Giáo trình Y xã hội (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình "Y xã hội (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp)" bao gồm các nội dung sau: Một số khái niệm cơ bản về tâm lý, hiện tượng tâm lý, truyền thông - giáo dục sức khỏe, hiểu về hệ thống ngành y tế, chiến lược phát triển ngành Y tế Việt nam. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề xã hội học. Môn học này còn giúp cho sinh viên có các kiến thức cơ bản về cộng đồng, cách tiếp cận, truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Y xã hội (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Y XÃ HỘI NGÀNH/NGHỀ: Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Y xã hội được các giảng viên Bộ môn Y tế công cộng biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng điều dưỡng, cao đẳng phục hồi chức năng, hình ảnh, xét nghiệm, hộ sinh dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Y xã hội giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về tâm lý y học, truyền thông giáo dục sức khỏe, và tổ chức quản lý ngành y tế Việt nam. Môn học “Y xã hội” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về tâm lý y học, truyền thông giáo dục sức khỏe, và tổ chức quản lý ngành y tế Việt nam đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn Thanh Hóa, năm 2021
- Chủ biên: ThS.BS. Mai Văn Bảy Tham gia biên soạn: 1. ThS. Lê Viết Toản 2. ThS. Trịnh Xuân Nhât 3. BSCKI. Lê Văn Hoan
- TT MỤC LỤC TRANG 1 Lời giới thiệu 2 Bài 1. Tâm lý người bệnh và liệu pháp tâm lý 1 3 Bài 2. Quy định về Y đức của Bộ Y tế 10 4 Bài 3. Đại cương về giáo dục sức khỏe 14 5 Bài 4. Hành vi và thay đổi hành vi sức khỏe 19 6 Bài 5. Giao tiếp và các hình thức giao tiếp 25 7 Bài 6. Kỹ năng giao tiếp và các trở ngại trong giao tiếp 31 8 Bài 7. Truyền thông giáo dục sức khỏe 37 9 Bài 8. Tư vấn sức khỏe 43 10 Bài 9. Giáo dục sức khỏe tại cộng đồng 52 11 Bài 10. Lập kế hoạch một buổi giáo dục sức khỏe 58 12 Bài 11. Hệ thống tổ chức Y tế Việt Nam 63 13 Bài 12. Pháp lệnh hành nghề Y Dược 70 14 Bài 13. Tổ chức và quản lý bệnh viện 79 15 Bài 14. Tổ chức và quản lý Y tế cơ sở 84 16 Bài 15. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội 90 17 Bài 16. Các chương trình Y tế Quốc gia 99
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Y Xã Hội Mã môn học: MH14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Thuộc khối kiến thức cơ sở ngành - Tính chất: Môn học này gồm các nội dung: một số khái niệm cơ bản về tâm lý, hiện tượng tâm lý, TT-GDSK, hiểu về hệ thống ngành y tế, chiến lược phát triển ngành Y tế Việt nam. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề xã hội học. Môn học này còn giúp cho sinh vên có các kiến thức cơ bản về cộng đồng, cách tiếp cận, truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: + Giúp cho sinh viên hiểu được tâm lý bệnh nhân khi tiếp xúc. + Sinh viên hiểu được kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày đặc biệt đối với bệnh nhân + Giúp sinh viên hiểu được mô hinh tổ chức hệ thống Y tế Việt nam. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các khái niệm về tâm lý, tâm lý y học và các lĩnh vực tâm lý. + Trình bày được quá trình diễn biến tâm lý người bệnh và sự tác động / ảnh hưởng của đạo đức người cán bộ y tế đến tâm lý người bệnh. + Trình bày được khái niệm giáo dục sức khỏe & tầm quan trọng của công tác GDSK. + Trình bày và vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
- + Trình bày được cơ sở lý luận cơ bản của công tác y tế, nguyên tắc tổ chức, mô hình tổ chức, mạng lưới y tế Việt Nam. - Về kỹ năng: Thực hành được một buổi truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, thực hiện tốt công tác tư vấn sức khỏe tại cộng đồng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác.
- Nội dung của môn học: BÀI 1 TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH VÀ LIỆU PHÁP TÂM LÝ (2 tiết) Giới thiệu: Tâm lý con người rất phức tạp, việc nắm bắt được tình trạng biến động tâm lý con ngươi rất quan trọng, đặc biệt là tâm lý bệnh nhân, nó giúp cán bộ y tế có được những hoạt động tích cực tới ngươi bệnh, nhờ đó mà người bệnh có được thái độ lạc quan với tình trạng bệnh tật. 1. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1.1. Trình bày được 8 đặc điểm tâm lý chung của người bệnh. 1.2. Giải thích được 5 tác động không tích cực và 7 tác động tích cực của người cán bộ y tế đến tâm lý người bệnh. 1.3. Giải thích được 4 liệu pháp tâm lý gián tiếp và 4 liệu pháp tâm lý trực tiếp. 2. NỘI DUNG 2.1. Đặc điểm tâm lý chung của người bệnh Bệnh tật làm thay đổi cả thể chất, sinh hoá, sinh lý, cũng như tâm lý người bệnh. Tâm lý người bệnh rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên có những đặc điểm chung như sau: 2.1.1. Người bệnh đau đớn, lo buồn, sợ hãi về bệnh tật của bản thân nên có những thay đổi tính tình như: Dễ xúc động, dễ cáu gắt, nhạy cảm hoặc mặc cảm, dễ phản ứng bất thường. - Đau đớn ảnh hưởng tới quá trình tâm, sinh lý của cơ thể. Đau quá mức có thể dẫn tới tình trạng sốc. - Lo buồn, sợ hãi: Thường xuất hiện sớm và tồn tại dai dẳng suốt quá trình bệnh tật. Có liên quan đến trạng thái tinh thần và nhân cách người bệnh. 1
- - Cảm xúc có thể thoả đáng, nhưng cũng có thể là thái quá so với thực trạng của bệnh. 2.1.2. Tính nhạy cảm của người bệnh tăng, tính ám thị tăng mọi sự quan tâm của họ đều hướng vào bệnh của mình Tất cả những gì xảy ra xung quanh đều có ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới người bệnh. Đôi khi chúng ta còn gặp hiện tượng “Tự kỷ ám thị” ở một số người bệnh đặc biệt là những người bệnh nhân cách yếu. Họ tự ám thị cho mình những căn bệnh hoặc tăng màu sắc căn bệnh mà họ đang mắc. 2.1.3. Bệnh nhân luôn đòi hỏi sự chăm sóc tối đa của người xung quanh, nhất là cán bộ y tế. Họ trở nên ích kỷ, chú ý hơn tới mọi hành vi ứng xử của cán bộ y tế đối với họ, với những bệnh nhân khác. 2.1.4. Tâm trạng hoài nghi, thất vọng, hy vọng ở người bệnh thường xen kẽ nhau tuỳ thuộc sự diễn biến bệnh, môi trường điều trị, đặc biệt là thái độ của thầy thuốc. 2.1.5. Thái độ của người bệnh đối với bệnh tật cũng đa dạng - Người bệnh có thể có thái dộ đúng với căn bệnh của mình hợp tác với cán bộ y tế, có ý thức tích cực chống lại bệnh tật, tin tưởng, bình tĩnh, thực hiện đúng các y lệnh vì vậy mà kết quả điều trị ở họ thường tốt hơn so với bệnh nhân khác. - Người bệnh có thái độ chưa phù hợp với bệnh tật: Người bệnh hốt hoảng, sợ hãi hoặc thờ ơ với bệnh tật, có khi lại có người muốn dấu căn bệnh của mình. Vì vậy họ thiếu sự hợp tác với cán bộ y tế, gây trở ngại cho chẩn đoán, điều trị và chăm sóc. 2.1.6. Niềm tin của người bệnh. Người bệnh thường gửi trọn niềm tin vào thầy thuốc và cán bộ y tế nói chung, đặc biệt là cán bộ y tế giỏi, nhưng ngược lại họ cũng dễ mất lòng tin với cán bộ y tế có sai sót trong chuyên môn. 2
- 2.1.7. Những đòi hỏi quá mức. Người bệnh thường tin vào các phương pháp điều trị và chăm sóc của cán bộ y tế. Nhưng có lúc họ đòi hỏi những yêu cầu không phù hợp với phác đồ điều trị, ví dụ như thích truyền đạm, truyền máu, sợ phẫu thuật, sợ làm thủ thuật, không muốn lấy máu làm xét nghiệm v.v. 2.1.8. Tâm lý chung của bệnh nhi. Tuỳ vào lứa tuổi, nhưng tâm lý chung của trẻ nhỏ khi bị bệnh là: - Quấy khóc, sợ hãi, mệt mỏi, buồn bực, khó tiếp xúc, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hoá v.v. - Trẻ dễ bị ám thị, sợ sự doạ nạt, dễ tin lời nói của cha mẹ, của cán bộ Y tế và người xung quanh. - Trẻ rất nhạy cảm với sự lo lắng của mọi người xung quanh. 2.2. Những yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh được chia thành 4 nhóm 2.2.1. Bệnh tật Bệnh tật làm thay đổi mọi hoạt động của con người tuỳ thuộc vào tính chất của bệnh, mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, giai đoạn tiến triển của bệnh, mức độ ảnh hưởng của bệnh đến nghề nghiệp, đến thẩm mỹ, đến giá trị đạo đức mà có ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Mức độ ảnh hưởng của bệnh rất khác nhau ở những đối tượng khác nhau. 2.2.2. Nhân cách người bệnh Những bệnh nhân có nhân cách mạnh, cân bằng, có nhân sinh quan đúng đắn thì thường có thái độ đúng với bệnh. Họ lạc quan, tin tưởng, tích cực phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế trong quá trình điều trị, góp phần quan trọng vào quá trình hồi phục bệnh. 3
- Những bệnh nhân có nhân cách yếu, ưu tư, quá trình tâm lý diễn ra chậm chạp, quá trình thành lập phản xạ khó khăn, kém thích nghi với thay đổi của môi trường, thiếu lòng tin nên bệnh diễn biến thường nặng hơn, tiên lượng xấu hơn. 2.2.3. Môi trường xung quanh Tính chất nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, hạnh phúc gia đình, môi trường làm việc và những tác động xung quanh (các hành vi, sự quan tâm của người thân, của cán bộ y tế v.v) đều có tác động tâm lý tới người bệnh, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát sinh, phát triển hoặc hồi phục bệnh tật. 2.2.4. Tác động tâm lý từ cán bộ y tế đến người bệnh Cán bộ y tế có thể gây ra những hiệu quả tâm lý có tác động tích cực, hoặc không tích cực cho người bệnh. 2.2.4.1. Tác động không tích cực Cán bộ Y tế có thể gây ra các tác hại, thậm chí có thể gây ra bệnh cho bệnh nhân. Các yếu tố gây tác hại là: - Thiếu thận trọng trong chuyên môn như: Khám, kê đơn, điều trị, chăm sóc, sẽ làm mất lòng tin của người bệnh. - Thông tin cho bệnh nhân thiếu thận trọng, thiếu ý thức, thiếu chọn lọc, thiếu cân nhắc, thông báo đột ngột, không để ý đến tâm lý người bệnh, gây sốc cho các bệnh nhân, làm bệnh nặng hơn. - Sử dụng ngôn từ không rõ ràng, không đúng chỗ hoặc dùng từ khó hiểu, lạm dụng các thuật ngữ, tiếng nước ngoài làm cho bệnh nhân không hiểu, tăng thêm phần lo ngại. - Hành vi giao tiếp không phù hợp với người bệnh, thái độ thiếu thận trọng gây hiểu lầm, cản trở quá trình giao tiếp giữa cán bộ y tế và người bệnh. - Những bàn luận không thích hợp của cán bộ y tế với đồng nghiệp, với sinh viên trước bệnh nhân. 4
- Do vậy cán bộ y tế phải tìm mọi cách khắc phục những ảnh hưởng xấu đồng thời tận dụng những tác động tích cực đến người bệnh. 2.2.4.2. Tác động tích cực Những lời nói và hành vi thích hợp của người cán bộ y tế sẽ tăng lòng tin, giảm sự băn khoăn, lo lắng cho người bệnh. Các tác động tích cực đó là: - Giải thích cho người bệnh đúng lúc, đúng chỗ những điều cần thiết về bệnh tật của họ. - Tìm hiểu thái độ của người bệnh đối với tình trạng bệnh của họ nhằm khắc phục thái độ cường điệu hoặc chủ quan coi thường bệnh của người bệnh. - Tìm hiểu tâm lý hiện tại của người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng tới nó để có những biện pháp tâm lý phù hợp. - Trao đổi với người bệnh về điều kiện sống, những vấn đề có liên quan đến bệnh - Chuyển sự chú ý của người bệnh vào bệnh tật sang sự chú ý vào sự phục hồi, chỉ cho họ thấy được những diễn biến tốt của bệnh. - Động viên người bệnh tự giác, chủ động tích cực thực hiện các qui định điều trị, hướng dẫn người bệnh các biện pháp tự chăm sóc, luyện tập để khắc phục bệnh tật. - Hỗ trợ cần thiết cho người bệnh. 2.3. Quan điểm xây dựng liệu pháp tâm lý (Theo quan điểm duy vật biện chứng) 2.3.1. Các kích thích của môi trường sinh sống Môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý. Vì vậy cần loại trừ các kích thích xấu và tăng cường các kích thích có lợi cho người bệnh. 2.3.2. Tâm thần và cơ thể là một khối thống nhất, thường xuyên qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau 5
- 2.3.3. Lời nói có tác dụng như một kích thích thật sự Có thể chữa bệnh, cũng có thể gây ra bệnh, liệu pháp tâm lý nhằm khai thác hiệu lực tối đa của lời nói để chữa bệnh. 2.4. Liệu pháp tâm lý gián tiếp Mục đích: Nhằm cho bệnh nhân sinh hoạt, vui chơi thoải mái. 2.4.1. Cách xây dựng bệnh viện, buồng bệnh - Xây dựng nơi yên tĩnh, tránh ồn ào. - Rộng rãi, thoải mái, nhiều cây cối, có vườn hoa. - Cấu trúc sạch, đẹp, hài hoà, hợp lý. - Màu sắc: Tươi mát, dễ chịu, êm dịu, gợi cho bệnh nhân niềm vui. 2.4.2. Các chế độ thủ thuật phải chuẩn xác - Trước khi làm thủ thuật phải giải thích mục đích, ý nghĩa. - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, thứ tự. - Tiến hành thủ thuật chính xác tới mức kỹ năng, kỹ xảo. 2.4.3. Cách tiếp xúc với bệnh nhân - Thân mật, cởi mở. - Lời nói dịu dàng, ôn tồn, hoà nhã, gây thiện cảm. 2.4.4. Đảm bảo môi trường “ vô khuẩn về tâm lý” Lời nói của cán bộ y tế phải thống nhất với nhau, tránh mất lòng tin. 2.5. Liệu pháp tâm lý trực tiếp (Dùng lời nói tác động trực tiếp vào tâm thần của bệnh nhân để chữa bệnh) 2.5.1. Giải thích hợp lý Dùng lới nói trình bày cho bệnh nhân thấy rõ trạng thái bệnh, gợi cho họ thấy rõ thái độ hợp lý đối với bệnh, với từng đối tượng, tuổi tác và nghề nghiệp 2.5.2. Ám thị khi thức 6
- Dùng lời nói giải thích một cách hợp lý và khoa học đồng thời sử dụng thêm một số liệu pháp phụ (thuốc, châm cứu, lý liệu pháp) để gây thêm độ tin cậy và lòng tin của bệnh nhân. 2.5.3. Ám thị trong giấc ngủ thôi miên Bệnh nhân ngủ, song trong vỏ não vẫn còn điểm thức (điểm cảnh tỉnh). Qua điểm này mà bệnh nhân tiếp thu được tiếng nói và lời ám thị của thầy thuốc. 2.5.4. Tự ám thị Thường bệnh nhân nào cũng tự ám thị cho mình một cách tự phát về kết quả và tiến triển của bệnh. Tốt nhất là nhẩm trong óc nhiều lần. Trước khi ngủ những điều về tiến triển tốt của bệnh. GHI NHỚ +8 đặc điểm tâm lý chung của người bệnh. + 4 nhóm yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh. + 5 tác động không tích cực và 7 tác động tích cực của người cán bộ y tế đến tâm lý người bệnh. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: 1. Trình bày 8 đặc điểm tâm lý chung của người bệnh? 2. Liệt kê 4 nhóm yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh? 3. Giải thích 5 tác động không tích cực và 7 tác động tích cực của người cán bộ y tế đến tâm lý người bệnh? II. Câu hỏi Test: Câu 1: Những yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh chia thành mấy nhóm: 7
- A. 2 nhóm B. 4 nhóm C. 8 nhóm Câu 2 : Có bao nhiêu liệu pháp tâm lý thường được sử dụng: A. 3 liệu pháp B. 4 liệu pháp C. 5 liệu pháp Câu 3: Cách xây dựng buồng bệnh như thế nào là phù hợp với tâm lý bệnh nhân A. Xây dựng nơi yên tĩnh, rộng rãi, thoáng mát, tránh ồn ào, nhiều cây cối B. Xây dựng ở khu đông dân cư, gần các khu trọng điểm kinh tế C. Xây dựng nơi có môi trường trong sạch, yên tĩnh Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm tâm lý chung của bệnh nhân nhi: A. Quấy khóc, sợ hãi, mệt mỏi, buồn bực, khó tiếp xúc, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa B. Trẻ rất nhạy cảm với sự lo lắng của mọi người xung quanh C. Trẻ không muốn bị phụ thuộc, thích độc lập và quan tâm đến hình ảnh cơ thể D. Trẻ dễ bị ám thị, sợ sự dọa nạt, dễ tin lời nói của cha mẹ, của cán bộ Y tế và người xung quanh E. Trẻ không thích nghi với môi trường bệnh viện nên dễ phát sinh các biến đổi tâm lý Câu 5: Đâu không phải là yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh: A. Bệnh tật 8
- B. Nhân cách người bệnh C. Môi trường xung quanh D. Các kích thích của môi trường sống E. Tác động tâm lý từ cán bộ Y tế đến người bệnh Câu 6: Bệnh nhân luôn đòi hỏi sự chăm sóc tối đa của cán bộ Y tế. A. Đúng. B. Sai. Câu 7: Những bệnh nhân có nhân cách mạnh thì thường có thái độ không đúng với bệnh. A. Đúng. B. Sai. Câu 8: Hiệu quả điều trị ở những bệnh nhân có nhân cách yếu thường không cao. A. Đúng. B. Sai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng “Tổ chức và quản lý Y tế”, Trường Đại Học Y Hà Nội (2021) 2. Bài giảng “Truyền thông giáo dục sức khỏe”, Trường Đại Học Y Hà Nội (2021) 3. Bài giảng “Tâm lý Y Học”, Trường Đại Học Y Hà Nội (2021) 4. Bài giảng “Y Xã Hội”, Trường Cao đẳng Y tế Thanh hóa (2017). 9
- BÀI 2: QUY ĐỊNH VỀ Y ĐỨC CỦA BỘ Y TẾ (1 tiết) Giới thiệu: Trong xã hội loài người làm bất kỳ nghề gì cũng cần phải có đạo đức và người ta gọi đó là đạo đức nghề nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn, để thực hiện được nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngày 6/11/1996 Bộ trưởng Bộ y tế Đỗ Nguyên Phương đã ký quyết định 2088/BYT- QĐ, ban hành qui định về y đức. 1. Mục tiêu 1.1. Trình bày được 12 tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ y tế 1.2. Liên hệ thực tiễn 12 tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ y tế với thực tiễn, hiện tại. 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử 12 quy định về Y đức của Bộ Y tế Trong xã hội loài người làm bất kỳ nghề gì cũng cần phải có đạo đức và người ta gọi đó là đạo đức nghề nghiệp. Ngành y là ngành có liên quan dến sức khoẻ, tính mạng của con người. Vì vậy người làm ngành y càng cần có những phẩm chất đạo đức đặc biệt. Để tránh điều “ác” làm được điều “thiện” người thầy thuốc không những có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có đạo đức lương tâm nghề nghiệp. Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương Y Phải như từ mẫu” phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận. Xuất phát từ thực tiễn, để thực hiện được nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngày 6/11/1996 bộ trưởng bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương đã ký quyết định 2088/BYT- QĐ, ban hành qui định về y đức, coi đây là văn bản pháp qui, qui định đạo đức cán bộ Y tế. 10
- 2.2. Mười hai tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác Y tế 2.2.1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quí. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. 2.2.2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các qui chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của bộ y tế và sự chấp nhận của người bệnh. 2.2.3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh, khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. 2.2.4. Khi tiếp xúc vói người bệnh và gia đình: Luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị. 2.2.5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh. 2.2.6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh. 2.2.7. Không được rời bỏ vị trí khi đang làm nhiệm vụ theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh. 2.2.8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. 11
- 2.2.9. Khi người bệnh tử vong phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết. 2.2.10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp kính trọng các bậc thầy, sãn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau. 2.2.11. Khi bản thân có thiếu sót phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. 2.2.12. Hăng hái truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh dịch, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, gĩư gìn môi trường trong sạch. GHI NHỚ + 12 tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ y tế CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ I. Phần câu hỏi tự luận: Câu 1. Trình bày 12 tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ y tế? Câu 2. Liên hệ thực tiễn 12 tiêu chuẩn đạo đức người cán bộ y tế với thực tiễn, hiện tại? II. Câu hỏi Test: Câu 1. Tiêu chuẩn 3 (trong 12 tiêu chuẩn đạo đức của ngưòi thầy thuốc Việt Nam): Tôn trọng quyền được khám, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những.................của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. A. Đề nghị B. Bí mật riêng tư C. Yêu cầu 12
- Câu 2. Tiêu chuẩn 4 (trong 12 tiêu chuẩn đạo đức của ngưòi thầy thuốc Việt Nam): Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ người thầy thuốc phải luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo……………. cho người bệnh. A. Ấn tượng tốt B. Bầu không khí thân mật C. Niềm tin Câu 3: Tiêu chuẩn 6 (trong 12 tiêu chuẩn đạo đức của ngưòi thầy thuốc Việt Nam). Kê đơn cho người bệnh phải phù hợp với………. và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh. A. Triệu chứng B. Chẩn đoán C. Bệnh tật Câu 4: Trong 12 tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam: Hăng hái truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh dịch, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, gĩư gìn môi trường trong sạch thuộc tiêu chuẩn: A. Tiêu chuẩn 10 B. Tiêu chuẩn 11 C. Tiêu chuẩn 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng “Tâm lý Y học”, Trường Đại học Y hà nội (2021). 2. Bài giảng “Tâm lý Y học” –Đạo đức Y học, Trường Đại học Trà Vinh (2020). 3. Bài giảng “Y xã hội”, Trường Cao đẳng Y tế Thanh hóa (2017). 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm và bệnh xã hội (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
261 p | 17 | 4
-
Giáo trình Dược xã hội học (Ngành: Dược - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
56 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dược xã hội học (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
56 p | 1 | 0
-
Giáo trình Dinh dưỡng và văn hóa - xã hội (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
55 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
117 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
116 p | 2 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 1 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 1 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
91 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 1 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
91 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
142 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dược xã hội học (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
78 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn