intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trát, láng (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trát, láng (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) củng cố kiến thức về các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo của lớp vữa trát. Nêu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của lớp vữa trát. Trình bày được trình tự và phương pháp trát cho các công việc trát láng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trát, láng (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRÁT, LÁNG NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định Số: 511/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Trát, láng” được Tổ bộ môn xây dựng của Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp thực hiện với mục đích sử dụng cho công tác đào tạo của Nhà trường. Giáo trình này là một phần kiến thức không thể thiếu đối với việc giảng dạy và học tập nghề Kỹ thuật xây dựng. Nội dung của giáo trình bao gồm những kiến thức cơ bản, dễ hiểu về trát, láng giúp người học tiếp thu tốt và phát triển kiến thức phù hợp với các môn học và mô đun chuyên ngành. Tổ biên soạn xin chân thành cảm ơn các giảng viên, doanh nghiệp và các nhà chuyên môn đã có các ý kiến đóng góp. Qua đó giúp Tổ biên soạn hoàn thiện giáo trình một cách tốt nhất. . Đồng Tháp, ngày18 tháng 10 năm 2020 Người biên soạn Trần Hoàng Định 1
  4. MỤC LỤC  TRANG Bài 1: Trát tường phẳng ............................................................................... 5 1. Mục đích và yêu cầu.................................................................................... 5 2. Đọc bản vẽ .................................................................................................. 5 3. Qui trình trát tường phẳng ........................................................................... 6 4. Các sai phạm và cách khắc phục ................................................................. 9 5. Kiểm tra sản phẩm....................................................................................... 9 Bài 2: Trát cạnh góc .................................................................................... 11 1. Mục đích và yêu cầu.................................................................................. 11 2. Đọc bản vẽ ................................................................................................ 12 3. Qui trình trát cạnh góc ............................................................................... 12 4. Các sai phạm và cách khắc phục ............................................................... 14 5. Kiểm tra sản phẩm..................................................................................... 15 Bài 3: Trát trụ tiết diện chữ nhật ............................................................... 16 1. Mục đích và yêu cầu.................................................................................. 16 2. Đọc bản vẽ ................................................................................................ 16 3. Qui trình trát trụ có tiết diện chữ nhật ........................................................ 17 4. Các sai phạm và cách khắc phục ............................................................... 20 5. Kiểm tra sản phẩm..................................................................................... 20 Bài 4: Trát trần phẳng ................................................................................ 21 1. Mục đích và yêu cầu.................................................................................. 21 2. Đọc bản vẽ ................................................................................................ 22 3. Qui trình trát trần phẳng ............................................................................ 22 4. Các sai phạm và cách khắc phục ............................................................... 24 5. Kiểm tra sản phẩm..................................................................................... 24 Bài 5: Trát dầm ....................................................................................... 25 1. Mục đích và yêu cầu.................................................................................. 25 2. Đọc bản vẽ ................................................................................................ 25 3. Qui trình trát dầm ...................................................................................... 26 4. Các sai phạm và cách khắc phục ............................................................... 28 5. Kiểm tra sản phẩm..................................................................................... 28 2
  5. Bài 6: Trát trụ có tiết diện tròn .................................................................. 29 1. Mục đích và yêu cầu.................................................................................. 29 2. Đọc bản vẽ ................................................................................................ 29 3. Qui trình trát trụ có tiết diện tròn ............................................................... 30 4. Các sai phạm và cách khắc phục ............................................................... 32 5. Kiểm tra sản phẩm..................................................................................... 32 Bài 7: Láng nền, sàn .................................................................................... 33 1. Mục đích và yêu cầu.................................................................................. 33 2. Đọc bản vẽ ................................................................................................ 33 3. Qui trình láng nền, sàn .............................................................................. 34 4. Các sai phạm và cách khắc phục ............................................................... 36 5. Kiểm tra sản phẩm..................................................................................... 36 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 38 3
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trát, láng Mã mô đun: MĐ19 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun MĐ19 được bố trí sau các môn học chuyên ngành và sau MĐ18 - Tính chất: Là mô đun thực hành chuyên môn - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là mô đun thực hành quan trọng và băt buộc trong chương trình đào tạo Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức: củng cố kiến thức về các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo của lớp vữa trát. Nêu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của lớp vữa trát. Trình bày được trình tự và phương pháp trát cho các công việc trát láng. - Kỹ năng: làm được các công việc trát tường, trát dầm, trát trần, trát trụ, trát gờ, láng nền, sàn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tính tự giác trong học tập, hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm. Nội dung của mô đun: 4
  7. BÀI 1: TRÁT TƯỜNG PHẲNG Mã Bài: MĐ19-01 Giới thiệu: Trát tường phẳng là công việc cơ bản nhất của phần tô trát, nhằm làm hoàn thiện các vách tường xây. Mục tiêu: - Ôn tập kiến thức về lớp vữa trát - Thực hiện được công việc trát tường phẳng - Có năng lực kiểm tra độ phẳng của tường Nội dung chính: 1. Mục đích và yêu cầu Lớp tường phải được trát phẳng, nhẵn, đều mặt, phủ kín các cạnh và đạt độ dày phù hợp Người học phải thực hiện thành thạo thao tác trát tường phẳng. Thực hành trát tường phẳng theo hình vẽ sau: 2. Đọc bản vẽ Thực hiện đọc bản vẽ để xác định kích thước và vị trí của tường cần trát; xác định các thông số về chủng loại vữa, cấp phối vữa… Thực hiện đọc bản vẽ để xác định kích thước và vị trí của các lỗ chờ được bố trí trên tường. 5
  8. 3. Qui trình trát tường phẳng 3.1. Chuẩn bị vị trí - làm mốc trát Kiểm tra tổng thể bề mặt cần trát: dùng dây căng, thước kiểm tra dộ phẳng; dùng thước hồ, thước thủy kiểm tra độ thẳng đứng và ngang bằng Xác định chiều dày của mốc trát (sẽ là chiều dày của lớp trát) - Làm mốc chính: dùng vữa và mảnh gạch phẳng để xác định chiều dầy của lớp trát. Các mốc chính phải đồng mặt phẳng với nhau và thẳng hàng trên cùng một cấu kiện tường. - Làm mốc phụ: có cấu tạo tương tự như mốc chính, nhưng ở vị trí gần nhau hơn, vừa đủ để gác hai dầu thước tầm. 6
  9. 3.2. Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ dùng cho việc trát tường phẳng: gạch làm mốc, hồ vữa, bay xây, thước hồ, xô nước, máng hồ, quả dọi, thước thủy, bàn kéo, bàn xoa, chổi cỏ… 3.3. Bố trí vật tư Bố trí ván hoặc tấm cao su để thu hồi hồ bị rơi, đặt máng hồ chếch về hướng tay cầm bàn kéo. Tất cả nằm trong phạm vi với của tay mà người thợ không cần di chuyển bước chân. Song song đó, người thợ cần vệ sinh vị trí chuẩn bị trát tường (trước đó có thể tiến hành tạo độ ẩm cho tường để tránh làm mất nước của hồ trát) 3.4. Thực hiện thao tác trát Bước 1: Lên lớp vữa lót: trong phạm vi trát, ta lên lớp vữa lót theo trình tự từ trên xuống, từ góc ra. Vữa được lên theo từng vệt liên tiếp nhau làm kín hết mặt trát. Chiều dày của lớp vữa lót từ 3-7mm. Khi trát phải miết mạnh tay để vũa bán chắc vào tường. Lớp vữa lót cũng cần làm phẳng tương đối để lớp hồ sau được khô đều. Bước 2: Trát lớp vữa nền: khi lớp vữa lót vừa se mặt thì tiến hành trát lớp vữa nền. Lớp nển dày từ -12mm. Bước 3: Trát lớp vữa mặt: tiếp tục trát lớp vữa mặt để tạo độ phẳng và kín mặt cho lớp hồ trát. 7
  10. Bước 4: Cán phẳng: dùng thước hồ tựa vào các mốc làm chuẩn, ta cán phẳng mặt lớp hồ trát. Bước 5: Xoa nhẵn: dùng bàn xoa để xoa nhẵn mặt trát, xoa nhiều lần và càng về nhau thì càng nhẹ tay. 3.5. Kiểm tra chất lượng mảng trát - Kiểm tra độ phẳng và nhẵn mặt - Kiểm tra độ phủ kín - Kiểm tra độ bám dính của hồ trát 8
  11. 4. Các sai phạm và cách khắc phục - Lớp vữa trát bị rạng nứt. Do lớp trát quá dày và không trát theo lớp. Hoặc do thời tiết khô, tường không được làm ẩm trước khi trát. Khắc phục bằng cách chia nhiều lớp khi trát. - Lớp vữa bị bong dọp. Do bị tường hút nước nên vữa không liên kết được với tường. Cần phải thay bằng lớp trát mới. 5. Kiểm tra sản phẩm - Kiểm tra ngang bằng thẳng đứng - Kiểm tra vuông góc - Kiểm tra và vệ sinh khối xây - Kiểm tra chất lượng lớp trát 9
  12. Bảng chỉ tiêu đánh giá lớp trát 10
  13. BÀI 2: TRÁT CẠNH GÓC Mã Bài: MĐ19-02 Giới thiệu: Trát cạnh góc là công việc xử lý phần trát giáp mí (mối nối) giữa 02 mặt tường hảng gặp nhau , có chung cạnh vơi nhau. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về lớp vữa trát cạnh góc - Thực hiện được công việc trát cạnh góc - Có năng lực kiểm tra kích thước của cạnh góc Nội dung chính: 1. Mục đích và yêu cầu Lớp trát tại góc và cạnh phải được trát phẳng, nhẵn, vuông góc, đều mặt, phủ kín các cạnh và đạt độ dày phù hợp Người học phải thực hiện trát cạnh góc đạt yêu cầu như bản vẽ. Thực hành trát góc tường trong và góc tường ngoài trên mô hình thực tế đã cho như hình vẽ sau: Hình minh họa :Góc tường ngoài 11
  14. Hình minh họa :Góc tường trong 2. Đọc bản vẽ Thực hiện đọc bản vẽ để xác định kích thước và vị trí của cạnh góc cần trát; xác định các thông số về chủng loại vữa, cấp phối vữa… Thực hiện đọc bản vẽ để xác định kích thước và vị trí của các lỗ chờ được bố trí trên tường. 3. Qui trình trát cạnh góc 3.1. Chuẩn bị vị trí - làm mốc trát Kiểm tra tổng thể bề mặt cần trát: dùng dây căng, thước kiểm tra dộ phẳng; dùng thước hồ, thước thủy kiểm tra độ thẳng đứng và ngang bằng Xác định chiều dày của mốc trát (sẽ là chiều dày của lớp trát) - Làm mốc chính: tương tự bài trước. - Làm mốc phụ: tương tự bài trước. 3.2. Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ dùng cho việc trát cạnh góc: gạch làm mốc, hồ vữa, bay xây, thước hồ, xô nước, máng hồ, quả dọi, thước thủy, bàn kéo, bàn xoa, chổi cỏ… 12
  15. 3.3. Bố trí vật tư Bố trí ván hoặc tấm cao su để thu hồi hồ bị rơi, đặt máng hồ chếch về hướng tay cầm bàn kéo. Tất cả nằm trong phạm vi với của tay mà người thợ không cần di chuyển bước chân. Song song đó, người thợ cần vệ sinh vị trí chuẩn bị tát tường (trước đó có thể tiến hành tạo độ ẩm cho tường để tránh làm mất nước của hồ trát) 3.4. Thực hiện thao tác trát Bước 1. Lên lớp vữa lót: trong phạm vi trát, ta lên lớp vữa lót theo trình tự từ trên xuống, từ góc ra. Vữa được lên theo từng vệt liên tiếp nhau làm kín hết mặt trát. Chiều dày của lớp vữa lót từ 3-7mm. Khi trát phải miết mạnh tay để vũa bán chắc vào tường. Lớp vữa lót cũng cần làm phẳng tương đối để lớp hồ sau được khô đều. Bước 2. Trát lớp vữa nền: khi lớp vữa lót vừa se mặt thì tiến hành trát lớp vữa nền. Lớp nển dày từ -12mm. Thực hiện trên mặt cạnh của góc. Bước 3. Trát lớp vữa mặt: tiếp tục trát lớp vữa mặt để tạo độ phẳng và kín mặt cho lớp hồ trát. Thực hiện trên mặt cạnh của góc. Bước 4. Cán phẳng: dùng thước hồ tựa vào các mốc làm chuẩn, ta cán phẳng mặt lớp hồ trát. Thực hiện trên mặt cạnh của góc. Bước 5. Xoa nhẵn: dùng bàn xoa để xoa nhẵn mặt trát, xoa nhiều lần và càng về nhau thì càng nhẹ tay. + Dùng thước để làm cữ + Dùng bay góc vuông để vuốt góc 13
  16. 3.5. Kiểm tra chất lượng mảng trát - Kiểm tra độ phẳng và nhẵn mặt - Kiểm tra độ phủ kín - kiểm tra độ bám dính của hồ trát 4. Các sai phạm và cách phòng tránh - Lớp vữa bị bong dọp. Do bị tường hút nước nên vữa không liên kết được với tường. Cần phải thay bằng lớp trát mới. 14
  17. - Lớp vữa trát bị rạng nứt. Do lớp trát quá dày và không trát theo lớp. Hoặc do thời tiết khô, tường không được làm ẩm trước khi trát. Khắc phục bằng cách chia nhiều lớp khi trát. 5. Kiểm tra sản phẩm - Kiểm tra ngang bằng thẳng đứng - Kiểm tra vuông góc - Kiểm tra và vệ sinh khối xây - Kiểm tra chất lượng lớp trát 15
  18. BÀI 3: TRÁT TRỤ TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT Mã Bài: MĐ19-03 Giới thiệu: Trát trụ là phần kết hợp giữa trát tường phẳng và trát cạnh góc. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về lớp vữa trát trụ - Thực hiện được việc trát trụ có tiết diện chữ nhật - Có năng lực kiểm tra kích thước trụ xây Nội dung chính: 1. Mục đích và yêu cầu Lớp trát tại trát trụ phải được trát phẳng, nhẵn, vuông góc, đều mặt, phủ kín các cạnh và đạt độ dày phù hợp Người học phải thực hiện trát trụ đạt yêu cầu như bản vẽ. Thực hành trát trụ trên mô hình thực tế như hình vẽ sau: 2. Đọc bản vẽ Thực hiện đọc bản vẽ để xác định kích thước và vị trí của cạnh góc cần trát; xác định các thông số về chủng loại vữa, cấp phối vữa… 16
  19. Thực hiện đọc bản vẽ để xác định kích thước và vị trí của các lỗ chờ được bố trí trên tường. 3. Qui trình trát trụ 3.1. Chuẩn bị vị trí - làm mốc trát Kiểm tra tổng thể bề mặt cần trát: dùng dây căng, thước kiểm tra dộ phẳng; dùng thước hồ, thước thủy kiểm tra độ thẳng đứng và ngang bằng Xác định chiều dày của mốc trát (sẽ là chiều dày của lớp trát) - Làm mốc chính: tương tự bài trước. - Làm mốc phụ: tương tự bài trước: 17
  20. - Dựng thước làm cữ: đôi với trụ tiết diện vuông, ta dùng các thước hồ và gong sắt để dựng cữ hai bên cạnh trụ. 3.2. Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ dùng cho việc trát trụ: gạch làm mốc, hồ vữa, bay xây, thước hồ, xô nước, máng hồ, quả dọi, thước thủy, bàn kéo, bàn xoa, chổi cỏ… 3.3. Bố trí vật tư Bố trí ván hoặc tấm cao su để thu hồi hồ bị rơi, đặt máng hồ chếch về hướng tay cầm bàn kéo. Tất cả nằm trong phạm vi với của tay mà người thợ không cần di chuyển bước chân. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2