Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Hàn - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ nghề Phú Yên
lượt xem 3
download
Giáo trình "Vẽ kỹ thuật (Nghề: Hàn - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" cung cấp cho người học những kiến thức sau: các tiêu chuẩn việt nam về trình bày bản vẽ; vẽ hình học; phép chiếu vuông góc;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Hàn - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ nghề Phú Yên
- UBND TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ YÊN KHOA CƠ KHÍ ---------- ---------- GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT NGHEÀ : HÀN NGHỀ: HÀN HỆ: TRUNG CẤP NGHỀ, CAO ĐẲNG NGHỀ LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2009 1
- Lời nói đầu Chương trình môn học vẽ kỹ thuật là môn kỹ thuật cơ sở quan trọng trong kế hoạch giảng dạy của các trường đào tạo nghề . Nó nhằm cung cấp cho học sinh hiểu biết về bản vẽ bồi dưỡng cho học sinh năng lực đọc và lập bản vẽ kỹ thuật bồi dưỡng cho học sinh phát triển trí tưởng tượng không gian và tư duy kỹ thuật, đồng thời rèn luyện tác phong của người lao động mới : khoa học chính xác, có ý thức tổ chức kỹ luật, tính cẩn thận và kiên nhẫn . Giáo trình vẽ kỹ thuật được biên soạn dành cho học sinh trung cấp nghề hệ 2, 3 năm và cao đẳng nghề hàn thuộc Trường Cao đẳng nghề Phú Yên. Với những kiến thức cơ bản như lý luận về phép chiếu, các phương pháp biểu diễn vật thể, nắm vững các quy tắc về tiêu chuẩn việc nam và tiêu chuẩn quốc tế .Đồng thời phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành về lập và đọc bản vẽ kỹ thuật, sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức nhanh hơn, nhiều hơn quen với việc đổi mới chương trình mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành. Để giúp cho học sinh bước đầu làm quen với việc lập bản vẽ kỹ thuật trên máy tính điện tử Trong quá trình biên soạn lại cuốn vẽ kỹ thuật tốn nhiều công sức và thời gian, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót . Tôi mong được nhận nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Thư góp ý xin gởi về địa chỉ imail : thinh67b@yahoo.com.vn
- Chương I CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ (Lý thuyết 5, Thực hành 4) Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Quốc Tế về bản vẽ kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ; các hình biểu diễn; các ký hiệu quy ước ….cần thiết cho việc lập các bản vẽ kỹ thuật. I. Khổ giấy: Theo TCVN 2.74, các khổ giấy chính được sử dụng gồm có: - Cơ sở để phân chia các khổ giấy là khổ A0 (có diện tích 1m2 , kích thước 1189 x 841mm). Cách phân chia thể hiện trên hinh vẽ. - Ngoài những khổ giấy chính, trong trường đặc biệt cho phép dùng giấy phụ là những khổ giấy được chia từ khổ giấy chính. - Kích thước cạnh của khổ phụ là bội số của kích thước cạnh của khổ A4. II.Tỉ lệ bản vẽ: là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình vẽ với kích thước thật tương ứng đo được trên vật thể. Theo TCVN 3-74 có các loại tỉ lệ sau: Tỉ lệ thu nhỏ 1: 2 ; 1: 2,5 ; 1: 4 ; 1: 5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1: 20 .... Tỉ lệ nguyên hình 1:1 Tỉ lệ phóng to 2: 1 ; 2,5: 1 ; 4: 1 ; 5: 1 ; 10:1 ; 15:1 ; 20: 1 .... - Kí hiệu tỉ lệ trong bản vẽ: 1:1 ; 2:1 .... III. Khổ chữ: là giá trị được xác định bằng chiều cao chữ in hoa tính theo mm. Thường sử dụng các loại khổ chữ sau: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20.... Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 1
- - Các chữ, chữ số được viết theo TCVN 6- 85 với hai kiểu chữ: Kiểu chữ B đứng và kiểu chữ B nghiêng. Dưới đây xin giới thiệu kiểu chữ B nghiêng - Các thông số của chữ viết kiểu B nghiêng như sau: Kí Các kích thước quy định Kích thước hiệu so với h Chiều cao chữ hoa h 10/10h Chiều cao chữ thường c 7/10h Chiều rộng chữ hoa G 6/10h Chiều rộng chữ thường g 5/10h Chiều cao đầu chữ thường (k, t, h, d, f, b...) k 3/10h Chiều cao chân chữ thường (g, p, q, y...) k 3/10h Khoảng cách giữa các chữ a 2/10h Khoảng cách giữa các từ e 6/10h Chiều rộng nét chữ d 1/10h IV Các loại nét vẽ: Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 2
- Thường được dùng trên bản vẽ cơ khí và ứng dụng của chúng (Bảng 1.1) được quy định theo TCVN 8 -1993 Chiều rộng nét vẽ được kí hiệu là b (mm) và được chọn theo dãy quy định sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4 .... - Trên các bản vẽ khổ A4 hoặc A3 nên chọn b = 0,5mm Bảng 1.1 - Các nét trên cùng một bản vẽ sau khi tô đậm phải đạt được sự đồng đều về chiều rộng, độ đen và về cách vẽ (chiều dài nét gạch, khoảng cách giữa các gạch ..) - Khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau: • Nét liền đậm (Đường bao thấy, cạnh thấy) • Nét đứt (Đường bao khuất, cạnh khuất) • Nét chấm gạch mảnh (Giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu) • Nét chấm gạch mảnh (Đường tâm, trục đối xứng) • Nét liền mảnh (Đường kích thước) • - Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải được xác định bằng giao điểm của hai đoạn gạch của nét chấm gạch; các nét đứt, nét chấm gạch phải giao nhau bằng các gạch. hình 1.5 Dưới đây là ví dụ minh họa về ứng dụng của các nét vẽ. Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 3
- Hình 1.6 Nội dung và kích thước của khung bản vẽ và khung tên được quy định trong TCVN 3821- 83. Có 2 loại khung bản vẽ và khung tên: loại dùng trong nhà máy, xí nghiệp và loại dùng trong nhà trường. Dưới đây trình bày loại dùng trong nhà trường. V. Khung bản vẽ và khung tên 1.Khung bản vẽ: - Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm (Hình 1.2). Khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 25mm (Hình1.3). 2. Khung tên: Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 4
- - Khung tên được đặt ở góc phía dưới, bên phải có thể theo cạnh dài hay cạnh ngắn của bản vẽ. (Hình 1.2, 1.3). Kích thước cụ thể của khung tên như sau: (Hình 1.4) Ô1: Đầu đề bài tập hoặc tên chi Ô2: Vật liệu của chi tiết tiết Ô3: Tỉ lệ Ô4: Kí hiệu bản vẽ Ô5: Họ và tên người vẽ Ô6: Ngày vẽ Ô7: Chữ kí của người kiểm tra Ô8: Ngày kiểm tra Ô9: Tên trường, khoa, lớp Quy tắc về ghi kích thước và các sai lệch giới hạn được quy định trong TCVN 5705 – 1993. Quy tắc ghi kích thước này phù hợp với Tiêu chuẩn quốc tế ISO 129 - 1985. VI. Quy định chung - Đơn vị ghi kích thước dài là mm. Không ghi thứ nguyên này sau chữ số kích thước. - Số lượng các kích thước được ghi vừa đủ để xác định hình dáng và độ lớn của vật thể. Mỗi kích thước chỉ ghi một lần ở vị trí dễ đọc nhất. - Kích thước được ghi là số đo thực của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ của bản vẽ. - Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó. - Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo mà chỉ trợ giúp cho việc đọc bản vẽ được gọi là kích thước tham khảo. Kích thước tham khảo được ghi trong ngoặc đơn. 1. Các yếu tố của kích thước Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 5
- Mỗi kích thước thường bao gồm các yếu tố sau: a. Đường gióng - Đường gióng được vẽ bằng nét liền mảnh ở hai đầu mút và vuông góc với đoạn cần ghi kích thước. Đường gióng được vẽ kéo dài vượt quá đường kích thước một đoạn bằng 2 đến 3 lần chiều rộng của nét cơ bản. - Trường hợp đặc biệt cho phép vẽ xiên. b. Đường kích thước - Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, bên trong hai đường gióng và song song với đoạn cần ghi kích thước. Hai đầu mút của đường kích thước được giới hạn bởi 2 mũi tên.Trường hợp không đủ chỗ có thể vẽ đường kích thước và mũi tên ra ngoài đường gióng (Hình 1.11). c. Mũi tên - Mũi tên được vẽ ở hai đầu mút của đường kích thước với hình dáng và kích thước như trên (hình 1.12). Trường hợp đặc biệt cho phép thay hai mũi tên đối nhau bằng một chấm đậm (Hình 1.13). Hình 1.12 và hình 1.13 Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 6
- d. Chữ số kích thước - Dùng khổ chữ 2,5 hoặc 3,5 tuỳ theo khổ giấy để ghi chữ số kích thước. Chữ số kích thước được đặt như sau: + ở giữa và trên đường kích thước sao cho chúng không bị cắt hoặc bị ngăn cách bởi bất kì một đường nào. + Để tránh các chữ số sắp xếp theo hàng dọc, nên đặt các chữ số so le nhau về hai phía của đường kích thước, khi đó đường kích thước được vẽ rút ngắn. + Hướng chữ số kích thước dài theo hướng nghiêng của đường kích thước theo quy định xem ở hình 1.14. + Hướng chữ số kích thước góc được ghi như trên hình 2.15. + Khi ghi kích thước cung tròn ( 180 độ) phải thêm kí hiệu R trước chữ số kích thước. + Khi ghi kích thước đường tròn phải ghi kí hiệu (trước chữ số kích thước). Hình 1.14 và hinh 1.15 2. Một số cách ghi kích thước thường gặp trên bản vẽ cơ khí a) Ghi kích thước thẳng Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 7
- Hình 1.16 b) Ghi kích thước đường tròn Hình 1.17 c) Ghi kích thước bán kính cung tròn và kích thước cầu Hinh 1.18 và hinh 1.19 d) Ghi kích thước hình vuông và mép vát Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 8
- Hinh 1.20 và 1.21 e) Nhiều phần tử giống nhau và phân bố đều được phép ghi ngắn gọn như trên Hình 1.22 g) Ghi kích thước dây cung và cung Hình 1.23 và hình 1.24 h) Ghi kích thước góc , độ dốc và độ côn Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 9
- Hình 1.25: Ghi kích thước góc và 1.26: Ghi độ góc Hình 1.27: Ghi độ côn Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 10
- CHƯƠNG II VẼ HÌNH HỌC (Lý thuyết 4, Thực hành 3) I. Dựng đường thẳng song song: Cho một đường thẳng a và một điểm C ngoài đường thẳng a. Hãy vạch qua C một đường thẳng b song song với đường thẳng a 1. Dựng bằng com pa : Trên đường thẳng a lấy một điểm B bất kì làm tâm, vẽ cung tròn bán kính BC, cung tròn này cắt đường thẳng a tại điểm A. Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CB và cung tròn tâm B bán kính CA. Hai cung tròn này cắt nhau tại D. Nối C với D, ta được đường thẳng b song song với đường thẳng a. 2. Dựng bằng thước và ê ke : Đặt một cạnh của ê ke trùng với đường thẳng đã cho và áp sát một cạnh của thước vào cạnh khác của ê ke. Trượt ê ke dọc theo mép thước tới điểm C, kẻ đường thẳng theo cạnh của ê ke đi qua C ta được đường thẳng b cần dựng. II. Dựng đường thẳng vuông góc: Cho đường thẳng a và một điểm C ngoài a. Hãy vẽ qua C một đường thẳng vuông góc với đường thẳng a. 1. Dựng bằng com pa : Lấy điểm C làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn khoảng cách từ điểm C tới đường thẳng a, cung tròn này cắt a tại A và B. Lần lượt lấy A và B làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn AB/2. Hai cung này cắt nhau tại D. Nối C với D ta được đường thẳng vuông góc với đường thẳng b 2. Dựng bằng thước và ê ke : Đặt một cạnh của ê ke trùng với đường thẳng đã cho và áp sát một cạnh của thước vào cạnh khác của ê ke. Trượt ê ke dọc theo mép thước tới điểm C, kẻ đường thẳng theo cạnh của ê ke đi qua C ta được đường thẳng b cần dựng. III. Chia đều một đoạn thẳng : Giả sử ta phải chia đoạn thẳng AB ra làm 5 phần bằng nhau, ta làm như sau Qua điểm A (Hoặc B) kẻ đường Ax bất kỳ (góc BAx là góc nhọn). Kể từ A đặt lên Ax năm đoạn thẳng bằng nhau bởi các điểm chia 1, 2, 3, 4,5. Dùng thước và ê ke nối 5 với B, sau đó trượt ê ke trên thước kẻ các đường 44',33', 22', 11'. Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 11
- Các điểm 1', 2', 3',4',5' là các điểm chia cần tìm III. Chia đều một đường tròn: 1. Chia một vòng tròn ra làm 4 phần, 3 phần, 6 phần, 12 phần bằng nhau 2. Chia một vòng tròn ra làm 5 phần và 10 phần bằng nhau 3. Chia một vòng tròn thành 7, 9, 11, 13… phần bằng nhau IV. Vẽ nối tiếp 1.Vẽ cung tròn nối tiếp với 2 đường thẳng Cho 2 đường thẳng d1 và d2 cắt nhau.Hãy vẽ cung tròn có bán kính R cắt 2 đường thẳng đó. 2.Vẽ cung tròn nối tiếp với 1đường thẳng và 1 cung tròn khác Cho cung tròn tâm O1, bán kính R1 và đường thẳng d, vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp với cung tròn O1 tại đường thẳng d. Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 12
- 3.Vẽ cung tròn nối tiếp với 2 cung tròn khác Cho 2 cung tròn tâm O1 và O2, bán kính R1 và R2. Vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp với cung tròn O1 và O2. 3.Vẽ cung tròn nối tiếp với 2 cung tròn khác Cho 2 cung tròn tâm O1 và O2, bán kính R1 và R2. Vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp với cung tròn O1 và O2. Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 13
- CHƯƠNG III PHÉP CHIẾU VUÔNG GÓC (Lý thuyết 3, Thực hành 4) I. Khái niệm về các phép chiếu Giả sử trong không gian ta lấy một mặt phẳng P và một điểm S ngoài mặt phẳng đó. Từ A một điểm bất kỳ trong không gian dưng đường thẳng SA, đường thẳng này cắt mặt phẳng P tại một điểm A/ Như vậy ta thực hiện một phép chiếu và gọi mặt phẳng P là mặt phẳng hình chiếu, đường thẳng SA là tia chiếu và điểm A/ là hình chiếu của điểm A trên mặt phẳng P . A A A II. Hình chiếu của điểm trên ba mặt phẳng hình chiếu Lấy ba mặt phẳng vuông góc từng đôi một là ba mặt phẳng hình chiếu : P1 Là mặt phẳng hình chiếu đứng, P2 Là mặt phẳng hình chiếu bằng, P3 Là mặt phẳng hình chiếu cạnh. Giao tuyến của từng cặp mặt phẳng hình chiếu gọi là trục chiếu, Có ba trục chiếu (Ox, Oy, Oz ). Giao điểm O của ba trục gọi là điểm gốc. Chiếu vuông góc điểm A lên ba mặt phẳng hình chiếu, sẽ có A1 trên P1 , A2 trên P2 và A3 trên P3 . A3 là hình chiếu cạnh của điểm A. Để ba hình chiếu của điểm A trên cùng một mặt phẳng, Người ta giữ P1 và cho P2 ,P3 quay một góc 900 quanh trục Ox và Oy để P2 và P3 trùng với P1 . Ba điểm A1, A2, A3 là ba hình chiếu của điểm A trên ba mặt phẳng Đồ thức có các tính chất sau: + Đường thẳng A1A2 vuông góc với trục Ox (A1A2 ⊥Ox) + Đường thẳng A1A3 vuông góc với trục Oy (A1A3 ⊥Oy) + Khoảng cách từ điểm A2 đến trục Ox bằng khoảng cách từ điểm A3 đến trục Oz và bằng khoảng cách từ điểm A đến trục P1 (A2Ax=A3Az) Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 14
- z P1 A1 Az A3 A1 Az A A3 P2 o Ay Ax x Ax Ay x Ax A2 45 P3 A2 Ay ° y III. Hình chiếu của đường trên ba mặt phẳng hình chiếu Một đường thẳng được xác định bởi hai điểm, do đó muốm biểu diễn một đường thẳng chỉ cần biểu diễn hai điểm bất kỳ của đường thẳng đó .(tương tự như hình chiếu điểm) IV. Hình chiếu của mặt trên ba mặt phẳng hình chiếu Một mặt được xác định bởi ba điểm không thẳng hàng, do đó muốn biểu diễn một mặt phẳng thì chỉ cần biểu diễn ba điểm không thẳng hàng trên mặt phẳng đó ..(tương tự như hình chiếu điểm Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 15
- V. Hình chiếu của khối hình học 1.Hình chiếu khối hình hộp chữ nhật 2. Hình chiếu của khối hình lăng trụ đều A1 A3 A2 Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 16
- 3. Hình chiếu của hình chóp S1 S3 S K3 K1 A 1 B 1 F1 C1 E1 D 1 F3 E 3 A 3 D3 B 3 C3 E D F2 E2 K S2 F C A2 D2 K2 B2 C2 A B V. 4. Hình chiếu của hình trụ tròn K1 K3 K A1 C1 D1 B1 D3 A3 B3 C3 D2 D B A2 B2 A C K2 C2 Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 17
- 5. Hình chiếu của hình cầu VI. Hình chiếu của vật thể đơn giản 3 23 14 3 1 12 28 5 Giáo trình vẽ kỹ thuật – Nguyễn Văn Thịnh – Khoa cơ khí Trang 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
67 p | 37 | 8
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
50 p | 26 | 6
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
58 p | 17 | 6
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 18 | 6
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
58 p | 11 | 6
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 35 | 6
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề
73 p | 32 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề
59 p | 23 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
58 p | 40 | 5
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Công nghệ Ô tô - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 31 | 4
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Vận hành cần, cầu trục - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
47 p | 21 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
75 p | 25 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng nghề): Phần 1 - Tổng cục Dạy nghề
86 p | 18 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 21 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
57 p | 25 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
102 p | 7 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
63 p | 7 | 3
-
Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề Vận hành máy thi công nền - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
48 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn