intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ: Phần 1 - Lê Thanh Sơn

Chia sẻ: Nguyễn Thị Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

255
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ: Phần 1 gồm nội dung 1 và 2, trình bày về truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số/sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền vận động chuyển đổi hành vi về dân số/sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ: Phần 1 - Lê Thanh Sơn

  1. LỜI NÓI ĐẦU Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ là một môn học nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về v ận động và truyền thông chuyển đổi hành vi như: khái niệm, phương pháp và kỹ năng truyền thông, cách thức tổ chức hoạt động truyền thông ở cơ sở; nội dung lập kế hoạch tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ; nội dung, phương pháp giám sát, đánh giá hoạt độngvận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ ở cơ sở; đồng thời cũng cung c ấp cho người học những phương pháp và kỹ năng về tuyên truyền vận động dân số/ SKSS/KHHGĐ ở cơ sở. Căn cứ vào chương trình khung đã được Bộ Giáo dục phê duyệt. Với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập những kiến thức cơ bản về vận động, Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số/ SKSS/KHHGĐ của học sinh hệ chính quy Trung cấp Dân số y tế; cuốn sách này bao gồm những nội dung sau: - Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ - Tuyên truyền vận động chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ - Lập kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. - Theo dõi, giám sát hoạt động vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. - Đánh giá việc thực hiện kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ . Giáo trình hoàn thành được sự giúp đỡ rất nhiều của chuyên gia PGS.TS. Phạm Đại Đồng - Trường Đại học Kinh tế Q uốc dân. Đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. TM. Nhóm tác giả Lê Thanh Sơn 1
  2. CHỮ VIẾT TẮT CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản DS/SKSS/KHHGĐ Dân số/ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình HIV/AIDS Human Immuno Virus/Acquired Immuno Deficiency Syndrom VTN/TN Vị thành niên/thanh niên SKSS/SKTD Sức khỏe sinh sản / Sức khỏe tình dục LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục LHPN Liên hiệp phụ nữ CTV Cộng tác viên TTCĐHV Truyền thông chuyển đổi hành vi QHTD Quan hệ tình dục 2
  3. MỤC LỤC Trang 1. TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 4 2. TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, 44 SKSS/KHHGĐ 3. LẬP KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ 67 DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 4. THEO DÕI , GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG 88 CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 5. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG 96 CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ 3
  4. Bài 1 TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DÂN SỐ, SKSS/KHHGĐ MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và quá trình chuyển đổi hành vi. 2. Mô tả được khái niệm, đối tượng và thông điệp truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS/KHHGĐ. 3. Phân tích được các phương pháp, các cách tiếp cận và phương tiện của truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS/KHHGĐ 4. Trình bày được cách sử dụng tài liệu truyền thông. 5. Kể được các kỹ năng cơ bản của truyền thông chuyển đổi hành vi dân số, SKSS/KHHGĐ NỘI DUNG I. Các khái niệm 1. Truyền thông và c ác yếu tố của quá trình truyền thông 1.1. Khái niệm truyền thông Truyền thông là một quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa người truyền với người nhận, nhằm đạt được s ự hiểu biết, nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ và hướng tới chuyển đổi hành vi. 1.2. Các yếu tố của quá trình truyền thông Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bắt buộc phải có các thành tố sau: - Người truyền: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xư ớng quá trình truyền thông, là người hay nhóm người mang nội dung thông tin muốn được trao đổi với người hay nhóm người khác. 4
  5. - Thông điệp: là nội dung và hình thức thông tin được trao đổi từ người truyền đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, hiểu biết, kinh nghiệm…được biểu đạt bằng những công cụ giao tiếp như tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình ảnh … - Kênh truyền thông: là con đường hay cách thức chuyển tải thông điệp từ người truyền đến người nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc đ iểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau như truyền thông trực tiếp, và truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng) - Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi và nhận thức, thái độ và hành vi của đ ối tượng tiếp nhận. - Phản hồi : Là phản ứng của người nhận đối với thông điệp của người truyền về những suy nghĩ, thái độ, hành vi khi nhận thông điệp. - Nhiễu: Nhiễu là các yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin không được dự tính trước trong quá trình truyền thông. Trong quá trình truyền thông, người truyền và người nhận có thể đổi chỗ cho nhau, xen vào nhau. Về thời gian, người truyền thực hiện hành vi truyền thông trước. Người Thông Kênh Người truyền điệp nhận Nhiễu Hiệu quả Phản hồi Hình 1.1. MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TRUYỀN THÔNG 5
  6. 2. Truyền thông chuyển đổi hành vi và truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số, SKSS/KHHGĐ Truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số, SKSS/KHHGĐ là hoạt động truyền thông tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt được sự chuyển đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ, giúp đối tượng chấp nhận , duy trì hành vi bền vững có lợi cho sức khỏe. 3. Hành vi và quá trình chuyển đổi hành vi 3.1. Khái niệm hành vi Hành vi là cách ứng xử của mỗi con người trước một vấn đề trong một hoàn cảnh, t×nh huèng cụ thể, nã ®­îc biÓu hiÖn b»ng lêi nãi, cö chØ, hµnh ®éng nhÊt ®Þnh (theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản VHTT, 1998) . Hành vi dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (DS/SKSS/KHHGĐ) chính là những việc thường làm của người dân liên quan đến DS/SKSS/KHHGĐ. Mỗi hành vi có thể được phân tích thành 4 thành tố: Hành vi = Kiến thức + Thái độ + Niềm tin + Thực hành - Kiến thức : Thường có được thông qua con đường học tập, tiếp nhận thông tin hàng ngày và qua trải nghiệm thực tế. - Thái độ: Phản ánh những gì mà người ta thích hay không thích; đồng tình hay phản đối; tích cực hay tiêu cực; coi trọng hay coi thường; nhiệt thành hay thờ ơ ... tr­íc mét vÊn ®Ò nµo ®ã. Thái độ quyết định sự tiếp nhận hay không tiếp nhận những quan niệm, kiến thức hay phương pháp thực hành mới. - Niềm tin: Niềm tin (sự tin tưởng, lòng tin) là một phần quan trọng trong phong cách sống của con người. Chúng quy định những điều gì chấp nhận được, điều gì không. Niềm tin thường rất mạnh nên khó thay đổi. Niềm tin thường do thế hệ trước hoặc những người có uy tín trong cộng đồng truyền cho. Con người chấp nhận niềm tin mà không có ý định thử lại xem có đúng hay không. Mỗi dân tộc và mỗi cộng đồng có những niềm tin k hác nhau. - Thực hành : là kết quả của nhận thức, thái độ, niềm tin mà biểu hiện 6
  7. ra bên ngoài bằng những kỹ năng, kỹ xảo, những việc làm. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch... Các thành tố trên đan xen, liên kế t chặt chẽ với nhau. 3.2. Quá trình chuyển đổi hành vi Hành vi mỗi con người tồn tại dưới các trạng thái từ thấp đến cao như sau: - Chưa hiểu vấn đề - Hiểu biết vấn đề - Hiểu vấn đề và học kỹ năng - Mong muốn giải quyết vấn đề - Thử thực hiện hành vi mới - Thực hiện thành công, duy trì hành vi mới Quá trình chuyển đổi hành vi chính là quá trình chuyển hoá các trạng thái trên, thường trải qua 5 bước: Bước 5: Thực hiện và duy trì hành vi mới Bước 4: Thực hiện và đánh giá hành vi mới Bước 3: Chưa có ý định đến có ý định thực hiện Bước 2: Chưa chấp nhận đến chấp nhận nhưng chưa thực hiện (đã quan tâm) Bước 1: Chưa hiểu biết đến hiểu biết (chưa chấp nhận) Hình 1.2. Sơ đồ các bước chuyển đổi hành vi 7
  8. + Bước 1: Tõ ch­a hiÓu vÊn ®Ò đến hiÓu biÕt vÊn ®Ò. Trong giai đoạn này đối tượng chưa có hiểu biết gì về vấn đề SKSS/KHHGĐ của họ, chưa nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn của hành vi liên quan đến SKSS/KHHGĐ của họ. Biện pháp tốt nhất lúc này là cung cấp các thông tin về nguy cơ của bệnh tật và thực hành lối sống cá nhân hiện tại. Ví dụ cung cấp cho họ thông tin về sử dụng bao cao su trong qua hệ tình dục sẽ giảm nguy cơ lay nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm cả HIV/AIDS, tránh được có thai ngoài ý muốn, sẽ có lợi hơn nhiều so với những hạn chế nhỏ của bao cao su như giảm khoái cảm và chi phí mua bao cao su. Đây là giai đoạn khó khăn nhất để thuyết phục đối tượng chuyển đổi hành vi. + Bước 2: Từ chưa chấp nhận đến chấp nhận nhưng chưa thực hiện (đã quan tâm để chuyển đổi hành vi). Thông thường ở giai đoạn này đối tượng đã quan tâm v à hiểu biết phần nào đến vấn đề SKSS/KHHGĐ của mình. Họ đã quan tâm đến việc chuyển đổi hành vi nhưng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm hoặc có thể gặp phải một số khó khăn cản trở. Để giúp đối tượng chuyển đổi hành vi cần tiếp tục cung cấp thông tin về nguy cơ và những lợi ích nếu chuyển đổi hành vi. Giai đoạn này cần có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, cần sự cổ vũ và môi trường xã hội thuận lợi. + Bước 3: Tõ chưa có ý định đến có ý định thực hiện hay còn gọi là giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi hành vi. Đối tượng đã nhận thấy sự bất lợi khi duy trì hành vi cũ, đã nhận thấy lợi ích của hành vi mới. Họ đã có quyết tâm và kế hoạch chuyển đổi hành vi. Giai đoạn này đối tượng rất cần sự giúp đỡ về kiến thức và kỹ năng và những điều kiện cần thiết từ gia đình, bạn bè và xã hội. + Bước 4: Thùc hiÖn hµnh vi míi. Đối tượng sẵn sàng thực hiện chuyển đổi hành vi và thay đổi theo kế hoạch của họ, đồng thời đánh giá những lợi ích mà họ nhận được từ việc thực hiện hành vi mới. Họ rất cần sự trợ giúp của bạn bè, gia đìn h, cộng đồng để khuyến khích đối tượng thực hiện hành động chuyển đổi hành vi. 8
  9. Ví dụ: để định hướng cho đối tượng có thói quen sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thì việc cung cấp bao cao su một cách đầy đủ, thuận tiện là rất quan trọng trong giai đoạn này. + Bước 5: Thực hiÖn thµnh c«ng và duy tr× hµnh vi míi. Đối tượng thực hiện và duy trì hành vi mới có lợi, hành vi mới này nếu được thực hiện trong môi trường thuận lợi thì nó sẽ ổn định và bền vững, đồng thời đối tượng còn tuyên truyền người khác cùng làm theo; nếu thực hiện trong môi trường không thuận lợi, gặp những yếu tố cản trở thì việc duy trì hành vi mới dễ bị phá vỡ và đối tượng có thể quay về hành vi cũ. Quá trình chuyển đổi hành vi không phải diễn ra một cách suôn sẻ. Người ta có thể từ chối hành vi mới trong trường hợp: - Có thông tin nhưng không quan tâm, thích thú; - Nhận thức được, có quan tâm nhưng không tin tưởng; - Nhận thức được, có quan tâm và tin tưởng nhưng không có kỹ năng; - Thất bại hay nản lòng sau khi làm thử; - Muốn t hay đổi nhưng có nhiều yếu tố cản trở. Chuyển đổi hành vi là một quá trình cần có thời gian. Mỗi cá nhân muốn chuyển đổi hành vi đều phải trải qua các bước chuyển đổi hành vi, từ nhận thức đến hành vi bền vững. Mặc dù chuyển đổi hành vi là mục tiêu cuối cùng, nhưng con người thường trải qua một số bước trung gian trước khi họ chuyển đổi hành vi. Hơn nữa, khung lý thuyết này cũng chỉ ra rằng các cá nhân có thể ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi hành vi và tạo nên những nhóm đối tượng khác nha u. Vì vậy, họ thường cần các thông điệp khác nhau và đôi khi là cả những cách tiếp cận khác nhau. Khi tiếp cận một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cần phải phân tích được đối tượng đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển đổi hành vi để sử dụng thông đi ệp và cách tiếp cận phù hợp. 4. Các yếu tố cơ bản của quá trình chuyển đổi hành vi 9
  10. 4.1. Các yếu tố cơ bản của quá trình chuyển đổi hành vi : Việc chuyển đổi hành vi của con người phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là: - Năng lực thực hiện hành vi; - Môi trường xã hội; - Thực tiễn đời sống xã hội Chuyển đổi hành vi Năng lực Môi trường Thực tiễn thực hiện xã hội đời sống hành vi xã hội - Năng lực thực hiện hành vi: Năng lực thực hiện hành vi mang tính cá thể, do trình độ văn hoá, kiến thức, kỹ năng thực hiện hành vi, trạng thái thể chất, các yếu tố tâm lý, tình cảm của cá thể quyết đ ịnh. - Môi trường xã hội : Môi trường xã hội ủng hộ việc chuyển đổi hành vi bao gồm đồng tình hành vi mới, phê phán hành vi cũ với sự vào cuộc của những người có uy tín trong cộng đồng, ở đây có yếu tố tập quán, thói quen của cả cộng đồng. - Thực tiễn đời sống xã hội: Bao gồm sự phát triển của kinh tế và các dịch vụ xã hội, điều kiện sống, lao động và học tập đòi hỏi phải có hành vi mới để phù hợp với cuộc sống mới và thực hiện hành vi mới thì sẽ có lợi ích cụ thể. 4.2. Các điều kiện để chuyển đổi hành vi Hành vi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như trên, vì vậy, để chuyển đổi hành vi cần phải có những điều kiện cần thiết để thực hiện: - Việc chuyển đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện: Đối tượng phải có mong muốn thay đổi, điều thay đổi đó phải mang lại sự tốt đẹp cho 10
  11. đối tượng. Vì vậy, để chuyển đổi hành vi , cần đưa ra các thông điệp rõ han để đối tượng nhận thấy điều tốt đẹp cho mình nếu chuyển đổi hành vi cũ để tự nguyện thay đổi. - Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều : Để chuyển đổi hành vi, phải xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi hiện tại đến mức nào để có thông điệp đủ mạnh thuyết phục đối tượng - Các hành vi thay đổi cần được duy trì qua thời gian: các hành vi mới hình thành để bền vững phải duy tr ì han ngày trong khoảng thời gian dài - Việc chuyển đổi hành vi phải không quá khó : Việc chuyển đổi hành vi phải không vượt qua khả năng, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của đối tượng. - Phải có sự trợ giúp của xã hội: Sự quan tâm trợ giúp của bạn bè, gia đình và xã hội l à hết sức cần thiết để khuyến khích và tạo điều kiện để đối tượng chuyển đổi hành vi và duy trì hành vi mới. II. Các vấn đề DS/SKSS/KHHGĐ, cần truyền thông chuyển đổi hành vi 1. Chất lượng dân số 1.1. Giảm bệnh tật và tử vong trẻ em - Nhận biết và phát hiệ n sớm các dấu hiệu nguy hiểm trong khi mang thai, khi chuyển dạ và sau sinh. - Khám sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm dị tật và bệnh bẩm sinh ở thai nhi. - Khám sàng lọc sơ sinh để phát hiện bệnh bẩm sinh và sớm chữa bệnh cho trẻ sơ sinh, tránh được nhữ ng biến chứng nguy hiểm, khuyết tật và tử vong. - Theo dõi cẩn thận trẻ sơ sinh, đặc biệt trong 24 giờ đầu, kịp thời phát hiện những bất thường và đưa trẻ đến cơ sở y tế để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho trẻ sơ sinh. - Phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hi ểm ở trẻ nhỏ và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế. 11
  12. - Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là cách chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ em 1.2. Chất lượng dân số của một số dân tộc thiểu số (vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống) 1.2.1. Tảo hôn - VTN/TN thực hiện kết hôn đúng tuổi theo luật định. - Gia đình dòng tộc không ủng hộ, không khuyến khích hành vi tảo hôn. - Cộng đồng hãy khuyến khích và tạo điều kiện cho thanh niên kết hôn đúng tuổi quy định của pháp luật. 1.1.2. Hôn nhân cận huyết thống - VTN/TN, Nam nữ độ tuổi sinh đẻ không kết hôn với người họ hàng trong vòng 3 thế hệ. - Gia đình, dòng tộc và cộng đồng cần nghiêm cấm và không thực hiện hành vi kết hôn cận huyết thống. 2. Cơ cấu dân số 2.1. Mất cân bằng giới tính khi sinh - Lựa chọn giới tính khi sinh để lại hậu quả nặng nề cho con cháu và xã hội trong tương lai. - Không lựa chọn giới tính thai nhi sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn và tương lai của bạn. - Sinh sản tự nhiên - đảm bảo cân bằng giới tính. 2.2. Cơ cấu dân số vàng 2.2.1. Nâng cao chất lư ợng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng của người lao động - Mỗi người trong độ tuổi lao động đều có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc. - Mỗi người trong độ tuổi lao động từ (16 -60) có công ăn việc làm, tự nuôi sống bản thân là yếu tố góp phần phát triển bền vững cho nền kinh tế nước nhà. 12
  13. 2.2.1. Đáp ứng nhu cầu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ sử dụng ngày công lao động ở nông thôn sử dụng có hiệu quả nguồn nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động thuộc nhóm trẻ (25-44). - Tăng ngày công sử dụng lao động giúp người dân có việc làm và tăng thu nhập. - Mỗi người lao động có việc làm và thu nhập ổn định là góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. - Mỗi người trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm ổn định là tự cứu mình. 2.2.3. Đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng đào tạo nghề xã hội theo nhu cầu thị trường, chú trọng ngành nghề sử dụng nhiều lao động, ngành nghề phi nông nghiệp. - Mở rộng nhiều loại hình đào tạo nghề phù hợp với yê u cầu xã hội sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người lao động được đào tạo thích ứng với các ngành nghề. - Người lao động cần tìm hiểu những yêu cầu ngành nghề của các doanh nghiệp cần tuyển lao động để tham gia đào tạo, rèn luyện tay nghề để tham gia sản xuất. 2.2.4. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu, huy động cộng đồng hỗ trợ các gia đình có người lao động xuất khẩu. - Trước khi sang nước ngoài làm việc, người lao động cần phải rèn luyện tay nghề vững để phù hợp với ngành mình lựa chọn để thích ứng với công việc. - Ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp giúp người lao động sang nước ngoài thuận tiện hơn trong công việc. Hãy học tiếng nước ngoài trước khi sang nước ngoài làm việc. 2.3. Già hóa dân số 13
  14. - Người cao tuổi chủ động tìm kiế m các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. - Tìm hiểu và hỗ trợ người cao tuổi tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. 3. Sức khỏe sinh sản 3.1. Làm mẹ an toàn (tập trung nội dung giảm tử vong mẹ). - Đi khám thai đầy đủ để được theo dõi sức khỏe, phát hiện và can thiệp kịp thời những bất thường trước sinh. - Nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm trong khi mang thai, chuyển dạ và sau sinh. - Người chồng, người thân trong gia đình kịp thời vận chuyển phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm trong lúc mang thai, chuyển dạ và sau sinh. - Đẻ tại cơ sở y tế hoặc đẻ tại nhà có cán bộ đã qua đào tạo hỗ trợ để được chăm sóc y tế đầy đủ và kịp thời cấp cứu, chuyển tuyến khi cần thiết. 3.2. Phá thai an toàn - Tình dục an toàn là quan hệ tình dục đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn và không nhiễm các bệnh LTQĐTD và HIV. - Nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hoạt động tình dục thực hiện tránh thai hiệu quả và phòng các bệnh LTQĐTD. - Chủ động chia sẻ với chồng, cha mẹ, người thân để được giúp đỡ, hỗ trợ giải quyết khi mang thai ngoài ý muốn. - Tìm đến cơ sở y tế tin cậy để được phá thai an toàn. - Sớm đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường sau phá thai. 3.3. Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS 3.3.1. Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục 14
  15. - Mắc các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. - Các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. - Mọi người cần chủ động dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục . 3.3.2. HIV/AIDS - Bất cứ a i ũng có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nếu có những hành vi không an toàn: Tình dục không an toàn, tiêm chích không an toàn.. - Mọi người đều có thể phòng tránh được HIV/AIDS nếu biết cách phòng tránh. 3.3.4. Sức khỏe sinh sản các nhóm đối tượng đặc thù (ngườ i di cư, người có HIV/AIDS, VTN/TN) - Người di cư: + Người di cư là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, DS/KHHGĐ. + Chăm sóc SKSS cho người di cư là góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Người nhiễm HIV/AIDS: + Nhiễm HIV không có nghĩa là hết, người nhiễm HIV vẫn có một thời gian dài khỏe mạnh và vẫn sống lao động cống hiến như những người bình thường. + Thời gian từ khi nhiễm HIV chuyển sang AIDS dài hay ngắn phụ thuộc phần lớn vào lối sống của người nhiễm HIV. + Bệnh nhân AIDS nếu được tiếp cận với thuốc kháng HIV và chăm sóc sức khỏe, sống khỏe và sống có ích. - Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn của VTN/TN. + VTN/TN chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn t rong những lần quan hệ tình dục. 15
  16. + Hãy chia sẻ và thuyết phục bạn tình sử dụng BCS khi quan hệ tình dục. 3.3.5. Chăm sóc SKSS người cao tuổi. - Tiền mãn kinh ở nữ : + Phụ nữ chủ động tìm kiếm thông tin, kiến thức và dịch vụ về SKSS thời kỳ tiền mãn kinh. + Gia đình và cộng đồng hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với thông tin dịch vụ về SKSS thời kỳ tiền mãn kinh. - Tắt dục nam: + Hãy chủ động tìm kiếm các kiến thức cơ bản về tuổi tắt dục để nam giới tự chăm sóc bản thân, tự tin, vui vẻ hơn trong cuộc sống. + Kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. + Chủ động tìm gặp bác sỹ, nhà tư vấn để hỗ trợ SKSS thời kỳ tắt dục. + Hãy biết cách chia sẻ và duy trì đời sống tình dục an toàn, lành mạnh. 3.3.6. Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS - Gái hay trai chỉ hai là đủ. - Nam, nữ đều có quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ngang nhau trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS. - Nam giới, bạn đồng hành của phụ nữ trong chăm sóc SKSS. - Không phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS. - Không lựa chọn giới tính khi sinh để đảm bảo cơ cấu dân số được cân bằng về giới theo quy luật tự nhiên. - Không cung cấp về giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. - Cần ngăn chặn khẩn cấp nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và xâm hại tình dục trẻ em. - Xâm hại tình dục trẻ em là tội á c cần phải phát hiện, lên án và nghiêm trị theo pháp luật. 16
  17. 3.3.7. Vô sinh - Các cặp vợ chồng hiếm muộn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa hỗ trợ sinh sản để được chẩn đoán, chữa trị và hỗ trợ thụ thai và sinh con. - Cả vợ và chồng đều cần được thực hiện các thăm khám, xét nghiệm và điều trị vô sinh. - Phòng và chữa kịp thời các bệnh có thể gây hậu quả vô sinh là cách chủ động ngăn chặn vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng. - Nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hoạt động tình dục thực hiện tránh thai hiệu quả và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngăn chặn hậu quả của các biến chứng do phá thai và do nhiễm khuẩn đường sinh sản gây vô sinh. 3.3.7. Ung thư đường sinh sản - Ung thư đường sinh sản rất nguy hiểm nhưng có thể phát hiện sớm được và điều trị rất hiệu qu ả. - Phụ nữ có thể tự khám để phát hiện sớm các khối u bất thường ở vú và khi nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. - Hàng năm phụ nữ cần khám và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 4. Quy mô, mật độ dân số và mức sinh 4.1. Kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai hiện đại; khoảng cách giũa các lần sinh và khoảng cách sinh con hợp lý của mỗi cặp vợ chồng - KHHGĐ giúp mẹ khỏe, con khỏe, gia đình hạnh phúc. - Biện pháp tránh thai là chìa khóa hạnh phúc gia đình. - Phụ nữ không nên sinh con trước tuổi 20 và sau tuổi 35 để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con. - Giãn khoảng cách giữa hai lần sinh từ 3 -5 năm để đảm bảo mẹ khỏe, con khỏe, hạnh phúc gia đình. 17
  18. - Không đẻ sớm, không đẻ dầy - Vì hạnh phúc gia đình và tương lai của con cái. - Không kết hôn và sinh con sớm vì sức khỏe của phụ nữ và tương lai của trẻ em. - Tảo hôn là hủ tục lạc hậu cần phải lên án, bài trừ. 4.2. Giảm tỷ lệ sinh con thứ ba. - Gái hay trai chỉ hai là đủ. - Hãy dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. - Thực hiện pháp lệnh dân số là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. - Không đẻ nhiều con vì sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. - Không sinh con thứ ba để bảo vệ hạnh phúc gia đình. - Đông con đồng nghĩa với đói nghèo. III. Mục tiêu, Đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi 1. Đối tượng Đối tượng truyền thông là những người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến một vấn đề nào đó cần phải truyền thông. Mỗi loại đối tượng có những đặc điểm khác nhau (trình độ, tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu sức khoẻ, hoàn cảnh và phong tục tập quán…) vµ cách tiếp nhận thông tin cũng khác nhau. V× vËy, mçi ®èi t­îng ph¶i cã c¸ch chọn nội dung, hình thức và phương tiện truyền thông kh¸c nhau. C¨n cø môc tiªu t¸c ®éng cô thÓ cña TruyÒn th«ng chuyển ®æi hµnh vi vÒ DS, SKSS/KHHG§, cã thÓ chia ®èi t­îng truyÒn th«ng chuyển ®æi hµnh vi vÒ DS, SKSS/KHHG§, thµnh thµnh 2 nhãm chÝnh: - Nhãm ®ối tượng đích (hay còn gọi là đối tượng trực tiếp): là cặp vợ chồng ở lứa tuổi sinh đẻ; nam giới; vị thành niên; người cung cấp dịch vụ; phụ nữ khi mang thai, phụ nữ nuôi con dưới 5 tuổi; người cao tuổi. Đ ối tượng đích là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi một vấn đề sức khoẻ nào đó hoặc cần phải chuyển đổi hành vi trước tiên. - Nhãm ®ối tượng có liên quan (hay còn gọi là đối tư ợng gián tiếp): 18
  19. cha, mẹ chồng, người cao tuổi trong gia đình, bạn bè... Đối tượng có liên quan (đối tượng gián tiếp) là những đối tượng có ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi hành vi của đối tượng đích. 2. Mục tiêu Mục đích của t ruyÒn th«ng chuyển ®æi hµnh vi là dần dần hình thành ở mỗi cá nhân và cộng đồng niềm tin vào những kiến thức để họ có mong muốn và quyết tâm chuyển đổi hành vi cũ, sẵn sàng tiếp nhận và duy trì hành vi mới có lợi. Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi hành vi đã chỉ ra 3 yếu tố cơ bản tác động đến quá trình chuyển đổi hành vi là : n¨ng lùc thùc hiÖn hµnh vi, m«i tr­êng x· héi và thùc tiÔn ®êi sèng x· héi. Vì vậy, nguyên lý chung xây dựng mục tiêu của các chương trình can thiệp Truyền thông chuyển đổi hành vi đều phải tác động vào các yếu tố này. Tuỳ điều kiện thực tiễn mà có thể ưu tiên tác động vào yếu tố nào là chính, song một cách chung nhất, mục tiêu của can thiệp truyÒn th«ng chuyển ®æi hµnh vi vÒ DS,SKSS/KHHG§ bao gồm 4 nội dung sau: - Một là, nâng cao năng lực th ực hiện hành vi: chuyển đổi hành vi trước hết phụ thuộc năng lực thực hiện hành vi. Mà năng lực thực hiện hành vi do kiến thức, kỹ năng thực hiện hành vi quyết định. Vì vậy, muốn chuyển đổi hành vi thì phải nâng cao năng lực thực hiện hành vi và ®Ó nâng cao năng lực thực hiện hành vi thì cần tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn và giáo dục nhằm đảm bảo cho người dân có hiểu biết và được hướng dẫn kỹ năng thực hành. - Hai là, tạo sự ủng hộ hơn nữa của lãnh đạo và những người có uy tín trong cộng đồng: Đây là đặc điểm quan trọng trong công tác truyền thông DS/SKSS/KHHGĐ và cũng là đặc điểm riêng đối với nước ta, khi mà các nhà lãnh đạo, những người có uy tín trong cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ thì khả năng thực hiện rất cao. - Ba là, tạo dư luận xã hội thuận lợi: Điều này có ý nghĩa to lớn đối với điều kiện đặc thù của nước ta, bởi khi mà người dân trong mỗi làng xã có quan hệ chặt chẽ đều đồng tình, ủng hộ thì sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc 19
  20. chuyển đổi hành vi. - Bốn là, nâng cao chất lượng công tác truyền thông: Nâng cao chất lượng công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng, là điều kiện đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng khu vực và vùng địa lý… Dự thảo Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra những giải pháp thực hiện công tác Dân số, SKSS/KHHGĐ, trong đó giải pháp về Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi là: Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng, chú trọng khu vực khó khăn, đối tượng khó tiếp cận; mở rộng giáo dục về DS và SKSS, phòng ngừa HIV, giới và bình đẳng giới, sức khỏe tình dục trong và ngoài nhà trường. Tăng cường sự tham gia của đối tượng và cộng đồng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và phản hồi về các hoạt động giáo dục và truyền thông . Dự thảo Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về DS và SKSS giai đoạn 2011-2015, thực hiện Chiến lược DS -SKSS giai đoạn 2011-2020 của Tổng Cục Dân số/KHHGĐ đã đưa ra Mục tiêu tổng quát của truyền thông chuyển đổi hành vi: Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi với các hành thức truyền thông có hiệu quả, phù hợp với tình hình phát triển, đặc điểm văn hóa vùng miền, từng nhóm đối tượng, chú trọng khu vực khó khăn, đối tượng khó tiếp cận tạo ra sự đồng thuận, tăng cường sự tham gia của toàn xã hội vào các hoạt động giáo dục và truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và thái độ thực hiện hành vi có lợi và bền vững về DS và SKSS c ủa các nhóm đối tượng, góp phần nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng SKSS, duy trì mức sinh thấp và cơ cấu hợp lý. IV. Các cách tiếp cận và phương tiện truyền thông chuyển đổi hành vi 1. Các cách tiếp cận 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0