Giáo trình Điều dưỡng nha (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình "Điều dưỡng nha (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp những kỹ năng cơ bản và kiến thức chuyên môn về răng miệng để tổ chức và quản lý được các hoạt động chăm sóc và phòng bệnh răng miệng tại các cơ sở nha khoa, cơ sở y tế. Ngoài ra, môn học giúp sinh viên thực hành, rèn luyện tay nghề để trở thành người Điều dưỡng nha đảm nhận vai trợ thủ đắc lực cho các bác sỹ trong quá trình thăm khám, điều trị các bệnh lý răng miệng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng nha (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƢỠNG NHA NGÀNH: KỸ THUẬT PHỤC HÌNH RĂNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:549 /QĐ-CYT ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá Thanh Hoá, năm 2021
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng “Điều dưỡng Nha khoa” được các giảng viên Bộ môn chuyên khoa biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Kỹ thuật Phục hình răng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn “Điều đưỡng Nha khoa” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học để biết cách tổ chức phòng nha học đường, cách viết các giấy tờ sổ sách và phiếu theo dõi tại khoa phòng khám răng hàm măt, vô khuẩn trong nha khoa, chăm sóc người bệnh răng miệng. Phụ giúp thầy thuốc khi nhổ răng, chữa răng và phục hình răng. Vì vậy môn học “Điều dưỡng Nha khoa” giúp cho người học nắm được những kiến thức chuyên môn về răng miệng để tổ chức và quản lý được các hoạt động chăm sóc và phòng bệnh răng miệng tại các cơ sở nha khoa, cơ sở y tế. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 9 tháng 8 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ths.Bs. Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths. Bs. Hoàng Thị Thuỳ 3. Bs. Nguyễn Thị Hằng 4. Bs. Nguyễn Thị Hà Linh 5. CN. Bùi Huyền Trang 6. CN. Nguyễn Ngọc Thuý Hồng
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu ……………………………………………………………….. 3 Giáo trình môn học ……………………………………………………........ 5 Bài 1. Các giấy tờ liên quan đến tổ chức và hoạt động tại cơ sở Răng – Hàm – Mặt……………………………………………………………. 6 Bài 2. Vô trùng ghế máy và dụng cụ trong nha khoa …………………………15 Bài 3. Phụ giúp bác sỹ trám răng …………………………………………….. 20 Bài 4. Phụ giúp bác sỹ nhổ răng………………………………………………. 24 Bài 5. Phụ giúp bác sỹ điều trị phục hình răng………………………………... 30 Bài 6. Chăm sóc người bệnh nhổ răng………………………………………… 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….46
- 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Điều dƣỡng Nha Mã môn học: MH33 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Là môn chuyên ngành, thuộc môn đào tạo bắt buộc học sau các môn cơ sở ngành. - Tính chất: Môn học này cung cấp cho người học biết kiến thức kỹ năng về cách viết các giấy tờ sổ sách và phiếu theo dõi tại khoa phòng khám răng hàm măt, vô khuẩn trong nha khoa, chăm sóc người bệnh răng miệng. Phụ giúp thầy thuốc khi nhổ răng, hàn răng và phục hình răng. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học giúp cung cấp những kỹ năng cơ bản và kiến thức chuyên môn về răng miệng để tổ chức và quản lý được các hoạt động chăm sóc và phòng bệnh răng miệng tại các cơ sở nha khoa, cơ sở y tế. Ngoài ra, môn học giúp sinh viên thực hành, rèn luyện tay nghề để trở thành người Điều dưỡng nha đảm nhận vai trợ thủ đắc lực cho các bác sỹ trong quá trình thăm khám, điều trị các bệnh lý răng miệng. Mục tiêu của môn học/mô đun: 1. Kiến thức - Trình bày được cách ghi chép giấy tờ sổ sách tại phòng nha và khoa răng hàm mặt. - Trình bày được công việc phụ giúp bác sỹ hàn răng, nhổ răng, phục hình răng. - Trình bày được chăm sóc người bệnh nhổ răng và viêm nhiễm vùng hàm mặt. - Trình bày được cách vô trùng trong nha khoa. 2. Kỹ năng - Thực hiện được các kỹ năng thực hành lâm sàng điều dưỡng nha khoa . 3. Năng Lực tự chủ và trách nhiệm - Thực hiện các quy định về y đức, chấp hành quy định của pháp luật - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc học tập. Nội dung của môn học:
- 6 BÀI 1: CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI CƠ SỞ RĂNG – HÀM – MẶT (4 Tiết) GIỚI THIỆU: Đây là các loại giấy tờ liên quan đến tổ chức và hoạt động tại cơ sở Răng – Hàm – Mặt. Bài học này giúp người học nắm được ý nghĩa, mục đích và biết cách sử dụng các loại giấy tờ trên. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: 1. Trình bày được nội dung, ý nghĩa, mục đích sử dụng các loại giấy tờ liên quan đến tổ chức và hoạt động tại cơ sở Răng – Hàm – Mặt. 2. Trình bày cách sử dụng các loại giấy tờ liên quan đến tổ chức và hoạt động tại cơ sở Răng – Hàm – Mặt. NỘI DUNG CHÍNH I. Phiếu hẹn, phiếu bệnh án, phiếu chấp thuận 1. Phiếu hẹn 1.1. Mục đích, ý nghĩa Sau khi nhận được giấy chấp thuận và ghi tên em bé vào sổ bệnh nhân, người điều trị phải sắp xếp công việc để gọi bệnh nhân đến chữa trị một cách đều đặn. Muốn thế cần gởi cho đứa bé một phiếu hẹn để giúp em giữ đúng ngày giờ hẹn và người điều trị không trễ nải công việc. 1.2. Nội dung NGÀNH NHA PHIẾU HẸN Số:………… Họ và tên:………………………………………………………………………. Địa chỉ:…………………………………………………………………………. Ngày, Giờ Nội dung hẹn Ngƣời hẹn Chú ý: Cần đến đúng hẹn, nếu không đến được xin báo trước để hẹn lại. 1.3. Cách sử dụng - Số phiếu: Lấy từ bệnh án - Họ và tên: Ghi họ và tên bệnh nhân theo bệnh án - Địa chỉ: Cần ghi rõ ràng để tiện liên lạc khi cần - Ngày giờ hẹn bệnh nhân đến chữa trị: ghi rõ ràng
- 7 - Nội dung hẹn: Ghi công việc sẽ làm trong lần hẹn tới. - Tên người hẹn: Ghi tên người điều trị hôm đó. Lƣu ý: Người điều trị thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân: - Thuộc lòng số phiếu. - Không làm mất phiếu. - Đến đúng hẹn, nếu không đến được phải báo trước để hẹn lại. - Tuyệt đối nghe theo lời dặn dò của thầy thuốc. 2. Phiếu chấp thuận 2.1 Mục đích, ý nghĩa Trước khi nhận bệnh nhân vào chữa trị, người điều trị phải gửi cho cha mẹ bệnh nhân phiếu chấp thuận. Trong phiếu ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân. Nếu cha mẹ người bệnh bằng lòng thì con họ sẽ được chữa trị lâu dài. 2.2. Nội dung PHIẾU CHẤP THUẬN Chúng tôi bằng lòng Chúng tôi không bằng lòng Cho con chúng tôi là:……………………………………………………… Được chữa răng trong suốt quá trình từ lớp 1 đến lớp 5 Ngày…..Tháng……..Năm…… ( Kí tên) 2.3 Cách sử dụng Nếu cha mẹ đứa bé bằng lòng cho con họ được chữa trị thì họ sẽ gạch bỏ hàng chữ “ không bằng lòng” và phía dưới phiếu ghi ngày, tháng, năm, kí tên. Xong gửi lại phòng nha khoa. Khi nhận lại phiếu chấp thuận, người điều trị mới sắp xếp ngày giờ chữa trị cho người bệnh. Giấy chấp thuận phải kẹp vào hồ sơ, đề phòng họ khiếu nại sau này. 3. Phiếu bệnh án 3.1 Mục đích, ý nghĩa Để hiểu rõ tình trạng của bệnh nhân trong cả quá trình điều trị đồng thời để theo dõi bệnh nhân qua từng giai đoạn điều trị, sự tiến triển của bệnh ra sao để giữ hoặc thay đổi phương án điều trị. Phiếu bệnh án cũng dùng cho việc nghiên cứu khoa học và cho những lần tái khám. Vì vậy phiếu bệnh án phải ghi rõ ràng, cẩn thận, càng chi tiết càng tốt. 3.2. Nội dung
- 8 ( Xem phiếu bệnh án đính kèm) 3.3. Cách sử dụng * TRANG THỨ NHẤT: bao gồm các nội dung sau: - Số phiếu: Lấy từ sổ bệnh nhân - Họ tên bệnh nhân - Năm sinh, giới tính: Để tiện việc theo dõi sự mọc răng - Địa chỉ: Gia đình, thường trú ( Cần ghi rõ ràng để tiện liên lạc khi cần) - Nghề nghiệp cha mẹ: Rất quan trọng cho việc chữa trị, chỉnh nha, tìm nguyên nhân sâu răng - Ngày vào viện: Ngày đầu tiên bệnh nhân đến điều trị. - Lý do đến khám: triệu chứng cơ năng của người bệnh, điều trị theo chương trình nha học đường. - Tiền sử gia đình: Hỏi cha mẹ đứa bé xem có bệnh tật di truyền gì không như: Giang mai, tim, bệnh về máu…. Vì các bệnh này di truyền cho con cái và ảnh hưởng đến việc chữa trị. - Tiền sử bản thân: Vì các sự thiếu sót đó có ảnh hưởng đến răng. + Hỏi bệnh nhân sinh đủ hay thiếu tháng? + Bao nhiêu tuổi mọc răng đầu tiên? + Có dinh dưỡng đầy đủ không? - Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng: Khám từng vùng răng và đánh giá chỉ số bựa( DIS), chỉ số cao răng(CIS), chỉ số điều trị nha chu cộng đồng (CPI), tổng kết chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHIS). - Tình trạng miệng: + Niêm mạc: bị viêm loét hay bình thường + Lợi: Viêm hay bình thường. + Tình trạng môi và hàm ếch: Bình thường hay chẻ đôi, hoặc có dấu vết gì đặc biệt không. + Lưỡi: Lớn, bình thường, nhỏ hoặc bất thường gì không. + Hạch: Sưng hay bình thường. + Cao răng: ít, trung bình hay nhiều. +Vệ sinh: tốt, khá, trung bình + Tình trạng khác: Như khớp hàm bất thường……
- 9 - Tình trạng răng: + Khám hết 2 hàm răng theo thứ tự hàm trên từ phải sang trái, hàm dưới từ trái sang phải. + Khám xem răng nào sâu và sâu loại nào, mặt nào, răng nào cần nhổ, cần chữa, răng thiếu hay chưa mọc hoặc đã nhổ… - Chẩn đoán: Ghi kết luận bệnh của bệnh nhân từ các dấu hiệu và triệu chứng răng miệng đã được thăm khám. II. Sổ hẹn, sổ theo dõi hoạt động, sổ theo dõi tài sản phòng Nha 1. Sổ hẹn 1.1. Mục đích, ý nghĩa của sổ hẹn Sổ hẹn bệnh nhân rất có lợi, vì giúp người điều trị sắp xếp thì giờ, có kế hoạch để công việc làm được nhanh chóng và nếu cần ai thay thế mình trong ngày hôm đó người đến sau cũng dễ làm việc. Nếu chẳng may mất hồ sơ hoặc phiếu hẹn, trong sổ đã ghi sẵn công việc làm cho bệnh nhân ngày hôm đó vì thế người điều trị nào cũng phải có sổ hẹn bệnh riêng của mình để phân chia thì giờ điều trị bệnh nhân, bảo trì dụng cụ, giáo dục nha khoa, ghi hồ sơ... Sổ hẹn sẽ giúp cho người điều trị tránh được những trường hợp bị động hoặc lúng túng, và bệnh nhân cũng được chữa trị chu đáo, tránh mất thì giờ. 1.2. Nội dung NGÀY THỜI GIAN TÊN BỆNH NHÂN NỘI DUNG HẸN 1.3. Cách sử dụng - Nội dung hẹn: Ghi công việc phải làm cho đứa bé trong kỳ hẹn tới. Mục đích giúp người điều trị biết trước công việc phải làm cho bệnh nhân để sắp xếp dụng cụ trước. - Nếu bệnh nhân bỏ hẹn cần ghi bằng mực đỏ cạnh tên bệnh nhân trong sổ hẹn, đồng thời ghi trong hồ sơ bệnh án 2 chữ bỏ hẹn để lần sau bệnh nhân đến hỏi lý do tại sao và khuyên bệnh nhân lần sau đúng hẹn. - Công việc phải sắp xếp hợp lý, tránh để bệnh nhân sau chờ lâu. - Giờ hẹn dài ngắn tùy thuộc nội dung điều trị. - Những bệnh nhân ở xa và là anh em chung nhà phải sắp xếp cho chúng đi cùng ngày và cùng buổi. - Tránh giữ bệnh nhân quá lâu trên ghế nhất là những bệnh nhân quá nhỏ sẽ làm bệnh nhân chán nản, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến lần hẹn sau.
- 10 - Mỗi tuần nên hẹn 1 lần cho mỗi bệnh nhân. - Những bệnh nhân học buổi sáng nên hẹn điều trị vào buổi chiều và ngược lại để tránh mất thì giờ của các em. 2. Sổ theo dõi các hoạt động khác của phòng nha 2.1 Sổ theo dõi giáo dục nha khoa tại lớp - Mục đích: Để phân phối hợp lý số đề tài cần giáo dục trong quá trình học tại trường, đồng thời theo dõi chặt chẽ việc thực hiện giáo dục nha khoa tại lớp: số lớp, số đề tài đã được giáo dục - Nội dung: Đề tài/lớp Tại sao Khi nào Súc miệng Phương Đề tài chải răng chải răng với Fluor pháp chải khác răng 1/1 Đề tài/lớp Tại sao và Lựa chọn Thức ăn tốt Phương Đề tài khi nào và giữ gìn cho răng và pháp chải khác chải răng bàn chải nướu răng 2/1 2/2 Đề tài/lớp Nguyên Các thói Nguyên Phương Đề tài nhân, diễn quen xấu nhân bệnh pháp chải khác tiến, dự có hại cho viêm nướu, răng phòng răng cách dự bệnh sâu phòng răng 3/1 3/2 2.2. Sổ theo dõi súc miệng Fluor - Mục đích: Để theo dõi số học sinh súc miệng với Fluor, chải răng theo tuần, tháng, năm. - Nội dung: Tháng/ 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 lớp 1/1 1/2 2/1
- 11 2/2 3/1 3/2 2.3. Sổ theo dõi hoạt động Nha học đƣờng Theo dõi thực hiện các hoạt động của phòng nha học đường, để tổng kết, báo cáo hằng tháng, hằng năm với cấp lãnh đạo. 2.4. Sổ theo dõi chỉ tiêu tay nghề tại trƣờng học, bệnh viện - Mục đích: Ghi lại công việc hằng ngày của mỗi học viên, để kiểm soát công việc làm hằng ngày của học viên và học viên báo cáo công việc làm cuối ngày, cuối tuần,cuối tháng, cuối năm, tổng kết năng suất và chỉ tiêu của học viên. - Nội dung: + Ngày, tháng năm + Phần cơ bản gồm các cột: Phụ tá, vệ sinh răng miệng, giáo dục nha khoa, sơ khởi lập bệnh án, trực hành chính, dụng cụ, sổ sách. + Phần điều trị: Trám ART, BHR, nhổ răng lung lay. + Nếu làm phần nào thì ghi vào cột đó, Ghi rõ tên răng được trám vào cột trám, ghi rõ loại vật liệu trám, răng nhổ và phương pháp nhổ vào cột nhổ răng Ngày Trực Phụ tá Nhổ răng Trám Lấ GDNK Bện Tổn GV răng y h án g ký vôi cộng HC D CR NR P CTH Rsữ Rv AR BH T T C H M a v T R L G 3. Sổ theo dõi tài sản phòng nha 3.1 Sổ theo dõi tài sản cố định - Mục đích: Để theo dõi dụng cụ và khi cần bàn giao cho ai cũng dễ dàng và tiện cho người đến sau đến nhận lãnh. Có 2 loại tài sản cố định: - Dụng cụ nhỏ cầm tay như: dụng cụ khám, dụng cụ tram,dụng cụ nhổ, dụng cụ lấy cao, dụng cụ tiểu phẫu,.. - Dụng cụ lớn cố định như: Ghế nha khoa, máy nha khoa, lò hấp… - Nội dung: STT Tên dụng cụ Đơn vị Số lượng Nước sản Ngày, Ghi chú
- 12 xuất tháng, năm nhận 3.2. Sổ theo dõi tài sản tiêu hao - Mục đích: Để theo dõi thuốc men và dụng cụ tiêu hao đã dùng trong tháng, trong năm. - Nội dung: STT Tên dụng cụ Đơn vị Số lượng Ghi chú Ghi chú: Hàng tháng phải cộng dụng cụ tiêu hao và thuốc men đã dùng và xin nhận cho tháng tiếp theo. Cuối năm phải tổng cộng cả năm để báo cáo lên cấp trên và dự trù chon năm tới. 3.3. Sổ lý lịch dụng cụ - Mục đích: Để theo dõi dụng cụ trong quá trình sử dụng, nếu có gì hư hỏng cần báo cáo để sửa chữa kịp thời. Khi nhận máy móc, dụng cụ cần ghi chi tiết rõ ràng, tên người chịu trách nhiệm chính, tránh đổ trách nhiệm cho nhau khi có sai phạm, hư hỏng. - Nội dung: Tên Quy Ngày Ngày Tình Thời Sửa Tình dụng cụ cách mở sử dụng trạng gian hư chữa trạng thùng dụng cụ sau khi sửa Ghi chú: Sổ này cần cho những dụng cụ, máy móc có giá trị lớn như: Ghế nha khoa, lò hấp, tủ inox đựng dụng cụ… GHI NHỚ Các loại giấy tờ liên quan đến tổ chức và hoạt động tại cơ sở Răng – Hàm – Mặt. - Sổ sách hành chính gồm: Phiếu chấp thuận; phiếu hẹn; phiếu bệnh án. Sổ hẹn; sổ theo dõi các hoạt động của phòng Nha. - Sổ theo dõi tài sản phòng Nha: sổ theo dõi tài sản tiêu hao; sổ theo dõi tài sản cố định; sổ lý lịch dụng cụ, máy móc. LƢỢNG GIÁ
- 13 Anh ( chị ) chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống hoặc trả lời cho các câu hỏi: 1. Trƣớc khi nhận điều trị cho học sinh, ngƣời điều trị phải gửi cho cha mẹ bệnh nhân... A. Bệnh án. B. Phiếu chấp thuận. C. Sổ hẹn. D. Sổ nhận bệnh. 2. Sau khi nhận đƣợc giấy chấp thuận, ngƣời điều trị phải sắp xếp công việc để gọi bệnh nhân đến chữa trị một cách đều đặn, muốn thế cần gửi cho đứa bé... A. Sổ hẹn. B. Phiếu chấp thuận. C. Phiếu hẹn. D. Phiếu bệnh án. 3. Nội dung hẹn trong phiếu hẹn ghi... A. Ghi công việc đã làm. B. Ghi thời gian hẹn. C. Ghi địa điểm hẹn. D. Ghi công việc sẽ làm trong lần hẹn tới. 4. Chỉ số bựa răng viết tắt là: A. DIS. B. CIS. C. CPI. D. OHIS. 5. Chỉ số cao răng viết tắt là: A. DIS. B. CIS. C. CPI. D. OHIS. 6. Chỉ số điều trị nha chu cộng đồng viết tắt là:
- 14 A. DIS. B. CIS. C. CPI. D. OHIS 7. Sâu răng ký hiệu là: A. S. B. T. C. M. D. V. 8. Viêm tủy răng ký hiệu là: A. S. B. T. C. M. D. V. 9. Nội dung trong sổ hẹn bệnh ghi: A. Công việc phải làm trong kỳ hẹn tới. B. Công việc mới làm xong. C. Chẩn đoán bệnh. D. Nội dung chăm sóc. 10. Nƣớc súc miệng có chứa.....để dự phòng sâu răng: A. Clo. B. Fluor. C. Canxi. D. Muối. 11. Có...loại tài sản cố định: A. 2 C. 4 B. 3. D. 5
- 15 BÀI 2: VÔ TRÙNG GHẾ MÁY VÀ DỤNG CỤ DÙNG TRONG NHA KHOA (2 Tiết) GIỚI THIỆU: Vô trùng ghế máy và dụng cụ dùng trong nha khoa là một trong những yếu tố quyết định thành công của tất cả các loại hình điều trị nha khoa. Vì thế, vệ sinh vô trùng là một trong những vấn đề quan trọng luôn cần được đặc biệt quan tâm. Bài học này cung cấp kiến thức cho người học biết cách tiến hành vô khuẩn dụng cụ đúng trình tự các bước theo quy trình khép kín. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: 1. Phân biệt được các thuật ngữ về kiểm soát lây nhiễm. 2. Trình bày và thực hiện được quy trình vô khuẩn dụng cụ, ghế máy và phòng nha khoa. NỘI DUNG CHÍNH 1. Một số thuật ngữ về kiểm soát lây nhiễm 1.1. Khử khuẩn Là quá trình làm kìm khuẩn, giảm độc tính, tiêu diệt một số vi khuẩn, virus và các vi sinh vật có hại. Quá trình này tiêu diệt 10^4-10^5 số mầm bệnh. Một số dung dịch khử khuẩn thường dùng : Ampholysine plus, Novospray, Hexanios… 1.2. Tiệt khuẩn Là quá trình vận dụng các phương pháp phương tiện nhằm tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus và các vi sinh vật có hại kể cả các loại bào tử. Quá trình này tiêu diệt được 10^6 số mầm bệnh. 1.3. Sát khuẩn Là quá trình vận dụng các phương pháp, phương tiện nhằm ức chế, loại bỏ hay tiêu diệt các vi sinh vật tồn đọng trên mô sống. 1.4. Vô khuẩn( Vô trùng) Là tình trạng của vật dụng, dụng cụ sau khi đã được khử, tiệt khuẩn đúng quy trình, nhiệt độ, thời gian, áp suất.. Dụng cụ phải được bảo quản trong tình trạng vô khuẩn. 2. Vô khuẩn dụng cụ, ghế máy và phòng nha khoa. Dụng cụ vô trùng là một trong những yếu tố quyết định thành công của tất cả các loại hình điều trị nha khoa. Vì thế, vệ sinh vô trùng là một trong những vấn đề quan trọng luôn cần được đặc biệt quan tâm. Tất cả trang thiết bị cần được vô trùng theo một quy định khép kín và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Các bước tiến hành : - Khử khuẩn - Cọ rửa - Xả sạch
- 16 - Lau khô - Đóng gói - Tiệt khuẩn - Bảo quản - Lưu trữ 1.1. Khử khuẩn Ngâm dụng cụ ngay sau khi sử dụng trong 15 phút cùng với dung dịch khử khuẩn mạnh ( như Hexanios, Chlorhexidine…) 1.2. Cọ rửa - xả sạch Cọ rửa dụng cụ với xà phòng, xả sạch với máy rung siêu âm 1.3. Lau khô - đóng gói Dụng cụ đã rửa sạch sẽ được lau khô bằng khăn vải mềm, sau đó sẽ được đưa đi đóng thành từng gói riêng biệt. 1.4. Tiệt khuẩn Hấp tiệt khuẩn bằng hơi nước nóng trong lò hấp dưới áp lực 1,5 atm, nhiệt đô 121 trong 30 phút. Đây là phương pháp được ưa chuộng chắc chắn nhất để diệt tất cả vi sinh vật. Phương pháp khác như : - Nấu sôi : đun liên tục trong 20 phút - Hơi nóng khô : 100 độ -160 độ trong 1h 1.5. Bảo quản- lƣu trữ Sau khi tiệt trùng và đóng gói, dụng cụ đã được tiệt trùng tuyệt đối sẽ được đưa vào tủ cực tím để lưu trữ và bảo quản dụng cụ nhằm đảm bảo duy trì trạng thái vô trùng và sẵn sàng phục vụ khi cần thiết. 3. Khử khuẩn sàn nhà 3.1. Phƣơng pháp thông thƣờng - Quét ướt sàn nhà hay nhóm bụi bằng khăn ướt, không được quét khô hoặc dùng chổi lông gà để quét bụi vì sẽ khuếch tán vi khuẩn từ nơi này sang nơi khác. - Sau đó dùng một trong các loại dung dịch khử khuẩn đê lau sàn nhà. Thường dùng dung dịch Javel 0,2% - Khăn lau phải xả ở bồn riêng không được xả ở bồn rửa tay, rửa dụng cụ 3.2 Phƣơng pháp 2 xô - Vật liệu cần thiết : Chổi quét có tua Chổi lau nhà tự vắt Xô nhựa 10L 20ml dung dịch khử khuẩn Bactilysine pha trong 8l nước sạch - Cách làm : + Quét ướt phòng để nhóm bụi lại + Nhúng ướt chổi lau nhà vào xô màu xanh, vắt ráo + Nhúng chổi lau nhà bẩn vào xô màu đỏ, nhồi sạch và vắt ráo + Nhúng chổi trở lại xô xanh, vắt ráo, lau sàn nhà tiếp 4. Khử khuẩn ghế máy, bệ men
- 17 Ghế máy phải được khử khuẩn ngay sau mỗi lần điều trị xong 1 bệnh nhân (nhất là sau nhổ răng, lấy cao răng), dùng khăn giấy lau sạch những vết bẩn, chùi rửa bồn nhổ nước bọt, sau đó xịt một lớp mỏng dung dịch khử khuẩn Novospray lên những nơi nhiễm bẩn và để dung dịch tự bay hơi. Cuối ngày làm việc cần chùi rửa, khử khuẩn tất cả mặt bằng làm việc như bệ men, ghế máy, bồn nhổ nước bọt. GHI NHỚ: Dụng cụ vô trùng là một trong những yếu tố quyết định thành công của tất cả các loại hình điều trị nha khoa. Các bƣớc tiến hành : - Khử khuẩn - Cọ rửa - Xả sạch - Lau khô - Đóng gói - Tiệt khuẩn - Bảo quản - Lƣu trữ LƢỢNG GIÁ: Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau: 1. Khi khử khuẩn dụng cụ, ngâm dụng cụ với dung dịch khử khuẩn trong 5 phút rồi mới cọ rửa. A. Đúng B. Sai 2. Hấp tiệt khuẩn dụng cụ bằng hơi nước nóng trong lò hấp dưới áp lực 5atm, 100 độ C trong 10 phút. A. Đúng B. Sai 3. Khi tiệt khuẩn dụng cụ, cần đun liên tục trong 20 phút. A. Đúng . B. Sai 4. Sau khi tiệt trùng và đóng gói, dụng cụ đã được tiệt trùng được cất trong tủ gỗ để lưu trữ và bảo quản dụng cụ nhằm duy trì trạng thái vô trùng. A. Đúng B. Sai 5. Các bước tiến hành tiệt khuẩn dụng cụ là: Cọ rửa-xả sạch-lau khô-đóng gói- khử khuẩn-tiệt khuẩn-bảo quản. A. Đúng B. Sai 6. Hexanios, Chlorhexidine là dung dịch khử khuẩn.
- 18 A. Đúng B. Sai
- 19 BÀI 3: PHỤ GIÚP BÁC SỸ TRÁM RĂNG (2 Tiết) GIỚI THIỆU: Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là 1 kỹ thuật nha khoa, người điều trị dùng các loại vật liệu để bù đắp lại những khoảng trống trên răng nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của vi khuẩn trên răng và khôi phục lại hình thể ban đầu của răng. Bài học này cung cấp kiến thức cho sinh viên biết cách phụ giúp thầy thuốc hàn răng. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày cách sửa soạn dụng cụ, vật dụng cần thiết trong các trường hợp trám răng. 2. Phụ giúp được bác sỹ trám răng. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Sửa soạn dụng cụ, thuốc hàn răng (Phụ tá) - Thuốc hàn răng có nhiều loại, tùy theo răng, loại xoang, độ sâu mà ta soạn dụng cụ và thuốc hàn cho phù hợp. 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu hàn thông thƣờng (Phụ tá) - Bộ khay khám: gương, thám trâm, kẹp gắp. - Găng tay. - Xăng, khăn che ngực. - Cốc súc miệng. - Ống hút nước bọt. - Hộp bông gòn. - Tay khoan nhanh, tay khoan chậm. - Hộp mũi khoan: tròn, trụ, nạo ngà, ngọn lửa... - Cây nạo ngà (nếu cần) - Que hàn, que nhồi chất hàn. - Giấy cắn. - Đai matric, chỉ tơ nha khoa (nếu cần) - Dụng cụ đánh bóng. - Khăn giấy lau miệng. 1.2. Trƣờng hợp hàn Composite - Tăm bông
- 20 - Etching (acid H3PO4 37%) - Bonding (keo dán) - Composite typ đặc hoặc lỏng các màu. - Đèn Led (đèn quang trùng hợp). - Cây nhồi vật liệu, cây hàn composite. - Súng bơm vật liệu vào xoang. 1.3. Trƣờng hợp hàn Cement - Vật liệu tương ứng: Fuji I, Fuji II, Fuji VII, Fuji IX... - Giấy trộn và bay nhựa trộn vật liệu. - Vaselin. 1.4. Trƣờng hợp hàn theo dõi - Vật liệu: Bột Kẽm oxyd, Nước Eugenol, Cavitol... - Kính nhám, bay kim loại đánh chất hàn. 1.5. Trƣờng hợp hàn Almagam - Bột Almagam; Thuỷ ngân - Cây lấy vật liệu, cây nhồi vật liệu, cây điêu khắc Almagam - Cối, chày trộn, vải vắt, thìa múc - Dụng cụ giữ đai, đai trám Almagam - Găng tay y tế 2. Phụ giúp bác sỹ trám răng Ngƣời điều trị Phụ tá - Ngồi ghế điều trị. - Chỉnh đèn đúng vào vị trí cần làm việc. - Tạo xoang - Chuẩn bị hộp mũi khoan và tay khoan nhanh. - Làm sạch răng - Lắp ống hút nước bọt, hút nước bọt. - TH hàn Composite: + Đưa Edching + Rửa sạch + Hút nước + Thổi khô + Chuẩn bị tăm bông đã thấm Bonding + Hàn răng + Đưa vật liệu và cây hàn răng + Điêu khắc xong + Chiếu đèn Led
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình vi sinh - ký sinh trùng part 1
16 p | 596 | 147
-
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NHA HỌC ĐƯỜNG
13 p | 357 | 30
-
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MỚI CỦA ĐỘT QUỴ
10 p | 121 | 13
-
Thiền định điều trị rối loạn tinh thần
3 p | 105 | 12
-
BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓP
6 p | 131 | 9
-
XỬ TRÍ CẤP CỨU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
12 p | 115 | 6
-
Phòng tránh Bệnh uốn ván
24 p | 95 | 3
-
Ghẻ - chẩn đoán dễ mà khó
4 p | 99 | 3
-
XỬ TRÍ NMCT CÓ ST CHÊNH LÊN
24 p | 78 | 2
-
Giáo trình Dinh dưỡng, tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
87 p | 2 | 1
-
Giáo trình Dược lí (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
147 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn