intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Vẽ kỹ thuật (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật; nêu được các bước vẽ hình học, cách biểu hiện vật thể trên bản vẽ;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Với những nghề kỹ thuật thì vẽ là một môn học cần thiết và quan trọng. Môn học này sẽ giúp người học những kiến thức cần thiết để có thể đọc hoặc tự tạo ra bản vẽ theo ý đồ của mình bằng thủ công hoặc bằng phần mềm AutoCad chuyên ngành. Môn học này đòi hỏi người học phải có thời gian nghiên cứu và thực hành nhiều để nắm vững những kiến thức về các phương pháp chiếu, các hình thức diễn hoạ, các ký hiệu vật liệu… Giáo trình gồm 2 phần: phần vẽ kỹ thuật và phần đọc bản vẽ xây dựng. Trong phần vẽ kỹ thuật, người học sẽ làm quen và thực hành vẽ với các phép chiếu nhằm tạo ra các hình chiếu từ vật thể hoặc từ các hình chiếu mà vẽ lại thành vât thể. Trong phần đọc bản vẽ, người học sẽ tiếp xúc với các bản vẽ công trình xây dựng dân dụng như: bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các bản vẽ kết cấu và chi tiết. Bên cạnh đó, ở mỗi bài đọc sẽ có một khoản thời gian để sinh viên làm quen với phần mềm AutoCad để hiểu và có thể thực hành vẽ trên phần mềm này thông qua một số lệnh vẽ cơ bản. Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo chi tiết của Tổng cục dạy nghề và có tham khảo nguồn tài liệu khác. Tác giả xin cảm ơn đồng nghiệp, các tác giả đã cung cấp nguồn tài liệu quí giá để biên soạn giáo trình này. Giáo trình sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và người học để giáo trình hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2021 Biên soạn 1. Nguyễn Trung Quang 2. Đỗ Đức Thành 1
  2. MỤC LỤC TT Tên chương, bài Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Chương trình mô đun 3 3 Chương 1. Một số quy ước trong bản vẽ kỹ thuật và vẽ hình học 4 1. Một số quy ước trong bản vẽ kỹ thuật 4 2. Vẽ hình học 6 Chương 2. Phương pháp vẽ hình chiếu thẳng góc 19 Khái niệm chung 19 Vẽ hình chiếu thẳng góc của vật thể 21 4 Chương 3. Hình chiếu trục đo 43 Khái niệm 43 Các loại hình chiếu trục đo 43 Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo và vẽ hình chiếu trục đo các trường 46 hợp cụ thể Bài tập + Kiểm tra 5 Chương 4. Hình cắt và mặt cắt 54 Khái niệm 54 Cách xây dựng hình cắt, mặt cắt và các quy ước 58 6 Chương 5. Vẽ kỹ thuật xây dựng 68 Khái niệm và Một số ký hiệu dùng trong bản vẽ xây dựng 68 Các bộ phận chính của ngôi nhà 71 Bản Vẽ mặt bằng ngôi nhà 75 Bản vẽ mặt đứng ngôi nhà 78 Bản vẽ mặt cắt ngôi nhà 81 Bản vẽ kỹ thuật chi tiết 82 Bài tập tổng hợp + Kiểm tra 7 Tài liệu tham khảo 89 2
  3. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Vẽ kỹ thuật Mã số môn học: MH 07 Thời gian môn học: 60 giờ (lý thuyết: 48 giờ; thực hành: 8 giờ, kiểm tra 4) I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí môn hoc: Môn Vẽ Kỹ thuật là một trong các kỹ thuật cơ sở, được bố trí học trước các môn học/mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất môn học: là môn học lý thuyết kỹ thuật cơ sở. Môn Vẽ Kỹ thuật là môn học làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành ở các môn chuyên môn, thực tập và hỗ trợ các hoạt động nghề nghiệp. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC Về kiến thức: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật. - Nêu được các bước vẽ hình học, cách biểu hiện vật thể trên bản vẽ. Về kỹ năng: - Đọc được các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và các chi tiết của nghề . - Biểu diễn được vật thể trên 3 mặt phẳng hình chiếu và trên bản vẽ. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tính kiên trì, tập trung nhằm phát triển các kỹ năng về vẽ và đọc bản vẽ xây dựng nói chung. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 3
  4. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT VÀ VẼ HÌNH HỌC BÀI 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT Giới thiệu: Đối tượng nghiên cứu về vẽ kỹ thuật là bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật là công cụ chủ yếu để diễn đạt ý đồ của nhà thiết kế, là văn kiện kỹ thuật cơ bản dùng để chỉ đạo sản xuất, là phương tiện thông tin kỹ thuật để trao đổi thông tin giữa những người làm kỹ thuật với nhau Ngày nay, bản vẽ kỹ thuật đã được dùng rộng rãi trong tất cả mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Bản vẽ kỹ thuật đã trở thành “ngôn ngữ“của kỹ thuật Mục tiêu: - Trình bày được khái quát về bản vẽ kỹ thuật - Lựa chọn và sử dụng đúng vật liệu và dụng cụ vẽ - Rèn luyện được tính chủ động và nghiêm túc trong công việc 1. Khái quát chung: Bản vẽ kỹ thuật là một phương tiện thông tin kỹ thuật, là tài liệu kỹ thuật cơ bản dùng để thực thi và chỉ đạo sản xuất.Bản vẽ kỹ thuật thực hiện bằng các phương pháp khoa học, chính xác theo qui tắc thống nhất của tiếu chuẩn nhà nước, quốc tế 2. Vật liệu và dụng cụ vẽ kỹ thuật Mục tiêu: Lựa chọn và sử dụng được vật liệu và dụng cụ vẽ đúng yêu cầu 2.1.Vật liệu vẽ a.Giấy vẽ: Trong vẽ kỹ thuật người ta thường dùng các loại giấy vẽ sau: - Giấy kẻ ô li: Dùng để vẽ phác - Giấy bóng mờ: dùng để can in ( Hiện nay ít dùng ) - Giấy trắng; Là loại giấy dầy, nhẵn, được dùng phổ biến b. Bút chì - Loại chì cứng được kí hiệu H, có kí hiệu từ 1H,2H,3H.....9H dùng để vẽ những đường yêu cầu độ sắc nét cao - Loại chì có độ cứng trung bình được kí hiệu HB, dùng để vẽ những đường yêu cầu độ đậm trung bình - Loại chì mềm được kí hiệu B, có các kí hiệu từ 1B,2B... 9B, dùng để vẽ những 4
  5. đường yêu cầu độ đậm cao c. Các vật liệu khác - Tẩy : Dùng để tấy các đường vẽ sai hoặc vết bẩn - Giấy nhám:Dùng để mài nhọn bút chì - Băng dính, đính, ghim... 2.2.Dụng cụ vẽ và cách sử dụng a. Bàn vẽ Làm bằng gỗ mềm, mặt phẳng, nhẵn.Cạnh trái được bào thật nhẵn dùng để trượt thước chữ T b. Các loại thước + Thước dẹp: Dài từ (300 đền 1000)mm dùng để kẻ những đoạn thẳng + Thước chư T: Dùng để kẻ các đường thẳng song song nằm ngang, xác định các điểm thẳng hàng hay khoảng cách nhất định nào đó theo đường chuẩn có trước, bằng cách trượt đầu thước T dọc theo cạnh trái bản vẽ + Ê ke thường dùng bộ có 2 loại (loại có 2 góc300,600 ,loại tam giác vuông cân) + Thước cong : Dùng để vẽ các đường cong không tròn + Com pa: Dùng để vẽ các đường tròn có đường kính lớn hơn 12mm. Khi vẽ cần chú ý các điểm sau: - Đầu kim và đầu chì (hay đầu mực) đặt vuông góc với mặt ván vẽ - Khi vẽ các đường tròn đồng tâm nên dùng kim có ngấn ở đầu hay dùng đinh tâm để tránh kim không ấn sâu xuống ván vẽ hoặc làm lỗ tâm to ra dẫn đến các đường vẽ mất chính xác - Khi sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm núm com pa, quay đều dặn theo một chiều nhất định + Com pa đo: Dùng để đo độ dài đoạn thẳng thước kẻ dài đặt lên bản vẽ, hai đầu kim đo đặt đúng vào hai vạch ở trên thân thước sau đưa váo bản vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim đo xuống bản vẽ + Bút kẻ mực: Dùng để kẻ mực các bản vẽ Cách dùng: Không trực tiếp nhúng đầu bút vào mực mà phải dùng loại bút khác tra mực vào khe giữa hai mép của bút, thường giữ cho độ cao của mực khoảnge từ (6-8)mm để đảm bảo nét vẽ đều Cần điều chỉnh khe bút để có bề rộng nét vẽ theo ý muốn, ngày nay thường dùng bút mực kim có các cỡ nét khác nhau để vẽ. 5
  6. BÀI 2. MỘT SỐ QUY ƯỚC VÀ VẼ HÌNH HỌC Giới thiệu: Bản vẽ kỹ thuật là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp của người thợ. Để thực hiện được một bản vẽ thì không thể bỏ qua các công cụ cũng như những qui ước mang tính qui phạm của ngành nghề,là tiền đề rất cần thiết cho việc tiếp thu, thực hiện các bản vẽ theo tiêu chuẩn hiện hành. Vậy ở chương này cung cấp cho học viên nhừng kiến thức, kỹ năng cần thiết về tiêu chuẩn trình bầy bản vẽ kỹ thuật Mục tiêu : - Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ kỹ thuật - Trình bày đúng hình thức bản vẽ cơ khí như: khung tên, lề trái, lề phải, đường nét, chữ viết. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc. - Vẽ các đường thẳng, đường cong đơn giản. chia đường tròn thành các phần bằng nhau. 1. Các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ Mục tiêu: - Trình bày được nội dung và vẽ được bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn 1.1.Khổ giấy Khổ giấy được xác định bằng kích thước mép ngoài của bản vẽ.theo TCVN 2-74 có các khổ giấy ( bảng 1-1) Bảng 1-1.Qui định các loại khổ giấy Kí hiệu 44 24 22 12 11 khổ giấy Kích thước các 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297 x 420 297 x 210 cạnh khổ giấy mm Kí hiệu theo A0 A1 A2 A3 A4 TCVN 2-74 Quan hệ các khổ giấy - Từ khổ giấy A0 chia đôi ta được hai khổ giấy A1 - Từ khổ giấy A1 chia đôi ta được hai khổ giấy A2 - Từ khổ giấy A2 chia đôi ta được hai khổ giấy A3 - Từ khổ giấy A3 chia đôi ta được hai khổ giấy A4 6
  7. 1.2. Khung vẽ và khung tên Bản vẽ phải có khung vẽ và khung tên (hình 1-1) - Khung vẽ: Kẻ bằng nét cơ bản, cách cạnh khổ giấy 5mm .Nếu bản vẽ đóng thành tập thì cạnh trái khung vẽ cách mép giấy 25mm - Khung tên: Bố trí ở góc phải, phía dưới bản vẽ. nội dung, kích thước(hình 1-2) 5 5 25 Khung tên 5 Hình 1-1 Hình 1-2 (1) Người vẽ (7). tên bài tập hay tên gọi chi tiết (2).Họ và tên người vẽ (8).Vật liệu của chi tiết (3).Ngày lập bản vẽ (9).Tên trường,lớp (4).Người kiểm tra (10).Tỉ lệ bản vẽ (5).Chữ ký người kiểm tra (11) Kí hiệu bài tập(số bản vẽ) (6).Ngày kiểm tra bản vẽ 7
  8. 1.3.Tỷ lệ Tuỳ theo hình dạng, kích thước và khổ giấy ta chọn tỷ lệ biểu diễn cho thích hợp. Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thược thực tương ứng. Theo TCVN 3-74 quy định có 3 loại tỷ lệ : - Tỉ lệ thu nhỏ : 1:2 ; 1:2,5 ; 1:4 ; 1:5 ; 1:10 ;1:20; 1:25: 1:40; 1:50; 1:100 - Tỉ lệ nguyên: 1:1 - Tỉ lệ phóng to : 2:1 ; 2,5:1 ; 4:1 ; 5:1 ; 10:1 ; 20:1; 25:1; 40:1; 50:1; 100 1.4.Chữ và số Chữ và số trên bản vẽ phải viết đầy đủ,chính xác , rõ ràng không gây nhầm lẫn. Theo TCVN 6-85 quy định kiểu và kích thước chữ và số trên bản vẽ kỹ thuật như sau: - Có thể viết đứng hoặc nghiêng - Chiều cao khổ chữ h=14; 10; 7; 3,5; 2,5 (mm) - Chiều cao: Chữ in hoa =h Chữ in thường có nét sổ ( h;g;t….) )=h Chữ in thường không có nét sổ (a;e;m;n….)=5/7h - Chiêù rộng: Chữ in hoa và số =5/7h; trừ A; M = 6/7h,số 1=2/7h ;W= 8/7h L = 4/7h;l = 1/7h Chữ in thường = 4/7h ngoại trừ w,m = h; f,i,t = 2/7h,r =3/7h - Bề dầy nét chữ và số = 1/7h 1234567890 8
  9. 1234567890 1.5. Đường nét. Trên bản vẽ kỹ thuật ta thường dùng các loại đường nét khác nhau để biểu diễn hình dạng, kết cấu của vật thể. Theo TCVN 0008-1993 quy định các loại đường nét (bảng 1-2) Bảng 1.Qui định các loại đường nét TT Loại đường nét Mô tả Tiêu chuẩn 1 Nét cơ bản (nét liền b = (0,2 – 0,5)mm đậm) b 2 Nét liền mảnh b b1 = b1 3 3 Nét đứt b1 = b b1 2 4 Nét chấm gạch b b1 = b1 mảnh 3 5 Nét chấm gạch đậm b1 = b b1 6 Nét lượn sóng b b1 b1 = 3 7 Nét cắt b/=1,5b 1.6. Ghi kích thước * Nguyên tắc chung: - Kích thước ghi trên bản vẽ phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, không gây nhầm lẫn 9
  10. - Kích thước chỉ độ lớn thực của phần tử được ghi kích thước, không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ - Kích thước của độ dài tính bằng (mm). Trên bản vẽ không ghi đơn vị đo. Nếu dùng đơn vị đo khác thì phải ghi rõ đơn vị - Kích thước của góc, cung tính bằng độ , phút , giây * Các thành phần ghi kích thước: - Đường gióng kích thước là đường giới hạn phần tử được ghi kích thước, vẽ bằng nét liền mảnh, vượt qua đường kích thước (3-5) mm. Cho phép dùng đường bao, đường trục, đường tâm thay cho đường kích thước - Đường kích thước là đường xác định phần tử được ghi kích thước, vẽ bằng nét liền mảnh, giới hạn hai đầu bằng hai mũi tên. Không cho phép thay thế đường kích thước - Con số kích thước được ghi phía trên hoặc bên trái đường kích thước. Không cho phép bất cứ đường nét nào vẽ chồng lên con số kích thước, các đường vẽ ngang qua con số kích thước phải ngắt đoạn, chiều cao con số kích thước viết ≥ 3,5 ghi ở giữa đường kích thước, nếu không đủ chỗ ghi con số kích thuớc thì kéo dài đường kích thước hay viết trên giá ngang 1.7. Trình tự lập bản vẽ kỹ thuật. Mục tiêu: - Trình bày nội dung và lập được bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn Khi lập bản vẽ kỹ thuật, trước tiên căn cứ vào kích thước của chi tiết ta chọn khổ giấy, sau đó lựa chọn phương án biểu diễn vật thể và tiến hành theo trình tự sau: Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu; dụng cụ vẽ Bước 2:Dùng loại bút chì cứng H để vẽ mờ ( Khung vẽ, khung tên,chữ viết, hình biểu diễn), nét vẽ phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác Bước 3:Tô đậm khung vẽ, khung tên, chữ viết, hình biểu diễn Bước 4: Gạch mặt cắt, ghi kích thước, ghi các yêu cầu kỹ thuật. Bước 5: Kiểm tra và hiệu chỉnh 2. Vẽ hình học 2.1. Dựng hình cơ bản:  Dựng đường thẳng song song: ( Hình 2.1)  Bài toán: Cho một đường thẳng a và một điểm C . Hãy vạch đường thẳng b đi qua điểm C và song song với đường thẳng a. Cách dựng: - Trên đường thẳng a lấy một điểm B tuỳ ý làm tâm, vẽ một cung tròn bán kính BC, cung tròn này cắt đường thẳng a tại điểm A. - Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CB và cung tròn tâm B, bán kính CA, hai cung tròn này cắt nhau tại D. - Nối CD, đó chính là đường thẳng b song song với đường thẳng a. 10
  11. C b D C CA A A a B a B Hình 2.1  Dựng đường thẳng vuông góc: ( Hình 2.2) Bài toán: Cho một đường thẳng a và điểm C. Hãy vạch đường b thẳng đi qua C và vuông góc với đường thẳng a. Cách dựng: - Lấy điểm C làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn khoảng cách từbđiểm C đến a, cung tròn này cắt đường thẳng a tại hai điểm A và B. - Lấy A,B làm tâm vẽ 2 cung tròn AB C có bán kính lớn hơn . Hai cung 2 tròn cắt nhau tại điểm D. a - Nối C và D, CD chính là đường A B thẳng b vuông góc với đường thẳng a.  Nếu điểm C nằm trên đường R R D thẳng a thì cách vẽ cũng tương tự như trên.  Chia đôi một góc ( Hình 2.3) Hình 2.2 Để chia đôi góc xOy, ta thực hiện như sau : - Lấy O làm tâm vẽ cung tròn bán kính tùy ý , cắt tia Ox và Oy tại A và B. AB - Lấy A, lấy B làm tâm vẽ cung tròn bán kính > 2 Hai cung tròn này cắt nhau tại điểm I. Đường thẳng OI chínhlà đường phân giác của góc xOy, chia góc này ra 2 phần bằng nhau. Hình 2.3 2.2 . Chia đều đoạn thẳng và đường tròn 1 2.2.1. Chia đều đoạn thẳng R 2.2.1.1. Chia đôi một đoạn thẳng( Hình R 9.4): Để chia đôi một đoạn thẳng AB, ta C A B lấy hai điểm A,B làm tâm vẽ hai cung tròn AB có bán kính R (R> ) cắt nhau tại hai điểm 2 1 và 2. Đường thẳng 1, 2 cắt AB tại điểm C. Đó là điểm giữa của đoạn AB. 2 Hình 2.4 11
  12. 2.2.1.2. Chia một đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau Để chia đoạn thẳng AB ra n phần bằng nhau, cách vẽ như sau(Hình 2.5) Hình 2.5 Qua điểm A kẻ đường Ax bất kỳ (nên lấy sao cho góc xAB là góc nhọn) - Từ A, dùng compa đo để đặt lên Ax n đoạn thẳng bằng nhau, ví dụ:4 đọan, bằng các điểm chia C', D', E', F'. - Nối F’B và qua các điểm C', D', E', kẻ các đường song song với F’B. Giao điểm của các đường thẳng đó với AB cho ta các điểm chia tương ứng C,D,E,F là những điểm cần tìm. 2.2.2. Chia đều đường tròn 2.2.2.1. Chia đường tròn thành 3 phần và 6 phần bằng nhau: * Chia đường tròn thành 3 phần bằng nhau, vẽ tam giác đều nội tiếp (Hình 9.6) - Lấy 1 trong 2 giao điểm của đường kính với đường tròn (O,R) làm tâm (giả sử điểm 4), vẽ một cung tròn có bán kính bằng bán kính của đường tròn R, cung tròn này cắt đường tròn tâm O tại hai điểm : 2, 3. Các điểm 1, 2 và 3 là những điểm chia đường tròn ra 3 phần bằng nhau. - Nối 3 điểm , ta được tam giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O. Hình 2.6 * Chia đường tròn thành 6 phần bằng nhau, vẽ lục giác đều nội tiếp a) b) Hình 2.7 12
  13. - Lấy 2 trong 4 giao điểm của 2 đường kính vuông góc nhau của đường tròn (O,R) với đường tròn (O,R) làm tâm, vẽ hai cung tròn tâm 1 và 4 có bán kính bằng bán kính của đường tròn R, cung tròn này cắt đường tròn tâm O tại bốn điểm 2, 6, 3, 5. Các điểm 1, 2, 3, 4, 5 và 6 là những điểm chia đường tròn ra 6 phần bằng nhau (Hình 2.7a). - Nối 6 điểm, ta được lục giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O (Hình 2.7b). 2.2.2.2. Chia đường tròn thành 4 phần và 8 phần bằng nhau * Chia đường tròn thành 4 phần bằng nhau, vẽ tứ giác đều nội tiếp : Hai đường tâm vuông góc chia đường tròn ra 4 phần bằng nhau . Nối bốn điểm 1, 2, 3, 4, ta được tứ giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O (Hình 2.8). Hình 2.8 * Chia đường tròn thành 8 phần bằng nhau, vẽ bát giác đều nội tiếp : Hai đường kính vuông góc nhau cắt nhau tại 4 điểm 1, 3, 5, 7. Vẽ đường phân giác của các góc 1O3 và 3O5, chúng cắt đường tròn tại 4 điểm 2, 4, 6, 8. Nối 8 điểm, ta được bát giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O (Hình 2.9). Hình 2.9 2.2.2.3. Chia đường tròn thành 5 và 10 phần bằng nhau ( Hình 2.10 ): * Chia đường tròn thành 5 phần bằng nhau, vẽ ngũ giác đều nội tiếp. - Vẽ cung tròn tâm A, bán kính OA cắt đường tròn tâm O tại 2 điểm P, Q. Nối P, Q cắt OA tại M, MO = MA. - Vẽ cung tròn tâm M, bán kính MC cắt AB tại N, vẽ cung tròn tâm C, bán kính CN cắt vòng tròn ( O,R) tại điểm 1 và 3. C1 là một cạnh của ngũ giác đều. Dùng 1 và 3 làm tâm vẽ cung tròn bán kính bằng C1 xác định được điểm 4 và 5. 13
  14. * Chia đường tròn thành 10 phần bằng nhau, vẽ thập giác đều nội tiếp Vẽ đường phân giác của các góc CO1, 1O5, 5O4, 4O3 và 3O2 ta tìm được 10 điểm của thập giác đều nội tiếp. 2.2.2.4. Chia đường tròn ra 7 phần bằng nhau: Dùng phương pháp vẽ gần đúng ( Hình 2.11 ) C 1' Hình 2.10 6 1 2' 3' E A A B F 4' 5 2 5' 6' 4 3 D Hình 2.11 - Vẽ hai đường kính vuông góc ABCD - Vẽ cung tròn tâm D, bán kính CD, cung này cắt AB kéo dài tại hai điểm E và F. - Chia đường kính CD thành 7 phần bằng nhau bằng các điểm 1', 2', 3'…… - Nối hai điểm E và F với các điểm chia chẵn 2', 4', 6' (hoặc các điểm chia lẻ 1', 2', 3', 5'), các đường này cắt đường tròn tại các điểm 1, 2, 3…7, đó là các đỉnh của hình. - Nối hai điểm E và F với các điểm chia chẵn 2', 4', 6' (hoặc các điểm chia lẻ 1', 2', 3', 5'), các đường này cắt đường tròn tại các điểm 1, 2, 3…7, đó là các đỉnh của hình 7 cạnh đều nội tiếp cần tìm. 2.3. Vẽ nối tiếp 2.3.1. Vẽ tiếp tuyến với một đường tròn 2.3.1.1. Điểm cho trước nằm trên đường tròn - C  vòng tròn (O,R). Nối OC. - Vẽ AB  OC. AB là tiếp tuyến cần vẽ (hình 2.17). Hình 2.17 Hình 2.18 14
  15. 2.3.1.2. Điểm cho trước nằm ngoài đường tròn - Nối OC, tìm trung điểm I của OC, vẽ đường tròn phụ đường kính OC. - Đường tròn phụ tâm I, bán kính OI cắt đường tròn (O, R) tại T1 và T2 . - CT1 và CT2 là 2 tiếp tuyến cần vẽ (hình 2.18). 2.3.2. Vẽ tiếp tuyến chung với hai đường tròn Cho 2 đường tròn O1 và O2 , bán kính R1, R 2 , khoảng cách tâm O1 O2= A. Có 2 trường hợp : - Đường thẳng tiếp xúc ngoài ,cách vẽ như hình (2.19). - Đường thẳng tiếp xúc trong ,cách vẽ như hình (2.20). Hình 2.19 Hình 2.20 2.3.3. Vẽ cung tròn nối tiếp với hai đường thẳng Cho 2 đường thẳng d1 và d2 cắt nhau. Hãy vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp với hai đường thẳng đó. Cách vẽ: Áp dụng tính chất tiếp xúc của đường tròn với đường thẳng để xác định vị trí tâm cung nối tiếp và tiếp điểm. 15
  16. - Từ phía trong góc của hai đường thẳng đã cho, kẻ 2 đường thẳng song song với d1 và d2 và cách chúng một khoảng bằng bán kính R. Hai đường thẳng vừa kẻ cắt nhau tại một điểm O đó là tâm nối tiếp. - Từ tâm O hạ đường vuông góc xuống d1 và d2 ta được hai điểm T1 và T2 đó là hai tiếp điểm. - Cung nối tiếp là cung tròn T1T2, tâm O, bán kính R (hình 2.21). d1 R d1 T1 O O R R R T1 R d2 d2 T2 T2 Hình 2.21 2.3.4. Vẽ cung tròn nối tiếp với một đường thẳng và một cung tròn khác Bài toán :Cho cung tròn tâm O1, bán kính R1 và đường thẳng d, vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp với cung tròn tâm O1 và đường thẳng d. Có 2 trường hợp: cung nối tiếp, tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong với cung tròn tâm O1 . 2.3.4.1. Trường hợp tiếp xúc ngoài (Hình 2.22) Cách vẽ : R1 - Vẽ đường thẳng d’ song song với đường R+R1 thẳng d và cách d một khoảng bằng R. - Lấy O1 làm tâm vẽ cung tròn phụ có bán O1 T1 kính bằng R+R1. Đường tròn phụ (O1, O R+R1) cắt d’tại O. O là tâm cung nối tiếp. R - Nối OO1, đường này cắt cung (O1,R1) tại R T1 T2 d - Kẻ OT2  d. T1 và T2 là 2 tiếp điểm. - Cung T1T2 tâm O bán kính R là cung nối Hình 2.22 tiếp. 2.3.4.2. Trường hợp tiếp xúc trong ( Hình O 2.23) : R-R 1 Cách vẽ : Tương tự như ở trường hợp tiếp xúc ngoài. Ở đây cung tròn phụ R có bán kính bằng hiệu hai bán kính R+R1. R1 R O1 T1 T2 d Hình 2.23 16
  17. 2.3.5. Vẽ cung tròn nối tiếp với hai cung tròn khác Bài toán : Cho 2 đường tròn tâm O1 và O2, bán kính R1 và R2. Hãy vẽ cung tròn tâm O, bán kính R nối tiếp với hai trường tròn đã cho. Có 3 trường hợp: Tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, vừa tiếp xúc ngoài vừa tiếp xúc trong. 2.3.5.1. Trường hợp tiếp xúc ngoài R1 2 Cách dựng: R - Lấy O1 và O2 làm tâm vẽ hai cung tròn O1 O2 phụ có bán kính là R+R1 và R+R2, hai cung tròn T2 R này cắt nhau tại O, O là tâm cung nối tiếp. T1 R+R - Nối O và O1 cắt đường tròn tâm O1 tại T1. R+R 2 Nối O và O2 cắt đường tròn tâm O2 tại T2. O 1 T1, T2 là 2 tiếp điểm. - Cung T1T2 tâm O, bán kính R là cung nối tiếp. Hình 2.24 (Hình 2.24). T1 T2 R R2 2.3.5.2. Trường hợp tiếp xúc trong O1 O2 Cách dựng: R1 Tương tự như ở trường hợp tiếp xúc ngoài. Ở đây R- R 2 các cung tròn phụ tâm O1 và O2 có bán kính R-R1 R- R và R-R2 (Hình 2.25). O 1 2.3.5.3. Trường hợp vừa tiếp xúc ngoài, vừa tiếp xúc trong tức nối tiếp hỗn hợp Hình 2.25 Cách dựng: T1 - Lấy O1 và O2 làm tâm vẽ hai cung tròn phụ có bán kính là R-R1 và R-R2, hai cung tròn này cắt R1 nhau tại O. R2 R - Nối O và O1 cắt đường tròn tâm O1 tại T1. O1 T2 O2 R- R 1 Nối O và O2 cắt đường tròn tâm O2 tại T2. T1, T2 là 2 tiếp điểm. R2 R+ - Cung T1T2 tâm O, bán kính R là cung nối tiếp. ( Hình 2.26 ). O Hình 2.26 17
  18. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi: 1.Trình bầy các vật liệu, dụng cụ vẽ được sử dụng trong vẽ kỹ thuật? 2.Trình bầy các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật ? 3.Có mấy loại khổ giấy, kích thước của từng loại khổ giấy? 4. Trình tự lập một bản vẽ kỹ thuật? Bài tập: 1. Vẽ khung vẽ, khung tên,viết chữ và số sau trên khổ giấy A4. 1234567890 2. Vẽ lại chi tiết sau trên khổ giấy A4 18
  19. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC MỤC TIÊU: - Nêu được khái niệm các phép chiếu, đồ thức hệ thống 3 mặt phẳng chiếu; - Vẽ được hình chiếu của điểm, đoạn thẳng, mặt phẳng và các khối hình trên hệ thống 3 mặt phẳng chiếu Hình học họa hình là môn học nghiên cứu các phương pháp biểu diễn không gian lên mặt phẳng, nói khác đi nó nghiên cứu cách xây dựng các mô hình phẳng của không gian. Một trong các công cụ để xây dựng mô hình nói trên là phép chiếu. Góp phần to lớn vào lý thuyết biểu diễn có : + Leonardo da Vinci, nhà họa sĩ thiên tài Ý thời kỳ Phục hưng. + Girard Dezarg, nhà hình học và kiến trúc sư Pháp, người đã đặt những luận cứ khoa học đầu tiên về phép chiếu phối cảnh. + René Décard, nhà toán học Pháp thế kỷ 17 đã đề xướng hệ toạ độ thẳng góc. +Gaspard Monje, kỹ sư người Pháp, với công trình “ Hình học họa hình” được công bố vào năm 1798, công trình đó là cơ sở cho phương pháp vẽ chiếu được ứng dụng cho đến nay. 1. Khái niệm về các phép chiếu: Giả thiết trong không gian, ta lấy một mặt phẳng P và một điểm S ở ngoài mặt phẳng đó. Từ một điểm A bất kì trong không gian dựng đường thẳng SA, đường này cắt mặt phẳng P tại một điểm A'. Như vậy ta đã thực hiện một phép chiếu và gọi mặt phẳng P là mặt phẳng hình chiếu, đường thẳng SA là tia chiếu và điểm A' là hình chiếu S của điểm A trên mặt phẳng P. A 1.1. Phép chiếu xuyên tâm: Là phép chiếu mà các tia chiếu xuất phát từ một điểm (cố định). Điểm O cố định: tâm chiếu. A' A', B', C': hình chiếu xuyên tâm của hình ABC trên mặt P phẳng hình chiếu P. Hình 3.1 O B A C B' A' C' P Hình 3.2 19
  20. Ví dụ : Trong thực tế ta thường thấy những hiện tượng giống như các phép chiếu. Ánh sáng của một ngọn đèn chiếu đồ vật lên mặt đất giống như phép chiếu xuyên tâm với một ngọn đèn là tâm chiếu, mặt đất là mặt phẳng chiếu, bóng đồ vật trên mặt đất là hình chiếu xuyên tâm của đồ vật đó (Hình 3.2 a). Ứng dụng: Phép chiếu xuyên tâm được dùng khi vẽ hình chiếu phối cảnh. Phép chiếu xuyên tâm được dùng trong vẽ mỹ thuật, trong các bản vẽ xây dựng, kiến trúc. Phép chiếu xuyên tâm cho ta những hình vẽ của vật thể giống như những hình ảnh khi ta nhìn vật thể đó. 1.2. Phép chiếu song song: Là phép chiếu mà nếu tất cả các tia chiếu không đi qua một điểm cố định mà song song với một đường thẳng cố định l (phương chiếu). B C A'B'C'D': hình chiếu song song của hình ABCD l trên mặt phẳng hình chiếu P. l: phương chiếu D A Dễ dàng thấy rằng phép chiếu song song là trường hợp riêng của phép chiếu xuyên tâm với tâm chiếu B' C' S ở xa vô tận. Khi đó tâm chiếu S∞ được xác định bởi phương chiếu l. A' D' Ví dụ : Ánh sáng của mặt trời chiếu đồ vật lên mặt P đất giống như phép chiếu song song. Các tia sáng mặt trời là những tia chiếu song song, mặt Hình 3.3 đất là mặt phẳng chiếu và bóng đồ vật trên mặt đất là hình chiếu song song của đồ vật đó (hình 3.3). Ứng dụng: Trong vẽ kỹ thuật thường dùng phép chiếu song song vì phép chiếu này cho ta tính trực quan và dễ vẽ so với phép chiếu xuyên tâm. 1.3. Phương pháp các hình chiếu vuông góc: Trong phép chiếu song song nếu phương chiếu l vuông góc với mặt phẳng chiếu, ta gọi đó là phép chiếu vuông góc. P1 P3 P2 Hình 3.4 : Hình chiếu vật thể trên các mặt phẳng hình chiếu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2