Giáo trình Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi - MĐ01: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
lượt xem 127
download
Giáo trình Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi giúp người học có khả năng xác định và tính toán được nhu cầu dinh dưỡng (đạm, năng lượng, khoáng, vitamin và thức ăn bổ sung) cho các loại vật nuôi. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi - MĐ01: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƢỠNG VẬT NUÔI MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2011
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô- gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./.. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên) 2. Nguyễn Danh Phương 3. Lê Công Hùng
- 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC ............................................................................................. TRANG XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƯỠNG VẬT NUÔI ......................................... 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3 MỤC LỤC ............................................................................................................. 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TĂT..................................... 9 ́ MÔ ĐUN 01: XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƯỠNG VẬT NUÔI ................ 10 Giới thiệu mô đun:........................................................................................ 10 Bài 1. Xác định nhu cầu đạm .......................................................................... 10 Mục tiêu : ...................................................................................................... 10 A. Nội dung: ................................................................................................. 10 1. Dinh dưỡng protein : ............................................................................... 10 1.1. Khái niệm. ............................................................................................. 10 1.2. Vai trò sinh học của protein .................................................................. 10 1.3. Phân loại chất đạm. ............................................................................... 11 1.4. Chuyển hoá, chuyển đổi nitơ ở gia súc, gia cầm................................... 11 2. Xác định nhu cầu đạm cho vật nuôi ......................................................... 12 2.1. Xác định nhu cầu đạm cho bò ............................................................... 12 2.2. Xác định nhu cầu đạm cho lợn .............................................................. 13 2.3. Xác định nhu cầu đạm cho gia cầm....................................................... 14 3. Lựa chọn nguyên liệu ............................................................................... 15 3.1. Nguyên liệu là thức ăn giầu đạm động vật ............................................ 15 3.2. Nguyên liệu là thức ăn giầu đạm thực vật............................................. 17 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn đạm ............................... 20 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp ............................................................... 22 6. Lên công thức phối trộn ........................................................................... 23 7. Thực hành ................................................................................................. 23 7.1. Điều kiện thực hiện công việc: .............................................................. 23 7.2. Các bước thực hiện công việc ............................................................... 24 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa ................................................ 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 24 C. Ghi nhớ: ................................................................................................... 25 Bài 2. Xác định nhu cầu năng lượng................................................................ 26 Mục tiêu : ...................................................................................................... 26 A. Nội dung .................................................................................................. 26 1. Dinh dưỡng năng lượng: ........................................................................ 26 1.1. Chất béo (lipit)....................................................................................... 26 1.2. Chất bột đường ...................................................................................... 27 1.3. Chuyển hoá carbon thức ăn trong cơ thể............................................... 27 2. Xác định nhu cầu năng lượng cho vật nuôi .............................................. 28 2.1. Xác định nhu cầu năng lượng cho bò .................................................... 29 2.2. Xác định nhu cầu năng lượng cho lợn................................................... 33 2.3. Xác định nhu cầu năng lượng cho gia cầm .......................................... 35
- 5 3. Lựa chọn nguyên liệu ............................................................................... 37 3.1. Ngô ........................................................................................................ 37 3.2. Thóc ....................................................................................................... 38 3.3. Cám gạo ................................................................................................. 39 3.4. Tấm ........................................................................................................ 40 3.1. Sắn ......................................................................................................... 40 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn năng lượng .................... 40 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp ............................................................... 43 6. Lên công thức phối trộn ........................................................................... 45 7. Thực hành ................................................................................................. 45 7.1. Điều kiện thực hiện công việc ............................................................... 45 7.2. Các bước thực hiện công việc ............................................................... 45 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa ................................................ 45 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 46 C. Ghi nhớ: ................................................................................................... 46 Bài 3. Xác định nhu cầu khoáng chất .............................................................. 48 Mục tiêu : ...................................................................................................... 48 A. Nội dung: ................................................................................................. 48 1. Dinh dưỡng khoáng: ................................................................................ 48 1.1. Khái niệm ............................................................................................... 48 1.2. Phân loại chất khoáng............................................................................ 48 1.3. Vai trò của các chất khoáng .................................................................. 49 2. Xác định nhu cầu khoáng cho vật nuôi .................................................... 49 2.1. Xác định nhu cầu khoáng cho bò .......................................................... 49 2.2. Xác định nhu cầu khoáng cho lợn ......................................................... 51 2.3. Xác định nhu cầu khoáng cho gia cầm................................................. 54 3. Lựa chọn nguyên liệu ............................................................................... 55 3.1. Các chất khoáng đa lượng ..................................................................... 55 3.2. Các chất khoáng vi lượng ...................................................................... 57 3.3. Lựa chọn nguyên liệu khoáng ............................................................... 59 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn khoáng........................... 61 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp ............................................................... 64 6. Lên công thức phối trộn ........................................................................... 65 7. Thực hành ................................................................................................. 65 7.1. Điều kiện thực hiện công việc ............................................................... 65 7.2. Các bước thực hiện công việc ............................................................... 65 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa ................................................ 66 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 66 C. Ghi nhớ: ................................................................................................... 67 Bài 4. Xác định nhu cầu vitamin ..................................................................... 68 Mục tiêu : ...................................................................................................... 68 A. Nội dung: ................................................................................................. 68 1. Dinh dưõng vitamin: ............................................................................... 68 1.1. Khái niệm vitamin .................................................................................. 68 1.2. Phân loại vitamin ................................................................................... 68
- 6 2. Xác định nhu cầu vitamin cho vật nuôi .................................................... 68 2.1. Xác định nhu cầu vitamin cho bò .......................................................... 68 2.2. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn......................................................... 69 2.3. Xác định nhu cầu vitamin cho gia cầm ................................................ 73 3. Lựa chọn nguyên liệu ............................................................................... 76 3.1. Các loại vitamin có nguồn gốc tự nhiên............................................... 76 3.2. Các loại vitamin tổng hợp ..................................................................... 78 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn vitamin .......................... 78 5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp ............................................................... 82 6. Lên công thức phối trộn ........................................................................... 82 7. Thực hành ................................................................................................. 83 7.1. Điều kiện thực hiện công việc ............................................................... 83 7.2. Các bước thực hiện công việc ............................................................... 83 7.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa ................................................ 83 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 83 C. Ghi nhớ: ................................................................................................... 85 Bài 5. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung ........................................................ 86 Mục tiêu : ...................................................................................................... 86 A. Nội dung: ................................................................................................. 86 1. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung ........................................................... 86 1.1. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho bò............................................. 86 1.2. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho lợn ........................................... 87 1.3. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung cho gia cầm .................................... 87 2. Lựa chọn nguyên liệu bổ sung .................................................................. 89 3. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn bổ sung .......................... 89 4. Kiểm tra và điều chỉnh ............................................................................. 92 5. Lên công thức phối trộn ........................................................................... 92 6. Thực hành ................................................................................................. 92 6.1. Điều kiện thực hiện công việc .............................................................. 92 6.2. Các bước thực hiện công việc ............................................................... 92 6.3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa ................................................. 93 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 93 C. Ghi nhớ: ................................................................................................... 94 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................ 95 I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: ...................................................... 95 II. Mục tiêu: .................................................................................................. 95 1. Kiến thức: ................................................................................................. 95 2. Kỹ năng: ................................................................................................... 95 3. Thái độ:..................................................................................................... 95 III. Nội dung chính của mô đun: .................................................................. 95 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .......................................... 96 1. Nguyên vật liệu: ....................................................................................... 96 2. Cách thức tổ chức ..................................................................................... 96 3. Thời gian: ................................................................................................. 96 4. Số lượng ................................................................................................... 96
- 7 5. Tiêu chuẩn sản phẩm ................................................................................ 96 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................... 96 5.1. Bài 1: Xác định nhu cầu đạm ................................................................ 96 5.2. Bài 2: Xác định nhu cầu năng lượng ..................................................... 97 5.3. Bài 3: Xác định nhu cầu khoáng chất.................................................... 97 5.4. Bài 4: Xác định nhu cầu vitamin ........................................................... 98 5.5. Bài 5. Xác định nhu cầu thức ăn bổ sung .............................................. 98 VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................. 99
- 8 ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT Stt Từ viết tắt Giải thích 1 ĐVTA Đơn vị thức ăn 2 BV Giá trị sinh học 3 CP, Pth Protein thô 4 W, W0,75 Khối lượng cơ thể 5 W, G Tăng trọng hàng ngày 6 RprM Protein cho duy trì 7 ME Năng lượng trao đổi 8 DE Năng lượng tiêu hoá 9 NE Năng lượng thuần 10 TDN Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá 11 DXKD Chất chiết không nitơ 12 VCK Vật chất khô 13 CB Chất béo 14 Pr Protein tăng g/ngày 15 Li Lipit tăng g/ngày 16 E Khối lượng trứng 17 T Nhiệt độ 0C 18 Ppm Phần triệu 19 VTM Vitamin 20 UI Đơn vị quốc tế
- 9 MÔ ĐUN 01: XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƢỠNG VẬT NUÔI Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: Nguời học sau khi học xong mô đun này có khả năng xác định và tính toán được nhu cầu dinh dưỡng (đạm, năng lượng, khoáng, vitamin và thức ăn bổ sung) cho các loại vật nuôi. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. Bài 1. Xác định nhu cầu đạm Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được các yếu tố ảnh huởng đến nhu cầu sử dụng đạm của vật nuôi - Mô tả được các bước xác định nhu cầu đạm cho vật nuôi. - Thực hiện được việc lựa chọn nguyên liệu, xây dựng công thức phối trộn, kiểm tra điều chỉnh hỗn hợp và lên công thức phối trộn. A. Nội dung: 1. Dinh dƣỡng protein : 1.1. Khái niệm. Protein là một hợp chất hữu cơ phức tạp có phân tử lượng lớn, protein gồm các nguyên tử sau tạo thành C, H, O ngoài ra còn N và S Có thể định nghĩa protein đơn giản như sau: protein là một trùng hợp của nhiều axit amin (amino acide) có hơn 100 loại amino acide nhưng có 20 axit amin quan trọng đối với vật nuôi được chi làm 2 nhóm: - Axit amin không thay thế: là những amino acide thường thiếu trong thức ăn của gia súc gia cầm và cơ thể con vật không tổng hợp được nhất thiết phải dựa vào thức ăn: Valin, Lơxin, Izolơxin, Treonin, Methionin, Lizin, Triptophan, Phenylalanin, Histidin, Acginin - Axit amin thay thế: Là những amino acide có đầy đủ trong thức ăn chăn nuôi, cơ thể gia súc gia cầm có thể tổng hợp được từ những chất khác: Glyxin, Alanin, Serin, Xystein, Glutamic, Aspactic 1.2. Vai trò sinh học của protein Đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong đời sống động vật. Nó giữ những chức năng khác nhau trong hoạt động sống cơ thể vật nuôi:
- 10 - Tham gia cấu tạo nên các tế bào cơ thể. Nó là thành phần quan trọng của sự sống. Protein chiếm khoảng 1/5 trọng lượng cơ thể gia cầm và vào khoảng 1/7 – 1/8 trọng lượng trứng. - Protein tham gia vào vận chuyển và dự trữ. Ví dụ: Hemoglobulin vận chuyển CO2 và O2 - Protein có chắc năng vận động như sự co cơ. - Protein tham gia vào chức năng cơ giới như colagen tạo độ bền chắc của da, xương và răng. - Các quá trình thông tin như protein thị giác (rodopsin). - Protein là chất dinh dưỡng chủ yếu, không có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế vai trò tác dụng của nó. - Tham gia vào cấu tạo các loại men (enzyme), hormon, kháng thể và tế bào hồng cầu. - Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động: 1g protein phân giải cho 4kcal năng lượng trao đổi 1.3. Phân loại chất đạm. Có nhiều cách để phân loại protein. - Nếu dựa vào thành phần hoá học thì protein có 2 loại: protein đơn giản và protein phức tạp. Protein đơn giản là loại protein mà trong thành phần của nó chỉ chứa toàn axit amin như: protamin, histon, albumin, globulin…Protein phức tạp là loại khi thuỷ phân ngoài axit amin ra còn chứa các hợp chất khác như axit nucleic, gluxit, lipit… - Nếu dựa vào hình dạng, tính chất hoà tan và thành phần hoá học thì protein được chia làm 3 nhóm chính: + Protein hình sợi: Collagen, Elastine, keratine + Protein hình cầu: Albumin, globulin, prolamin hay gliadin, histon + Protein liên kết: Nucleoprotein, mucoprotein, glycoprotein, lypoprotein, cromoprotein. 1.4. Chuyển hoá, chuyển đổi nitơ ở gia súc, gia cầm - Sơ đồ chuyển hoá nitơ thức ăn N phân N thức ăn N tích luỹ N tiêu hoá → Máu → Tế bào (axit amin) -NH2 → Urê → Nước tiểu Công thức cân bằng N = N thức ăn - (N phân + N nước tiểu).
- 11 - Protein thô = N x 6,25 (vì số lượng nitơ trong protein trung bình 100/16 = 6,25). Tuy nhiên không phải tất cả protein thô đều được hấp thu mà một phần không tiêu hoá thải ra ngoài qua phân, phần được hấp thu gọi là protein tiêu hoá. Protein thuần là protein khi thủy phân cho ra các axit amin Protein thuần = Protein thô - Hàm lương nitơ phi protein Hợp chất nitơ phi protein: Là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ nhưng không phải là protein. 2. Xác định nhu cầu đạm cho vật nuôi 2.1. Xác định nhu cầu đạm cho bò Nhu cầu protein cho bò = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sản xuất - Nhu cầu protein cho duy trì = 3,25 g PDI/ kg W0,75 PDI (g/ngày) = 95 + 0,5W - Nhu cầu protẹin cho tăng trọng = 280g/kg tăng trọng - Nhu cầu protein cho mang thai ở tháng thứ 7, 8, 9 tương đương là 19,5; 33; 51 gPDI/ngày/ 10 khối lượng bê sơ sinh..... - Nhu cầu potein cho tiết sữa = 48 gPDI/1kg sữa Ví dụ : Tính các nhu cầu protein của một con bò sữa lai HF x Laisinde có khối lượng 450 kg, đang mang thai lứa thứ hai ở tháng thứ 7 (bò đã được phối với tinh bò sữa HF), sản xuất được 11 lít sữa/ngày với tỷ lệ mỡ sữa là 3,7% được nuôi theo phương thức bán thâm canh (hàng ngày thả ra bãi chăn 3 giờ và được nuôi nhốt cột buộc cố định trong một chuồng nuôi nhỏ hẹp) + Nhu cầu đạm cho duy trì Nhu cầu protein = 3,25 x 4500,75 = 3,25 x 97,7033 = 317 g PDI/ngày. + Nhu cầu đạm cho sinh trưởng Con bò sữa này đang mang thai lần thứ 2 và cần phải đạt tăng trọng 175g/ngày Nhu cầu protein = 280 x (175/1000) = 49 g PDI/ngày + Nhu cầu đạm cho thai Con bò sữa này đang mang thai tháng thứ 7, khối lượng sơ sinh dự kiến của con bê được phối giống với tinh bò HF thuần chủng là 30 kg Nhu cầu protein = 3 x 19,3 = 58,5 g PDI/ngày + Nhu cầu đạm cho tiết sữa Bò tiết một ngày 11 lít sữa có tỷ lệ mỡ sữa 3,7% sẽ tương đương với: 11 (0,4 + 0,15 x 3,7) = 10,505 lít với tỷ lệ mỡ sữa 4% Nhu cầu protein = 10,505 x 48 = 504,2 gPDI/ngày + Tổng nhu cầu đạm/ngày
- 12 Nhu cầu protein = 317+ 49 + 58,5 + 504,2 = 928,7 làm tròn là: 929 gPDI/ngày 2.2. Xác định nhu cầu đạm cho lợn - Đối với lợn đực giống : Nhu cầu protein cho lợn đực = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho sản xuất tinh Ví dụ: Một lợn đực giống có khối lượng 80 kg, tăng trọng hàng ngày 300g khả năng sản xuất tinh dịch 100ml/ngày. Trong khi giá trị sinh vật học của protein thức ăn là 65%, với tỷ lệ tiêu hóa là 80%. Ta chỉ xác định lượng protein thô theo cách tính từ protein cho duy trì và protein cho sản xuất, từ đó tính protein nhu cầu và theo protein tiêu hóa cho lợn đực giống. Giải: Protein duy trì = 80 x 0,7 = 56g Protein tăng trọng = 300 x 0,22 = 66g Protein cho sản xuất tinh dịch = 100 x 0,05 = 5g Tổng cộng là 117 g protein tiêu hóa Protein tiêu hóa = (117 : 65) x 100 = 180 g Protein thô = ( 180 : 80) x 100 = 225 g. Nhu cầu protein cho lợn đực giống theo khối lượng như sau: + Lợn từ 20 - 60 kg cần 18% protein thô trong khẩu phần + Lợn từ 70 - 100 kg cần 16% protein thô trong khẩu phần + Lợn từ 100 kg trở lên cần 15% protein thô trong khẩu phần - Đối với lợn cái hậu bị : Nhu cầu protein cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Ví dụ: Hãy xác định nhu cầu protein thô cần cung cấp hàng ngày cho lợn cái hậu bị có khối lượng 50 kg, tăng trọng 600 g/ ngày. Biết rằng giá trị BV của protein là 65%, tỷ lệ tiêu hoá protein là 80%. Cách tính toán protein như sau: Protein nhu cầu = Protein duy trì + Protein tăng trọng = (50 x 0,9 g) + (600 g x 0,15) = 135 g/ ngày. Lượng protein tiêu hoá = 135 g/ 65 x 100 = 207,7 g . Vậy lượng protein thô cần cung cấp là = 207,7g/80 x100 = 260g/ngày. - Đối với lợn nái sinh sản + Nhu cầu protein cho lợn nái chửa = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho mang thai + Nhu cầu protein cho lợn nái nuôi con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho tạo sữa Ví dụ: Hãy tính nhu cầu protein cho 1 lợn nái có sản lượng sữa 7 lít/ngày.
- 13 Cách tính: Nhu cầu protein = nhu cầu protein duy trì + nhu cầu protein sản xuất sữa = 60g + 7000g sữa x 0,06 = 480 g/ngày. Nếu giá trị BV = 65%, tỷ lệ tiêu hoá = 80%, thì lượng protein thô cần cung cấp hàng ngày là lượng protein thô (CP) = 480 g/ 0,65 / 0,8 = 923 g/ngày. - Đối với lợn nuôi thịt : Nhu cầu protein cho lợn nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng Ví dụ : Tính nhu cầu protein cho một lợn nuôi thịt có trọng lượng là 40 kg, khả năng tăng trọng 1 ngày là 800g. + Nhu cầu cho duy trì = 0,001kg x 40kg = 0,04kg = 40g/ngày + Nhu cầu cho tăng trọng = (16 x 800)/100 = 128g/ngày + Tổng nhu cầu protein cần cung cấp là 1608g/ngày 2.3. Xác định nhu cầu đạm cho gia cầm a. Cách xác định nhu cầu protein cho gà sinh trưởng Nhu cầu protein cho sinh trưởng = Nhu cầu cho duy trì + Nhu cầu protein cho sinh trưởng. Tính theo công thức Scott (1976) như sau : Protein (g/ngày) = (G x 0,18 + 0,0016 x W + 0,04 x (hoặc 0,07) x W x 0,82)/ 0,55 (hoặc 0,64). 0,0016 : g protein duy trì tính cho 1g khối lượng cơ thể G : tăng trọng hàng ngày (g) W : Khối lượng cơ thể (g) 0,04 và 0,07 : ở 3 tuần tuổi khối lượng bộ lông chiếm 4% khối lượng cơ thể, sau đó tăng dần và đạt 7% khối lượng cơ thể ở 4 tuần tuổi trở đi. 0,82 : tỷ lệ protein trong lông 0,55 và 0,64 : Hiệu suất lợi dụng protein khẩu phần cho sinh trưởng thông thường là 55% nhưng đối với gà broiler con số này là 64%. Ví dụ : Tính nhu cầu cho một gà Ross-208 5 tuần tuổi có khối lượng cơ thể là 1200g, tăng trọng hàng ngày là 50g. Theo công thức của Scott ta có : Nhu cầu protẹin (g/ngày) = (50 x 0,18 + 0,0016 x 1200 + 0,07 x 1200 x 0,82)/ 0,55 = 21,54g/ngày. b. Cách xác định nhu cầu protein cho gà đẻ Trong pha đẻ đầu tiên 20 – 45 tuần tuổi gia cầm không những chỉ đẻ trứng mà còn tăng khối lượng cơ thể của chúng. Trong chu kỳ này gà máy Hybro tăng từ 2150g tới gần 3000g. Sản lượng trứng đạt đỉnh cao 85 – 90%. Khối lượng trứng tăng từ 44 lên 55 g.
- 14 Cho nên cần cung cấp lượng protein đáp ứng cho 3 mục đích – duy trì, phát triển cơ thể và tạo trứng. Sang pha II (sau 45 tuần tuổi) của chu kỳ đẻ trứng, gà mái không phát triển nữa, năng suất trứng giảm, nên yêu cầu protein có thấp hơn giai đoạn đẻ đầu Gà đẻ pha I (20 – 45 tuần) yêu cầu thức ăn chứa 17 – 18% protein, còn pha II rút xuống còn 15 – 16% thậm chí 13 – 14%. Tỷ lệ (mối quan hệ) năng lượng/protein trong thức ăn của gà mái ở khoảng biến động lớn 165 – 175. Nhu cầu Protein cho gà đẻ trứng (g/ngày) = Protein cho duy trì + Protein cho đẻ trứng Công thức tính theo Morimoto (1993) : Protein cho đẻ trứng (g/ngày) = (1,1 x W + 0,12 x E x P)/ d(0,8) x BV (0,6) Ví dụ: Một gà mái có khối lượng cơ thể là 2kg, đẻ trứng có khối lượng là 63g, tỷ lệ đẻ trứng là 70% hàng ngày cần một lượng protein cho đẻ trứng . + Protein cho duy trì (g/ngày) RprM = ((201 x 20,75)/1000) x ((100/55) x 6,25 )= 6g protẹin (thông thường nguời ta bổ sung thêm 5 g) + Protein cho đẻ trứng (g/ngày) = (1,1 x 2 + 0,12 x 63 x 0,7)/ 0,8 x 0,6 = 15g Tổng nhu cầu protein cần cung cấp cho gà là 21 g/ngày 3. Lựa chọn nguyên liệu 3.1. Nguyên liệu là thức ăn giầu đạm động vật a. Bột cá Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50 - 60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. 1 kg bột cá có 52g lisine, 15 - 20g methionine, 8- 10g cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng 6 - 7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1 ngoài ra còn có vitamin A và D. Tuy vậy, chất lượng bột cá còn phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các bộ phận của cá đem chế biến. Nếu bột cá chế biến từ loại cá nhỏ hoặc đầu cá, vây cá thì hàm lượng protein rất thấp từ 20 - 25%, trong khi đó bột cá được chế biến từ cá lớn, hàm lượng protein trên 50%. b. Bột thịt, bột thịt xương
- 15 Bột thịt và bột thịt xương là sản phẩm được chế biến từ thịt và xương của động vật, sau khi đem xay nghiền và sấy khô. Bột thịt và bột thịt xương có thể sản xuất ở hai dạng khô và ẩm. Ở dạng khô, các nguyên liệu được đun nóng trong một bếp hơi để tách mỡ, phần còn lại là bã. Ở dạng ẩm, các nguyên liệu được đun nóng bằng hơi nước có dòng điện chạy qua, sau đó rút nước, ép để tách mỡ và sấy khô. Bột thịt xương Bột thịt Bột thịt chứa 60 - 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 - 55% protein thô, chất lượng protein của hai loại này đều cao, axit amin hạn chế là methionine và tryptophan. Mỡ dao động từ 3 - 13%, trung bình là 9%. Bột thịt xương giàu khoáng hơn bột thịt, rất giàu Ca, P và Mg. Bột thịt và bột thịt xương đều giàu vitamin B1. Hai loại thức ăn này thường được bổ sung vào khẩu phần của gia súc, gia cầm để làm cân bằng axit amin trong đó và có thể sử dụng mức tối đa cho lợn tới 15% trong khẩu phần. Cần bảo quản tốt để mỡ khỏi ôi và mất vitamin. c. Bột máu khô Hiện nay có rất nhiều phương pháp để sản xuất bột máu. Người ta tiến hành làm khô máu ở nhiệt độ 100oC. Máu được đựng trong một giá đỡ, có lỗ thủng và cho hơi nước nóng đi qua, tiến hành khử trùng và làm kết lại thành khối. Sau đó rút hết nước, ép và làm khô hoàn toàn. Bột máu chứa rất ít lipit và khoáng nhưng rất giàu protein, khoảng 80% protein thô. Tuy vậy, protein của bột máu chất lượng rất thấp, khả năng tiêu hóa thấp, hàm lượng izoleucine và methionine thấp. Giá trị sinh học và tính ngon miệng của bột máu không cao, nên chỉ phối hợp cho lợn và gia cầm dưới 5% khối lượng khẩu phần, nếu trên mức này sẽ làm cho con vật ỉa chảy. Khi dùng bột máu để thay thế protein cần bổ sung thêm Ca, P. d. Sữa khử mỡ Là phần còn lại sau khi đã lấy hết váng sữa bằng phương pháp ly tâm. Trong sữa khử mỡ hàm lượng lipit rất thấp dưới 1%, năng lượng cũng thấp hơn
- 16 nhiều so với mỡ: giá trị năng lượng của sữa là 748 kcal/kg, sữa khử mỡ là 356 kcal/kg, trong đó có rất ít hoặc không có vitamin hòa tan trong mỡ. Sữa khử mỡ là loại thức ăn bổ sung protein rất tốt cho loại dạ dày đơn, ít sử dụng cho loài nhai lại. Đối với lợn con và gia cầm, nếu trong khẩu phần phối hợp nhiều hạt ngũ cốc, sữa khử mỡ sẽ có tác dụng bổ sung các axit amin thiếu hụt trong khẩu phần đó. Đối với lợn người ta hay bổ sung ở dạng lỏng, bổ sung không quá 2,8 - 3,4 lít/1 kg thức ăn/ngày. Protein thô trung bình khoảng 35%, hàm lượng axít amin cystin tương đối thấp. Sữa khử mỡ sản xuất bằng hai phương pháp cuộn khô và phun khô nên tỷ lệ tiêu hóa protein và giá trị sinh vật học protein của sữa khử mỡ được sản xuất bằng phương pháp cuộn khô thường thấp hơn. 3.2. Nguyên liệu là thức ăn giầu đạm thực vật a. Đậu tương Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ biến đối với vật nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit amin hạn chế thứ nhất, và 16 - 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng dinh dưỡng, gồm các chất ức chế enzyme protease, lectine, phytoestrogen (estrogen thực vật), saponin, goitrogen (chất gây bướu cổ). Chất ức chế protease còn gọi là anti-trypsine vì ức chế hoạt động của enzyme trypsine và chymotrypsine của tuyến tụy. Khi có mặt của các chất antitrypsine, antichymotrypsine thì hoạt động của trypsine và chymotrypsine bị ức chế làm bội triển tuyến tụy để tăng cường sản xuất ra các enzyme nhiều hơn vì vậy gây mất các protein và axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng của cơ thể. Sự có mặt của chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đậu tương, giảm khả năng tiêu hóa của peptit, nhưng chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ. Các antitrypsine, antichymotrypsine chỉ bị mất hoạt tính khi sử lý nhiệt ở 105ơC trong vòng 30 phút. Cần lưu ý khi xử lý nhiệt, nếu xử lý quá mức sẽ gây phản ứng đường hóa các axit amin gọi là phản ứng Maillard làm mất giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Trong đậu tương còn tồn tại một số chất kích thích, chất ức chế như các chất gây dị ứng, chất gây bướu cổ, chất chống đông. Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá. Trong thực tiễn nuôi dưỡng, nếu chỉ cho con vật ăn protein đậu tương mà không bổ sung thêm các nguyên
- 17 liệu khác thì lợn nái đẻ con ra sẽ yếu, sinh trưởng chậm (do con mẹ bị giảm sản lượng sữa), lợn mẹ động dục không đều đặn, mắc bệnh liệt chân. Ngoài ra, còn một số loại hạt bộ đậu khác cũng rất giàu protein như hạt cải dầu, hạt hướng dương chứa 38% protein thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginine và leucine (lysine và methionine thấp). b. Lạc Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên trong thực tế, lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà chỉ sử dụng dạng phế phụ phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao, nhưng lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan. Trước khi sử dụng loại thức ăn này cho lợn cần phải sử lý nhiệt như là rang hay nấu chín nhằm giảm hàm lượng antitrypsine. c. Khô dầu đậu tương Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu tương. Hàm lượng dầu còn lại khoảng 10g/kg. Khô dầu đậu tương là một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Thành phần axit amin gần giống với protein sữa và dùng để thay thế một phần protein động vật trong khẩu phần vật nuôi. Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12. Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chúa lưu huỳnh như cystine và methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ nhất ở các khẩu phần có giá trị năng lượng cao. Giá trị dinh dưỡng và các yếu tố hạn chế trong khô dầu đậu tương gần giống với hạt đậu tương.
- 18 Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khô dầu đậu tương khá an toàn khi sử dụng nuôi lợn. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi. Tuy nhiên, khô dầu chiết bằng trichloroethylene rất độc đối với một số vật nuôi, vì vậy không nên sử dụng. d. Khô dầu lạc Trong khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu lạc là lysine. Ngoài ra trong khô dầu lạc không có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Mặt khác đối với lợn chỉ nên sử dụng mức tối đã là 25% tính theo khối lượng khẩu phần, nếu nhiều hơn sẽ làm cho thịt, mỡ mềm nhão. Với các khô dầu ép thủ công lượng chất béo còn lại khá cao (8-10%) nên dễ gây ôi tạo mùi khó chịu và dễ bị mốc. Tuy nhiên, nếu khô dầu mới ép được sử dụng ngay không bị mốc thì đây là nguồn đạm khá rẻ tiền, có mùi thơm nên gia súc thích ăn. e. Khô dầu bông Khô dầu bông vải là sản phẩm phụ của quá trình ép dầu từ hạt bông vải. Hạt bông chưa ép dầu có chứa khoảng 23% protein thô, 23% chất béo và 17% xơ thô. Khô dầu bông có chứa 40% protein thô, 12% xơ thô. So với khô dầu đậu nành, khô dầu bông giàu protein nhưng tỷ lệ axit amin không cân đối, các axit amin thiết yếu như cystin, methionin và lyzin thấp. Nhưng đây là loại thức ăn protein với gia súc nhai lại và nguồn protein rẻ tiền. Hàm lượng Ca cũng thấp, tỷ lệ Ca/P mất cân đối (thường là 1/6). Khô dầu bông giàu vitamin B1 nhưng nghèo caroten. Trong khô dầu bông có chứa sắc tố màu vàng có tên là gossypol khoảng 0,03 - 0,2%, đó là một aldehyt thơm có tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polymerase. Khô dầu bông không thích hợp với gia súc dạ dầy đơn do khó tiêu hóa và sự có mặt của độc tố gossypol. Nếu sử dụng kéo dài trong khẩu phần sẽ gây tổn thương tim, gan phổi... Vì vậy, không nên dùng quá 9% loại thức ăn này trong khẩu phần ăn của lợn . Nhưng chất độc gossypol sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao, nên trước khi sử dụng khô dầu bông cho gia súc, người ta phải tìm cách khử độc tố bằng cách hấp khô dầu bông ở áp suất cao (phương pháp này khử được hoàn toàn độc tố nhưng mất protein) hoặc cũng có thể trộn khô dầu bông với FeSO4 (phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và không bị mất mát protein). Riêng đối với loài nhai lại ít bị ảnh hưởng của độc tố này.
- 19 4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn đạm Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao gồm một vài nguyên liệu thức ăn đạm và yêu cầu tính một vài chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần. Các phương pháp kinh điển được sử dụng để xây dựng khẩu phần như: Phương pháp thử -sai (trial - error), phương pháp hình vuông Pearson, phương pháp lập phương trình đại số. Các phương pháp có chung các bước như sau: Bước 1: Xác định nhu cầu protein trong hỗn hợp thức ăn giầu đạm. Nhu cầu hàm lượng đạm dựa trên cơ sở của một số công ty sản xuất lớn có uy tín, viện chăn nuôi Việt Nam và các cơ sở chăn nuôi nhằm đảm bảo phù hợp với khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia súc, gia cầm và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của con vật. Bước 2: Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn đạm. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó. Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải phù hợp với từng loại gia súc, đảm bảo tính ngon miệng của con vật. Bước 3: Tiến hành lập công thức phối trộn. Phương pháp này thường theo các bước chính sau đây: A B-C C B A-C A: Tỷ lệ % protein nhóm thức ăn 1 B: Tỷ lệ % protein nhóm thức ăn 2 C: Tỷ lệ % tiêu chuẩn khẩu phần A-C: Phần thức ăn nhóm 2 B- C: Phần thức ăn nhóm 1 - Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn đạm thực vật vật so với khối lượng các nguyên liệu là loại thức ăn đạm động vật. Các loại thức ăn này thường sử dụng với tỷ lệ 2:1 (2 phần thức ăn đạm thực vật và 1 phần thức ăn đạm động vật). - Ấn định một số loại thức ăn giàu protein thực vật hoặc một số loại thức ăn giàu protein động vật
- 20 - Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp dùng phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA…. - Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến. - Điều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu con vật Tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm (Singh, Panda, 1988). Tỷ lệ Tỷ lệ tối Tên thức ăn tối đa Tên thức ăn đa (%) (%) - Bột Alfalfa 5 - Bột lá keo dậu 4 - Bột cá hoà thảo 5 - Bột lá lạc 5 - Khô dầu lạc nhân 20 - Bột cá 10 - Đỗ tương nghiền 40 - Bột thịt 10 - Khô dầu đỗ tương 40 - Bột thịt – xương 5 - Khô dầu hướng dương 20 - Bột máu 3 - Khô dầu vừng 20 - Bột phụ phẩm lò mổ 5 - Khô dầu lanh 4 - Bột phụ phẩm máy ấp 3 - Khô dầu bông (khử 5 - Bột nhộng tằm 6 gossipol) - Bột gluten ngô 15 - Bột lông vũ 2 - Bột mầm ngô 15 - Bã rượu khô 10 - Nấm men khô 5 Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn đậm đặc cho lợn thịt giai đoạn 10 – 30kg. Tỷ lệ protein thô trong thức ăn đậm đặc là 40% . Bước 1: Xác định nhu cầu protein trong hỗn hợp: - Nhu cầu protein của hỗn hợp thức ăn đạm là 40% protein Bước 2: Lựa chọn các nguyên liệu và xác định giá trị dinh dưỡng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 8
31 p | 455 | 155
-
Nhu cầu dinh dưỡng
32 p | 477 | 139
-
Giáo trình Định hướng sản xuất - MĐ01: Quản lý trang trại
136 p | 269 | 123
-
Giáo trình Xác định nhu cầu và lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm - MĐ02: Khuyến nông lâm
70 p | 239 | 69
-
Giáo trình Truyền thông trong khuyến nông lâm - MĐ05: Khuyến nông lâm
23 p | 282 | 69
-
Giáo trình Lập kế hoạch trồng mía - MĐ01: Trồng mía đường
40 p | 248 | 63
-
Bài giảng khuyến nông lâm part 3
15 p | 266 | 63
-
Giáo trình Dinh dưỡng vật nuôi: Phần 1
172 p | 228 | 45
-
GIÁO TRÌNH BÁNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - CHƯƠNG III DỤNG CỤ
6 p | 127 | 44
-
Giáo trình - Kinh doan nông nghiệp chuyên sâu - chương 3
19 p | 129 | 43
-
Giáo trình Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp - MĐ01: Sản xuất nông lâm kết hợp
31 p | 138 | 37
-
Tài liệu hướng dẫn khuyến nông theo định hướng thị trường phần 3
10 p | 101 | 24
-
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 3
10 p | 115 | 20
-
Giáo trình mô đun xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi (Nghề: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi)
101 p | 92 | 15
-
Giáo trình Chuẩn bị các điều kiện để trồng lúa (Nghề: Trồng lúa năng suất cao) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
51 p | 34 | 5
-
Giáo trình Nuôi trâu, bò thịt (Nghề: Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò): Phần 1
35 p | 11 | 5
-
Giáo trình Dinh dưỡng (Nghề: Dịch vụ thú y - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
49 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn