ của người quản lý labo và nhân viên kỹ thuật phục hình răng. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày những khó khăn và thuận lợi trong việc quản lý nhân sự trong Labo phục hình răng. 2. Trình bày vai trò, nhiệm vụ của người quản lý trong Labo Phục hình răng. 3. Trình bày vai trò của kỹ thuật viên phục hình răng tại labo phục hình răng. 4. Trình bày nhiệm vụ của kỹ thuật viên phục hình răng.
  18. 18 BÀI 5: XÂY DỰNG LABO PHỤC HÌNH RĂNG (2 tiết) GIỚI THIỆU: Bài học cung cấp kiến thức về xây dựng labo phục hình răng gồm xây dựng nguồn nhân lực labo; xây dựng quản lý kho vật liệu, trang thiết bị phục hình răng. Những nguyên tắc của việc thiết kế labo phục hình răng và một số thủ tuch liên quan đến mở labo phục hình răng. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: 1. Nêu được việc xây dựng nguồn nhân lực của labo phục hình răng. 2. Thực hiện được việc xây dựng, quản lý kho vật liệu, trang thiết bị phục hình răng. 3. Nêu được những quy tắc của việc thiết kế labo phục hình răng. 4. Nêu được một số thủ tục liên quan đến vấn đề mở labo phục hình răng . NỘI DUNG CHÍNH 1. Xây dựng nguồn nhân lực của Labo Xây dựng nguồn nhân lực labo phục hình răng bao gồm việc tuyển chọn kỹ thuật viên phục hình răng và các nhân viên khác để đảm bảo labo hoạt động ổn định trong quá trình làm răng giả. Hiện nay, tại các labo, người ta thường chia ra các công đoạn làm trong phục hình, vỉ vậy việc tuyển chọn nguồn nhân lực cần phải phù hợp theo từng công đoạn. Đội ngũ trong labo bao gồm: - Ban giám đốc hoặc là ban điều hành - Bộ phận kế toán - Bộ phận tiếp thị - Bộ phận tiếp nhận hàng - Bộ phận làm sáp - Bộ phận đúc, làm kim loại - Bộ phận làm nguội, đánh bóng - Bộ phận là sứ - Bộ phận ép nhựa. - Bộ phận kiểm tra sản phẩm. - Bộ phận bảo trì máy móc. - Bộ phận khác. 2. Xây dựng, quản lý kho vật liệu, trang thiết bị của Labo Phục hình răng 2.1. Xây dựng kho vật liệu phục hình răng Hiện nay, vật liệu dùng trong labo phục hình răng rất đa dạng và phong phú. Để xây dựng tốt một kho vật liệu, trang thiết bị của labo, đòi hỏi người quản lý phải nắm bắt được nhu cầu của labo, hiểu rõ được vai trò của từng loại sản phẩm, cách thức hoạt động của máy móc và trang thiết bị cũng như vấn đề bảo trì bão dưỡng máy móc. Xây dựng kho vật liệu, trang thiết bị cần phải xây dựng theo những nguyên tắc sau: - Xây dựng theo danh mục, bao gồm: + Các trang thiết bị máy móc lớn: máy đúc, máy nướng sứ, máy nung kim loại, máy mài…
  19. 19 + Các trang thiết bị nhỏ: dao tỉa sáp, múp, giá khớp, mũi mài, chổi đánh bóng, đèn cồn, kềm bẻ móc, khay lấy dấu, bảng so màu… + Vật liệu: thạch cao, nhựa, thép, bột sứ, sáp, kim loại, bột bao, vật liệu cách ly… + Các hệ thống kèm theo: hệ thống hút bụi, hệ thống đường hơi, hệ thống đường nước, hệ thống xử lý nước thải… - Xây dựng kho vật liệu phải dự trù được cho từng giai đoạn tiếp theo (tuần, tháng, quý). - Phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ các công ty cung cấp các mặt hàng, cập nhật các sản phẩm, thiết bị máy móc mới. 2.2. Quản lí kho vật liệu, thiết bị máy móc trong labo phục hình răng Việc quản lý kho vật liệu, thiết bị máy móc trong labo phục hình răng phải đảm bảo theo những nguyên tắc sau: - Kiểm tra nhãn mác, hạn sử dụng của vật liệu, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng của vật liệu, cách bảo quản của vật liệu. - Phải có tủ đựng sản phẩm, tránh tác động nhiệt từ môi trường bên ngoài. - Kho vật liệu phải có điều hòa hoặc tủ lạnh để bảo quản các loại vật liệu cần nhiệt độ thấp. - Phải có sổ sách quyết toán việc sử dụng các loại vật liệu, sổ sách nhập vật liệu. - Vật liệu đựng trong tủ được sắp xếp theo danh mục thứ tự hoặc theo mức độ sử dụng, bên ngoài tủ phải ghi rõ. - Máy móc sử dụng phải có người đứng ra trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố. - Máy móc cần phải bảo trì bảo dưỡng định kỳ. Máy móc hư hỏng cần phải có máy móc khác thay thế. 3. Thiết kế Labo Phục hình răng - Thiết kế labo phục hình răng đòi hỏi labo phải đảm bảo vị trí thuận lợi, có nơi nhận mẫu, có từng khu làm việc riêng và làm sao cho khâu vận hành sản phẩm theo đúng dây chuyền, không gây xáo trộn hay thất lạc mẫu khi làm việc. - Có hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống hút bụi, hệ thống nước phải đảm bảo các đường thoát nước tránh thạch cao đọng lại gây tắc ống nước. - Bố trí bàn làm việc kỹ thuật viên phù hợp, có hệ thống máy mài kèm theo và có ngăn đựng dụng cụ vật liệu ở mỗi bàn kỹ thuật viên. - Phòng đúc kim loại, mài mẫu hàm phải bố trí hệ thống hút bụi, hút khói, phòng phải thoáng. - Phòng làm sáp bố trí hệ thống đường hơi ga liên tục cho tất cả các bàn kỹ thuật viên. - Xây dựng hệ thống tủ để tường để đựng sản phẩm. - Phòng tiếp nhận mẫu hàm phải được bố trí thuận lợi và phải kiểm soát ghi phiếu tên người nhận hàng, ngày tháng nhận giao hàng, qui cách sản phẩm, người phụ trách làm và người kiểm tra hàng.
  20. 20 Hình 7.1. Thiết kế phòng Labo kiểu nhỏ 4. Một số thủ tục xây dựng Labo Labo phục hình răng là một mô hình của việc cung ứng các sản phẩm y tế nhằm mục đích mang lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho người bệnh, vì vậy để xây dựng được một labo phục hình răng, yêu cầu người quản lý labo cần phải có những hiểu biết cơ bản về thủ tục xây dựng labo. Một số điểm liên quan đến thủ tục như sau: - Phải có kiến thức hiểu biết về luật, thủ tục xin giấy phép. - Phải có chứng chỉ hành nghề, các giấy tờ liên quan đến bản thân. - Hồ sơ xin cấp giấy phép mở labo: Văn bằng, chứng chỉ, giấy khám sức khỏe... - Giấy tờ hợp đồng lao động với nhân viên. - Giấy tờ chứng minh về trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất, địa điểm xây dựng labo. - Giấy tờ xác nhận của các cơ quan chức năng liên quan khác: sở y tế, sở tài nguyên môi trường… GHI NHỚ - Xây dựng nguồn nhân lực của Labo. - Xây dựng, quản lý kho vật liệu, trang thiết bị của Labo Phục hình răng. - Thiết kế Labo Phục hình răng LƯỢNG GIÁ 1. Nêu cách xây dựng nguồn nhân lực của Labo phục hình răng. 2. Nêu cách xây dựng kho vật liệu phục hình răng. 3. Nêu cách quản lý kho vật liệu, thiết bị máy móc trong labo phục hình răng. 4. Nêu cách thiết kế một Labo Phục hình răng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2