intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giật mình lo thương hiệu đặc sản địa phương

Chia sẻ: Salen Yuyu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

103
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi các tỉnh xác định có nhiều đặc sản của địa phương cần phải đăng ký thương hiệu độc quyền thì… nước đã đến chân

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giật mình lo thương hiệu đặc sản địa phương

  1. Giật mình lo thương hiệu đặc sản địa phương Khi các tỉnh xác định có nhiều đặc sản của địa phương cần phải đăng ký thương hiệu độc quyền thì… nước đã đến chân Gạo Nàng Thơm Chợ Đào từng là sản vật của phương Nam dùng để tiến vua, đặc biệt thơm ngon khi trồng trên phần đất thuộc xã Mỹ Lệ, Cần Đước, Long An. Trâu chậm uống nước đục Sản lượng lúa Nàng Thơm Chợ Đào chỉ tròm trèm 1.000 tấn/năm, nhưng trên thị trường nhìn đâu cũng thấy Gạo Nàng Thơm Chợ Đào đặc sản loại gạo này bày bán với số lượng của tỉnh Long An, mỗi năm sản lớn. Ông Tư Nam, một nông dân lượng khoảng 1.000 tấn lúa nhưng trồng lúa Nàng Thơm Chợ Đào lâu loại gạo này lại có mặt ở khắp nơi, đời bực dọc: “Giống lúa này đem chất lượng thật, giả khó lường. Ảnh: trồng nơi khác là mất chất lượng, lấy Hoàng Tuyên đâu ra nhiều gạo Nàng Thơm chính hiệu bày bán khắp nơi như vậy?” Từ năm 1998, sở Khoa học và công nghệ (KHCN) Long An đã nhận ra nguồn gene quý của giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào nên phối hợp với viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam chọn lọc giống thuần, xây dựng quy trình sản xuất và đến năm 2003, sở KHCN Long An đã giúp xã Mỹ Lệ các thủ tục đề nghị cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) xác lập nhãn hiệu độc quyền và tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý của đặc sản này . Tuy nhiên, cho đến nay cục SHTT chỉ mới cấp giấy chứng nhận tập thể cho HTX Mỹ Lệ chuyên sản xuất lúa gạo Nàng Thơm Chợ Đào, chưa xét cấp giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ hàng hoá và chỉ dẫn địa lý . Chính vì vậy mà lâu nay, tên Nàng Thơm Chợ Đào bị sử dụng tràn lan khiến loại gạo đặc sản này đang mất dần uy tín, nhưng HTX Mỹ Lệ và các cơ quan hữu trách ở Long An vẫn đành… ngậm bồ hòn làm ngọt. Rượu đế Gò Đen cất bằng loại nếp trồng trên đất Gò Đen và bài men gia truyền. Sau hàng trăm năm tồn tại, hiện nay làng rượu Gò Đen có khoảng 400 gia đình chuyên nấu rượu thủ công, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng chục ngàn lít rượu thơm ngon đặc biệt. Từ thập niên 1990, sở KHCN, UBND tỉnh Long An đã xác định rượu đế Gò Đen là một thương hiệu vô giá
  2. nên lập thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hoá gửi cục SHTT. Tuy nhiên, do có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà nên đến khi hoàn tất các công tác chuẩn bị thì sở KHCN Long An mới phát hiện một bất ngờ: thương hiệu rượu đế Gò Đen đã được cục SHTT cấp cho một công ty chế biến thực phẩm tư nhân ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Trước sự việc đã rồi, sở và UBND tỉnh chỉ còn biết… kiến nghị cục SHTT xem xét huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền rượu đế Gò Đen đã lỡ cấp cho công ty nọ. Nhiều tỉnh khác cũng rơi vào trường hợp dở khóc dở cười, khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền cho đặc sản của địa phương thì thấy… đã có người khác sở hữu hợp pháp, hoặc thương hiệu đã bị “đại chúng hoá”, mạnh ai nấy sử dụng vô tội vạ. Đăng ký thương hiệu độc quyền: mất vài năm Ông Nguyễn Phước Sơn, giám đốc sở KHCN Đồng Tháp cho biết: “Để đăng ký thương hiệu độc quyền cho một loại nông đặc sản, ngoài việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định còn phải hội đủ các yếu tố: sản phẩm chất lượng cao và mang tính đặc thù của vùng, quy trình sản xuất phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; sản lượng, quy cách, chất lượng đồng đều, công nghệ chế biến sau thu hoạch thật tốt và công tác quảng bá thương hiệu phải mang tính chuyên nghiệp”. Ở đồng bằng sông Cửu Long, những vấn đề trên còn rất mơ hồ đối với nhiều nhà sản xuất. Theo ông Ngô Kỷ, chuyên viên sở hữu công nghiệp thuộc sở KHCN Tiền Giang, muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền cho một loại nông sản, bắt buộc phải qua các bước: xây dựng đề tài nghiên cứu, thẩm định chất lượng, xây dựng xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý… với rất nhiều thông số điều tra chi li, chi phí tốn kém. Sau khi các cấp huyện, tỉnh thẩm tra tính chính xác của các số liệu điều tra, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá độc quyền sẽ được chuyển về cục SHTT. Thông thường quá trình này phải mất… vài năm. Thủ tục rườm rà mất thời gian và tốn kém tiền bạc nên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền hầu như không thu hút nông dân, tất cả những sản vật đã được bảo hộ độc quyền của Tiền Giang trong thời gian qua như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hoà Lộc, gạo chất lượng cao Mỹ Thành Nam… đều do ngân sách nhà nước tài trợ. Hùng Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2