intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng tránh Bệnh uốn ván

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

94
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Uốn ván là một bệnh nhiễm độc - nhiễm trùng do vi khuấn Clostidium tetani (còn gọi la trực khuẩn Nicolaier ) gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vao cơ thể qua vết thương dưới dạng nha bào, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Từ đó, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố có ái tính với hệ thần kinh, lan truyền trong cơ thể bằng đường thần kinh, đường máu, bạch huyết va xâm nhập vào hai khu vực....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng tránh Bệnh uốn ván

  1. Bệnh uốn ván I- Đại cương: Uốn ván là một bệnh nhiễm độc - nhiễm trùng do vi khuấn Clostidium tetani (còn gọi la trực khuẩn Nicolaier ) gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vao cơ thể qua vết thương dưới dạng nha bào, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Từ đó, vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố có ái tính với hệ thần kinh, lan truyền trong c ơ thể bằng đường thần kinh, đường máu, bạch huyết va xâm nhập vào hai khu vực: Xináp thần kinh - cơ - Trung tâm thần kinh thực vật - Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là co cứng thường xuyên, trên nền co cứng thỉnh thoảng co những cơn co giật.  Vi khuẩn uốn ván: Là trực khuẩn mảnh, Gram dương, dài 3-4 m, kỵ khí. Gặp điều kiện không thuận lợi, vi khuẩn sẽ chuyển thành nha bào có vỏ bọc dày. Nha bào thường sống rất lâu trong đất, vào cơ thể qua vết trương, gây bệnh với điều kiện sau:
  2. + Vết thương kín, nhiễm trùng (điều kiện yếm khí) tạo điều kiện cho nha bào bị phá vỡ, vi khuẩn sẽ phát triển và tiết ra ngoại độc tố. + Cơ thể bệnh nhân chưa có miễn dịch hoặc có miễn dịch yếu.  Bệnh uốn ván không gây thành dịch, có thể gặp ở mọi nơi, mọi mùa, mọi người, nhất là những người làm việc trực tiếp với ruộng đất. II - Đường vào : Tất cả mọi vất thương đều có thể là đường vào của uốn ván: Vết thương ở da và niêm mạc: 1- Vết thương dập nát, bẩn, nhiều ngóc ngách (chấn thương, tai nạn) - Vết thương nhỏ, dễ bỏ qua: Dẫm phải đinh, gai... - Vết bỏng. - - Xâu tai Các vết thương ngỏ: viêm tai giữa mãn (chảy mủ tai), viêm chân răng... - Vết thương ở nội tạng (trong khu vực giàu thần kinh tạng): 2- Sản khoa: sau đẻ, sảy thai có KSTC, sau nạo phá thai, nhất là sau nạo phá - thai phạm pháp.
  3. Sau phẫu thuật ngoại khoa: không đảm bảo vô trùng: 3- Hay gặp trong phẫu thuật ruột, phẫu thuật vô trùng tiêu khung. - Phẫu thuật xương, gãy xương đùi và nạo cốt tuỷ viêm, cắt trĩ... - Uốn ván rốn: do khi đỡ đẻ, cắt rốn sơ sinh không đảm bảo vô trùng. 4- Uốn ván nội khoa: không tìm thấy đường vào măc dù thăm khám rất kĩ. Có 5- thể xảy ra sau khi tiêm Quinin, chích Heroin. III-Lâm sàng: Thể điển hình: A- Nung bệnh: là thời gian từ khi bị vết thương cho đén khi cứng hàm. 1- - Trung bình 6-12 ngày Không có triệu chứng lâm sàng, chủ yếu là các triệu chứng của vết thương. - Thời gian nung bệnh là một yếu tố tiên lượng (càng ngắn -> càng nặng) - Khởi phát: Triệu chứng đầu tiên và duy nhất là cứng hàm. 2- Khó há miệng, khó nhai, mỏi, dau hai bên qui hàm. - Sau đó hàm cầng ngày càng cứng lại, răng khít chặt. -
  4. Khám: sờ thấy hai bên cơ nhai có hiện tượng co cứng. Đè lưỡi thì hàm càng - khịt chặt lại . Có khi làm mặt biến dạng, bộ mặt Ęgià trước tuổię - Toàn thân: sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi mệt mỏi. - Thời gian khởi phát: tính từ khi cứng hàm đến khi có cơn giật đầu tiên, - trung bình từ 2-3 ngày. Đây cũng là một yếu tố tiên dượng: càng ngắn tiên lượng càng nặng. 3- Toàn phát: Có 3 biểu hiện cơ bản: a- Bệnh cảnh co cứng cơ: la nguyên nhân gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân: Cứng cơ hàm ngày càng rõ. - Co cứng các cơ ở mặt -> cười mếu, nhăn. - Cứng gáy: bệnh nhân khó cúi đầu. - Co cứng các cơ ở thân mình: tuỳ theo ưu thế của việc co cứng nhóm cơ - gaaps hay cơ duỗi mà bệnh nhân có các tư thế nằm khác nhau: + Cơ duỗi co cứng ưu thế: bệnh nhân ưỡn người ra sau, cổ ngửa ra sau.
  5. + Cơ gấp co cứng ưu thế: bệnh nhân nằm cong lưng tôm. + Co cứng đồng dều hai nhóm: bệnh nhân nằm tư thế uốn ván thẳng. + Co cứng các cơ ở bụng: bụng cứng như gỗ. + Co cứng các cơ ở chi dưới: 2 chân duỗi thẳng, bàn chân duỗi thẳng chư chân ngựa. + Co cứng các cơ ở chi trên: tay co lại, khép vào mình. + Nếu các cơ hô hấp ( lồng ngực ) co cứng mạnh -> dấu hiệu chẹn ngực: các cơ liên sườn không di động, khạc yếu, suy hô hấp, ứ đọng đờm rãi -> cần mở khí quản ngay. b- Cơn co giật: trên nền co cứng xuất hiện các cơn co giật với đặc điểm: Co giật toàn thân. - Xuất hiện tự nhiên hoặc do kích thích ( ánh sáng, tiếng động, thăm khám, - tiêm chích...) Có thể xuất hiện những cơn co thắt thanh quản gây ngạt thở, rất nguy hiểm phải cấp cứu kịp thời. Trong cơn giật bệnh nhân vẫn tỉnh hoàn toàn. -
  6. c- Rối loạn cơ năng: Nuốt khó, không nuốt được nước bọt, phải khạc. Nếu không khạc được, - kèm xuất tiết nhiều, ứ đọng đờm dãi trong phổi gây bội nhiễm phổi. Khó thở: do co thắt họng va co cứng các cơ hô hấp. - Có bệnh nhân dau vùng thượng vị do cơ bụng co cứng. - d- Toàn thân: Bệnh nhân sốt nhẹ, hoặc sốt cao tuỳ theo vết thương... - Tinh thần luôn luôn tỉnh táo. - Rối loạn thần kinh thực vật: - + Bệnh nhân sốt cao 40-41oC. + Da mặt lúc đỏ lúc tái. + Vã mồ hôi đầm đìa. + Mạch nhanh. +Tăng tiết đờm rãi. e- Hội chứng thể dịch, không đặc hiệu:
  7. Bạch cầu máu bình thường hoặc tăng nhiều ít tuỳ bệnh nhân. - Ure, đường máu có thể tăng hoặc bình thường. - Các thể lâm sàng: B- Uốn ván nhẹ: chỉ có cứng hàm đơn thuần, không có co giật, khỏi nhanh. 1- Gặpở những người được tiêm phòng đã lâu, hoặc tiêm phòng không đầy đủ. Uốn ván nội tạng: 2- Đường vào là nội tạng ở khu vực thần kinh giao cảm bụng, vết thương ở ruột non, đại tràng, nạo phá thai phạm pháp, đẻ, sảy thai. Diễn biến nguy kịch, tử vong cao. Uốn ván rốn: 3- Do nhiễm trùng ở rốn khi cắt không đảm bảo vô trùng ( dụng cụ ), hoặc đẻ - rơi. Nung bệnh trung bình 7-10 ngày, tối thiểu 3 ngày. - Lâm sàng: trể bỏ bú, mắt nhắm, khóc bé, co giật liên tục, rốn ướt, rụng - sớm. Tiên lượng nặng, tử vong cao do suy hô hấp.
  8. Uốn ván đầu: 4- Do vết thương ở vùng đầu-mặt-cổ. Có 2 loại: không liệt và có liệt. Thể không liệt: đầu tiên xuất hiện cơn co thắt họng, sau đó xuất hiện cứng a- hàm. Thể có liệt: b- Uốn ván đầu có liệt mặt ngoại biên: thường do vết thương ở vùng mặt:  Nung bệnh thường ngắn: trung bình 9 ngày, có biểu hiện đau vùng thái - dương hàm. Cứng hàm là dấu hiệu đầu tiên. Liệt mặt xuất hiện nhanh ở những thể nặng, thường liệt cùng bên với vết - thương, hoặc liệt cả hai bên nếu vết thương ở vùng sống mũi. Liệt kiểu ngoại biên, có khi chỉ thấy liệt ở nửa mặt phía trên hoắc phía - dưới. Có thể có co thắt họng hoặc thanh quản. - Khi uốn ván khỏi thì liệt hồi phục hoàn toàn. - Uốn ván đầu có liệt mắt:  Vết thương có thể ở vùng mi, hố mắt, lông mày. -
  9. Thường hay bị liệt dây III. - Khi uốn ván khỏi thì liệt khỏi hoàn toàn. - Uốn ván khu trú ở các chi: 5- Thường hay gặp ở những người đã tiêm vaccin nhưng đã từ lâu không tiêm - nhắc lại hoặc khi bị thương có tiêm SAT điều trị dự phòng nhưng không đủ. Nung bệnh lâu 1-2 tháng, có khi vết thương đã liền sẹo. - Xuất hiện đau và co cứng các cơ ở chi có vết thương, không có rối loạn - cảm giác và không có liệt. Hiếm gặp và tiên lượng tốt. - Uốn ván trường diễn: 6- Rất hiếm gặp. - Gặp ở những người đã tiêm vaccin lâu trên 10 năm, đậm độ kháng thể trong - máu giảm. Nung bệnh kéo dài hàng tháng. - Co cứng cơ khu trú ở nơi bị thương, phản xạ gân xương tăng. -
  10. Có khi co cứng kéo dài hàng tháng, hàng năm làm cản trở sinh hoạt của - bệnh nhân. IV- Diễn biến: Khó xác định ngay, phải dè dặt, phải sau 40 ngày mới chắc chắn sống. Diễn biến tốt: từ ngày 10 của bệnh: 1- Các cơn co giật, co cứng giảm dần, miệng dần dần há to, nuốt đ ược, hết sốt, đặc biệt là ngủ được. Bệnh lui dần và khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Diễn biến xấu: 2- Tức khắc: các triệu chứng nguy kịch ngày càng tăng, rối loạn thần kinh a- thực vật nặng. Điều trị cơn giật không có hiệu quả, cơn co cứng kéo dài. Bệnh nhân chết sau vài giờ hoặc vài ngày do ngừng tim đột ngột. Thứ phát: sau một vài ngày điều trị bệnh có giảm, cơn giật giảm, co cứng b- giảm. sốt giảm nhưng sau đó co giật lại tăng, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật và tử vong. Các nguyên nhân tử vong trong bệnh uốn ván:  Ngạt thở trong cơn giật: chẹn ngưc, co thắt thanh quản. - Suy hô hấp: ứ đọng đờm rãi, bội nhiễm... -
  11. Ngừng tim đột ngột trong cơn giật. - Truỵ tim mạch. - Di chứng: có thể có một số di chưng sau: 3- Trồi xương sống gù lưng, gãy đốt sống vì những cơng giật dữ dội. - Cứng gân, cứng khớp, bàn chân duỗi như chân ngựa ( phải phục hồi chức - năng sớm). Những bệnh nhân phải mở khí quản có thể bị sẹo hẹp khí quản hoặc để - canuyn quá lâu khí quản không liền được. V- Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng. A- Chẩn đoán phân biệt: triệu chứng của uốn ván tương đối điển hình, ít nhầm B- lẫn. Tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt một số các bệnh sau: Chỉ có cứng hàm đơn thuần: 1- Tai biến do răng khôn mọc lệch. -
  12. Viêm xương hàm do sâu răng. - Viêm khớp thái dương hàm. - Viêm tấy Amydal có mủ. -  Những bệnh trên có đặc điểm: có điểm dau rõ rệt ở vùng quai hàm, hơi thở hôi, hạch góc hàm có thể to. Đè lưỡi có thể làm cho miệng há to được mặc dù đau. Hiênk tượng co cứng không lan tràn thêm. Co giật: 2- Ngộ độc Strycnin: a- Bệnh nhân có dùng Strycnin. - Không sốt. - Cũng có những cơn co cứng cơ, đau toàn thân như trong uốn ván nhưng - chủ yếu ở thân và tứ chi, các cơ mặt cuối cụng mới co cứng. Không cứng hàm. - Viêm màng não cấp thể giả uốn ván: b- Có hội chứng màng não: đặc biệt là nhức đầu ( uốn ván không có ). - Không cứng hàm. -
  13. Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao hơn uốn ván. - Trạng thái tinh thần ít nhiều bị ảnh hưởng ( trong uốn ván bệnh nhân hoàn - toàn tỉnh táo). PL: nước não tuỷ đục. - Hạ đường huyết đột ngột và nặng: c- Có co cứng cơ, hôn mê. - Không sốt. - Uống nước đường khỏi ngay. - Bệnh tétani ( hạ Ca++ huyết do rối loạn chuyển hoá Ca++, Phospho): d- Bệnh nhân không sốt. - Co cứng tập trung ở các đầu chi. - Có dấu hiệu Trousseau ( bàn tay đỡ đẻ ), Chvosteck. - VI- Tiên lượng - biến chứng:
  14. Tiên lượng: rất khó tiên lượng một cách chắc chắn, thường hết sức dè dặt. A- Phu thuộc vào nhiều yếu tố: Đường vào: Vết thương nội tạng, sản khoa, uốn ván rốn, vết thương bẩn, 1- ngóc ngách... thì càng nặng. Thời gian ủ bệnh: càng ngắn ( < 7 ngày ) thì tiên lượng càng nặng. Trên 20 2- ngày thì tiên lượng khả quan hơn. Thời gian khởi phát: là thời gian lừ lúc cứng hàm cho đến khi có cơn giật 3- đầu tiên. Càng ngắn ( < 48 giờ ) tiên lượng càng nặng. - Trên 5 ngày tiên lượng tốt hơn. - Cơ địa bệnh nhân: 4- Sơ sinh, người già > 50 tuổi tiên lượng nặng. - Các bệnh mãn tính: tim mạch, suy thận, hen phế quản, xơ gan, nghiện rượu - hoặc cơ thể suy sụp sau phẫu thuật... tiên lượng nặng. Cơn co giật: cơn co giật càng nhiều, càng nhanh, khoảng yên tĩnh càng 5- ngắn thì tiên lượng càng nặng.
  15. Mức độ rối loạn thần kinh thực vật: sốt cao đột ngột, vã mồ hôi, mạch 6- nhanh, huyết áp dao động thất thường, tăng tiết đờm rãi và ứ đọng ở phổi. Càng rối loạn TKTV nhiều thì tiên lượng càng nặng. Kết quả điều trị: 7- Các thuốc an thần có khống chế được các cơn co giật hay không? Biến chứng: B- Tai biến về hô hấp: 1- Đột ngột: bất chợt ngừng thở do co thắt thanh quản, trong cơn co cứng toàn a- thân gây nên suy hô hấp, cần phải mở khí quản cấp. Từ từ: b- Do ứ đọng đờm rãi ngày càng tăng. - Xẹp phế nang do co thắt phế quản. - Giảm biên độ thở. - Bội nhiễm phổi ( phải nghe phổi thường xuyên ). - Tai biến về tim mạch: 2- Ngừng tim đột ngột: có thể do nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi. a-
  16. Truỵ tim mạch: b- Do độc tố uốn ván ảnh hưởng đến rối loạn TKTV. - Đặc biệt có thể do hậu quả của điều trị bằng thuốc dãn cơ Curare gây truỵ - mạch không hồi phục. Bội nhiễm: 3- Viêm phổi, nhiễm trùng vết mở khí quản. - Nhiễm trùng huyết. - Nhiễm trùng tiết niệu do đặt sonde bàng quang. - Tai biến xuất huyết thanh kháng độc tố uốn ván ( SAT ): 4- Xuất hiện sớm: a- Ngay sau khi tiêm xuất hiện choáng gọi là choáng phản vệ. - Muốn tránh tai biến này phải thử test trước khi tiêm. Nếu bị dị ứng mà vẫn - phải tiêm thì dùng phương pháp giải mẫn cảm. Bệnh huyết thanh: b- Thường xuất hiện vào ngày thứ 9 sau khi tiêm huyết thanh. -
  17. Bệnh nhân sốt cao trở lại: phát ban kiểu dị ứng, đau khớp, tăng hiện t ượng - co cứng cơ. Uốn ván làm cho các bệnh khác của bệnh nhân mất bù trừ, nặng hơn: như 5- đái tháo đường, suy thận, xơ gan... làm cho bệnh uốn ván càng nặng. VII- Điều trị: Công tác săn sóc hộ lý: 1- Để bệnh nhân nằm ở phòng yên tĩnh, tránh ánh sáng, kích thích, cách biệt - các phòng nhiễm trùng. Có kíp phục vụ để thep dõi hàng ngày, xử trí kịp thời các biến chứng xảy ra - ( ngừng thở, ngạt thở...). Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đề phòng viêm tuyến mang tai và bội nhiễm - do tạp trùng. Đặt sonde dạ dày đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ: người lớn 2500 calo và 2.5 - lít nước/24giờ. Dinh dưỡng đầy đủ Protid, Glucid, Lipid, các vitamin. - Xử trí đường vào: 2-
  18. Mở rộng vết thường, cắt lọc, lấy dị vật ( nếu vết thương sạch thì thôi ). - Rửa bằng nước o-xi già. - Kết hợp với kháng sinh toàn thân. - Đối với uốn ván sau nạo phá thai không chỉ định cắt tử cung ( trừ khi bị vỡ, - thủng hay hoại tử ). Nếu sót sau có thể nạo lại và cho kháng sinh liều cao. Các thuốc điều trị: 3- Huyết thanh kháng độc tố uốn ván: ( Serum Anti Tetanique - SAT ): a- Bản chất là huyết thanh ngựa đã được miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván. - Chỉ có tác dụng trung hoà ngoại độc tố còn đang lưu hành trong máu. Khi - độc tố đã gắn vào thần kinh gây bệnh thì huyết thanh ít có tác dụng. Bên cạnh đó huyết thanh còn có tai biến do đó ngày nay có tác giẩ khuyên không cần dùng liều cao, chỉ nên dùng kiều vừa phải hoặc không dùng tuỳ theo vết thương. Liều thấp: 5.000 - 10.000 đơn vị, tối đa 20.000đv. - Tiêm bắp một lần duy nhất, thử test trước khi tiêm. - Vaccin ( giải độc tố uốn ván - Anatoxin tetanique ): b-
  19. Vì bệnh uốn ván không gây miễn dịch hoặc miễn dịch rất yếu nên phải - dùng vaccin để gây miễn dịch chủ động cho bệnh nhân để phòng bệnh sau này. Tiêm dưới da 3 lần, mõi lần 1 ml, cách 10 - 15 ngày. Sau 1 năm tiêm nhắc - lại 1 ml. Thuốc kháng sinh: có 2 mục đích: c- Diệt vi khuẩn uốn ván: Pennicillin 1-2 triệu, tuỳ thep vết thương. - Chống bội nhiễm: tuỳ tình trạng bệnh nhân mà phối hợp các kháng sinh - khác, nhất là khi đã mở khí quản. Thuốc an thần chống co giật: nên dùng các thuốc không hoặc ít ảnh hưởng d- đến trung tâm hô hấp và ít độc. Tốt nhất hiện nay dùng Diazepam (Seduxen, Valium ): ít độc, thải trừ - nhanh, an thần và mềm cơ. Liều lượng: nhẹ : 1-2 mg/kg/24h. - nặng : 2-5 mg/kg/24h. Tối đa 7-8 mg/kg/24h. Liều tuỳ theo mức độ co cứng, co giật và đáp ứng với thuốc an thần của - bệnh nhân. Nên dùng thuốc chia theo giờ. -
  20. Ngoài ra, đối với ngững thể quá nặng, dùng Diazepam liều tối đa mà không - khống chế được cơn co giật, có kèm rối loạn thần kinh thực vật nhiều, nên xen kẽ cho thuốc ức chế giao cảm ( Cocktailytique ): Aminazin 0,025 mg. Pipolphen 0,05 mg. Dolacgan 0,1 mg. ở trẻ em, thay Dolacgan bằng Spactein 0,05g. Gần đây, có dùng Cura ( Flaxedil ) vào điều trị, nhưng có nhiều biến chứng - vào tim mạch, liệt hô hấp và nguy hiểm nhất là truỵ mạch không hồi phục. Chỉ dùng khi có đủ phương tiên làm chủ về hô hấp cho bệnh nhân ( thở máy, bóp bóng liên tục), phải thep dõi huyết áp thường xuyên. Không dùng cho người > 50 tuổi. Bồi phụ nước - điện giải: e- Bệnh nhân co giật nhiều, rối loạn thần kinh thực vật dễ dẫn đến rối loạn - nước điện giải và thăng băng kiềm toan làm cho bệnh nặng hơn. Phải theo dõi hàng ngày để bồi phụ kịp thời như huyết thanh mặn ngọt, - dung dịch Natribicarbonate, Ringerės lactat qua đường tĩnh mạch hoặc cho uống qua sonde dạ dày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0