intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xây dựng website thương mại (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Xây dựng website thương mại (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Thành phần và cách thiết kế giao diện một hệ thống web; kiến thức về các thẻ, định dạng, ngôn ngữ, phương thức liên kết cơ sở dữ liệu trong web. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xây dựng website thương mại (Ngành: Công nghệ thông tin - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ỨNG DỤNG PHẦN MỀM) TRÌNH ĐỘ: LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 374ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 16 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, Năm 20
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp ngành Công nghệ Thông tin ứng dụng phần mềm ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. WEB CƠ BẢN là môn học cơ sở ngành nhằm cung cấp các kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lập trình đầu tiên. Giáo trình XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI do bộ môn Tin cơ sở gồm: ThS.Đỗ Thị Xuân Thắm làm chủ biên và các thầy cô trong tổ môn đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Lập trình căn bản, tuân thủ theo các quy tắc thống nhất. Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 2 chương sau: Chương 1: Xây dựng Hệ thống bán hàng trên website Chương 2: Quản trị hệ thống bán hàng Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Tin cơ sở của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. ThS. Đỗ Thị Xuân Thắm - Chủ biên
  4. Mục lục Chương 1: Xây dựng hệ thống bán hàng trên website .....................................1 1.1. Tạo bố cục hệ thống ..............................................................................1 1.1.1. Tạo Banner......................................................................................1 1.1.2. Tạo menu ngang .............................................................................2 1.1.3. Tạo menu dọc .................................................................................7 1.1.4. Tạo phần quảng cáo ........................................................................9 Sử dụng photoshop để thiết kế giao diện quảng cáo ................................9 1.1.5. Tạo phần hiển thị sản phẩm ............................................................9 1.2. Kết nối cơ sở dữ liệu ...........................................................................10 1.2.1. Tạo cơ sở dữ liệu ..........................................................................10 1.2.2. Tạo bảng .......................................................................................10 1.2.3. Thêm dữ liệu vào bảng .................................................................11 1.3. Trang hiển thị chi tiết sản phẩm ..........................................................11 1.3.1. Hiển thị sản phẩm trên website.....................................................11 1.3.2. Xây dựng bảng sản phẩm .............................................................12 1.3.3. Xây dựng bảng giao dịch ..............................................................13 1.4. Xây dựng bảng đơn hàng ....................................................................13 1.5 Thiết kế giao diện Web ........................................................................14 Chương 2: Quản trị hệ thống bán hàng ..........................................................20 2.1. Trang đăng nhập ..................................................................................20 2.2. Menu ................................................................................................20 2.2.1. Thêm, xóa menu ngang ................................................................22 2.2.2. Thêm, xóa menu dọc ....................................................................22 2.3. Sản phẩm .............................................................................................25 2.3.1. Thêm sản phẩm .............................................................................25 2.3.2. Xóa sản phẩm ...............................................................................26 2.3.3. Sửa sản phẩm ................................................................................26 2.4. Quản lý hóa đơn ..................................................................................29 2.4.1. Xem hóa đơn .................................................................................29 2.4.2. Xóa hóa đơn ..................................................................................31 2.5. Bố cục ..................................................................................................32 2.5.1. Thay đổi banner ............................................................................32
  5. 2.5.2. Thay đổi Footer ............................................................................34 2.5.3. Thay đổi quảng cáo.......................................................................35
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI Mã môn học: MH16 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 56 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn Xây dựng Website thương mại là môn học thuộc nhóm các môn học chuyên ngành. - Tính chất: Là môn học có tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được thành phần và cách thiết kế giao diện một hệ thống web; + Trình bày được kiến thức về các thẻ, định dạng, ngôn ngữ, phương thức liên kết cơ sở dữ liệu trong web. - Về kỹ năng: + Xây dựng được bố cục trang web, thiết kế giao diện, phân tích được hệ thống web; + Xây dựng được web bằng ngôn ngữ HTML, CSS, Javascrip, PHP và liên kết cơ sở dữ liệu. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc . III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục TT Tổng Lý TH,TN, Kiểm số thuyết TL, BT tra Chương 1: Xây dựng Hệ thống bán 45 10 33 2 1 hàng trên website 2 Chương 2: Quản trị hệ thống bán hàng 30 5 23 2 Cộng 75 15 56 4 2. Nội dung chi tiết: Chương 1: Xây dựng hệ thống bán hàng trên website Thời gian: 45 giờ Mục tiêu: Cung cấp cho người học cách thiết kế website bán hàng Nội dung chương: 1.1. Tạo bố cục hệ thống 1.1.1. Tạo Banner 1.1.2. Tạo menu ngang 1.1.3. Tạo menu dọc 1.1.4. Tạo phần quảng cáo 1.1.5. Tạo phần hiển thị sản phẩm
  7. 1.2. Kết nối cơ sở dữ liệu 1.2.1. Tạo cơ sở dữ liệu 1.2.2. Tạo bảng 1.2.3. Thêm dữ liệu vào bảng 1.3. Trang hiển thị chi tiết sản phẩm 1.3.1. Hiển thị sản phẩm trên website 1.3.2. Phân trang sản phẩm 1.3.3. Tạo trang tìm kiếm sản phẩm 1.4. Tạo giỏ hàng 1.4.1. Thông tin mua hàng trong giỏ hàng 1.4.2. Cập nhật giỏ hàng 1.4.3. Tạo hóa đơn mua hàng 1.4.4. Làm vùng giỏ hàng 1.5 Thiết kế giao diện Web Chương 2: Quản trị hệ thống bán hàng Thời gian: 30 giờ Mục tiêu: Cung cấp cho người học cách thiết kế trang quản trị hệ thống bán hàng Nội dung chương: 2.1. Trang đăng nhập 2.2. Menu 2.2.1. Thêm, xóa menu ngang 2.2.2. Thêm, xóa menu dọc 2.3. Sản phẩm 2.3.1. Thêm sản phẩm 2.3.2. Xóa sản phẩm 2.3.3. Sửa sản phẩm 2.4. Quản lý hóa đơn 2.4.1. Xem hóa đơn 2.4.2. Xóa hóa đơn 2.5. Bố cục 2.5.1. Thay đổi banner 2.5.2. Thay đổi Footer 2.5.3. Thay đổi quảng cáo. IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng thực hành máy tính 2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu Projector, màn chiếu và các thiết bị trợ giảng khác. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, đề cương, giáo án, tài liệu tham khảo; - Bài tập thực hành. 4. Các điều kiện khác: V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 1. Nội dung: - Kiến thức: + Xây dựng bố cục trang web với WordPress
  8. + Truy vấn cơ sở dữ liệu + Quản trị trang và thay đổi nội dung website bán hàng. - Kỹ năng: + Tạo website bán hàng + Tạo trang quản trị thay đổi nội dung website bán hàng - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính sáng tạo, óc thẩm mỹ trong công việc. 2. Phương pháp: Quy định STT Nội dung Ghi chú Hình thức Trọng số Tự luận/ trắc 1 Trung bình chung kiểm tra 40% ≥5 nghiệm/ thực hành Tự luận/ trắc 2 Điểm thi kết thúc môn học 60% nghiệm/ thực hành VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng môn học: Xây dựng Website thương mại trong thực tế. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Đối với giáo viên: Giáo viên dạy môn Xây dựng website thương mại có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin, có phẩm chất đạo đức tốt, có chương trình học phần, có bài giảng chi tiết. Chuẩn bị tốt các tài liệu minh họa và áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học. Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy sau: + Thuyết trình, giảng giải, phát vấn; + Nêu vấn đề, giao bài tập nhóm và bài tập thực hành; + Tổ chức thảo luận nhóm để người học tự rút ra kết luận. - Đối với người học: Người học có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, trong quá trình học người học phải có đầy đủ tài liệu học tập để phục vụ cho việc học tập trên lớp và nghiên cứu ở nhà. Người học phải tham gia đầy đủ số buổi học theo quy định và thực hiện các bài tập thực hành do giáo viên giao cho. 3. Những trọng tâm cần chú ý: 4. Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng Xây dựng website thương mại, Khoa Tin học kinh tế, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại, năm 2017. [2] Đặng Ngọc Bình, Thiết kế Web siêu tốc, APPNET – Trung tâm Đào tạo Digital Marketing – Đại học Bách Khoa TPHCM, năm 2015. - https://www.w3schools.com - https://thachpham.com/category/web-development/html-css
  9. CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁN HÀNG TRÊN WEBSITE Mục tiêu: Cung cấp cho người học cách thiết kế website bán hàng Nội dung chương: 1.1. Tạo bố cục hệ thống 1.1.1. Tạo Banner Banner trong tiếng Anh có nghĩa là biểu ngữ, khẩu hiệu chính trị, lá cờ. Trong lĩnh vực truyền thông, khái niệm banner dùng để chỉ những tấm bảng có nhiều kích thước khác nhau, được trình bày những nội dung liên quan tới sản phẩm, loại hình dịch vụ hay một thông điệp tới khách hàng mà doanh nghiêp nhắm tới, nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. Banner là một dạng ấn phẩm truyền thông quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ, sự kiện, hoặc truyền thông cho thương hiệu. Các loại banner quảng cáo hiện nay được dùng phổ biến trong loại hình online, được đăng tải trên các website mà nơi ấy có các đối tượng tiềm năng mà doanh nghiệp mong muốn hấp dẫn người dùng truy cập tới thông điệp quảng cáo của họ. 1
  10. Banner in ấn là các biểu ngữ được thiết kế đặc biệt, chứa văn bản, hình ảnh, màu sắc, thông điệp v.v… nhằm mục đích quảng cáo hoặc thông báo điều gì đó tới mọi người. Banner in ấn thường được thiết kế bằng một số phần mềm trên máy tính và in ấn với chất liệu cũng như công nghệ in hiện đại ngày nay. Banner báo, tạp chí Banner báo, tạp chí là được thể hiện dưới dạng quảng cáo trên các ấn phẩm cầm tay như tạp chí, báo giấy. Kích thước của banner báo phụ thuộc vào người dàn layout của ấn phẩm hoặc quy định của tòa báo. Thông thường, các loại banner này sẽ có bề rộng bằng với chiều ngang của mặt báo, tạp chí. Kích thước của banner tạp chí sẽ phụ thuộc vào kích thước layout của tòa soạn và phong cách thiết kế banner. Banner đường phố Banner đường phố thường dùng để thu hút các đối tượng người đi ngang qua nơi treo banner. Họ có thể là người đi xe máy, đi bộ, xe hơi hoặc các loại xe khác và tối đa là mất vài giây để họ nhìn thấy thông điệp mà bạn muốn chuyển tải. Vì thế, banner của bạn phải gây ấn tượng ngay lập tức với nội dung dễ hiểu và hình thức bắt mắt, sinh động. Những banner này thường được đặt ở nơi đông người như ngã ba, ngã tư lớn, quảng trường … để lấy được nhiều sự chú ý của người đi đường. Banner Online Banner online là những biển hiệu được đặt trên các website có lượt truy cập lớn, tại các báo điện tử hoặc các trang web có nhiều người truy cập. Những khung hình này thường có kích thước khá bé, giống như tấm ảnh 4×6 và chúng có thể là video, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động. Mục đích của việc sử dụng banner online là truyền tải thông điệp, ý nghĩa và nội dung của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn đem tới cho mọi người. Thường là thu hút để người dùng nhìn thấy và click vào để đến một trang đích nào đó. Hình thức này được áp dụng rất phổ biến hiện nay, đem tới nhiều hiệu quả và lợi ích cao. 1.1.2. Tạo menu ngang Bước 1: Tạo HTML Mark-up Trước khi tiến hành tạo một menu ngang trong HTML, bạn cần thiết lập HTML mark-up bằng 1 liên kết di chuyển đến style sheet ở ngoài (có dạng style.css). HTML này cũng được sử dụng để tạo kiểu thiết kế cho menu. Cú pháp câu lệnh tạo HTML mark-up có dạng như sau: An Horizontal Menu 2
  11. Bước 2: Tiến hành viết CSS cho Menu Division Khi đã hoàn tất tạo một HTML mark-up, bạn thực hiện tiếp bước viết code CSS cho Menu Divsion. Lúc này, bạn sử dụng đoạn mã bên dưới để viết CSS. #menu { width: 900px; border: 1px solid #000; height: 100px; background-color: #181818; font-family: Helvetica, sans-serif; font-size: 13px; border-radius: 10px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; } Tại phần nội dung xác định tạo menu ngang CSS, bạn nhập các thông số như sau: - Kích thước chiều rộng là 900px, chiều cao là 100px. - Màu nền: Chọn màu đen. - Tiếp đến, bạn xác định font chữ, kích thước chữ. - Sử dụng CSS3 border-radius để thiết lập một đường cong nhỏ cho menu. 3
  12. Bước 3: Thêm item vào menu Đối với tạo menu ngang trong HTML, bước này giúp bạn định danh từng item để người truy cập website dễ dàng di chuyển, hoặc chọn lựa trang cần xem thông tin. Để tạo menu item, bạn dùng đến unordered tag list (là dạng thẻ danh sách không có thứ tự), và thêm đoạn code bên dưới vào giữa các menu division tag của phần nội dung của HTML document. Trang chủ Dịch vụ Sản phẩm Giới thiệu Liên hệ Trong mỗi tag của item sẽ có một anchor tag đóng vai trò tạo liên kết. Ở bước này, tất cả các thuộc tính hreft đều chưa có giá trị (tức là còn trống) nên đoạn code trên bạn sử dụng ký hiệu #. Còn khi muốn tạo liên kết thực, bạn xóa dấu # rồi nhập địa chỉ URL của trang web. Bước 4: Tạo kiểu cho danh sách 4
  13. Khi thêm code HTML xong thì menu ngang đã hình thành nhưng chưa được bắt mắt nên bạn có thể thay đổi, bằng cách sử dụng code CSS menu ngang. Do đó, ở bước 4, bạn tiến hành tạo kiểu cho danh sách và liên kết để menu ngang trở nên sống động. Khi các item được tạo ra thì chúng sẽ hiển thị theo chiều dọc từ trên xuống và được mặc định có một vòng tròn mờ bao quanh. Trong phạm vi bài viết này là tạo menu trong HTML theo chiều ngang nên bạn cần thay đổi bố cục mặc định, và xóa bullet ở đầu dòng ra khỏi danh sách. Để thực hiện việc này, bạn sử dụng cú pháp câu lệnh bên dưới: #menu ul { margin-top: 42px; } #menu ul li { list-style-type: none; display: inline; margin-left: 50px; } #menu ul Trong đó: - margin-top: 42px đóng vai trò trỏ đến danh sách item không thứ tự, đồng thời di chuyển danh sách một khoảng là 42px tính từ trên cùng. - #menu ul li + list-style-type: none thực hiện việc bỏ dấu bullet ở đầu dòng. + display: inline thực hiện nhiệm vụ thay đổi cách hiển thị của mỗi mục có trong danh sách, cụ thể là chuyển từ trạng thái dọc sang ngang. + margin-left: 50px thực hiện nhiệm vụ giãn cách các mục trong danh sách. Bước 5: Tạo kiểu cho các liên kết Đây là bước cuối cùng của quá trình tạo menu ngang trong HTML. Trong bước 5, bạn cần lưu ý các thẻ () HTML document sẽ nằm ở vị trí giữa các list item tag (). Chúng cũng được các unordered list tag () bao quanh. Còn menu division () sẽ nằm ở bên ngoài. Để tạo kiểu cho liên kết, bạn bắt buộc phải sử dụng cấu trúc dưới đây. “Menu Division > Unordered List > List item > Anchor / Link Tag” Tiếp theo, bạn dùng cú pháp câu lệnh như sau: #menu ul li a:link { 5
  14. color: #FFF; text-decoration: none; text-transform: uppercase; padding-top: 40px; padding-bottom: 40px; padding-left: 20px; padding-right: 20px; } #menu ul li a:visited { color: #FFF; text-decoration: none; text-transform: uppercase; } #menu ul li a:hover { color: #FFF; background-color: #81B101; -webkit-box-shadow: 0px 4px 5px rgba(50, 50, 50, 0.93); -moz-box-shadow: 0px 4px 5px rgba(50, 50, 50, 0.93); box-shadow: 0px 4px 5px rgba(50, 50, 50, 0.93); } Trong đó: - #menu ul li a:link là sytle chung được áp dụng cho các liên kết có trong menu. - #FFF là màu của liên kết. Màu này là màu trắng mang đến sự trực quan và giúp người dùng dễ đọc. - code text-decoration: none thực hiện việc xóa phần gạch chân mặc định của các liên kết. - transform: uppercase được sử dụng để tạo chữ viết in hoa. - padding: Đóng vai trò giúp xác định khu vực để click vào liên kết. Ngoài ra, bạn có thể thêm background-color: red vào #menu ul li a:link để thấy rõ hơn vai trò của padding. Kế đến, bạn xóa phần background-color : red. - # menu ul li a:visited có tác dụng đảm bảo giữ nguyên định dạng của các liên kết sau khi được click vào. 6
  15. - # menu ul li a:hover đóng vai trò chuyển đổi màu nền thành màu xanh lục khi người dùng di chuột đến liên kết, đồng thời văn bản vẫn màu trắng và hơi bóng bên dưới. 1.1.3. Tạo menu dọc Home About Us News Services Site Map Contact Hiển thị: 7
  16. Định dạng menu: #menu ul{ list-style-type:none; padding:0px; margin:0px; } /* dòng lệnh này để căn cho menu nằm ngang*/ #menu ul li{ display:inline; } #menu ul a{ text-decoration:none; width:129px; float:left; background:#000; color:#fff; font-weight:bold; text-align:center; line-height:35px; border-left:1px solid #fff; 8
  17. } 1.1.4. Tạo phần quảng cáo Banner tạp chí có kích thước Banner ngang: 1x4m hoặc 0,8x3m Banner dọc: 0,6x1,6m; 0,8x1,8m; 0,8x2m Banner ngoài trời được quy định cụ thể và phân thành hai loại là banner treo ngang và banner treo dọc. Banner ngang: 1x5m; 1x6m Banner dọc: 0,6x1,6m; 0,8x1,8m; 0,8x2m; 0,8x2,2m Thiết kế hình ảnh banner quảng cáo facebook theo kích thước chuẩn của facebook đưa ra sẽ giúp quảng cáo của bạn có thể thu hút lượt xem cao hơn. Kích thước ảnh được đề xuất: 1200 x 628 pixel Chiều rộng và chiều cao tối thiểu: 600 pixel. Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1. Sử dụng photoshop để thiết kế giao diện quảng cáo 1.1.5. Tạo phần hiển thị sản phẩm HTML: SỬ DỤNG DOM TRONG JAVA ĐỂ TẠO HIỆU ỨNG XEM ẢNH CSS: body{ margin: 0; padding: 0; } ul li{ list-style: none; } ul li img{ width: 100px; 9
  18. cursor: pointer; } /* đặt ảnh của ul và ảnh chính nằm ngang */ .xem_anh{ display: flex; } /* ảnh chính có kích thước 500px */ #main-image img{ width: 440px; margin-top: 20px; margin-left: 30px; } JAVA // người dùng tích vào các ảnh function changImage(id){ let imagePath = document.getElementById(id).getAttribute('src'); // thay đổi thuộc tính ảnh lớn document.getElementById('img-main').setAttribute('src',imagePath); } 1.2. Kết nối cơ sở dữ liệu 1.2.1. Tạo cơ sở dữ liệu Kết nối với database đoạn lệnh if tôi nghĩ nên là như vầy: if(!$link){ die("Không thể kết nối với database: " . $link -> connect_errno); } else { echo "Kết nối thành công"; } 1.2.2. Tạo bảng 10
  19. Xây dựng bảng quản trị website (admin) – Với bảng quản trị này chúng ta cần lưu các trường thông tin : id : khóa chính và trường dữ liệu này mình để tự tăng name: họ tên username: tên đăng nhập password: mật khẩu 1.2.3. Thêm dữ liệu vào bảng Bảng này để lưu các thành viên của website,với bảng thành viên này chúng ta cần lưu các trường thông tin : id : khóa chính name: họ tên email: email,sử dụng để đăng nhập password: mật khẩu đăng nhập address: địa chỉ created: thời điểm đăng ký thành viên 1.3. Trang hiển thị chi tiết sản phẩm 1.3.1. Hiển thị sản phẩm trên website 11
  20. Với bảng danh mục sản phẩm này chúng ta cần lưu các trường thông tin : id : khóa chính và trường dữ liệu này mình để tự tăng name: tên danh mục parent_id: id của danh mục cha,vì danh mục sort_order: vị trí sắp xếp(hiển thị),cái này không quan trong mấy 1.3.2. Xây dựng bảng sản phẩm – Với bảng sản phẩm này chúng ta cần lưu các trường thông tin : id : khóa chính và trường dữ liệu này mình để tự tăng catalog_id: id của danh mục sản phẩm,vì 1 sản phẩm phải thuộc 1 danh mục nào đó name: tên sản phẩm price: giá của sản phẩm discount: lưu chiết khấu, giảm giá price: giá của sản phẩm image_link: lưu link file ảnh minh họa cho sản phẩm image_list: lưu danh sách link file ảnh kèm theo cho sản phẩm created: thời điểm tạo sản phẩm 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2