intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi (Nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi này gồm có 16 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp như sau: Sử dụng cafein; Sử dụng Atropin; Sử dụng Strychnin; Sử dụng Anagin; Sử dụng Oxytocin; Sử dụng huyết thanh ngựa chửa; Sử dụng Vitamin B1; Sử dụng Bcomlex; Sử dụng Vitamin C; Sử dụng Vitamin ADE; Sử dụng Glucoza; Sử dụng Calci Gluconat;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi (Nghề: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH THUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ QUAN CƠ THỂ VẬT NUÔI MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) NĂM 2016
  2. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình “Xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi” cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc tác động đến các cơ quan cơ thể vật nuôi. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất. Đây là giáo trình mô đun đào tạo nghề trình độ dưới 03 tháng được tổng hợp trên tài liệu chính là mô đun “Xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là quyển 05 trong số 08 môn học và mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi” trình độ đào tạo dưới 03 tháng. Trong mô đun này gồm có 16 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp như sau: Bài 1. Sử dụng cafein Bài 2. Sử dụng Atropin Bài 3. Sử dụng Strychnin Bài 4. Sử dụng Anagin Bài 5. Sử dụng Oxytocin Bài 6. Sử dụng huyết thanh ngựa chửa Bài 7. Sử dụng Vitamin B1 Bài 8. Sử dụng Bcomlex Bài 9. Sử dụng Vitamin C Bài 10. Sử dụng Vitamin ADE Bài 11. Sử dụng Glucoza Bài 12. Sử dụng Calci Gluconat Bài 13. Sử dụng Dextran Fe Bài 14. Sử dụng ND Premix Bài 15. Sử dụng Multivita Bài 16. Sử dụng Ma nghê sulfat Chúng tôi xin trân trọng cám ơn nhóm biên soạn Giáo trình mô đun “Xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi” trình độ sơ cấp nghề gồm: 1. Trần Văn Tuấn – chủ biên 2. Đoàn Văn Soạn 3. Nguyễn Xuân Hùng 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/ 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 1
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1 Bài 1. Sử dụng Cafein ................................................................................................... 4 Bài 2. Sử dụng Atropin ................................................................................................. 6 Bài 3. Sử dụng Strychnin .............................................................................................. 8 Bài 4. Sử dụng Anagin ................................................................................................ 10 Bài 5. Sử dụng Oxytocin ............................................................................................. 12 Bài 6. Sử dụng huyết thanh ngựa chửa ....................................................................... 14 Bài 7. Sử dụng Vitamin B1 ......................................................................................... 17 Bài 8. Sử dụng Bcomlex ............................................................................................. 19 Bài 9. Sử dụng Vitamin C ........................................................................................... 21 Bài 10. Sử dụng Vitamin ADE ................................................................................... 24 Bài 11. Sử dụng Glucoza ............................................................................................. 26 Bài 12. Sử dụng Calci Gluconat .................................................................................. 28 Bài 13. Sử dụng Dextran Fe ........................................................................................ 30 Bài 14. Sử dụng Premix .............................................................................................. 32 Bài 15. Sử dụng Multivita ........................................................................................... 34 Bài 16. Sử dụng Ma nghê sulfat .................................................................................. 37 Hướng dẫn thực hiện bài thực hành ............................................................................. 39 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 40 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 40 2
  4. MÔ ĐUN. XÁC ĐỊNH THUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ QUAN CƠ THỂ VẬT NUÔI Mã mô đun: MĐ 05 Thời gi n: 45 giờ. Giới thiệu mô đun Mô đun xác định thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ đào tạo dưới 3 tháng của nghề Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Mô đun được tích hợp giữa kiến thức lý thuyết chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh, giúp người học nhận biết chung, nhận biết tính chất, biết cách sử dụng, ứng dụng và bảo quản các loại thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi. Học xong mô đun này người học sử dụng được thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường, vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. Phương pháp học tập mô đun: học lý thuyết gắn với thực hành, kết hợp thực tập tại các cửa hàng bán thuốc thú y, trạm thú y, cơ sở sản xuất chăn nuôi thú y. Bài mở đầu 1. Khái niệm Thuốc tác động đến cơ quan cơ thể vật nuôi là các chất, hợp chất được sử dụng để điều trị, phòng ngừa bệnh. Thuốc còn có tác dụng khôi phục, điều chỉnh các chức phận của hệ thống cơ quan trong cơ thể vật nuôi. Với mục đích điều trị, thuốc giúp cơ thể động vật điều chỉnh khôi phục lại trạng thái sinh lý bình thường. Với chức năng dùng thuốc để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của hệ thống cơ quan trong cơ thể vật nuôi như thuốc giảm sốt, kích thích sinh trưởng, sinh sản, tiêu hóa và hấp thu thức ăn... 2. Nguồn gốc Rất phong phú có thể lấy từ thực vật, động vật, khoáng chất, Thuốc được tạo ra bằng cách tổng hợp, bán tổng hợp hóa học với quy trình công nghệ cao nên sản xuất nhanh, khối lượng lớn, giá rẻ, đáp ứng nhu cầu phòng trị bệnh. 3. Phân biệt thuốc, thức ăn Thuốc là những chất có tác dụng phòng chữa bệnh. Thuốc chữa bệnh là những chất có tác dụng lập lại sự thăng bằng cho cơ thể khi cơ thể có những rối loạn. Thức ăn là những chất có tác dụng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, nhằm duy trì mọi hoạt động và làm cho cơ thể phát triển. 4. Phân biệt thuốc qu nhãn hiệu Để người sử dụng thuốc không bị nhầm lẫn, cần đặc biệt lưu ý là phân biệt thuốc thông 3
  5. qua nhãn hiệu, trên cơ sở đó còn biết được tính năng tác dụng của thuốc, liều lượng và liệu trình sử dụng, cách thức bảo quản Để sử dụng thuốc đúng đắn, tránh những tác hại đáng tiếc ta cần phân biệt tính độc của thuốc. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng dược lí củ thuốc - Loài, giống: Do cấu tạo đặc điểm sinh lý, sinh hóa, khả năng hấp thu, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong các loài vật khác nhau nên sự phản ứng của chúng với thuốc cũng khác nhau. - Giới tính: Do hoạt động của các tuyến sinh dục, các hormon có vai trò đối với hoạt tính của các men chuyển hóa thuốc. - Lứa tuổi: Tuổi ảnh hưởng trọng lượng cơ thể, liều thuốc tính theo trọng lượng. - Tình trạng cơ thể: Có nhiều loại thuốc chỉ có tác dụng dược lý khi cơ thể trong thời kỳ bệnh lý. - Tính chất của thuốc: Những thuốc dễ phân ly tác dụng nhanh và ngược lại. Thuốc ở thể khí tác dụng nhanh hơn thể lỏng, thể rắn. Thuốc tan nhiều, bay hơi, khuếch tán mạnh tác dụng nhanh, mạnh hơn loại ít tan hay khuếch tán chậm. Bài 1. Sử dụng Cafein Mã bài: MĐ 05-1 Thời gi n: 1,5 giờ Lý thuyết: 0,1 giờ; Thực hành: 1,4 giờ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng cafein dùng trong chăn nuôi. - Sử dụng được cafein dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Nhận dạng 1.1. Nhận biết chung: Cafein là một alcaloid chiết suất từ càfê, lá chè, hạt côca, cacao và là dẫn suất của xanthin. Cafein tổng hợp từ axit uric. 1.2. Nhận biết tính chất: Cafein tinh thể hình kim, nhỏ, dẹt, trắng. Ít tan trong nước lạnh, dưới dạng muối benzoat hay Natri Salicilat sẽ tan tốt hơn, đặc biệt trong nước nóng. Tan nhiều trong rượu. Cafein rất ít độc. 1.3. Nhận biết tác dụng - Cafein tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. - Làm tăng cường quá trình hưng phấn của vỏ não nên trí óc minh mẫn hơn, khả năng làm việc bằng trí não tăng lên, cảm giác mệt mỏi nhẹ bớt, phản ứng nhanh hơn, tiếp thu dễ dàng hơn. - Cafein hưng phấn trung tâm hô hấp và vận mạch hành tuỷ, làm tăng trương lực và khả năng hoạt động của cơ vân, tăng sức co bóp của tim, dãn mạch ngoại biên, đặc biệt dãn mạch tim và não, tăng lợi tiểu. 4
  6. 2. Ứng dụng - Điều trị bệnh yếu tim, mạch, trợ lực, trợ sức, bồi bổ cơ thể trong các bệnh nặng kèm theo suy nhược, mệt mỏi về trí não và thể lực gia súc, làm tim đập nhanh, mạnh dãn đến huyết áp tăng. - Chống shock, khi bị ngất xỉu dùng Cafein kích thích trung tâm hô hấp. Dùng trong trường hợp gia súc bị sốt cao phối hợp thuốc hạ nhiệt . - Dùng làm thuốc lợi tiểu khi gia súc bị phù nề, giải độc trong các trường hợp ngộ độc do tác dụng lợi tiểu thải độc ở gia súc, dùng trong các trường hợp bại liệt nhẹ ở trâu, bò, heo, chó. - Tăng tiết sữa cho gia súc cái trong thời kỳ nuôi con, dùng trong trường hợp khi bị thuỷ thũng, tích nước trong cơ thể, bệnh phù tim ở gia súc. Dùng phòng trị các trường hợp bệnh làm giảm hoạt động của tim. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt h y dưới d - Trâu, bò: 2-5 g/ngày - Heo, dê, cừu: 0,5-1,5g/ngày - Chó: 0,5-1,0 g/ngày 3.2. Tiêm tĩnh mạch: Khi cần thiết, hoặc dùng kết hợp với dịch truyền khi điều trị cho gia súc, có thể tiêm 2-3 lần trong ngày và tăng liều khi cần thiết. Hình 5.1. Cafein natri benzoat 20% 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Cafein được ứng dụng trong những trường hợp nào? - Cho biết cách sử dụng Cafein. - Để bảo đảm hiệu lực của Cafein, cần lưu ý bảo quản trong điều kiện như thế nào? 2. Bài tập thực hành - Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia tiêm Cafein cho heo, dê, cừu, chó khi mắc bệnh - Trước khi tiêm giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học viên những nội dung sau: 5
  7. + Chuẩn bị vật tư cần thiết và thuốc cafein + Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm và hướng dẫn các cách tiêm + Xác định các vị trí tiêm: Tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch + Phương pháp cố định gia súc để tiêm + Cách lấy thuốc để tiêm + Thao tác tiêm + Vệ sinh, sát trùng địa điểm tiêm + Theo dõi gia súc sau khi tiêm. C. Ghi nhớ: Khi điều trị cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và liệu trình quy định, dùng kết hợp với các loại vitamin khác như vitamin B1, vitamin C. Bài 2. Sử dụng Atropin Mã bài: MĐ 05-2 Thời gi n: 1,5 giờ Lý thuyết: 0,1 giờ; Thực hành: 1,4 giờ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng Atropin dùng trong chăn nuôi. - Sử dụng được Atropin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Nhận dạng 1.2. Nhận biết chung: Atropin là một thuốc độc bảng A, làm thuốc tiền mê. Atropin là một Alcaloid chiết xuất từ cây belladon, cây cà độc duợc và cây thiên tiên tử. 1.2. Nhận biết tính chất: Bột tinh thể trắng, không mùi, dễ tan trong nước và cồn, vị đắng, dễ bị cháy, khi sờ vào thấy nhờn tay. Trong thú y thường dùng dưới dạng dung dịch Atropin Sulfat. 1.3. Nhận biết tác dụng - Giảm tiết dịch các tuyến tiêu hoá, chống co bóp cơ trơn, giảm nhu động của ruột, dạ dày, và các cơ trơn khác ở động vật. - Tăng nhịp tim, làm co mạch máu trừ mạch máu phổi và tim . - Dãn đồng tử, tăng nhịp tim - Làm giãn khí quản, phế quản, giãn đồng tử mắt. 2. Ứng dụng 2.1. Điều trị các bệnh - Chứng đau bụng, co thắt do lồng ruột, xoắn ruột nếu dùng liều cao hoặc kéo dài gây liệt ruột . - Chứng co giật, co thắt thực quản ở trâu, bò, heo, ngựa. - Chứng thuỷ thũng phổi, phù phổi, khó thở của ngựa, trâu, bò 6
  8. - Trong trường hợp bị ngất khi gây mê bằng Eter, Chloroform . 2.2. Chống nôn mử : Cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy kéo dài và mất nước, giảm đau trong phẫu thuật mắt nhất là đối với chó , bôi vết thương có tác dụng để giảm đau. 2.3. Giải độc khi bị ngộ độc bởi Pilocarpin, Dipterex, Arecolin và Morphin, Chloroform – các thuốc trừ sâu loại hợp chất lân hữu cơ Phosphore . 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt ngày 1 lần - Ngựa: 10-80 mg/ngày - Trâu, bò: 30-100 mg/ngày - Heo: 10-30 mg/ngày - Chó: 1-2 mg/ngày 3.2. Tiêm dưới d : Atropin Sulfat 1/2.000 (0,05%) 3.3. Cho uống: Khi cần thiết, thường dùng khi gia súc bị nôn mửa. Hạn chế sử dụng Hình 5.2. Thuốc có chứa Atropin cho gia súc nhai lại vì dễ gây tắt dạ lá lách, liệt dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản : Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Hãy cho biết cách sử dụng Atropin? - Thuốc Atropin được dùng để tiêm trong những trường hợp nào? - Để bảo đảm tác dụng của Atropin được tốt, cần phải bảo quản ở trong các điều kiện như thế nào? 2. Bài thực hành - Kết hợp với mạng lưới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học viên tham gia tiêm Atropin cho gia súc gia cầm khi mắc bệnh - Khi triển khai tiêm giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học viên những nội dung cần thiết như sau: + Chuẩn bị đầy đủ thuốc Atropin và các vật tư cần thiết để tiêm 7
  9. + Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm và hướng dẫn các cách tiêm + Xác định các vị trí tiêm + Phương pháp cố định gia súc để tiêm + Cách lấy thuốc để tiêm + Thao tác tiêm: Tiêm bắp, tiêm dưới da + Theo dõi gia súc sau khi tiêm kết hợp với chăm sóc tốt + Học viên báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm C. Ghi nhớ: Atropin là một thuốc độc bảng A, khi dùng cần chú ý liều lượng để phòng trúng độc cho con vật. Bài 3. Sử dụng Strychnin Mã bài: MĐ 05-3 Thời gian: 1,5 giờ Lý thuyết: 0,1 giờ; Thực hành: 1,4 giờ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng strychnin dùng trong chăn nuôi. - Sử dụng được strychnin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Nhận dạng 1.1. Nhận biết chung: Strychnin là một alcaloid chiết xuất từ hạt cây mã tiền, là loại thuốc bổ nhưng rất độc. Thuốc được dùng dưới dạng muối sulfat hay nitrat. Thuốc độc bảng A. 1.2. Nhận biết tính chất: Strychnin có dạng tinh thể hình kim, trắng không mùi, vị rất đắng, tan trong nước và chloroform, không tan trong ete. Với liều nhẹ Strychnin là loại thuốc bổ, có tác dụng tăng cường trương lực cơ vân, cơ tim, gây co mạch, tăng huyết áp, kích thích nhu động ruột, tăng tiết dịch tiêu hóa, Với liều cao gây co giật, ngạt thở do cơ co rút. 1.3. Nhận biết tác dụng Strychnin có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương: - Liều nhẹ: Strychnin là một loại thuốc bổ cho gia súc - Liều trung bình, liều điều trị: gây hưng phấn các giác quan thị giác, vị giác, thích giác, xúc giác . - Kích thích hoạt động các trung tâm hô hấp và vận mạch, tăng hưng phấn phản xạ của tuỷ sống, tăng tính chất cảm ứng của võng mạc mắt cho động vật. - Strychnin làm tăng trương lực cơ trơn và cơ vân, cơ tim. - Liều cao: Strychnin gây độc, cơ bị mất trương lực, con vật bị co giật khi bị một kích thích nào đó: và bị ngạt thở vì cơ lồng ngực không hoạt động đuợc. 2. Ứng dụng: Strychnin được dùng trong những trường hợp sau: 2.1. Điều trị bệnh - Chữa bệnh bại liệt, liệt cơ, suy nhược cơ của gia súc. 8
  10. - Làm thuốc giải độc khi gia súc trúng độc bởi các loại thuốc ngủ barbiturat). - Kích thích trung tâm hô hấp và vận mạch bị suy sụp cấp tính biểu hiện ngất xỉu, nhiễm độc thuốc mê... . 2.2. Phục hồi sức khỏe Làm thuốc bổ toàn thân, khi suy nhược cơ thể, gia súc mệt mỏi, biếng ăn; trong chứng loạn thần kinh suy nhược. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt liều lượng tùy theo từng loại gi súc - Ngựa, lừa: 0,03-0,1 g/ngày - Trâu, bò: 0,05-0,15 g/ngày - Heo, dê, cừu: 0,002-0,005 g/ngày 3.2. Tiêm dưới d Liều lượng như sau: - Chó: 0,001 g/ngày - Trâu bò: 50-150 mg/ngày - Heo: 2- 4 mg/ngày - Chó: 1 mg/ngày Hình 5.3. Thuốc có chứa Strychnin - Dê, cừu: 2-5 mg/ngày Tiêm ngày 1 lần, không dùng quá 5 ngày, dùng quá liều súc vật có thể bị co giật. 3.3. Cho uống: ít dùng cho uống, có thể dùng dung dịch Strychnin như sau: - Ngựa, lừa: 50-100 mg/ngày - Trâu, bò: 50-100 mg/ngày - Heo, dê, cừu: 2-5 mg/ngày - Chó: 0,2-1 mg/ngày 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Hãy cho biết cách sử dụng Strychnin? - Thuốc Strychnin được ứng dụng dùng để tiêm trong những trường hợp nào? 9
  11. - Để bảo đảm tác dụng của Strychnin được tốt, cần phải bảo quản ở trong các điều kiện như thế nào? 2. Bài tập thực hành - Kết hợp với mạng lưới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học viên tham gia tiêm Strychnin cho gia súc gia cầm khi mắc bệnh - Khi triển khai tiêm giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học viên những nội dung cần thiết như sau: + Chuẩn bị đầy đủ thuốc Strychnin và các vật tư cần thiết để tiêm + Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm và hướng dẫn các cách tiêm + Xác định các vị trí tiêm + Phương pháp cố định gia súc để tiêm + Cách lấy thuốc để tiêm + Thao tác tiêm: Tiêm bắp, tiêm dưới da + Theo dõi gia súc sau khi tiêm kết hợp với chăm sóc tốt + Học viên báo cáo kết quả, giáo viên đánh giá cho điểm C. Ghi nhớ: Strychnin là thuốc độc bảng A. Khi gia súc bị ngộ độc thì giải độc bằng cloram, chloroform, morphin... và một số thuốc an thần Meprobamat, Seduxen . Bài 4. Sử dụng An gin Mã bài: MĐ 05-4 Thời gi n: 1,5 giờ Lý thuyết: 0,1 giờ; Thực hành: 1,4 giờ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng anagin dùng trong chăn nuôi - Sử dụng được anagin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật A. Nội dung 1. Nhận dạng 1.1 Nhận biết chung: Analgin là một thuốc trong nhóm Pyrazolon, còn có tên khác là Novagin, Dipyron. Là thuốc hạ nhiệt cho gia súc thông qua việc thúc đẩy quá trình giải nhiệt của cơ thể. 1.2. Nhận biết tính chất Thuốc có dạng kết tinh trắng hoặc vàng nhạt, dễ tan trong nước, khó tan trong rượu, không tan trong ether Khi vào cơ thể thuốc được hấp thu nhanh, tác dụng nhanh, thải trừ chậm, tác dụng kéo dài. 1.3. Nhận biết tác dụng Thuốc có tác dụng giảm nhiệt, hạ sốt, giảm đau đối với cơ thể Thuốc làm mất những cơn co thắt của hệ cơ trơn, cơ vòng như co thắt dạ dày, dạ cỏ và 10
  12. điều tiết nhu động của dạ dày cỏ và của ruột non, ruột già. Ngoài ra, Analgin tác dụng giảm đau chống viêm, chống co giật và chống thấp cơ, thấp khớp. 2. Ứng dụng - Hạ sốt gây hạ nhiệt với cơ thể, chữa các bệnh cảm nắng, cảm nhiệt + Chữa các chứng đau bụng co thắt, táo bón ruột. + Dùng khi động vật bị chướng bụng đầy hơi cấp, kèm theo những cơn đau bụng co thắt mạnh.cơn co thăt cổ tử cung lúc đẻ, đau đường tiết liệu, mật, thận… - Giảm đau, có tác dụng an thần, trấn tĩnh gia súc trong lúc rửa dạ dày, đường ruột hay tắc thực quản. - Trị viêm khớp, phong thấp cơ cấp tính 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt với liều lượng như s u: - Trâu, bò, ngựa: 20-40 ml/con/ngày - Heo : 10-15 ml/con/ngày - Chó, cừu, dê: 3- 5 ml/ con/ngày 3.2. Tiêm dưới d , tác dụng chậm hơn so với tiêm bắp thịt, liều lượng như Hình 5.4. Thuốc Analgin tiêm bắp thịt, liều trung bình: 10-20 mg Analgin/kg khối lượng. Khi cần thiết có thể tiêm nhắc lại sau một giờ với liều tương tự. Ngoài ra có thể dùng cho uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm phúc mạc 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại. Hình 5.5. Các loại thuốc có chứa Analgin 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc. 11
  13. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và điều chỉnh các sai sót. B. Hướng dẫn thực hành 1. Câu hỏi - Hãy cho biết cách sử dụng atropin? - Thuốc Analgin được ứng dụng dùng để tiêm trong những trường hợp nào? - Để bảo đảm tác dụng của Analgin được tốt, cần phải bảo quản ở trong các điều kiện như thế nào? 2. Bài tập thực hành - Kết hợp với mạng lưới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học viên tham gia tiêm Anagin cho gia súc gia cầm khi mắc bệnh - Khi triển khai tiêm giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học viên những nội dung cần thiết như sau: + Chuẩn bị đầy đủ thuốc Analgin và các vật tư cần thiết để tiêm. + Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm và hướng dẫn các cách tiêm + Xác định các vị trí tiêm: + Phương pháp cố định gia súc để tiêm + Cách lấy thuốc để tiêm + Thao tác tiêm: Tiêm bắp, tiêm dưới da + Theo dõi gia súc sau khi tiêm kết hợp với chăm sóc tốt + Học viên báo cáo kết quả, viết thu hoạch, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm C. Ghi nhớ: Sử dụng Anagin đúng liều và đúng liệu trình quy định. Bài 5. Sử dụng Oxytocin Mã bài: MĐ 05-5 Thời gi n: 03 giờ Lý thuyết: 0,3 giờ; Thực hành: 2,7 giờ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng oxytocin dùng trong chăn nuôi - Sử dụng được oxytocin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Nhận dạng 1.2. Nhận biết chung Oxytocin còn gọi là kích thích tố thúc đẻ do thùy sau tuyến yên tiết ra, trước đây được chiết xuất từ protein, ngày nay có thể tổng hợp được bằng con đường hoá học. 12
  14. 1.2. Nhận biết tính chất Oxytocin tinh khiết có dạng bột. Dung dịch thuốc tiêm trong suốt, có phản ứng axit nhẹ. Oxytocin là một kích tố thuần khiết, an toàn, không gây bất kỳ một phản ứng nào đối với cơ thể. 1.3. Nhận biết tác dụng Oxytocin có tác dụng chủ yếu kích thích sự co rút các sợi cơ trơn của tử cung, làm cho tử cung co bóp, có tác dụng đẩy thai lúc đẻ. Thuốc cũng có tác dụng trên các cơ trơn của tuyến sữa và ống dẫn sữa, kích thích tăng tiết sữa và đẩy sữa ra ngoài. Thuốc còn tác dụng với cả cơ trơn ở ruột, tiết niệu và làm co các mạch máu nhỏ, nhất là các mạch máu ở tử cung do đó làm tăng huyết áp. Chống sót nhau hay phòng băng huyết sau đẻ và phòng chống viêm vú. 2. Ứng dụng Oxytocin được dùng để phòng và trị các bệnh sau: 2.1. Điều trị bệnh - Phòng và chữa những chứng liệt dạ con ở gia súc. - Trong bệnh đau ruột ngựa do liệt ruột. - Cầm máu trong trường hợp chảy Hình 5.6. Oxytocin máu, rỉ máu sau khi đẻ hay sau phẫu thuật sản khoa. 2.2. Thúc đẻ đối với những gia súc cái mà tử cung đã mở nhưng co bóp yếu. - Đẩy những chất bẩn trong tử cung sau khi đẻ. - Tăng thai sữa, kích thích tăng tiết sữa ở heo, trâu, bò, chó sau đẻ. 3. Sử dụng: 3.1. Tiêm bắp thịt với liều lượng như s u: - Gia súc lớn: 10-20-60 UI tương đương 1-2-6 ml/con - Heo nái dưới 200kg: 5-20 UI hay 0,5-2 ml/con - Heo nái trên 200kg: 20-50 UI hay 2-5 ml/con - Dê cái, cừu cái: 3-20 UI hay 0,3-2 ml/con - Chó cái, mèo cái: 2-10 UI hay 0,2-1 ml/con 3.2. Tiêm dưới d h y tiêm tĩnh mạch là do yêu cầu can thiệp nhanh hay chậm hay kéo dài. Phương pháp tiêm dưới da: ở ngựa và bò nên tiêm dưới da để hiệu lực thuốc tăng từ thấp đến cao, giúp cho con cái đẻ bình thường không hại sức. Khi cần thiết có thể tiêm tĩnh mạch với liều giảm đi một nửa 13
  15. - Liều lượng có thể tăng, giảm hay liều lặp lại sau 30-60 phút tuỳ theo tình trạng bệnh tình và súc khoẻ gia súc. Tuy nhiên chỉ nên tiêm tối đa 2-3 lần trong 1 ngày với liều quy định trên. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Hãy cho biết cách sử dụng Oxytocin? - Thuốc Oxytocin được ứng dụng dùng để tiêm trong những trường hợp nào? - Để bảo đảm tác dụng của Oxytocin được tốt, cần phải bảo quản ở trong các điều kiện như thế nào? 2. Bài tập thực hành - Kết hợp với mạng lưới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học viên tham gia tiêm Oxytocin cho gia súc gia cầm khi mắc bệnh - Khi triển khai tiêm giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học viên những nội dung cần thiết như sau: + Chuẩn bị đầy đủ thuốc Oxytocin và các vật tư cần thiết để tiêm + Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm và hướng dẫn các cách tiêm + Xác định các vị trí tiêm: + Phương pháp cố định gia súc để tiêm + Cách lấy thuốc để tiêm + Thao tác tiêm: Tiêm bắp, tiêm dưới da + Theo dõi gia súc sau khi tiêm kết hợp với chăm sóc tốt + Học viên báo cáo kết quả, viết thu hoạch, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm C. Ghi nhớ: Khi điều trị cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và liệu trình quy định. Bài 6. Sử dụng huyết th nh ngự chử Mã bài: MĐ 05-6 Thời gi n: 03 giờ Lý thuyết: 0,3 giờ; Thực hành: 2,7 giờ 14
  16. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng huyết thanh ngựa chửa dùng trong chăn nuôi - Sử dụng được huyết thanh ngựa chửa dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật A. Nội dung 1. Nhận dạng 1.1. Nhận biết chung Huyết thanh ngựa chửa- Gonadotropin huyết thanh viết tắt là H.T.N.C hay còn gọi là PMS (Pregnant Mare Seum) Huyết thanh ngựa chửa thuộc loại prolan A. Được chế từ máu ngựa cái có chửa từ 50- 100 ngày. Đơn vị UI tương ứng với 25mg mẫu chuẩn quốc tế. 1.2. Nhận biết tính chất Huyết thanh ngựa chửa tinh khiết có dạng bột, dễ tan trong nước cất, nước sinh lý, dung dịch thuốc tiêm có màu trong suốt, an toàn, không gây phản ứng đối với cơ thể. Trong huyết thanh ngựa chửa có chứa hai loại kích tố đó là FSH Folliculo stimulin hormon và LH (Luteino stimulin hormon). 1.3. Nhận biết tác dụng * Ở gia súc đực: - Kích tố FSH có tác dụng tăng cường sự phát dục của thượng bì ống sinh tinh nhỏ, tạo ra tinh trùng - Kích tố LH có tác dụng thúc đẩy sự phát dục của tổ chức kẽ ở tinh hoàn để tiết ra Adrogen gây nên sự kích dục của con đực. * Ở gia súc cái: - FSH có tác dụng kích thích trứng chín. - LH có tác dụng tiếp theo là kích thích rụng trứng. - Tỷ lệ FSH/LH phải thích hợp LH phải lớn hơn thì sự rụng trứng được dễ dàng. Khi kết hợp với Gonadotropin thì HTNC gây động dục ở gia súc cái tốt hơn. 2. Ứng dụng Huyết thanh ngựa chửa được dùng trong các trường hợp sau: - Làm tăng tính hăng sinh dục, tăng số lượng tinh trùng, chống chứng vô tinh trùng của các gia súc đực - Làm tăng sự động dục của gia súc cái, kích thích động dục sớm ở những gia súc cái chậm động dục hay trong mùa không động dục. - Gây động dục hàng loạt ở gia súc cái. - Kích thích gia súc cái chửa nhiều thai, đẻ nhiều con. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt - Gia súc đực 15
  17. + Trâu, bò, ngựa trưởng thành: 1000-3000 UI/con/lần; + Trâu, bò, ngựa tơ 10-18 tháng tuổi : 500 UI/con/lần, + Heo, cừu: 1000 UI/con/lần + Chó: 500-1000 UI/con/lần + Liệu trình: 3 ngày tiêm 1 lần, sau tiêm nhắc lại 3 - 4 lần - Gia súc cái: Tiêm bắp thịt + Trâu, bò trên 18 tháng tuổi: 1000-1500 UI/con/ngày. + Trâu, bò dưới 18 tháng tuổi: 600 UI/con/ngày. + Heo, cừu: 1000 UI/con/lần Liệu trình cách ngày tiêm 1 lần, sau tiêm nhắc lại 3-6 lần 3.2. Tiêm dưới d : Tác dụng chậm hơn, liều dùng như tiêm bắp thịt, tiêm bắp thịt khi muốn có tác dụng nhanh tiêm tĩnh mạch, có thể kết hợp tiêm thêm 2,5-5mg hormon Ostrogen ở vị trí khác. 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại. 4.2.Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Hãy cho biết tác dụng huyết thanh ngựa chửa? - Huyết thanh ngựa chửa được ứng dụng dùng trong những trường hợp nào? - Để bảo đảm tác dụng của huyết thanh ngựa chửa được tốt, cần phải bảo quản ở trong điêu kiện như thế nào? 2. Bài thực hành - Kết hợp với mạng lưới thú y ở cơ sở tổ chức cho các lớp học viên tham gia tiêm huyết thanh ngựa chửa cho gia súc chậm sinh sản - Khi triển khai tiêm giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học viên những nội dung cần thiết như sau: + Chuẩn bị đầy đủ thuốc huyết thanh ngựa chửa và các vật tư cần thiết để tiêm + Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm và hướng dẫn các cách tiêm + Xác định các vị trí tiêm: + Phương pháp cố định gia súc để tiêm + Cách lấy thuốc để tiêm 16
  18. + Thao tác tiêm: Tiêm bắp + Theo dõi gia súc sau khi tiêm + Học viên báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm C. Ghi nhớ: Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và liệu trình quy định. Bài 7. Sử dụng Vit min B1 Mã bài: MĐ 05-7 Thời gi n: 03 giờ Lý thuyết: 0,3 giờ; Thực hành: 2,7 giờ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng vitamin B1 dùng trong chăn nuôi. - Sử dụng được vitamin B1 dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Nhận dạng 1.1. Nhận biết chung - Vitamin B1 còn có tên là Thiamin có nhiều trong men bia, trong nấm, trong rau xanh, quả, hạt ngũ cốc,cám, gan, tim động vật. - Vitamin B1 còn được sản xuất bằng con đường tổng hợp hoá học. - Trong dạ cỏ loài nhai lại và ruột già gia súc có một số vi sinh vật giúp cho sự tổng hợp được Vitamin B1. 1.2. Nhận biết tính chất: Vitamin B1 là tinh thể trắng, hơi vàng, có mùi thơm men, vị đắng, dễ tan trong nước, ít tan trong rượu và không tan trong các dung môi hữu cơ, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao, môi trường kiềm và môi trường trung tính. Bền vững trong môi trường axit. Không bị men đường tiêu hóa phá hủy 1.3. Nhận biết tác dụng Vitamin B1 rất cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh giúp cho quá trình dinh dưỡng và chuyển hoá năng lượng của cơ. Vitamin B1 tham gia các quá trình chuyển hoá Gluxít, protein, axit amin thành những protit quan trọng, và các họat động của hệ thần kinh. Thuốc còn có khả năng tăng tiết dịch và nhu động cơ trơn đường tiêu hóa dẫn đến tăng khả năng đồng hóa. Nó rất cần cho sự tổng hợp mỡ, chất béo từ gluxit tiêu hoá cho nên khi khẩu phần vỗ béo nhiều chất bột đường cần bổ sung thêm Vitamin B1. Khi thiếu Vitamin B1 ở ngựa và heo xuất hiện bệnh phù beriberi còn gia súc khác biểu hiện viêm dây thần kinh kèm theo suy nhược, rối loạn hoạt động cơ bắp, vẹo đầu, liệt các cơ, biếng ăn, có thể dẫn đến nôn mửa, khó thở tím tái, suy yếu và chết đột ngột do suy tim. 2. Ứng dụng: Vitamin B1 được dùng trong các trường hợp sau: 2.1. Điều trị bệnh - Chứng bại liệt, viêm dây thần kinh và rối loạn thần kinh ở gia súc. 17
  19. - Rối loạn hoạt động tim mạch do tổn thương dây thần kinh tim ở gia súc - Chữa phù nề, viêm, suy nhược thần kinh, bệnh về đường tiêu hóa - Hội chứng biếng ăn, còi cọc, thiếu máu, trì trệ tiêu hoá 2.2. Phục hồi sức khỏe Bồi bổ cơ thể giúp cho tăng trọng gia súc, gia cầm. - Phục hồi hội chứng suy nhược cơ thể. - Kết hợp với các loại kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới d với liều lượng như s u: - Ngựa, trâu, bò: 15 - 20 ml/ngày - Dê, cừu, heo: 5 - 10 ml/ngày - Chó: 3-5 ml/ngày - Gia cầm: 1-2 ml/ngày 3.2. Cho uống, cho ăn: liều có thể tăng lên gấp đôi - Đại gia súc 1-2 g/con/ngày - Tiểu gia súc 0,1 - Hình 5.7. Vitamin B1 0,5g/con/ngày 4. Bảo quản 4.1. Xác định điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại. 4.2. Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc. - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản. - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh. - Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Hãy cho biết tác dụng Vitamin B1? - Vitamin B1 được ứng dụng dùng trong những trường hợp nào? - Để bảo đảm tác dụng của Vitamin B1 được tốt, cần phải bảo quản ở trong các điều kiện như thế nào? 2. Bài tập thực hành - Kết hợp với các cơ sở chăn nuôi tổ chức cho các lớp học viên tham gia thực hành sử dụng Vitamin B1 bổ sung vào cơ thể cho gia súc 18
  20. - Khi triển khai giáo viên cần hướng dẫn, phổ biến cho học viên những nội dung cần thiết như sau: + Chuẩn bị đầy đủ các loại Vitamin B1 và các vật tư cần thiết + Hướng dẫn sử dụng các cách sử dụng Vitamin B1 + Xác định liều lượng và cách dùng + Phương pháp bổ sung + Thao tác cách tiêm, cách cho uống, cách phối trộn vào thức ăn + Theo dõi gia súc sau khi bổ sung Vitamin B1 + Học viên báo cáo kết quả, giáo viên đánh giá cho điểm C. Ghi nhớ: Vitamin B1 dạng bột chỉ trộn vào thức ăn trước khi cho ăn, nhiệt độ cao sẽ làm cho vitamin B1 bị biến tính. Bài 8. Sử dụng B. Complex Mã bài: MĐ 05-8 Thời gian: 03 giờ Lý thuyết: 0,3 giờ; Thực hành: 2,7 giờ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được những nội dung về sử dụng B. complex dùng trong chăn nuôi. - Sử dụng được B.complex dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Nhận dạng 1.1. Nhận biết chung: B.complex là biệt dược gồm một hỗn hợp các loại vitamin nhóm B được phối hợp với nhau phù hợp với nhu cầu về dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. 1.2. Nhận biết tính chất - B.complex tiêm là dung dịch màu vàng trong thành phần chế phẩm gồm: - Vitamin B1 (Thiamin chlohydrat): 8,0mg - Vitamin B2 (Ribonavin): 0,4mg - Vitamin B6 (pyridoxm): 0,8mg - Vitamin B5 (Axit Pantothenic): 0,8mg - Vitamin PP (Axit Nicotmic): 20mg - Vitamin B12 (Cyanocobalamin): 0,02mg 1.3. Nhận biết tác dụng B.complex có tác dụng nâng cao sức đề kháng của gia súc chống lại điều kiện sống bất lợi. Tăng cuờng quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật. Kích thích sự sinh trưởng và sinh sản của gia súc. Làm tốt hơn lên chức phận hệ thần kinh. 2. Ứng dụng: B.complex được sử dụng trong các trường hợp sau: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0