intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giật mình với máy xông mũi tự chế

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một kỹ sư chuyên ngành thiết bị y sinh đã giật mình khi tình cờ phát hiện bất thường từ chiếc máy xông mũi tại một phòng khám. Từ thông tin này, chúng tôi đã tìm hiểu về chiếc máy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giật mình với máy xông mũi tự chế

  1. Giật mình với máy xông mũi tự chế Một kỹ sư chuyên ngành thiết bị y sinh đã giật mình khi tình cờ phát hiện bất thường từ chiếc máy xông mũi tại một phòng khám. Từ thông tin này, chúng tôi đã tìm hiểu về chiếc máy.
  2. Theo ông, loại máy xông mũi (MXM) này được lắp ráp từ các thiết bị... rác công nghiệp, trong đó động cơ bơm hơi được tái sử dụng từ máy bơm hóa chất. MXM loại này được bán, sử dụng rộng rãi trong gia đình cho đến các bệnh viện, phòng khám tư nhân... Theo tìm hiểu của chúng tôi ở TP.HCM, tại các cửa hàng bán dụng cụ y khoa trên đường Cống Quỳnh (Q.1), Ba Tháng Hai, Thành Thái, Tô Hiến Thành (Q.10)... hiện có bán MXM không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ và không có giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm. Sản
  3. phẩm này có nhiều loại, từ một vòi (cho một người xông) đến 2, 3 hay 5 vòi... “Xưởng” sản xuất chui Một chủ cửa hàng dụng cụ y khoa ở Q.10 cho biết MXM chính hãng của Nhật, Đức, Mỹ chỉ có một vòi, dùng trong gia đình. Nếu trang bị cho bệnh viện, phòng khám tư nhân thì phải mua “hàng VN chất lượng cao”. Giá một chiếc MXM loại 5 vòi là 2,5 triệu đồng, 3 vòi 2,1 triệu đồng, 2 vòi 1,6 triệu đồng. Hỏi tại sao hàng không có tem, nhãn mác, cô nhân viên nói “anh cứ yên tâm về chất lượng”. Một chủ
  4. cửa hàng trên đường Thành Thái, sau khi cam kết về chất lượng đã cho chúng tôi địa chỉ nơi sản xuất để “có trục trặc mang thẳng tới đó bảo hành”. Theo chân anh P., một người am hiểu về thiết bị y sinh, chúng tôi đến một căn nhà nằm sâu trong một con hẻm ở P.3, Q.Gò Vấp để mua MXM. Đây chính là “xưởng” sản xuất dụng cụ y khoa của gia đình bà L.. Có hai người đàn ông đang cặm cụi lắp ráp, chỉnh sửa các dụng cụ y khoa. Người “chế tạo” MXM là ông H. (em rể bà L.), còn người kia lắp ráp máy điện phân, máy đốt cao tần, máy đốt
  5. nhiệt... Trong nhà và khắp lối đi bày la liệt nhiều dụng cụ, thiết bị đã qua sử dụng (rác công nghiệp). Một số thành phẩm đang chờ đóng thùng chuyển đi. Ông H. cho biết hầu hết các phòng khám tai mũi họng và cửa hàng bán dụng cụ y khoa trên đường Thành Thái, Ba Tháng Hai, Tô Hiến Thành, Cống Quỳnh... đều lấy hàng của ông. Tiếp xúc với chúng tôi, bà L. cho biết trước đây chồng bà phụ trách về kỹ thuật, thiết bị y khoa, còn bà làm điều dưỡng khoa tai mũi họng của một bệnh viện. Thấy thị
  6. trường dụng cụ y khoa ăn nên làm ra, vợ chồng bà mang các mẫu máy dùng trong kỹ thuật chẩn đoán, điều trị tai mũi họng về nhà mày mò, bắt chước tự chế. Theo bà L., gia đình bà có trên 20 năm trong nghề sản xuất các dụng cụ này. Sau khi chồng bà L. mất, việc sản xuất do ông H. đảm trách. Ông H. cho biết MXM được lắp ráp từ linh kiện, thiết bị mua trôi nổi trên thị trường. Trong đó, thiết bị chính của MXM là máy bơm của Mỹ, Đài Loan đã qua sử dụng. Mỗi lần cơ sở của ông H. mua vài trăm chiếc máy bơm thông
  7. qua một đầu nậu ở TP.HCM. Mỗi ngày cơ sở này cho ra lò trên mười MXM và hàng chục dụng cụ khác như: máy điện phân, máy đốt cao tần, máy đốt nhiệt (dùng trong khoa tai mũi họng, thẩm mỹ...). Có thời điểm hút hàng phải làm ngày đêm mới đáp ứng kịp. Tất cả sản phẩm trên đều được làm chui. Nhiều rủi ro cho sức khỏe con người Chúng tôi cùng anh P. mang chiếc MXM loại 5 vòi mua tại cơ sở của bà L. (giá 2,2 triệu đồng) đến khoa điện - điện tử ĐH Bách khoa TP.HCM để nhờ phân tích về cơ chế
  8. hoạt động, tính năng của nó. Nhìn bề ngoài MXM là một chiếc thùng thiếc nặng khoảng 10kg, có quai xách. Bên hông máy có vòi hơi thông ra ống nhựa gắn với thanh nhôm có 5 van xả. Đi kèm theo máy là một số ống nhựa, thanh van hơi... Trên MXM không ghi bất kỳ thông tin gì, từ nhãn mác, thông số kỹ thuật, nguồn gốc, thời gian sản xuất. PGS.TS Nguyễn Hữu Phúc, trưởng khoa điện - điện tử ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết cấu tạo MXM gồm thiết bị chính là chiếc máy bơm chạy bằng môtơ điện, đầu bơm
  9. khí, ống dẫn khí, các thiết bị điện, máy biến thế, công tắc điện... Theo ông Phúc, chiếc máy bơm này đã qua sử dụng, nhãn mác Mỹ, Nhật lẫn lộn. Tuy nhiên, ông Phúc băn khoăn không biết trước khi tái sử dụng máy bơm này đã dùng vào mục đích gì. Nếu trước đây bơm hóa chất độc hại thì khi dùng chế tạo MXM phải vệ sinh nhiều lần, thậm chí cho chạy không cả tháng trời để hóa chất bay đi. Một kỹ sư chuyên ngành thiết bị y sinh cho rằng hầu hết máy bơm dùng sản xuất MXM là loại máy bơm hóa chất đã qua sử dụng (rác công nghiệp). Nếu dùng loại máy
  10. bơm này chế tạo MXM mà không xử lý vệ sinh thật kỹ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Hơn nữa có những hóa chất độc hại tích tụ trong máy không thể súc xả bằng nước. Các hóa chất này bám vào máy bơm, từ đó xâm nhập vào cơ thể khi sử dụng MXM. Ngoài ra, kỹ thuật lắp ráp của chiếc MXM này được cho là không an toàn với người sử dụng. Về cơ chế hoạt động của MXM, bác sĩ Hoàng Gia Thịnh - chuyên khoa tai mũi họng - giải thích loại máy này chưa đảm bảo tiêu chuẩn về khí động học và khí dung trong điều trị các bệnh về mũi, họng (đưa thuốc vào cơ thể dưới
  11. hình thức một dung dịch thuốc trong không khí). Theo yêu cầu, hơi khí phải sạch, mạnh, ra từng nhịp một. Hiện nay trên thị trường có bán các loại MXM của Mỹ, Nhật, Đức sử dụng bơm bằng da mới đáp ứng được các yêu cầu trên. Trong khi đó, MXM bơm khí được lắp ráp từ máy bơm bằng pittông nên có hiện tượng trong khí có chứa mạt kim loại, dầu, bụi bẩn (do ma sát của kim loại và hở pittông). Đó là chưa kể một số máy không được gắn thêm hệ thống lọc, ngăn bụi, vi khuẩn... để đảm bảo an toàn vệ sinh.
  12. Cảnh giác máy xông mũi tự chế Chiều 5-3, chúng tôi có mặt tại phòng khám tai mũi họng trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Một số bệnh nhân sau khi khám được nhân viên hướng dẫn xông mũi, họng. Ở khu vực xông, chiếc ống nhựa đang phun bọt thuốc sùng sục trên mũi các bệnh nhân được nối với hai chiếc MXM cũ kỹ, không nhãn mác đặt cạnh chân cầu thang (hình dáng bên ngoài rất giống MXM của cơ sở bà L. sản xuất).
  13. Bác sĩ T., chuyên khoa tai mũi họng, cho biết trước đây anh có mua một MXM loại 5 vòi tại một cửa hàng trên đường Thành Thái về trang bị cho phòng khám ở Q.3. Ngay lần đầu chạy thử, anh tá hỏa khi thấy lẫn trong hơi thuốc phun ra có nhiều bụi đen kèm mùi hôi rất khó chịu. Dùng kính lúp soi thử thì thấy nhiều hạt kim loại bám đầy ống nhựa. Kiểm tra đầu bơm thấy không có hệ thống lọc, ngăn bụi, vi khuẩn... Sợ quá anh mang máy trả lại cửa hàng nhưng họ không chịu, đành phải mang về để thành đống sắt vụn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2