Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
lượt xem 4
download
(NB) Giáo trình Vẽ kỹ thuật với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật, phương pháp vẽ các loại hình chiếu, mặt cắt, hình cắt, các quy ước của bản vẽ; Đọc được những bản vẽ cấu tạo các thiết bị, bản vẽ lắp, sơ đồ lắp đặt, bố trí các thiết bị. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- Chương 3 Vẽ qui ước các mối ghép cơ khí Mục tiêu - Trình bày được khái niệm về các loại mối ghép và cách vẽ quy ước các mối ghép. - Đọc và vẽ được bản vẽ của các chi tiết có các mối ghép. - Trình bày được cấu tạo, ứng dụng của các loại bánh răng, lò xo - Đọc và vẽ được bản vẽ quy ước mối ghép bánh răng, lò xo. - Rèn luyện tính cẩn thận tỉ mỷ chính xác, chủ động trong học tập. Nội dung 3.1 Vẽ quy ước mối ghép cơ khí 3.1.1 Ren 3.1.1.1 Sự hình thành ren Ren hình thành nhờ chuyển động xoắn ốc. Một điểm chuyển động đều trên một đường sinh, khi đường sinh đó quay đều quanh một trục cố định sẽ tạo thành chuyển động xoắn ốc. Quỹ đạo của điểm chuyển động gọi là đường xoắn ốc (Hình 3.1). Hình 3.1. Đường xoắn ốc. Nếu đường sinh là đường thẳng song song với trục quay, thì có đường xoắn ốc trụ. Nếu đường sinh là đường thẳng cắt trục quay, thì có đường xoắn ốc nón. Khoảng cách di chuyển của điểm chuyển động trên đường sinh, khi đường sinh này quay quanh trục được một vòng gọi là bước xoắn. Bước xoắn ký hiệu là ph. Một đường bao (hình tam giác, hình thang, cung tròn.) chuyển động xoắn ốc trên mặt trụ hoặc mặt côn sẽ tạo thành một bề mặt gọi là ren. Mặt phẳng của đường bao chứa trục của mặt trụ hay mặt côn, gọi là prôfin ren. Ren hình thành trên trục gọi là ren ngoài (Ren trục), ren hình thành trong lỗ gọi là ren trong (Ren lỗ) (Hình 3.2). 43
- Hình 3.2. ren trục, ren lỗ 3.1.1.2 Cách vẽ quy ước ren Ren được vẽ đơn giản theo TCVN 5907 – 1995 “ Biểu diễn ren và các chi tiết có ren”. Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 6410/ 1 – 1993 ren và các chi tiết có ren. Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song trục ren: - Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm - Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh trên hình chiếu và trên hình cắt. Khi gạch mặt cắt chúng ta gạch mặt cắt đến đường đỉnh ren (nét liền đậm). Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc trục ren: Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren thể hiện bằng ¾ đường tròn bằng nét liền mảnh trong trường hợp ren thấy. - Trong trường hợp ren khuất chúng ta thể hiện bằng các nét đứt cho cả đường đỉnh lẫn đường chân ren - Trong mối ghép ren chúng ta ưu tiên cho thể hiện ren trục. Phần trục ren đã vặn vào trục ren. Ký hiệu ren luôn luôn phải đặt tương ứng với đường kính ngoài của ren - Ngoài các quy định cơ bản nói trên, cần nêu thêm: A – A - Ren hình côn được vẽ và ký hiệu như Ren này có tác dụng vặn kín khít. M12 M12 a) b) Hình 3.3 Quy ước biểu diễn ren trục (a), ren lỗ (b). 44
- A A-A A Hình 3. 4 Vẽ quy ước mối ghép ren. R1 M12 M12 Hình 3.5 Biểu diễn ren khuất. Hình 3.6 Biểu diễn ren côn. 3.1.2 Vẽ quy ước bánh răng 3.1.2.1 Bánh răng trụ được quy định vẽ như sau - Đường tròn và đường sinh mặt đỉnh răng vẽ bằng nét cơ bản . - Đường tròn và đường sinh mặt chia vẽ bằng nét chấm gạch mảnh . - Không vẽ đường tròn và đường sinh mặt đáy răng. Hình 3.7 Bánh răng trụ vẽ theo quy ước. 45
- - Trong hình cắt dọc ( mặt phẳng cắt chứa trục của bánh răng ) phần răng được quy định không vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt, Khi đó đường sinh của mặt đáy răng vẽ bằng nét cơ bản. - Hướng răng của răng nghiêng và răng chữ V được vẽ bằng 3 nét mảnh. - Trên hình cắt, ( mặt phẳng cắt chứa hai trục của 2 bánh răng ) quy ước răng của bánh răng chủ động che khuất răng của bánh răng bị động. Do đó đỉnh răng của bánh răng bị động được vẽ bằng nét đứt. Hình 3.8 Bánh răng trụ ăn khớp. 3.1.2.2 Quy ước vẽ thanh răng - Nếu bánh răng trụ có bán kính vô cùng lớn thì nó trở thành thanh răng. Khi đó các vòng đỉnh, vòng đáy và vòng chia trở thành các đường thẳng. - Quy ước vẽ thanh răng tương tự như bánh răng trụ. Hình 3.8 Bánh răng trụ ăn khớp thanh răng. 46
- 3.1.3 Vẽ quy ước lò xo - Hình chiếu và hình cắt của lò xo xoắn trụ (hay nón ) trên mặt phẳng chiếu song song với trục của lò xo, các vòng xoắn được vẽ bằng các đường thẳng thay cho đường cong như bảng (7 - 1) (Bảng 3 - 1) Tên gọi lò xo Hình chiếu Hình cắt 1- Lò xo nén, ép phẳng hai đầu 2- Lò xo nén hình chữ nhật ép phẳng 2 đầu 3- Lò xo kéo có móc - Lò xo xoắn trụ ( hay nón ) có số vòng xoắn lớn hơn 4 vòng thì qui định chỉ vẽ ở mỗi đầu một hoặc hai vòng xoắn (trừ các vòng tỳ ). Những vòng xoắn khác được vẽ bằng nét chấm gạch qua tâm, mặt cắt của dây trên toàn bộ chièu dài và cho phép rút ngắn chiều dài của lò xo . - Những lò xo có đường kính bằng 2mm hay nhỏ hơn thì được vẽ bằng nét cơ bản, mặt cắt của dây lò xo được tô đen . 3.2 Vẽ quy ước các mối ghép 3.2.1 Mối then 3.2.1.1 Then bằng Then bằng có loại đầu tròn (A) và đầu vuông (B). Kích thước của then bằng được quy định theo TCVN 2261 - 77 ký hiệu của then bằng gồm tên gọi, kích thước rộng (b), cao (h), dài (l) và số hiệu tiêu chuẩn của then. 47
- Kiểu B Kiểu A Hình 3.9 Chi tiết then Ví dụ: Then bằng A18 11 100 TCVN 2261 - 77 Then bằng B18 11 100 TCVN 2261 - 77 Kích thước theo chiều rộng và chiều cao xác định theo đường kính trục và lỗ của chi tiết bị ghép. Chiều dài l của then được xác định theo chiều dài của lỗ. Khi lắp, hai mặt bên là hai mặt tiếp xúc. Kích thước mặt cắt của then và rãnh then quy định trong TCVN 2261-77 Hình 3.10 Mối ghép then 3.2.1.2 Then vát Then vát có kiểu đầu tròn (A), kiểu đầu vuông (B) và kiểu có mấu. Mặt trên của then vát có độ dốc bằng 1:100. Khi lắp, then được đóng chặt vào rãnh của lỗ và trục, mặt trên và mặt dưới của then là các mặt tiếp xúc. Kích thước của then vát được quy định trong TCVN 2262 - 77 Ký hiệu của then vát gồm: Tên gọi, kích thước chiều rộng, chiều cao, chiều dài, và số hiệu tiêu chuẩn của then. Ví dụ: Then vát B1811100 TCVN 2262 - 77 Hình 3.10 Then vát và mối ghép then vát 48
- 3.2.1.3 Then bán nguyệt Hình 3.11 Then bán nguyệt 3.2.2 Mối ghép hàn, đinh tán 3.2.2.1 Mối ghép hàn Theo TCVN 3746 - 83, mối hàn được vẽ quy ước như. Trên hình chiếu thì đường hàn thấy vẽ bằng nét liền đậm, Đường hàn khuất vẽ bằng nét đứt. Trên hình cắt thì vẽ đường bao tiết diện mối hàn bằng nét rất đậm (1.5S), còn những đường bên trong tiết diện này được vẽ bằng nét liền mảnh. C2_ 6_ 100/200 C2_ 6_ 100/200 a) b) Hình 3.12 Ký hiệu quy ước biểu diễn mối hàn. Ký hiệu của mối hàn thấy được ghi ở trên đoạn nằm ngang của một đường gióng. Đường này có một nữa mũi tên chỉ vào mối hàn. Nếu mối hàn khuất thì ký hiệu phải ghi ở phía dưới đoạn nằm ngang đó. Ví dụ: Ký hiệu ⊿5 trên hỗn hợp hoặc một ký hiệu đầy đủ như sau: TCVN 1091- 75 C2 - ⊿6 - 100/ 200 Giải thích: TCVN 1091- 75 là tiêu chuẩn về mối hàn hồ quang điện thủ công. C2 là kiểu mối hàn ghép chồng không vát đầu hai phía ghi trong tiêu chuẩn ấy, 6mm là chiều cao tiết diện mối hàn, 100/200 chỉ mối hàn đứt quãng có chiều dài mỗi quãng là 100mm và khoảng cách giữa các quãng là 100mm (Tức là bước dài là 200mm) 49
- Hàn là mối ghép không tháo được. Muốn tháo rời các chi tiết của mối hàn ta phải phá vỡ mối hàn đó, vì khi hàn người ta dùng phương pháp làm nóng chảy cục bộ kim loại để dính kết các chi tiết lại với nhau. Ký hiệu quy ước của mối hàn. Căn cứ theo hình dạng mép vát của đầu chi tiết đã chuẩn bị để hàn, người ta chia ra nhiều kiểu mối hàn khác nhau. Kiểu mối hàn được ký hiệu bằng chữ và số và bằng dấu hiệu quy ước. Các kiểu mối hàn và kích thước cơ bản của mối hàn đã được quy định trong các tiêu chuẩn về mối hàn. Khi cần biểu diễn hình dạng và kích thước của mối hàn thì trên mặt cắt, đường bao mối hàn được vẽ bằng nét liền đậm và vẽ mép vát đầu các chi tiết được vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 6.29) Ký hiệu quy ước về mối hàn gồm có: Ký hiệu bằng hình vẽ về kiểu mối hàn, kích thước mặt cắt mối hàn, chiều dài mối hàn, ký hiệu phụ đặc trưng cho vị trí mối hàn, vị trí tương quan của mối hàn. Ký hiệu mối hàn trên bản vẽ (ISO 2553-1984) Tên gọi mối hàn Ký hiệu mối hàn Mối hàn giáp mối gấp mép Mối hàn giáp mối không vát mép Mối hàn giáp mối vát mép chữ V Mối hàn giáp mối vát mép nửa chữ V Mối hàn giáp mối vát mép chữ Y Mối hàn giáp mối vát mép nửa chữ Y Mối hàn giáp mối vát mép chữ U Mối hàn giáp mối vát mép chữ J Mối hàn chân (đáy) Mối hàn góc Mối hàn khe Mối hàn lỗ, mối hàn điểm Mối hàn đường (hàn áp lực) 50
- Quy ước ký hiệu mối hàn trên bản vẽ Ký Vị trí ký hiệu phụ hiệu Ý nghĩa của ký hiệu phụ phụ Phía chính Phía phụ Phần lồi của mối hàn được cắt đi cho bằng với bề mặt kim loại Mối hàn được gia công để có sự chuyển tiếp đều từ kim loại mối hàn đến kim loại cơ bản Mối hàn được thực hiện khi lắp ráp Mối hàn gián đoạn phân bố theo kiểu mắt xích. Góc nghiêng ký hiệu so với nét gạch ngang của đường dóng chỉ vị trí hàn là 60 o Mối hàn gián đoạn hay các điểm hàn so le Mối hàn được thực hiện theo đường chu vi kín. Đường kính của ký hiệud = 3÷4mm Mối hàn được thực hiện theo đường chu vi hở. Ký hiệu này chỉ dùng đối với mối hàn nhìn thấy. Kích thước của ký hiệu quy định: Cao từ 3÷5mm Dài từ 6÷10mm 3.2.2.2 Mối ghép đinh tán Đinh tán được phân loại dựa vào hình dạng của phần mũ đinh tán có sẵn ở một đầu. Đinh tán thường dùng ba loại: Đinh tán mũ chỏm cầu, đinh tán mũ nửa chìm và đinh tán mũ chìm. 3.3.2.3 Vẽ quy ước Mối ghép đinh tán được vẽ quy ước như sau: 51
- Đầu Đầu chìm Đầu nửa chìm chỏm Phía trên Phía dưới Hai phía Phía trên Phía Hai phía cầu dưới Nếu trong mối ghép đinh tán có nhiều đinh tán cùng loại thì cho phép biểu diễn một vài đinh tán. Các đinh tán còn lại chỉ cần đánh dấu vị trí bằng các đường trục, đường tâm. 3.3 Dung sai lắp ghép Cơ sở để xác định độ lớn của chi tiết là các số đo kích thước. Cơ sở xác định độ chính xác của chi tiết khi chế tạo là các sai lệch giới hạn kích thước và sai lệch hình dạng và vị trí các bề mặt chi tiết. Chúng được thể hiện trên bản vẽ chi tiết, người công nhân căn cứ theo đó để chế tao và kiểm tra... 3. 3.1 Dung sai Trong thực tế sản xuất, do nhiều nguyên nhân khác nhau như độ chính xác của máy công cụ, trình độ công nhân, kỹ thuật đo lường..., đưa đến hình dạng, kích thước..., của chi tiết được chế tạo không đạt đến mức độ chính xác tuyệt đối. Vì vậy, căn cứ theo chức năng của chi tiết và trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, người ta quy định phạm vi sai số cho phép nhất định đối với các chi tiết. Phạm vi sai số cho phép đó gọi là dung sai. Khi thiết kế, kích thước của chi tiết được xác định theo tính toán gọi là kích thước danh nghĩa (d). Để xác định phạm vi dung sai của kích thước người ta quy định kích thước giới hạn lớn nhất (dmax) và kích thước giới hạn nhỏ nhất (dmin). Dung sai của kích thước (T) là hiệu của hai kích thước giới hạn lớn nhất và bé nhất: Td = dmax - dmin. Sai lệch giới hạn trên (es) là hiệu của kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước danh nghĩa es = dmax - d. Sai lệch giới hạn dưới (ei) là hiệu của kích thước giới hạn bé nhất và kích thước danh nghĩa ei = dmin - d. Kích thước thực (d t) là kích thước đo được trực tiếp trên chi tiết. Nó phải ở khoảng giữa kích thước lơn nhất và bé nhất: dmin dt dmax. 3. 3.2 Cấp chính xác Theo trị số từ nhỏ đến lớn của khoảng dung sai IT (Đo bằng micrômét: 1m =1/1000mm) tính cho mỗi kích thước danh nghĩa, tiêu chuẩn chia ra 20 cấp 52
- chính xác theo thứ tự chính xác giảm dần từ cấp 01, 0, 1, 2,… đến cấp 18 như trích trong bảng sau: Khoảng dung sai (IT) m D =d 3 3 6 10 18 30 50 80 120 180 6 10 18 30 50 80 120 180 250 Cấp 5 4 5 6 8 9 11 13 15 18 20 6 6 8 9 11 13 16 19 22 25 29 7 10 12 15 18 21 25 30 35 40 46 8 14 18 22 27 33 39 46 54 63 72 9 25 30 36 43 52 62 74 87 100 115 10 40 48 58 70 84 100 120 140 160 185 11 60 75 90 110 130 160 190 220 250 290 12 100 120 150 180 210 250 300 350 400 460 Trong thực tế, các cấp chính xác từ 01 đến 5 thực hiện cho các dụng cụ đo, kiểm; từ cấp sáu đến 11 phổ biến trong lắp ghép; từ cấp 12 trở lên là dung sai cho các kích thước tự do(không lắp ghép). 3.3.3 Cách ghi sai lệch giới hạn Trên bản vẽ, độ chính xác của kích thước được thể hiện bằng sai lệch giới hạn. sai lệch giới hạn ghi kèm theo kích thước danh nghĩa, đơn vị đo là milimét (mm). - Sai lệch giới hạn trên ghi ở phía trên kích thước danh nghĩa, ví dụ: 5 +0,1. - Sai lệch giới hạn dưới ghi ở phía dưới kích thước danh nghĩa, ví dụ 12 -0,1. - Sai lệch bằng 0 thì có thể bỏ không ghi, ví dụ 12-0,1.. - Sai lệch giới hạn trên và dưới có trị số đối xứng thì chúng được viết cùng một khổ sau dấu (ví dụ 15 0,1). 3.3.4 Lắp ghép Lỗ và trục lắp ghép với nhau theo các kiểu lắp thuọc một trong 3 dạng lắp sau: a. Loại lắp có độ hở(lắp lỏng): Kích thước của trục nhỏ hơn kích thước của lỗ giữa hai chi tiết có độ hở, chúng có thể chuyển động tương tối với nhau. Ở dạng này các lỗ có miền dung sai A,B,…, G,H hoặc các trục có miền dung sai a,b,…, g,h. 53
- b. Loại lắp ghép có độ dôi (lắp chặt): Khi kích thước truch lớn hơn kích thước lỗ, giữa hai chi tiết có độ dôi, muốn gép hai chi tiết với nhau cần dùng lực ép hoặc gia công nhiệt cho lỗ. ở dạng này các lỗ có miền dung sai p,…Zc hoặc trục có miền dung sai p,…, Zc . c. Loại lắp ghép vừa có độ hở vừa có độ dôi (lắp trung gian): Khi kích thước trục và lỗ xấp xỉ nhau, giữa hai chi tiết thực tế có độ hở hoặc độ dôi rất nhỏ; ở dạng này các lỗ có miềm dung sai Js, K, M, N hoặc các trục có miền dung sai js, k, m, n. 54
- Chương 4 Bản vẽ chi tiết – bản vẽ lắp Mục tiêu - Trình bày nội dung của bản vẽ chi tiết, cách về tách các chi tiết tư bản vẽ lắp. - Vẽ tách được chi tiết từ bản vẽ lắp. Đọc được bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. - Rèn luyện tính cẩn thận tỉ mỷ chính xác. Nội dung 4.1 Bản vẽ chi tiết 4.1.1 Nội dung bản vẽ chi tiết 4.1.1.1 Hình biểu diễn Hình biểu diễn của chi tiết gồm có hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích.... quy định trong TCVN 5-74. Tuỳ theo đặc điểm về hình dạng và cấu tạo của từng chi tiết, người vẽ sẽ chọn các loại hình biểu diễn thích hợp sao cho với số lượng hình biểu diễn ít mà thể hiện đầy đủ hình dạng và cấu tạo của chi tiết, đồng thời có lợi cho việc bố trí bản vẽ. Trong một bản vẽ, hình chiếu từ trước hay hình cắt đứng là hình biểu diễn chính của chi tiết. Hình biểu diễn đó diễn tả nhiều nhất các đặc các đặc điểm về hình dạng và kích thước của bản vẽ, đồng thời phản ánh được vị trí làm việc của chi tiết, (vị chí của chi tiết ở trong máy), hay vị trí gia công của chi tiết (vị trí của chi tiết ở trên máy công cụ trong nguyên công chủ yếu). Ví dụ: Ống lót (Hình 4.1). Ống lót là chi tiết tròn xoay gồm nhiều phần hình trụ có đường kính khác nhau hợp thành. Nó được gia công trên máy tiện, vì vậy hình biểu diễn là hình cắt đứng được đặt nằm ngang( trục của ống lót song song với khung tên). Hình cắt đứng thể hiện rõ đặc điểm hình dạng bên trong và bên ngoài của ống lót. Hình chiếu từ trái là hình chiếu bổ sung, thể hiện rãnh tròn R30. mặt cắt A-A thể hiện lỗ 8 A4 trên thân ống. Hình trích I thể hiện hình dạng và kích thước của rãnh giữa 2 phần của ống lót. Các hình biểu diễn bố trí hợp lý như trong bản vẽ. 4.1.1.2 Kích thước Bản vẽ chi tiết bao gồm tất cả các kích thước cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết. Kích thước ghi trên bản vẽ chi tiết phải đầy đủ, rõ ràng, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu thiết kế và tính công nghệ. Nghĩa là khi chọn tiêu chuẩn để ghi kích thước phải căn cứ theo yêu cầu của thiết kế và công nghệ. Kích thước được chia làm hai loại: 55
- - Kích thước định khối: Là kích thước thể hiện độ lớn của mỗi khối hình học. - Kích thước định vị là kích thước xác định vị trị của mỗi khối hình học so với những phần tử ở xung quanh. 4.1.1.3 Yêu cầu kỹ thuật Yêu cầu về độ nhám bề mặt, sai lệch giới hạn kích thước, sai lệch hình dạng và vị chí bề mặt, yêu cầu về nhiệt luyện và yêu cầu chất lượng của chi tiết. 4.1.1.4 Khung tên Gồm tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo chi tiết, tỷ lệ của bản vẽ, ký hiệu của bản vẽ, họ tên và chữ ký của những người có trách nhiệm với bản vẽ đó. Trường CĐN VN-HQ TPHN ° 30 Hình 4.1 Bản vẽ ống lót. 56
- 4.1.2 Kích thước của chi tiết 4.1.2.1 Chuẩn kích thước Bản vẽ chi tiết bao gồm tất cả các kích thước cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết. Kích thước ghi trên bản vẽ chi tiết phải đầy đủ, rõ ràng, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu thiết kế và công nghệ, nghĩa là khi chọn chuẩn để ghi kích thước phải căn cứ theo yêu cầu của thiết kế và công nghệ. Ví dụ 1: Kích thước các chiều dài l1, l2, l3, của trục bậc (Hình 4.2a) có chuẩn là mặt mút của đầu bé Ø3. Khi gia công, trước tiên tiện Ø1 chiều dài l1, sau đó tiện Ø2 chiều dài l2 và cuối cùng tiện Ø3 chiều dài l3. Ví dụ 2: Kích thước của chiều dài l1, l2, l3 của lỗ bậc xuất phát từ mặt mút lớn Ø1. Khi gia công, trước tiên gia công lỗ Ø3, chiều dài l3; sau đó gia công lỗ Ø2, chiều dài l2 và cuối cùng gia công lỗ Ø1 chiều dài l1. Kích thước chiều dài các phần mặt ngoài và mặt trong của ống lót (Hình 8.1) cũng được ghi theo yêu cầu công nghệ. Các kích thước chiều dài mặt ngoài lấy mặt mút đầu bé làm chuẩn, các kích thước chiều dài mặt trong lấy mặt mút đầu lớn làm chuẩn. 4.1.2.2 Cách ghi kích thước 1. Kích thước của mép vát 45 0 được ghi như hình 4.2a , kích thước của mép vát khác 450 thì ghi theo nguyên tắc chung về ghi kích thước. 2. Khi ghi kích thước của một loại phần tử giống nhau thì thường chỉ ghi kích thước của một phần tử có kèm theo số lượng phần tử đó (Hình 4.2b). a) b) Hình 4.2: Kích thước các phần tử giống nhau 3. Khi ghi kích thước xác định khoảng cách của một số phần tử giống nhau và phân bố đều trên chi tiết thì ghi dưới dạng một tích số (Hình 4.3b) 4. Nếu có một loạt kích thước liên tiếp nhau thì có thể ghi từ một chuẩn "không" chuẩn"0" như hình 4.3a. 57
- a) b) Hình 4.3: Kích thước ghi dưới dạng một tích số 5. Đối với một số lỗ, cho phép ghi kích thước theo quy ước đơn giản như ( Hình 8.4 ) a) b) Hình 4.4: Kích thước độ dày và chiều dài 4.1.3 Cách đọc bản vẽ chi tiết Đọc bản vẽ kỹ thuật là một yêu cầu rất quan trọng đối với người công nhân kỹ thuật. Trước khi tiến hành chế tạo, kiểm tra.... người công nhân phải nghiên cứu kỹ bản vẽ, đầy đủ và chính xác tất cả nội dung của bản vẽ như: 1. Hiểu rõ tên gọi và công dụng của chi tiết, vật liệu và tính chất của vật liêu chế tạo chi tiết, số lượng và khối lượng của chi tiết.... 2. Từ các hình biểu diễn hình dung được hình dạng của chi tiết và hình dạng các kết cấu của chi tiết. 3. Nắm vững các kích thước và cách đo, các ký hiệu độ nhám bề mặt và phương pháp gia công, các yêu cầu kỹ thuật và biện pháp đảm bảo yêu cầu đó. 4. Phát hiện những sai sót của bản vẽ để sửa chữa và bổ sung. 58
- Cụ thể là khi đọc, người đọc phải trả lời được một loạt câu hỏi sau đây: - Tên gọi chi tiết là gì? Công dụng của chi tiết như thế nào? - Chi tiết được chế tạo bằng vật liệu gì? tính chất của vật liệu đó như thế nào? - Số lượng và khối lượng của chi tiết là bao nhiêu? Bản vẽ dùng tỷ lệ nào? - Các hình biểu diễn có tên gọi như thế nào? mỗi hình biểu diễn thể hiện phần nào của chi tiết? - Chi tiết gồm những khối hình học nào tạo thành? - Chi tiết có những kết cấu nào? Hình dạng của mỗi kết cấu đó như thế nào? cách chế tạo các kết cấu đó ra sao? - Chi tiết gồm những kích thước khuôn khổ nào? từ dó suy ra kích thước của phôi chi tiết. - Mỗi kết cấu của chi tiết bao gồm những kích thước nào? trình tự gia công kết cấu đó như thế nào? - Kích thước nào là kích thước dùng để lắp ghép, sai lệch giới hạn bằng bao nhiêu? cách đo như thế nào? - Độ nhám của từng bề mặt như thế nào? Dùng phương pháp gia công gì để đảm bảo độ nhám đó? - Ý nghĩa của ký hiệu sai lệch về hình dạng và sai lệch vị trí bề mặt, cách kiểm tra những sai lệch đó như thế nào? - Có những yêu cầu gì về gia công nhiệt, các lớp phủ, cơ lý tính của bề mặt chi tiết? Làm thế nào để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đó? - Khi chế tạo và kiểm tra, đo lường, cần những dụng cụ cắt gọt, gá lắp và đo lường như thế nào? - Trên bản vẽ có những sai sót gì? Có chỗ nào chưa rõ... Để hiểu một cách triệt để tất cả các nội dung trên, người đọc phải có một số kiến thức chuyên môn về cơ khí và về công nghệ. Dưới đây là một số ví dụ về cách đọc bản vẽ của một số chi tiết điển hình. * Loại chi tiết trục, ống lót Loại chi tiết trục, ống lót ... là những chi tiết dạng tròn xoay thường là hình trụ được gia công trên máy tiện. Vì vậy loại chi tiết này thường được đặt theo vị trí gia công nghĩa là trục của chi tiết đặt nằm ngang để vẽ hình chiếu chính. Ngoài hình chiếu chính còn có một số hình cắt riêng phần, hình chiếu riêng phần, mặt cắt, hình trích... để thể hiện các kết cấu như ; rãnh then, rãnh lùi dao, lỗ định vị…. 59
- 4.2 Bản vẽ lắp 4.2.1 Khái niệm bản vẽ lắp Bản vẽ lắp là bản vẽ gồm có các hình biểu diễn của máy móc hay bộ phận máy và những số liệu cần thiết để lắp ráp hay kiểm tra. Bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu của nhóm, bộ phận hay sản pgaamr dùng trong thiết kế, chế tạo và sử dụng. 4.2.2 Nội dung của bản vẽ lắp 4.2.2.1 Hình biểu diễn Biểu diễn vị trí và liên kết giữa các chi tiết với nhau và đảm bảo khả năng lắp ráp, kiểm tra đơn vị lắp. Số lượng hình biểu diễn phải ít nhất nhưng đủ để tổ chức sản xuất hợp lý sản phẩm. Khi cần thiết trên bản vẽ lắp cho phép chỉ dẫn vẽ nguyên lý làm việc của sản phẩm và sự tác dụng qua lại giữa các phần cấu thành. 4.2.2.2 Các kích thước Sai lệch giới hạn và những thông số khác những yêu cầu phải thực hiện hoặc kiểm tra theo bản vẽ lắp, cho phép chỉ ra các kích thước tham khảo của các chi tiết xác định đặc tính của lắp ghép, các kích thước cho án chỗ của sản phẩm, các kiến thức lắp đặt, lắp nối. 4.2.2.3 Các chỉ dẫn về đặc tính liên kết và phương pháp thực hiện : các chỉ dẫn về phương pháp lắp ghép đối với mối ghép không tháo được, đặc tính của sản phẩm. 4.2.2.4 Số thứ tự chỉ vị trí của phần tử cấu thành của sản phẩm 4.2.2.5. Khung tên theo mẫu 4.2.3 Các quy ước về bản vẽ lắp 4.2.3.1 Trên bản vẽ lắp ráp không nhất thiết phải biểu diễn đầy đủ các phần tử của các chi tiết , cho phép không vẽ các phần tử như các mép vát, góc lượn, rãnh thoát dao, khía nhám, khe hở trong mối ghép. 4.2.3.2 Nếu có một số chi tiết cùng loại giống nhau thì cho phép chỉ vẽ một chi tiết còn các chi tiết cùng loại khác được vẽ đơn giản. 4.2.3.3 Những chi tiết có cùng vật liệu giống nhau được hàn hoặc gắn lại với nhau, thì ký hiệu vật liệu trên mặt cắt và hình cắt của chúng vẽ giống nhau nhưng vẫn kẻ đường giới hạn giữa các chi tiết đó bằng nét liền cơ bản. 4.2.3.4 Những bộ phận có liên quan với bộ phận lắp được biểu diễn bằng nét liền mảnh và ghi các kích thước xác định vị trí giữa chúng với nhau. 60
- 4.2.3.5 Cho phép biểu diễn riêng một số chi tiết hay phần tử của chi tiết, của bộ phận lắp trên các hình biểu diễn này có ghi chú tên gọi và tỷ lệ hình vẽ. 4.2.4 Cách đọc bản vẽ lắp 4.2.4.1 Đọc bản vẽ lắp ráp là hiểu được bản vẽ lắp nên phải đạt được các yêu cầu sau - Hiểu được hình dạng kết cấu, nguyên lý làm việc và công dụng của bộ phận (nhóm bộ phận hay sản phẩm) mà bản vẽ đã thể hiện. - Hiểu rõ hình dạng từng chi tiết và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết đó. - Hiểu rõ cách tháo lắp, phương pháp lắp ghép và yêu cầu kỹ thuật của bộ phận lắp. 4.2.4.2 Trình tự đọc bản vẽ lắp a. Tìm hiểu chung Trước hết đọc nội dung khung tên các yêu cầu kỹ thuật, phần thuyết minh để bước đầu có khái niệm sơ bộ về nguyên lý làm việc và công dụng của bộ phận lắp. b. Phân tích hình biểu diễn Đọc các hình biểu diễn của bản vẽ, hiểu rõ phương pháp biểu diễn và nội dung biểu diễn. hiểu rõ tên gọi của từng hình biểu diễn, vị trí các mặt phẳng cắt của các hình cắt và mặt cắt phương chiếu của các hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần, sự liên quan giữa các hình biểu diễn. Sau khi đọc các hình biểu diễn ta có thể hình dung được các hình dạng của bộ phận lắp. c. Phân tích các chi tiết Ta lần lượt phân tích từng chi tiết. căn cứ vào số vị trí trong bảng kê để đối chiếu với số vị trí ở trên các hình biểu diễn và dựa vào các ký hiệu vật liệu giống nhau trên mặt cắt để xác định phạm vi của từng chi tiết ở trên các hình biểu diễn. Khi đọc cần dùng cách phân tích hình dạng để hình dung các chi tiết . Phải hiểu rõ tác dụng của từng kết cấu của mỗi chi tiết, phương pháp lắp nối và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết. d. Tổng hợp Sau khi đã phân tích các hình biểu diễn phân tích từng chi tiết, cần tổng hợp lại để hiểu một cách đầy đủ toàn bộ bản vẽ lắp. khi tổng hợp cần trả lời được một số vấn đề sau. - Bộ phận lắp có công dụng gì? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? 61
- - Mỗi hình biểu diễn thể hiện phần nào của bộ phận lắp? - Các chi tiết lắp với nhau như thế nào? Dùng loại mối ghép gì? - Cách tháo và lắp bộ phận lắp đó như thế nào? 4.2.5 Vẽ tách chi tiết Vẽ tác chi tiết là bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp. Quá trình vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp được thực hiện như sau. - Trước hết phải hình dung đầy đủ hình dạng của chi tiết trên bản vẽ lắp. tốt nhất là vẽ ra được hình chiếu trục đo của nó. - Dự kiến chọn vị trí biểu diễn hình chiếu chính và các hình biểu diễn khác cần thiết cho chi tiết. Những phương án biểu diễn của chi tiết không nên sao chép lại các hình biểu diễn trong bản vẽ lắp mà phải căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và hình dạng của chi tiết mà chọn phương án tốt nhất. - Bản vẽ chi tiết phải thể hiện đầy đủ các kết cấu của chi tiết mà trong bản vẽ lắp không thể hiện rõ như mép vát, rãnh thoát dao... - Kích thước được đo trực tiếp trên bản vẽ lắp. những kích thước lắp ghép, những kích thước của kết cấu trên chuẩn thì phải đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để xác định. - Căn cứ theo tác dụng của chi tiết và yêu cầu của thiết kế để xác định độ nhám bề mặt và yêu cầu kỹ thuật khác. Ví dụ: Đọc bản vẽ mỏ cặp ống (Hình 4.5) - Mỏ cặp ống dùng để cặp chặt chi tiết ống trụ khi gia công. Mỏ cặp gồm 6 chi tiết lắp ghép với nhau tạo thành. - Bản vẽ sử dụng hai hình biểu diễn: hình chiếu đứng có dụng cắt riêng phần để thể hiện lắp ghép giữa tay quay với trục vít là lắp ghép lỏng. trục vít với thân mỏ kẹp là mối ghép ren thang. Hình cắt bằng là hình cắt A - A vị trí của mặt phẳng cắt đi qua tâm chốt trụ 4. Hình cắt này thể hiện quan hệ lắp ghép giữa chốt với con trượt và đầu trục vít. - Tay quay là chi tiết hình trụ hai đầu có vòng tán có tác dụng giữ không cho tay quay rời ra khỏi lỗ của trục vít. Trục vít là chi tiết hình trụ đầu trên có lỗ để lắp ghép với tay quay, phần giữa có ren thang. Thân của mỏ kẹp ống phía trên có ỗ ren. Phần đế dưới có hai lỗ trụ trơn 18 để lắp bu lông bắt chặt xuống bệ máy... phần giữa có khoảng trống để con trượt chuyển động lên xuống khi kẹp vào tháo vật gia công. con trượt phần trên có lỗ để lắp với phần đuôi trục vít bằng chốt trụ. Phần dưới có vát góc 90 0 để kẹp vật gia công. 62
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
67 p | 37 | 8
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
50 p | 26 | 6
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
58 p | 11 | 6
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 35 | 6
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề
73 p | 32 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề
59 p | 23 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
58 p | 40 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
189 p | 7 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 31 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Vận hành cần, cầu trục - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 21 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
63 p | 7 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
102 p | 7 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng nghề): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề
86 p | 18 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
57 p | 25 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 21 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
75 p | 25 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai
58 p | 8 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Vận hành máy thi công nền - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
48 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn