intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng (Ngành: Công nghệ thông tin - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:51

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng" được biên soạn với mục tiêu giúp người học phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ bài toán quản lý trong thực tế; tạo và quản trị phần mềm ứng dụng trên các môi trường VB, Access,...; trình bày được cách kết nối cơ sở dữ liệu và các phương pháp tương tác dữ liệu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng (Ngành: Công nghệ thông tin - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận

  1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH THUẬN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:…./QĐ-TC .ngày….tháng…năm 202… của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận) Bình Thuận, năm 2023 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong giai đoạn đất nước đang quá trình hội nhập, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tin học hoá là điều mà mỗi công ty, doanh nghiệp và các tổ chức cần phải nghĩ đến. Tin học được ứng dụng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, nó đem lại nhiều lợi ích to lớn, đã dần thay thế những công việc thủ công và mất nhiều thời gian. Hiện nay rất nhiều lĩnh vực đã và đang thực hiện việc tin học hoá, trong lĩnh vực sản xuất và cả trong những lĩnh vực xã hội. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và thực hiện tin học hoá trong công tác quản lý nói riêng. Giáo trình này được biên soạn dành cho học sinh trường Trung cấp học nghề Công nghệ thông tin theo chương trình khung của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận nhằm giúp cho việc quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp dễ dàng và thuận lợi hơn. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế và đã có rất nhiều có nhiều cố gắng, tuy nhiên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Bình Thuận, ngày tháng năm 202 Tham gia biên soạn 1. ………………………………………… 2. ………………………………………… 3. ………………………………………… 4. ………………………………………… 5. …………………………………………
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................2 MỤC LỤC............................................................................................................3 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN.....................................................................................4 BÀI 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG........................................................................5 1. Tổng quan.............................................................................................................5 1.1 Mục đích...............................................................................................................5 1.2. Đối tượng ứng dụng và phạm vi nghiên cứu.......................................................5 1.3. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................5 2. Khảo sát hệ thống.................................................................................................6 3. Bài tập thực hành.................................................................................................6 BÀI 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG.......................................8 1. Yêu cầu chức năng...............................................................................................8 2. Yêu cầu chương trình...........................................................................................9 3. Mô hình xử lý.......................................................................................................9 3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng................................................................................9 3.2. Mô hình luồng dữ liệu........................................................................................10 4. Bài tập thực hành............................................................................................... 14 BÀI 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU.............................................15 1. Mô hình thực thể kết hợp...................................................................................15 2. Mô hình dữ liệu quan hệ....................................................................................16 3. Mối liên hệ giữa các bảng..................................................................................16 4. Bảng từ điển dữ liệu...........................................................................................17 5. Bài tập thực hành............................................................................................... 19 BÀI 4: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH..............................................................21 1. Mô hình chức năng.............................................................................................21 2. Xây dựng các module xử lý...............................................................................22 2.1 Hệ thống............................................................................................................. 22 2.2 Cập nhật dữ liệu.................................................................................................23 2.3 Tìm kiếm............................................................................................................. 23 2.4 Thống kê và Báo cáo..........................................................................................23 3. Giao diện............................................................................................................ 23 3.1 Form Đăng nhập hệ thống.................................................................................23 3.2 Form Chính của chương trình...........................................................................24 3.3 Các Module của Menu Hệ Thống......................................................................24 3.4 Các Module của Menu Cập Nhật Dữ Liệu........................................................26 3.5 Các Module của Menu Tìm Kiếm......................................................................30 3.6 Các Module của Menu Thống Kê và Báo Cáo..................................................33 4. Bài tập thực hành............................................................................................... 35 BÀI 5: HOÀN THIỆN - ĐÓNG GÓI PHẦN MỀM.........................................37 1. Kiểm thử phần mềm...........................................................................................37 2. Đặt bảo mật cho cơ sở dữ liệu........................................................................... 37 3. Đóng gói phần mềm...........................................................................................43 4. Bài tập thực hành............................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 45
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Xây dựng phần mềm Quản lý bán hàng Mã số của mô đun: MĐ23 Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc, áp dụng cho đào tạo nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học, mô đun Hệ quản trị CSDL, quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server và Lập trình Windows. Tính chất: Quản lý bán hàng là mô đun vận dụng nhiều trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán hàng. II. Mục tiêu của mô đun Kiến thức:  Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ bài toán quản lý trong thực tế;  Tạo và quản trị phần mềm ứng dụng trên các môi trường VB, Access,...;  Trình bày được cách kết nối cơ sở dữ liệu và các phương pháp tương tác dữ liệu; Kỹ năng:  Thiết kế được giao diện cho ứng dụng; Viết được mã lệnh xử lý các sự kiện;  Xây dựng được cơ sở dữ liệu quản lý bán hàng cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ;  Xây dựng được phần mềm để quản lý bán hàng với các tính năng chính như cập nhật dữ liệu, truy vấn dữ liệu, báo cáo,...;  Kiểm thử, đánh giá được các chức năng của ứng dụng với các dữ liệu thực tế; Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Có thái độ tỉ mỉ, khoa học, sáng tạo trong học tập. III. Nội dung mô đun: 1. Chương trình khung
  6. Thời gian đào Học kỳ Tên tạo Mã môn Số tín (giờ) MH/ học, chỉ Tron MĐ mô 1 2 g đó đun Tổng Stt Lý 3 4 Thực Kiểmsố thuyế hành tra t I. Các môn học chung 15 316 116 184 16 151 165 0 0 Giáo dục 1 MH01 2 30 15 13 2 30 chính trị Pháp 2 MH02 1 15 9 5 1 15 luật Giáo dục 3 MH03 1 30 4 24 2 30 thể chất Giáo dục quốc 4 MH04 2 45 21 21 3 45 phòng và an ninh Tin 5 MH05 2 45 15 29 1 45 học Tiếng 6 MH06 4 90 30 56 4 90 Anh Giáo dục SKSS, SKTD 7 MH07 và 1 16 7 9 16 phòng chống HIV/ AIDS Kỹ 8 MH08 năng 2 45 15 27 3 45 mềm II. Các môn học, mô đun đào tạo 1.38 1.01 57 317 53 285 225 435 435 bắt buộc 0 0 II.1. Các môn học, mô đun cơ sở 17 375 122 234 19 225 150 0 0 An toàn
  7. 2. Chương trình chi tiết mô đun Tên các Thời gian (giờ) Stt bài trong Tổng Lý Thực Kiểm mô đun số thuyết hành tra 1 Bài 1: Phân tích cơ sở dữ liệu 4 3 1 Bài 2: Tạo cơ sở dữ liệu trên SQL 2 4 1 3 Server Bài 3: Thiết kế và xử lý sự kiện trên 3 4 1 3 form đăng nhập, đăng ký Bài 4: Thiết kế và xử lý sự kiện trên 4 4 1 3 form khách hàng Bài 5: Thiết kế và xử lý sự kiện trên 5 4 0 3 1 form sản phẩm Bài 6: Thiết kế và xử lý sự kiện trên 6 4 0 4 form nhân viên Bài 7: Thiết kế và xử lý sự kiện trên 7 4 0 4 form Phiếu nhập hàng Bài 8: Thiết kế và xử lý sự kiện trên 8 4 0 4 form hóa đơn Bài 9: Thiết kế và xử lý sự kiện trên 9 4 0 3 1 form hóa đơn chi tiết Bài 10: Thiết kế giao diện chính 10 4 1 3 chương trình Bài 11: Thiết kế form báo cáo thống 11 4 1 3 kê theo số hóa đơn Bài 12: Thiết kế form báo cáo thống 12 4 0 4 kê theo sản phẩm Bài 13: Thiết kế form báo cáo thống 13 4 0 4 kê theo ngày bán Bài 14: Thiết kế form báo cáo theo 14 4 1 3 thống kê khách hàng Bài 15: Xây dựng report bằng 15 4 1 3 ReportViewer Bài 16: Hoàn thiện, đóng gói phần 16 4 1 2 1 mềm 17 Ôn tập 11 4 7 Cộng 75 25 47 3 IV. Điều kiện thực hiện môn đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng thực hành đạt chuẩn 2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính cài Visual Studio.Net 2010 trở lên, Microsft SQL Server.
  8. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: máy chiếu đa phương tiện, giáo trình, tài liệu, Giáo trình môn Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng. V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Nội dung đánh giá: Kiến thức:  Trình bày được cách phân tích, tạo cơ sở dữ liệu.  Trình bày được các bước để thiết kế Form, Report, … Kỹ năng:  Thiết kế cơ sở dữ liệu Quản lý bán hàng;  Hiệu quả các form chức năng chính: Cập nhật, Xem, Tìm kiếm,...  Các báo cáo thống kê, tổng hợp, chi tiết;  Tính liên kết mềm dẻo giữa các form, report hay giữa các thành phần trong các form, report với nhau.  Tính chính xác của số liệu khi xử lý. Năng lực tự chủ vả trách nhiệm:  Thể hiện tính tự học cao  Thường xuyên nghiên cứu tào liệu và ghi chép bài đầy đủ 2. Phương pháp đánh giá: Thực hành thành thạo các bài tập; Kiểm tra định kỳ và viết báo cáo kết thúc mô đun VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình này áp dụng cho các trường dạy nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy mô đun: Sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp với minh hoạ sản phẩm demo và phương pháp thảo luận nhóm, thực hành trên máy tính. Nêu vấn đề, yêu cầu, phân tích đi đến kết luận. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Tạo cơ sở dữ liệu; Viết code xử lý các biến cố trong các form chức năng; Thiết kế các kiểu báo cáo khác nhau và cách truyền tham số từ form vào report. 4. Tài liệu cần tham khảo: Phạm Quang Huy, Vũ Trọng Luật, Phạm Quang Hiển, Lập trình với C#, NXB Thanh niên; Nguyễn Hoàng Hà, Nguyễn Văn Trung, Giáo trình C# và ứng dụng, Đại học Huế, 2008 Phương Lan, Lập trình windows với C#.Net, NXB Lao động – xã hội, 2016. BÀI 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG Mục tiêu:
  9. Trình bày được qui trình, nội dung của việc khảo sát hiện trạng của hệ thống thông tin thực. Hiểu rõ mục đích hoạt động của hệ thống. Xác định chính xác phạm vi yêu cầu của hệ thống. Nghiêm túc, khoa học, tỉ mỉ trong học lý thuyết. Tích cực tư duy phân tích các bài tập, chủ động liên hệ với các thông tin thực tiễn. Nội dung: 1. Tổng quan 1.1 Mục đích Đây là một phần mềm bán hàng và giới thiệu rộng rãi các mặt hàng của công ty đến người tiêu dùng với các chi tiết mặt hàng cũng như giá cả một cách chính xác nhất. Phần mềm nhằm giúp nhà quản lý làm chủ mọi hoạt động của hệ thống phần mềm. Nhà quản lý có một username và một password để truy cập vào hệ thống nhằm thực hiện các chức năng sau:  Quản lý các sản phẩm một cách dễ dàng.  Thêm, xoá, sửa thông tin sản phẩm vào cơ sở dữ liệu.  Kiểm tra và xử lý hoá đơn bán hàng.  Báo cáo doanh thu. Điều quan trọng trong phần mềm quản lý là tính bảo mật cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối những thông tin liên quan đến người dùng trong quá trình đặt mua hay thanh toán. Đồng thời phần mềm còn phải có tính dễ nâng cấp, bảo trì, sửa chữa khi cần bổ sung, cập nhật những tính năng mới. 1.2. Đối tượng ứng dụng và phạm vi nghiên cứu  Các công ty doanh nghiệp trong các lĩnh vực buôn bán, sản xuất.  Về mặt lý thuyết: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình, cách thức hoạt động và các đối tượng trong C#. Hiểu được cách lưu trữ dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server.  Về mặt lập trình: Sử dụng ngôn ngữ C# và hệ quản trị SQL Server để xây dựng phần mềm. 1.3. Ý nghĩa thực tiễn Trong thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, việc phát triển các phần mềm ứng dụng quản lý hệ thống trong cửa hàng giúp cho các doanh nghiệp, công ty, các nhà quản lý  Giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý sản phẩm.  Nhà quản lý có thể thống kê các sản phẩm bán chạy một cách nhanh nhất giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên tốt hơn.
  10. 2. Khảo sát hệ thống Sau khi khảo sát và phân tích bài toán quản lý bán hàng, chúng ta được các thông tin sau: Quản lý sản phẩm: mỗi sản phẩm được quản lý những thông tin sau: một mã duy nhất, tên sản phẩm, mã công ty cung cấp sản phẩm, loại hình sản phẩm cùng với số lượng và giá khi nhập loại hàng đó. Quản lý khách hàng: mỗi khách hàng được quản lý các thông tin sau: khi mua các sản phẩm tại cửa hàng sẽ được lưu lại thông tin bao gồm một mã khách hàng duy nhất, họ tên, địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ email (không bắt buộc thông tin này), số điện thoại liên lạc. Quá trình mua hàng của khách hàng: khi khách hàng mua hàng sẽ được lưu lại mã trong hóa đơn. Hóa đơn này cũng bao gồm một mã duy nhất, mã của nhân viên phụ trách lập hóa đơn, ngày đơn hàng được lập, ngày hàng được vận chuyển đến người mua, hình thức đặt hàng (gồm: offline và online – giảm 5% mỗi đơn hàng). Thông tin cụ thể của mỗi hóa đơn bao gồm mã của hóa đơn đó, mã của mặt hàng được mua, giá bán ra (bằng khoảng 120% giá nhập) và số lượng bán ra. Quản lý nhà cung cấp: để biết được các nhà cung cấp đã cung cấp các sản phẩm nào. Mỗi Nhà cung cấp có một mã duy nhất, các thông tin khác bao gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Nhà quản lý: là người làm chủ hệ thống, có quyền kiểm soát mọi hoạt động của hệ thống. Nhà quản lý được cấp một username và password để đăng nhập vào hệ thống thực hiện những chức năng của mình. Nếu như quá trình đăng nhập thàng công thì nhà quản lý có thể thực hiện những công việc: quản lý cập nhật thông tin khách hàng, nhân viên, sản phẩm, nhà cung cấp. Thống kê các sản phẩm bán được trong tháng, năm, thống kê khách hàng, nhà cung cấp, thống kê tồn kho, thống kê doanh thu…. Mỗi nhân viên vào làm sẽ được phân biệt bằng một mã duy nhất, các thông tin công khai của nhân viên gồm họ tên , ngày sinh, địa chỉ nơi cu trú, số điện thoại liên lạc. Mức lương cơ bản còn được căn cứ vào ngày nhân viên đó vào làm, số đánh dấu 1 sẽ xác định nhân viên đó là quản lí của cửa hàng. Mỗi nhân viên được cấp một username và password để đăng nhập vào hệ thống thực hiện những chức năng của mình. Yêu cầu của chương trình: Với mỗi bảng từ CSDL phải có các chức năng thay đổi thông tin( thêm, xóa, sửa) phù hợp. Chức năng đăng nhập vào hệ thống. Thống kê được mỗi tháng thu được bao nhiêu tiền từ cửa hàng. Biết được nhân viên bán nhiều nhất để khen thưởng. Tìm ra mặt hàng ít hoặc không được mua để hạn chế nhập. Tìm ra mặt hàng đã bán hết để nhập mới. Các hóa đơn được giảm giá vào các ngày 20/11, 01/06. 3. Bài tập thực hành Khảo sát yêu cầu cho bài toán quản lý bán hàng. 3.1. Các bước thực hiện Bước 1: Xác định hiện trạng của hệ thống
  11. Bước 2: Xác định mục đích hoạt động của hệ thống Bước 3: Xác định phạm vi yêu cầu của hệ thống
  12. 3.2. Sinh viên thực hành Sinh viên tiến hành phân tích bài toán quản lý bán hàng về: hiện trạng của hệ thống, mục đích hoạt động của hệ thống và phạm vi yêu cầu. Những trọng tâm cần chú ý trong bài Khảo sát hiện trạng của hệ thống hiện tại Tìm điểm yếu kém và đưa phương án giải quyết Xác định yêu cầu của hệ thống trong tương lai. Bài tập mở rộng và nâng cao Khảo sát yêu cầu cho bài toán quản lý nhân sự. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập bài 1 Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được qui trình, nội dung của việc khảo sát hiện trạng của hệ thống thông tin thực. + Về kỹ năng: Hiểu rõ mục đích hoạt động của hệ thống, Xác định chính xác phạm vi yêu cầu của hệ thống. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, khoa học, tỉ mỉ trong học lý thuyết. Tích cực tư duy phân tích các bài tập, chủ động liên hệ với các thông tin thực tiễn. Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, vấn đáp + Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành khảo sát bài toán thực tế. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tư duy phân tích các bài tập, chủ động liên hệ với các thông tin thực tiễn.
  13. BÀI 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG Mục tiêu: Hiểu được các khái niệm, thành phần của các phương pháp phân tích hệ thống về các chức năng xử lý và các mối quan hệ thông tin giữa các chức năng. Xây dựng được mô hình luồng dữ liệu các mức (DFD) cho các hệ thống thông tin giả định cũng như trong thực tiễn khảo sát. Nghiêm túc, tích cực tiếp thu lý thuyết. Chủ động tư duy, tìm kiếm các thông tin liên hệ với thực tiễn. Nội dung: 1. Yêu cầu chức năng 1.1. Quản trị hệ thống: Đăng nhập hệ thống Quản lý người dùng: đăng ký và phân quyền cho người dùng sử dụng chương trình, giúp người quản trị kiểm soát và theo dõi được người dùng. Đổi mật khẩu: người sử dụng có thể đổi mật khẩu để đăng nhập chương trình và sử dụng cơ sở dữ liệu. Thêm tài khoản mới Đăng xuất khỏi tài khoản 1.2. Cập nhật dữ liệu: Thêm, xoá, sửa và cập nhật thông tin về khách hàng Thêm, xoá, sửa và cập nhật thông tin về nhân viên Thêm, xoá, sửa và cập nhật thông tin về nhà cung cấp Thêm, xoá, sửa và cập nhật thông tin về sản phẩm Thêm, xoá, sửa và cập nhật thông tin về hoá đơn bán hàng Thêm, xoá, sửa và cập nhật thông tin về chi tiết hoá đơn bán hàng 1.3. Tìm kiếm: Tìm kiếm thông tin về Khách hàng theo mã khách hàng, tên khách hàng, số điện thoại Tìm kiếm thông tin về Nhân viên theo mã nhân viên, tên nhân viên, số điện thoại Tìm kiếm thông tin về Nhà cung cấp theo mã công ty, tên công ty, số điện thoại Tìm kiếm thông tin về Sản phẩm theo mã sản phẩm, tên sản phẩm, mã công ty Tìm kiếm thông tin về Hoá đơn theo số hoá đơn, mã khách hàng, mã nhân viên Tìm kiếm thông tin về Chi tiết Hoá đơn theo số hoá đơn, mã sản phẩm 1.4. Thống kê và báo cáo: Thống kê Doanh thu theo ngày, tháng, quí, khách hàng, sản phẩm Thống kê Số lượng sản phẩm bán ra, sản phẩm tồn kho Thống kê tổng Số hoá đơn theo hình thức bán hàng, tổng doanh thu hình thức bán hàng
  14. Thống kê các kỷ lục: nhân viên lập nhiều đơn hàng nhất, nhân viên thu lợi nhiều nhất, khách hàng cho doanh thu lớn nhất Thống kê lợi nhuận theo tháng, theo sản phẩm 2. Yêu cầu chương trình Giao diện trên màn hình dạng Form, dễ thao tác. Dòng nhập dữ liệu thể hiện bằng ô sáng con trỏ. Tốc độ chương trình nhanh. Tính ổn định của chương trình. Dễ dàng nâng cấp, mở rộng. Chi phí thấp. Phân chia khả năng truy cập dữ liệu theo từng cá nhân hay từng nhóm để người sử dụng tránh việc điều chỉnh dữ liệu không thuộc phạm vi quản lý của mình sử dụng, dẫn đến việc khó kiểm soát dữ liệu, làm sai lệch dữ liệu cũng như tính bảo mật dữ liệu. 3. Mô hình xử lý 3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng Hình 3.1 Từ sơ đồ phân cấp chức năng cấp 1 của chương trình quản lý bán hàng ta có các sơ đồ phân cấp chức năng cấp 2 như sau: Hình 3.2 Hình 3.3
  15. Hình 3.1 Hình 3.2 Mô tả các chức năng: Hệ thống quản lý bán hàng bao gồm 4 chức năng:  Hệ thống  Cập nhật dữ liệu  Tìm kiếm  Thống kê và báo cáo Chức năng Hệ thống bao gồm: Đăng nhập hệ thống, Đổi mật khẩu, Thêm tài khoản mới, Đăng xuất khỏi tài khoản. Chức năng Cập nhật dữ liệu bao gồm: Cập nhật thông tin khách hàng, Cập nhật thông tin nhân viên, Cập nhật thông tin nhà cung cấp, Cập nhật thông tin sản phẩm, Cập nhật thông tin hoá đơn bán hàng, Cập nhật thông tin chi tiết hoá đơn bán hàng. Chức năng Tìm kiếm bao gồm: Tìm kiếm thông tin khách hàng, Tìm kiếm thông tin nhân viên, Tìm kiếm thông tin nhà cung cấp, Tìm kiếm thông tin sản phẩm, Tìm kiếm thông tin hoá đơn bán hàng, Tìm kiếm thông tin chi tiết hoá đơn bán hàng. Chức năng Thống kê và báo cáo bao gồm: Thống kê doanh thu, Thống kê sản phẩm, Thống kê hoá đơn theo hình thức bán hàng, Thống kê các kỷ lục, Thống kê lợi nhuận. 3.2. Mô hình luồng dữ liệu Trong một hệ thống thông tin bao gồm hai thành phần chính: Dữ liệu và xử lý dữ liệu. Dữ liệu mang sắc thái tĩnh còn xử lý mang sắc thái động của hệ thống. Một mô hình luồng dữ liệu bao gồm 5 thành phần: Các chức năng xử lý Luồng dữ liệu Kho dữ liệu. Tác nhân ngoài Tác nhân trong  Các chức năng xử lý:
  16. Diễn đạt các thao tác, các nhiệm vụ hay tiến trình xử lý. Có tính chất là biến đổi thông tin đầu vào để sản xuất ra thông tin đầu ra. Chức năng này được biểu diễn bằng hình tròn hoặc hình ôvan có ghi tên của chức năng đó. Trong mô hình luồng dữ liệu bao gồm 1 chức năng xử lý có tên: Quản lý bán hàng  Tác nhân ngoài: Hay còn gọi là Đối tác: một người, một nhóm người, hay một tổ chức ở bên ngoài các lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống. Sự có mặt của tác nhân ngoài trên mô hình luồng dữ liệu chỉ ra mối quan hệ của hệ thống, chỉ ra giới hạn của hệ thống và chỉ rõ quan hệ của hệ thống với bên ngoài. Tác nhân ngoài được biểu diễn bằng hình chữ nhật, bên trong ghi tên tác nhân ngoài. Trong mô hình luồng dữ liệu này gồm có 2 tác nhân ngoài: KHÁCH HÀNG và NHÀ QUẢN LÝ. Hai tác nhân ngoài này không trao đổi thông tin với nhau mà trao đổi, cung cấp thông tin với chức năng xử lý Quản lý bán hàng thông qua các luồng dữ liệu.  Luồng dữ liệu: Là luồng thông tin vào/ra của một chức năng xử lý với các tác nhân trong và ngoài, giữa các thành phần khác của biểu đồ luồng dữ liệu. Luồng dữ liệu được biểu diễn bằng mũi tên có hướng, có ghi tên nhãn, tên luồng dữ liệu.  Kho dữ liệu: Các thông tin cần lưu giữ lại trong một khoảng thời gian cần sử dụng sau này để thực hiện vài chức năng xử lý. Người sử dụng là tác nhân trong của hệ thống. Kho dữ liệu được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau: tài liệu lưu trữ, các file thông tin. Kho dữ liệu được biểu diễn là 2 đường thẳng song song và có mũi tên đi vào và đi ra.  Tác nhân trong: Tác nhân trong là một chức năng hay hệ thống con của hệ thống. Tác nhân trong được biểu diễn là hình chữ nhật hở một phía, bên trong ghi tên tác nhân trong. Để xây dựng một mô hình luồng dữ liệu ta cần đưa ra được các bước cụ thể, khoa học để từ đó có thể tiến hành lập mô hình luồng dữ liệu một cách tốt nhất.
  17. Yêu cầu thống kê sản phẩm Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh Yêu cầu thống kê sản phẩm Hình 3.6: Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh Trong mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh, các thành phần của mô hình luồng dữ liệu được tổ chức như sau:  Chức năng xử lý: có một chức năng xử lý: Quản lý bán hàng  Tác nhân ngoài: có 2 tác nhân ngoài: KHÁCH HÀNG và NHÀ QUẢN LÝ. Hai tác nhân ngoài này không trao đổi thông tin với nhau mà trao đổi, cung cấp thông tin với chức năng xử lý thông qua các luồng dữ liệu.  Có nhiều luồng dữ liệu như: Trao đổi giữa chức năng xử lý và tác nhân ngoài KHÁCH HÀNG: Yêu cầu thống kê các sản phẩm, Bảng thống kê các sản phẩm, Yêu cầu tìm kiếm sản phẩm, Hiển thị sản phẩm, Yêu cầu đặt hàng, Hoá đơn thanh toán Trao đổi giữa chức năng xử lý và tác nhân ngoài NHÀ QUẢN LÝ: Yêu cầu tra cứu sản phẩm, Hiển thị sản phẩm cần tìm, Yêu cầu thống kê sản phẩm, Bảng thống kê sản phẩm, Yêu cầu thống kê các hoá đơn, Bảng thống kê các hoá đơn, Cập nhật sản phẩm, Kết quả cập nhật sản phẩm.
  18. Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh Yêu cầu tìm kiếm sản phẩm Thống kê Hỉnh 3.7: Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh Trong mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh này bao gồm:  Chức năng xử lý: có 4 chức năng xử lý sau: Tìm kiếm Đặt hàng Thống kê Cập nhật  Tác nhân ngoài: có 2 tác nhân ngoài: KHÁCH HÀNG và NHÀ QUẢN LÝ. Các tác nhân này không trao đổi thông tin với nhau mà trao đổi với các chức năng xử lý thông qua các luồng dữ liệu.  Kho dữ liệu: gồm có các kho dữ liệu Sản phẩm, Hoá đơn, Nhân viên, Thống kê.  Luồng dữ liệu: Trao đổi giữa tác nhân ngoài KHÁCH HÀNG với các chức năng Tìm kiếm, Đặt hàng, Thống kê Trao đổi giữa tác nhân ngoài NHÀ QUẢN LÝ với các chức năng cập nhật, Thống kê Trao đổi giữa các kho dữ liệu với các chức năng: YC xem dữ liệu Sản phẩm, KQ truy xuất dữ liệu Sản phẩm, YC xem thông tin hoá đơn, KQ Thông tin dữ liệu hoá đơn, Cập nhật lại Nhân viên, Thông tin Nhân viên, Cập nhật lại Sản phẩm, Thông tin Sản phẩm, YC thống kê dữ liệu, KQ thông tin thống kê,....
  19. 4. Bài tập thực hành Phân tích hệ thống về chức năng cho bài toán quản lý bán hàng. 4.1. Các bước thực hiện Bước 1: Xác định các yêu cầu chức năng của chương trình Bước 2: Xác định các yêu cầu của chương trình Bước 3: Xây dựng các mô hình luồng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram) 4.2. Sinh viên thực hành Sinh viên tiến hành phân tích hệ thống về chức năng cho bài toán quản lý bán hàng về: yêu cầu chức năng, yêu cầu của chương trình, xây dựng các mô hình xử lý. Những trọng tâm cần chú ý trong bài Phân tích chính xác các mô hình luồng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram) Mối liên hệ thứ bậc của chức năng Có được mô tả chi tiết của từng chức năng Bài tập mở rộng và nâng cao Phân tích hệ thống về chức năng cho bài toán quản lý quản lý nhân sự. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập bài 2 Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được các khái niệm, thành phần của các phương pháp phân tích hệ thống về các chức năng xử lý và các mối quan hệ thông tin giữa các chức năng. + Về kỹ năng: các mô hình luồng dữ liệu các mức (DFD) cho các hệ thống thông tin giả định cũng như trong thực tiễn khảo sát. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, tích cực tiếp thu lý thuyết. Chủ động tư duy, tìm kiếm các thông tin liên hệ với thực tiễn. Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, vấn đáp + Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành Phân tích hệ thống cho bài toán thực tế. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động tư duy, tìm kiếm các thông tin liên hệ với thực tiễn.
  20. BÀI 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU Mục tiêu: Hiểu được các thành phần dữ liệu và mối quan hệ dữ liệu. Xây dựng được mô hình thực thể kết hợp. Xây dựng được mô hình dữ liệu quan hệ. Chuẩn hóa được các quan hệ về dạng chuẩn 3 (3NF) Xây dựng được mối liên hệ giữa các bảng. Nghiêm túc, tích cực tiếp thu lý thuyết. Chủ động tư duy, tìm kiếm các thông tin liên hệ với thực tiễn. Nội dung: 1. Mô hình thực thể kết hợp 1.1. Xác định các thực thể, các định danh thực thể và xác định thuộc tính mô tả cho các thực thể Thực thể KHACHHANG: chứa các thuộc tính MaKH, TenKH, Diachi, Dienthoai, Email. Trong đó MaKH là khoá chính xác định thông tin về khách hàng. Thực thể NHANVIEN: chứa các thuộc tính MaNV, HoTen, NgSinh, NgayVaoLam, DiaChi, DienThoai, LuongCB, Quanli. Trong đó MaNV là khoá chính xác định thông tin về nhân viên. Thực thể NHACUNGCAP: chứa các thuộc tính MaCT, TenCT, Diachi DienThoai, Email. Trong đó thuộc tính MaCT là khoá chính xác định thông tin về nhà cung cấp các sản phẩm. Thực thể SANPHAM: chứa các thuộc tính MaSP, TenSP, LoaiHang, SoLuong, DonVi, GiaNhap. Trong đó thuộc tính MaSP là khoá chính xác định thông tin về các sản phẩm. Thực thể HOADON: chứa các thuộc tính SoHD, NgayDH, NgayGH, HinhThuc. Trong đó SoHD là khoá chính xác định thông tin về hoá đơn. 1.2. Sơ đồ thực thể và các liên kết Hình 3.1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0