intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vẽ ghi kiến trúc (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Vẽ ghi kiến trúc (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Phương pháp đo vẽ ghi kiến trúc; phương pháp thể hiện hồ sơ bản vẽ hiện trạng công trình; giới thiệu một số sản phẩm vẽ ghi hiện trạng công trình thực tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vẽ ghi kiến trúc (Ngành: Họa viên kiến trúc - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH VẼ GHI KIẾN TRÚC (Lưu hành nội bộ) NGÀNH: HỌA VIÊN KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 597 /QĐ - CĐXD1ngày 29 tháng12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại giáo trình (sử dụng nội bộ) nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình VẼ GHI được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy và học tập dành cho hệ Cao đẳng, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc. Vẽ ghi là môn học chuyên ngành được phát triển trên nền tảng lý thuyết của môn Vẽ xây dựng 2 nhằm cung cấp và phát triển những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phương pháp đo vẽ hiện trạng các công trình kiến trúc phục vụ cho công tác lập hồ sơ hiện trạng sau này. Giáo trình Vẽ ghi do các giảng viên thuộc Bộ môn Kiến trúc Cơ sở - Khoa Xây dựng - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn (dựa trên cuốn Giáo trình Vẽ Xây dựng 2 do bộ môn Kiến trúc cơ sở biên soạn năm 2015). Nội dung của giáo trình được điều chỉnh để phù hợp với thực tế, bám sát với đề cương môn học và quy cách theo thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH. Môn học Vẽ ghi lần này được cập nhật mới và tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra, giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung cuốn giáo trình gồm các chương cơ bản sau: Chương 1: Tổng quan về môn học Chương 2: Phương pháp đo vẽ ghi kiến trúc. Chương 3: Phương pháp thể hiện hồ sơ bản vẽ hiện trạng công trình Chương 4: Giới thiệu một số sản phẩm vẽ ghi hiện trạng công trình thực tế. Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp, để lần tái bản sau cuốn giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 3 năm 2023 Tạ Bình (chủ biên) 2
  3. MỤC LỤC MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN HỌC 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. CHƯƠNG 1 7 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 7 1.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC 7 1.1.1. Mục đích 7 1.1.2. Ý nghĩa 7 1.2. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC 7 1.2.1. Vị trí, đặc điểm môn học 7 1.2.2. Yêu cầu của môn học 7 1.3. PHÂN LOẠI HÌNH THỨC VẼ GHI KIẾN TRÚC. 7 1.4. DỤNG CỤ VẼ GHI KIẾN TRÚC. 8 1.4.1. Dụng cụ vẽ ghi bằng máy chuyên dụng 8 1.4.2. Dụng cụ vẽ ghi thủ công 10 CHƯƠNG 2 15 PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ GHI KIẾN TRÚC. 15 1.5. PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ 15 1.5.1. Công tác chuẩn bị 15 1.5.2. Các chú ý về an toàn trong khi thực hiện công tác vẽ ghi 17 1.5.3. Đo vẽ tại hiện trường 18 CHƯƠNG 3. 39 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN HỒ SƠ BẢN VẼ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH 39 3.1. YÊU CẦU THỂ HIỆN 39 3.1.1. Khổ giấy, khung bản vẽ, khung tên. 39 3.1.2. Đường nét, chữ, số trong bản vẽ ghi kiến trúc. 40 3.2. PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN 48 3.2.1. Nội dung ghi chú trong khung tên. 48 3.2.2. Nội dung thể hiện hình vẽ công trình vẽ ghi 48 CHƯƠNG 4 50 GIỚI THIỆU MỘT SỐ SẢN PHẨM VẼ GHI HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH THỰC TẾ. 50 4.1. CÔNG TRÌNH NHÀ Ở. 50 4.2. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 3
  4. MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG MÔN HỌC Điểm trong không gian: A,B,C.....M,N,P.... Đoạn thẳng trong không gian: AB, CD, MN. Đường thẳng trong không gian: a,b....m,n..... Hình phẳng trong không gian: ABC, ..... MNP.... Mặt phẳng: , , ...., (R), (Q), (S), … Các mặt phẳng hình chiếu: + Mặt phẳng hình chiếu đứng : P1 + Mặt phẳng hình chiếu bằng : P2 + Mặt phẳng hình chiếu cạnh : P3 + Các hình chiếu tương ứng của điểm A: A1, A2, A3 ▪ Các thuộc tính hình học: Tính song song: // (AB//CD) Tính vuông góc: ⊥ (AB⊥CD) Sự cắt nhau:  (ABCD) Sự trùng nhau:  (ABCD) Sự liên thuộc:  (KCD) ▪ Các từ viết tắt thường dùng: Mặt phẳng hình chiếu: MPHC Mặt phẳng phụ trợ: MPPT 4
  5. Tên môn học: VẼ GHI KIẾN TRÚC Mã môn học: MH12 Thời gian thực hiện: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 28 giờ, Kiểm tra: 2 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Là môn học tiên quyết, được bố trí vào học kỳ III - Môn học tiên quyết: Vẽ xây dựng 2 (MH11) - Tính chất: Là môn học cơ sở ngành. II. Mục tiêu môn học: 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm về Vẽ ghi Kiến trúc; - Trình bày được các loại dụng cụ và thiết bị phục vụ đo vẽ hiện trạng công trình; - Trình bày được phương pháp và trình tự các bước vẽ ghi Kiến trúc. 2. Về kỹ năng: - Sử dụng được dụng cụ và thiết bị cơ bản phục vụ đo vẽ hiện trạng công trình quy mô vừa và nhỏ; - Đọc hiểu được về hồ sơ bản vẽ hiện trạng công trình; - Đo, vẽ và thiết lập được các bản vẽ hiện trạng kiến trúc công trình. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận, chính xác trong công việc; - Có tinh thần tự học hỏi, nghiên cứu; - Có khả năng học tập, làm việc theo nhóm. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, TT Tên chương, mục Tổng thí nghiệm, Kiểm Lý thuyết số thảo luận, tra bài tập Chương 1: Tổng quan về môn 2 2 học 1.1. Khái niệm 0.5 1 1.2. Mục đích, yêu cầu môn học 1.3. Phân loại hình thức vẽ ghi 0.5 kiến trúc 1.4. Dụng cụ vẽ ghi kiến trúc. 1 Chương 2: Phương pháp vẽ ghi 25 5 20 kiến trúc. 2.1. Phương pháp đo vẽ, ghi chép 2 3 số liệu tại hiện trường. 2.2. Phương pháp bổ sung, hoàn 1 thiện số liệu.
  6. Thời gian (giờ) Thực hành, TT Tên chương, mục Tổng thí nghiệm, Kiểm Lý thuyết số thảo luận, tra bài tập 2.3. Phương pháp tổ chức làm 1 việc nhóm 2.4. Bài tập số 1: Đo vẽ hiện trạng 20 công trình thực tế có quy mô 2 – 4 tầng Chương 3: Giới thiệu các loại hồ 4 4 sơ bản vẽ hiện trạng. 3 3.1. Công trình văn hóa cổ 1 3.2. Công trình dân dụng 2 Chương 4: Phương pháp thể hiện hồ sơ bản vẽ hiện trạng 14 4 8 2 công trình 4.1. Yêu cầu thể hiện bản vẽ 1 4.2. Phương pháp thể hiện 2 4 4.3. Hoàn thiện bản vẽ 1 4.4. Bài tập số 2: Thể hiện hồ sơ 8 hiện trạng kiến trúc công trình đã đo vẽ 4.5. Kiếm tra 2 Cộng 45 15 28 2 6
  7. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa của việc vẽ ghi công trình.. - Trình bày được các phương pháp đo vẽ công trình kiến trúc - Thực hành đo vẽ được công trình thực tế.. 1.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC 1.1.1. Mục đích Vẽ ghi là ghi chép lại các bản vẽ hiện trạng của một phần công trình, một công trình hoặc một nhóm công trình đã có sẵn, nó khác với vẽ thiết kế là vẽ sáng tác ý tưởng chưa có thực. 1.1.2. Ý nghĩa Thực tế, thường mỗi khi tiến hành vẽ ghi một công trình đều nhằm một mục đích cụ thể nào đó, hoặc là nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, hoặc để xác định giá trị của công trình, đề ra giải pháp hợp lý tu bổ, nâng cấp cải tạo công trình…Vì vậy vẽ ghi là một trong những nội dung công việc quan trọng trong công tác thiết kế. 1.2. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC 1.2.1. Vị trí, đặc điểm môn học Vẽ ghi là một việc làm cần thiết nhằm mục đích thu thập số liệu phục vụ cho việc sữa chữa, cải tạo nâng cấp công trình hoặc công tác nghiên cứu khoa học, lập hồ sơ khảo cổ phục vụ công tác bảo tồn, tôn tạo xác định đánh giá về giá trị lịch sử, nghệ thuật, kỹ thuật của các công trình cổ. Đặc biệt đối với việc nâng cấp hoặc mở rộng công trình thì các số liệu thực tế về hiện trạng của công trình đóng vai rất quan trọng, việc vẽ ghi lại hiện trạng cùng các đánh giá hiện trạng về kỹ thuật kết cấu , vật liệu của công trình rất cần thiết cho việc nghiên cứu đề ra các giải pháp tối ưu về kinh tế, kỹ thuật cho việc cải tạo nâng cấp công trình. 1.2.2. Yêu cầu của môn học Với các ý nghĩa thực tế trên việc lập một hồ xơ vẽ ghi phải đảm bảo trên nguyên tắc các tài liệu và bản vẽ trong hồ sơ được thể hiện một cách khoa học, chính xác, trung thực và đầy đủ, đánh giá đúng với thực trạng của công trình trong thời điểm khảo sát. Ngoài ra việc luyện tập và thực hành vẽ ghi các công trình kiến trúc trong nhà trường còn giúp cho sinh viên rèn luyện các khả năng quan xát thực tế, khả năng nhận dạng hình học; rèn luyện kỹ năng vẽ tay, thực hiện cách bố cục bản vẽ và bước đầu làm quen với cách thể hiện các bản vẽ công trình tuân thủ các quy định của bản vẽ kỹ thuật. 1.3. PHÂN LOẠI HÌNH THỨC VẼ GHI KIẾN TRÚC. Vẽ ghi là một phần công việc trong công tác thiết kế gồm các thể loại như: + Vẽ ghi thống kê: Vẽ lại mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng với các kích thước cần thiết. Loại vẽ ghi này mang tính sơ bộ. + Vẽ ghi kiến trúc: Vẽ tỉ mỉ hơn thống kê, loại vẽ này nhằm mục đích cải tạo, nâng cấp công trình, vẽ ghi kiến trúc kèm theo dự toán tháo dỡ, cải tạo sửa chữa. + Vẽ ghi khảo cổ: Đòi hỏi sự chính xác tỉ mỉ từng chi tiết phục vụ cho việc phục chế và đánh giá nguyên trạng của nó. 7
  8. 1.4. DỤNG CỤ VẼ GHI KIẾN TRÚC. 1.4.1. Dụng cụ vẽ ghi bằng máy chuyên dụng + Máy thủy bình: 8
  9. + Máy đạc ảnh: 9
  10. 1.4.2. Dụng cụ vẽ ghi thủ công + Thước dây rút (sợi thép):: + Thước dây rút (sợi vải): 10
  11. + Thước dây rút (sợi thủy tinh): + Thước cuộn điện tử, thước dây laser 11
  12. + Máy đo chiều dài bằng tia laser + Thước đo góc điện tử 12
  13. + Sào đo chiều cao + Dây dọi 13
  14. + Bảng vẽ, giấy bút.... 14
  15. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ GHI KIẾN TRÚC. Mục tiêu: 1.5. PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ Trên thực tế việc đo vẽ hiện trạng một công trình được thực hiện bằng phương pháp đạc ảnh hay phương pháp đo vẽ thủ công, tùy thuộc vào tính chất đặc thù và yêu cầu của từng loại công trình mà ta có thể đưa ra phương pháp phù hợp. 1.5.1. Công tác chuẩn bị + Công tác chuẩn bị: Tìm hiểu công trình thông qua tài liệu hồ sơ về công trình, đi thực địa để kiểm tra quan sát công trình. 15
  16. Lên danh mục các bản vẽ cần phải thực hiện Chuẩn bị các dụng cụ đo vẽ: Máy đo, thước các loại, sào đo, dây dọi, bảng vẽ, giấy bút.... 16
  17. FLYCAM Tùy theo quy mô công trình tính chất công việc và số lượng người nhiều hay ít mà thể phân ra các nhóm nhỏ hoặc phân công công việc từng người. 1.5.2. Các chú ý về an toàn trong khi thực hiện công tác vẽ ghi 17
  18. Khi tổ chức đo vẽ tại hiện trường cần chú ý với đặc điểm của từng công trình cụ thể để đề ra các giải pháp an toàn phù hợp. Đối với các công trình ở xa, cần cử người đi khảo sát sơ bộ xem điều kiện thực tế để có kế hoạch chuẩn bị thật chu đáo về phương tiện đi lại, thiết bị, dụng cụ mang theo phục vụ cho đợt vẽ ghi. Nếu điều kiện khó khăn cần xem xét chọn các phương án đo vẽ và phân công chia nhóm cho phù hợp. Đối với các công trình đã xuống cấp cần xác định trước những vị trí khó lấy kích thước như các vị trí gần các trạm điện, tủ điện hoặc các hệ thống dây điện cũ, vị trí phòng hẹp ẩm thấp, thiếu sáng, vị trí kết cấu đã xuống cấp có thể sập, những vị trí quá cao, quá xa,…cần đưa ra các giải pháp cụ thể tránh mất an toàn cho người đo vẽ. Cần phổ biến các quy định chung về công tác an toàn lao động, thực hiện nội quy của những điểm di tích hoặc các công trình có tính tôn nghiêm cho các nhóm trước khi thực hiện. Yêu cầu từng cá nhân tuân thủ đúng các phần việc theo phân công chỉ dẫn của người hướng dẫn hoặc trưởng nhóm để tránh gây lộn xộn trong khuôn viên của công trình khi thực hiện đo vẽ. 1.5.3. Đo vẽ tại hiện trường 1.5.3.1. Phương pháp đạc ảnh: Việc đạc ảnh hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, trong đó có việc đo vẽ công trình xây dựng. 18
  19. 19
  20. CÔNG NGHỆ QUÉT 3D LASER SCAN 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2